Tổ chức lao động quốc tế (ILO) - International Labour Organization (ILO)

Thành viên: 175 nước ( năm 2004). 

 Mục đích: cải thiện điều kiện lao động và nâng cao mức sống trên toàn thế giới. Hiến chương của ILO là "một nền hoà bình lâu dài và toàn diện chỉ có thể có được với một xã hội công bằng" trên nguyên tắc hoạt động là quan hệ 3 bên trong lao động: chính phủ - chủ - thợ, bảo đảm ổn định xã hội, hoà bình, tăng trưởng kinh tế và quyền con người.

Những mục tiêu chính: cam kết tuân thủ các quyền tự do của con người, như quyền tự do phát triển và liên kết để phát triển tinh thần và vật chất cho mình trong một môi trường tự do, tôn trọng lẫn nhau, an toàn và bình đẳng; xúc tiến việc làm, giúp các nước thành viên tạo được môi trường lao động có năng suất cao và tự do lựa chọn việc làm; quy định số giờ làm việc và bảo vệ công nhân khỏi mắc những bệnh nghề nghiệp, cải thiện môi trường và điều kiện lao động, bảo đảm công bằng xã hội.

 Để thực hiện các mục tiêu và nguyên tắc trên, ILO đã xây dựng một bộ luật lao động và thông qua một loạt các quy ước quy định các tiêu chuẩn lao động quốc tế như Công ước 1 (1919) quy định số giờ làm việc một tuần không quá 44 giờ; Công ước 255 (1981) quy định các tiêu chuẩn về an toàn lao động và sức khoẻ tại nơi làm việc; Công ước 161 (1985) quy định các dịch vụ nhằm bảo đảm duy trì sức khoẻ cho người lao động trong những điều kiện cụ thể; Công ước 182 (1999) về những hình thức tồi tệ đối với lao động trẻ em, v.v. 

 Trong những năm gần đây, nhằm thúc đẩy quá trình dân chủ, chống sự nghèo đói, bảo vệ người lao động, ILO tập trung các hoạt động vào 5 lĩnh vực chính: tuyên truyền và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về lao động và quyền con người; bình đẳng cho phụ nữ; xúc tiến việc làm và điều chỉnh cơ cấu việc làm; bảo vệ và xây dựng môi trường lao động; nghiên cứu lao động tại công trường và khu vực không chính thức. 

 Cơ quan lãnh đạo: Hội nghị Lao động quốc tế của các nước thành viên, mỗi năm họp một lần. Hội nghị bầu Hội đồng Quản trị. Cơ quan thường trực: Văn phòng Lao động Quốc tế. 

 Trụ sở: Giơnevơ ( Genève; Thuỵ Sĩ). Việt Nam là thành viên năm 1980; năm 1982, Việt Nam rút ra khỏi vì lí do tài chính, đến 1992, gia nhập lại tổ chức này. 

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website