Nhóm MAVINS
Đặc điểm chung của các nước trong Nhóm MAVINS là có nguồn tài nguyên phong phú, dân số đông, tiềm lực phát triển to lớn. Theo “The Business Insider”, những nước này được xếp vào diện những nước duy nhất được hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế quốc tế thông qua lợi thế hàng hoá của họ, có cơ hội mở rộng thị trường nội địa rộng lớn, vì có nhiều đất đai và đông dân. Với những chính sách đúng đắn, MAVINS có thể trở thành những quốc gia dẫn đầu trong khu vực. "The Business Insider” đã đưa ra đánh giá cụ thể về một số nước trong MAVINS như sau:

Mê-hi-cô: là một thực thể kinh tế có tiềm năng to lớn, với vị trí chiến lược là láng giềng của nền kinh tế lớn nhất thế giới, Mê-hi-cô sẽ nhanh chóng thu hẹp khoảng cách thu nhập với Mỹ. Về cơ bản, Mê-hi-cô là sự mở rộng trực tiếp của nền kinh tế Mỹ. Mới đây, Tập đoàn Goldman Sachs của Mỹ đã đưa Mê-hi-cô vào Nhóm "Bốn viên gạch vàng" vì sự phát triển mạnh mẽ của nước này. So với Nga và Bra-xin, Mê-hi-cô là nước phát triển mạnh hơn, thậm chí gần ngang bằng với các nước phát triển. Hiện dân số của Mê-hi-cô là 110 triệu người, dự báo tới năm 2020 là 125 triệu người, năm 2050 là 148 triệu người. Với đà tăng trưởng kinh tế nhanh, trong khi khống chế được mức tăng dân số, GDP bình quân đầu người của Mê-hi-cô sẽ ngày càng thu hẹp khoảng cách với Mỹ. Dự đoán, tổng GDP tiềm năng của Mê-hi-cô năm 2020 sẽ là 2,5 nghìn tỷ USD, năm 2050 là 10,9 nghìn tỷ USD.

Ô-xtrây-li-a: là một trong những nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ nhất sự tăng trưởng toàn cầu. Được ưu đãi bằng nguồn tài nguyên phong phú vào bậc nhất trên thế giới, Ô-xtrây-li-a thực sự đóng vai trò nước cung cấp nguyên liệu cho sự phát triển của Trung Quốc và hiện vẫn đứng đầu trong nhóm nước được coi là bể nguyên liệu cho sự phát triển thịnh vượng trong tương lai. Đồng thời, tận dụng được lợi thế đất đai, thời gian qua ngành chế tạo máy móc và dịch vụ của Ô-xtrây-li-a phát triển rất nhanh chóng. Về tiềm năng phát triển, trên lý thuyết, Ô-xtrây-li-a có thể trở thành “nước Mỹ” của châu Đại Dương nếu họ giải quyết được một số vấn đề như thiếu nước và gia tăng dân số thông qua các chính sách nhập cư hợp lý cũng như lợi thế giá đất rẻ. Dự đoán, GDP năm 2020 của Ô-xtrây-li-a sẽ là 1,5 nghìn tỷ USD năm 2050 là 5,8 nghìn tỷ USD.

Việt Nam: Theo “The Bussiness Insider", sự nổi lên nhanh chóng của Việt Nam thực chất là "câu chuyện có thể thấy trước" và Việt Nam chắc chắn trở thành một trong những nước tăng trưởng đáng chú ý nhất của thập kỷ này. Bởithứ nhất,Việt Nam là nền kinh tế phát triển nhanh và có tình hình chính trị khá ổn định.Thứ hai,Việt Nam có thế mạnh về nông sản và dầu mỏ, trong khi ngành kỹ thuật cao và điện tử có tốc độ phát triển cao chưa từng thấy. Kinh nghiệm phát triển của Việt Nam sẽ trở thành một đề tài nóng nhất trong 10 năm tới. Thực hiện đổi mới toàn diện,Việt Nam đã định hướng nền kinh tế theo mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa, nhanh chóng thi hành chính sách tự do kinh tế, không để lãng phí thời gian, nhanh chóng phát triển ngành chế tạo trong nước, nâng cao chuỗi giá trị... Ngoài ra, Việt Nam đang trong thời kỳ "dân số vàng". Hiện Việt Nam sở hữu dân số lớn hơn dân số Pháp hoặc Đức. Đến năm 2050, dân số Việt Nam có thể vượt qua dân số Nhật Bản. Với vị trí địa lý giáp biển, giá lao động rẻ hơn các nước trong khu vực, sẽ rất hợp lý nếu các nhà đầu tư thiết lập cơ sở sản xuất tại Việt Nam. Dự báo, năm 2020, GDP của Việt Nam có thể đạt 550 tỷ USD và năm 2050, đạt 3,6 nghìn tỷ USD

In-đô-nê-xi-a: đang là nền kinh tế tăng trưởng nhanh, có lợi thế của một nền chính trị “đạt được bước tiến dài", sở hữu dân số đông, tài nguyên thiên nhiên phong phú và là thị trường tiêu thụ rộng lớn. Về dân số, xã hội, In-đô-nê-xi-a đã có bước tiến dài về chính trị và là một trong những nền dân chủ lớn nhất thế giới với 240 triệu dân. Dân số In-đô-nê-xi-a lớn hơn dân số Pháp, Đức và Anh cộng lại. Về tài nguyên và thị trường tiêu thụ, In-đô-nê-xi-a là nước giàu về dầu mỏ, khí tự nhiên, kẽm, bạc, vàng. In-đô-nê-xi-a luôn là một thị trường tiêu thụ rộng lớn. Ước tính, đến năm 2050, dân số In-đô-nê-xi-a sẽ đạt mức 313 triệu người, nhiều hơn dân số Mỹ hiện nay. Dự báo, GDP năm 2020 của In-đô-nê-xi-a là 1,8 nghìn tỷ USD; năm 2050 là 9,3 nghìn tỷ USD.

Ni-giê-ri-a: là nước đông dân nhất châu Phi cũng là nước đông dân trên thế giới. Theo dự tính của "The Bussiness Insider", tới năm 2050, dân số Ni-giê-ri-a sẽ tăng lên đến 264 triệu người. Hiện nay Ni-giê-ri-a là nước đang phát triển và sẽ trở thành "Người khổng lồ châu Phi” trong tương lai. Thời gian qua, Ni-giê- ri-a đã chuyển từ chế độ quân chủ sang dân chủ với nền kinh tế tự do và mở cửa. Ni-giê-ri-a còn là nước có nguồn tài nguyên dầu khí lớn trên thế giới với trữ lượng tới trên 6,8 tỷ tấn. Với những nguồn lợi trên, Ni-giê-ri-a thực sự là nước có tiềm lực phát triển mạnh mẽ thời gian tới. Dự báo, GDP năm 2020 của Ni- giê-ri-a là 630 tỷ USD, năm 2050 là 3.000 tỷ USD.

Nam Phi: được coi là thực thể kinh tế thành công trên thế giới, nhất là trong cơ cấu lại bộ máy quản lý hành chính và phát triển kinh tế. Nam Phi có nhiều thế mạnh, nhất là nguồn tài nguyên thiên nhiên và vị trí địa lý đặc biệt ở châu Phi. Với nền kinh tế đa dạng, các ngành như nông nghiệp, dịch vụ, chế tạo đều phát triển nhịp nhàng, nhất là ngành khai thác và sản xuất vàng với sản lượng đứng hàng đầu thế giới. Ngành tài chính - ngân hàng của Nam Phi cũng phát triển đáng kể và rất có thể trở thành "Trung tâm tài chính của châu Phi”. Dự báo, GDP năm 2020 của Nam Phi là 880 tỷ USD, năm 2050 là 2,6 nghìn tỷ USD.

 
BVK (tổng hợp)

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website