Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) - Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC)

Trụ sở chính: Singapore

Quốc gia thành viên: 21

Ngày thành lập: 11-1989

 Diễn đàn tổ chức các kỳ họp thường niên lần lượt tại mỗi quốc gia thành viên, cũng có những uỷ ban thường trực chuyên trách nhiều lãnh vực khác nhau từ truyền thông đến ngư nghiệp.

 Cho đến nay, hầu hết các nước nằm bên bờ Thái Bình Dương đều gia nhập tổ chức này, ngoại trừ: Colombiathuộc khu vực Nam Mỹ; Guatemala, Salvador, Nicaragua,Honduras, Costa Rica và Panama thuộc khu vựcTrung Mỹ; Campuchia và Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên ở châu Á; các đảo quốc Thái Bình Dương Fiji, Tonga và Samoa.

 Người đứng đầu chính phủ của tất cả thành viên APEC gặp nhau mỗi năm một lần trong một kỳ họp thượng đỉnh được gọi là "Hội nghị Lãnh đạo APEC", được tổ chức lần lượt tại mỗi nền kinh tế thành viên APEC. APEC nổi tiếng với truyền thống yêu cầu các nhà lãnh đạo xuất hiện trước công chúng trong quốc phục của nước chủ nhà.

 APEC được thành lập vào tháng 11 năm 1989 với 12 thành viên sáng lập: Australia, Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Singapore, Brunei, Indonesia, New Zealand, Canada và Hoa Kỳ. Hiện nay, APEC gồm 21 thành viên, ngoài 12 thành viên sáng lập, các thành viên khác bao gồm: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Hồng Kông, Đài Loan, Mexico, Papua New Guinea, Chile, Peru, Nga và Việt Nam.

 Cơ cấu tổ chức

 1. Cấp chính sách

 - Hội nghị không chính thức các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC (AELM)

 - Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC

 2. Cấp làm việc

 - Hội nghị các quan chức cao cấp (SOM)

 - Uỷ ban Thương mại và đầu tư (CTI) (1993)

 - Uỷ ban Ngân sách và quản lý (BMC) (1993)

 - Uỷ ban Kinh tế (EC) (1994)

 - Uỷ ban SOM về hợp tác kinh tế-kỹ thuật (ESC) (1998)

 - 11 nhóm công tác về: Kỹ thuật nông nghiệp, năng lượng, nghề cá, phát triển nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ, bảo vệ tài nguyên biển, doanh nghiệp vừa và nhỏ, thông tin và viễn thông, du lịch, xúc tiến thương mại, vận tải.

 - 3 nhóm đặc trách của SOM về:

 Thương mại điện tử

 Mạng các điểm liên hệ về giới

 Chống khủng bố

 Ban Thư ký APEC (trụ sở ởSingapore) (1992)

 Lịch sử

 Tháng 1 năm 1989, Thủ tướng Úc Bob Hawke đưa ra lời kêu gọi kiến tạo một sự hợp tác kinh tế hữu hiệu hơn cho toàn vùng châu Á - Thái Bình Dương. Kết quả của lời kêu gọi này là hội nghị đầu tiên của APEC tổ chức tại Canberra, Úcvào tháng 10, bộ trưởng ngoại giao Úc, Gareth Evans làm chủ tọa. Với sự tham dự của các bộ trưởng đến từ 12 quốc gia, hội nghị kết thúc với lời cam kết sẽ tổ chức hội nghị hàng năm tại Singapore và Hàn Quốc.

 Hội nghị Lãnh đạo APEC được tổ chức lần đầu vào năm 1993 khi Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton cho rằng ông có thể sử dụng hội nghị thượng đỉnh này như một công cụ có hiệu quả giúp đưa vòng đàm phán Uruguay (của WTO), lúc ấy đang lạc hướng, trở lại với lộ trình ban đầu. Tổng thống Clintơn quyết định mời các nhà lãnh đạo những nền kinh tế thành viên đến tham dự hội nghị tại đảo Blake, tiểu bang Washington. Tại đây, các nhà lãnh đạo kêu gọi tiếp tục tháo gỡ những rào cản thương mại và đầu tư, với viễn kiến về một "cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương" sẽ tiến đến thịnh vượng thông qua hợp tác. Trụ sở của APEC được đặt tại Singapore.

 Năm 1994, Bản dự thảo "Mục tiêu Bogor" của APEC được chấp thuận tại hội nghị thượng đỉnh tại Bogor nhằm vào mục tiêu mở rộng và tự do hoá các lãnh vực thương mại và đầu tư bằng cách giảm thiểu rào cản thuế quan trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đến mức ở dưới năm phần trăm vào khoảng năm 2010 tại các nước đã công nghiệp hoá và năm 2020 tại các nước đang phát triển.

 Năm 1995, APEC thiết lập một cơ quan tư vấn doanh nghiệp gọi làHội đồng Tư vấn Doanh nghiệp APEC (ABAC) với thành phần nhân sự là các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đến từ các nền kinh tế thành viên (mỗi nước cử ba người).

 Năm 1997 khi hội nghi thượng đỉnh APEC họp ở Vancouver, Canada, một cuộc tranh luận gay gắt đã nổ ra khi các nhà chính trị đã yêu cầu lực lượngCảnh sát Hoàng gia Canadasử dụng hơi cay chống lại những người biểu tình. APEC đã đẩy mạnh vòng đàm phán thương mại mới và ủng hộ chương trình hỗ trợ kiến tạo năng lực thương mại tại hội nghị thượng đỉnh năm 2001 tại Thượng Hải, dẫn đến sự khởi đầu thành công của Nghị trình Phát triển Dohamột vài tuần sau đó. Các nhà lãnh đạo cũng ủng hộ "Thoả hiệp Thượng Hải" do Hoa Kỳ đề xuất, nhấn mạnh đến việc thực thi những cam kết của APEC nhằm mở cửa thị trường, cải cách cơ chế và xây dựng năng lực. Như là một phần của thoả hiệp, các nhà lãnh đạo cũng cam kết phát triển và thực thi những tiêu chuẩn về tính minh bạch (transperancy) của APEC, cắt giảm chi phí giao dịch thương mại trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương khoảng 5% trong vòng 5 năm, và theo đuổi chính sách tự do mậu dịch liên quan đến các sản phẩm kỹ thuật và dịch vụ.

 Năm 2004, Chile là quốc gia đầu tiên tại Nam Mỹ đứng ra tổ chức hội nghị thượng đỉnh APEC. Nghị trình năm 2004 của APEC tập chú vào các vấn đề khủng bố và thương mại, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và chuẩn bị cho Thoả ước tự do mậu dịch và Thoả ước thương mại khu vực.

 Năm 2005, hội nghị tổ chức vào tháng 11 tại Busan, Hàn Quốc, tập trung vào Vòng đàm phán thương mại Doha dự định được đem ra thảo luận tại Hội nghị bộ trưởng WTO họp tại Hồng Kông vào tháng 12 trong năm. Trước đó, các cuộc thương lượng đã được tổ chức tại Paris giữa các quốc gia thành viên WTO, trong đó có Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu(EU), đặt trọng tâm vào việc cắt giảm hàng rào thương mại nông nghiệp. EU phản đối các cắt giảm về thuế quan nông nghiệp vì nguy cơ làm tan rã tiến trình đàm phán, trong khi APEC cố gắng thuyết phục EU đồng ý cắt giảm phụ cấp nông nghiệp. Bên ngoài, các cuộc tụ họp phản kháng cách ôn hoà chống APEC diễn ra ở Busan nhưng không ảnh hưởng gì đến chương trình làm việc của APEC.

 

Năm 2006, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 tại thủ đô Hà Nội (từ ngày 12 đến 14/11/2006). Hội nghị tập trung vào việc thảo luận và thông qua "Kế hoạch hành động Hà Nội". Đây là một mục tiêu chính của Hội nghị APEC 2006. Nội dung xoay quanh việc thực hiện "Lộ trình Busan", hướng tới "Mục tiêu Bogor" về tự do hóa thương mại và đầu tư. Là một phương án cuối cùng, hy vọng sẽ cứu vãn được tình thế bế tắc của "Mục tiêu Bogor". Với vai trò Ban tổ chức của mình, Việt Nam đã đưa hội nghị ra một góc nhìn mới về sự hợp tác của các thành viên APEC, và giữa APEC với thế giới.

 

Năm 2017, Việt Nam lần thứ hai đăng cai tổ chức Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 25 tại thành phố Đà Nẵng (từ 5 đến 11/11/2017), với chủ đề: "Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung", quy tụ hơn 2.000 đại biểu đại diện cho 21 nền kinh tế thành viên tham dự, trong đó có nhiều nguyên thủ hàng đầu thế giới. Trước đó, từ 12/2016 đến 11/2017, Việt Nam đã tổ chức "Năm APEC 2017" với hàng hoạt hội nghị tại Hà Nội, Nha Trang, Vinh, Ninh Bình, Hạ Long (Quảng Ninh), Huế, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh, Hội An (Quảng Nam). Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 25 tại Đà Nẵng (Việt Nam) đã thông qua 8 văn kiện, trong đó quan trọng nhất là Tuyên bố Cấp cao Đà Nẵng “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”, Việt Nam một lần nữa tô đậm dấu ấn của mình trên tiến trình hợp tác của APEC. Cam kết của các nhà lãnh đạo APEC “hướng tới thương mại, đầu tư mở và tự do trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương” và “ủng hộ một hệ thống thương mại đa phương dựa trên quy tắc, tự do, công bằng, mở, minh bạch và bao trùm” thể hiện thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm giữ vững các giá trị cốt lõi của APEC là thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư, ủng hộ hệ thống thương mại đa phương. Cam kết này còn có ý nghĩa biểu tượng to lớn, vượt trên tầm khu vực trong bối cảnh lo ngại về việc phân bổ không công bằng các lợi ích của toàn cầu hóa, chủ nghĩa bảo hộ thương mại có xu hướng gia tăng. Điều đó đã tạo xung lực mới cho liên kết kinh tế quốc tế và vun đắp niềm tin vào các lợi ích của việc thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư toàn cầu đối với tăng trưởng và thịnh vượng của từng nền kinh tế, từng khu vực và toàn thế giới.

VT (Tổng hợp)

 

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website