• Diễn đàn Nghị viện châu Á – Thái Bình Dương (APPF); Asia – Pacific Parliamentary Forum (APPF)

    Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương (APPF) được thành lập vào năm 1993, từ ý tưởng của cựu Thủ tướng Nhật Bản Yasuhiro Nakasone, với sự tham gia  của 27 nghị viện thành viên, trong đó có Nghị viện của một số nước lớn như Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc…

  • Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) - Bank for International Settlements (BIS)

    Ngân hàng Thanh toán quốc tế (tiếng Anh: Bank for International Settlements; viết tắt: BIS) là một tổ chức quốc tế của các ngân hàng trung ương, thậm chí có thể nói nó là ngân hàng trung ương của các ngân hàng trung ương trên thế giới.

  • Phong trào Không liên kết (NAM) - Non-Aligned Movement (NAM)

    Phong trào Không liên kết ra đời trong cao trào giải phóng dân tộc làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ và trong bối cảnh chiến tranh lạnh có nguy cơ dẫn đến chiến tranh thế giới mới. Chính sách không liên kết là biểu thị ý chí của các nước độc lập non trẻ Á, Phi, Mỹ la tinh đoàn kết đấu tranh bảo vệ và củng cố độc lập chính trị, từng bước giành độc lập kinh tế, bảo vệ hoà bình thế giới để tồn tại và phát triển.

  • Hội đồng Liên minh nghị viện Hiệp hội các nước Đông Nam Á (AIPA) - The ASEAN Inter-Parliamentary Assembly (AIPA)

    Hội đồng Liên minh nghị viện Hiệp hội các nước Đông Nam Á(AIPA) được thành lập ngày 2-9-1977, đúng 10 năm sau khi ASEAN được hình thành, khi đó có tên là Tổ chức Liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AIPO). Tại phiên bế mạc của AIPO 27, diễn ra ở Cebu (Philippine) ngày 14/9/2006, Tổ chức Liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AIPO) chính thức đổi tên thành Hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội các nước Đông Nam Á (AIPA).

  • Liên hợp quốc (UN)

    Liên hợp quốc (United Nations - UN) chính thức ra đời vào ngày 24/10/1945 khi Hiến chương Liên hợp quốc được Trung Quốc, Pháp, Liên Xô, Vương quốc Anh, Hợp chủng quốc Hoa kỳ và đa số các quốc gia ký trước đó phê chuẩn. 

  • Khối hiệp ước quân sự Ô-xtrây-li-a – Niu Dilân - Mỹ (ANZUS) - Australia, New Zealand, United States Security Treaty (ANZUS)

    Khối hiệp ước quân sự Ô-xtrây-li-a – Niu Dilân - Mỹ (Australia, New Zealand, United States Security Treaty, thành lập ngày: 01/9/1951, là khối quân sự bao gồm Ô-xtrây- li-a và Mỹ, và riêng lẻ giữa Ô-xtrây-li-a – Niu Dilân. Mục tiêu nhằm hợp tác phòng thủ trước các cuộc tấn công trên Thái Bình Dương, tuy nhiên, điều này được hiểu rộng ra với bất kỳ cuộc tấn công nào trên thế giới.

  • Nhóm các nền kinh tế đang nổi lên (BRIC)

    Nhóm các nền kinh tế đang nổi lên (BRIC)-Chữ đầu tên gọi tiếng Anh của 4 nước trong nhóm là Braxin, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Ngày 16-6-2009, các nhà lãnh đạo của Braxin, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc tiến hành cuộc họp cấp cao đầu tiên của nhóm tại thành phố Ekaterinburg (Nga).

  • Tổ chức Du lịch thế giới (WTO) - World Tourism Organization (WTO)

    Tổ chức Du lịch thế giới (WTO) là tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc. Thành lập năm 1947 tại Pari với tên gọi Liên hiệp Quốc tế của các tổ chức du lịch chính thức (International Union of Official Travel Organization, viết tắt là IUOTO). Trên cơ sở Nghị quyết của Hội nghị trù bị về thành lập Tổ chức Du lịch thế giới (WTO), họp ngày 27/9/1970, Tổ chức Du lịch thế giới đã được chính thức thành lập ngày 02/01/1975. Hàng năm, ngày 27/9 được coi là ngày Du lịch thế giới.

  • Tổ chức Y tế thế giới (WHO) - World Health Organization (WHO)

    Tổ chức Y tế thế giới (WHO), là tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc. Thành lập tại Hội nghị Y tế thế giới ở Niu Yooc từ 19.6 đến 22.7.1946. Chính thức bước vào hoạt động từ 7.4.1948. 

  • Hội đồng Quản thác Liên hợp quốc - United Nations Trusteeship Council

    Hội đồng Quản thác là một trong 6 cơ quan chính của Liên hợp quốc (Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế- xã hội, Hội đồng Quản thác, Tòa án Quốc tế và Ban Thư ký). 

1 2 3 4 5 6 7

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website