Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III

 

Thưa các đồng chí thân mến, 

Gần mười nǎm đã qua từ Đại hội toàn quốc lần thứ hai của Đảng ta đến Đại hội toàn quốc lần này. Trong thời gian đó, trên thế giới và ở nước ta, nhiều biến đổi quan trọng đã diễn ra, có lợi cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân ta và của nhân dân lao động toàn thế giới. 

Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới do Liên - xô vĩ đại đứng đầu đã lớn mạnh vượt bậc và đã trở thành nhân tố quyết định trong sự phát triển của tình hình quốc tế. Lực lượng so sánh trên thế giới đã biến đổi một cách cǎn bản, ưu thế rõ rệt đã thuộc về các lực lượng xã hội chủ nghĩa, độc lập dân tộc và yêu chuộng hoà bình. Tình hình đó đã tạo ra khả nǎng thực tế ngǎn ngừa chiến tranh thế giới và giữ vững hoà bình, đã tạo ra những thuận lợi mới cho phong trào cách mạng các nước. 

ở nước ta, trong gần mười nǎm qua, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng ta đứng đầu là đồng chí Hồ-Chí-Minh kính mến, nhân dân ta đã dành được những thắng lợi lịch sự. Những thắng lợi đó đã phát triển những thành quả vĩ đại của Cách mạng tháng Tám. 

Cách mạng tháng Tám nǎm 1945 là một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân oanh liệt của mấy chục triệu nhân dân nước ta. Nó đã xoá bỏ chính quyền Nhà nước của thực dân và phong kiến, lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là Nhà nước độc lập, dân chủ thật sự của nhân dân, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử phát triển của nước ta. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là thành công rực rỡ của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vô cùng anh dũng gần một trǎm nǎm của nhân dân ta. Đó là thắng lợi của chủ nghĩa Mác - Lê-nin ở Việt-nam, là thắng lợi của đường lối cách mạng dân tộc dân chủ đúng đắn do Đảng ta vạch ra và lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện. 

Cách mạng tháng Tám là kết quả của ba thời kỳ vận động cách mạng rộng lớn do đảng ta lãnh đạo. Thứ nhất là cuộc vận động cách mạng dân chủ tư sản trong hai nǎm 1930-1931 mà đỉnh cao nhất là phong trào Xô Viết-Nghệ Tĩnh; trong cuộc vận động này, Đảng đã nêu cao những khẩu hiệu đánh đuổi đế quốc, đánh đổ phong kiến, dân tộc độc lập, người cày có ruộng, thành lập chính quyền công nông. Thứ hai là cuộc vận động dân chủ chủ sâu rộng từ nǎm 1936 đến nǎm 1939; cuộc vận động chính trị này đã tập hợp được hàng triệu quần chúng đấu tranh chống bọn phản động thuộc địa và bọn vua quan phản động, đòi tự do dân chủ, đòi cải thiện dân sinh và bảo vệ hoà bình thế giới. Thứ ba là cuộc vận động giải phóng dân tộc của Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế, của Mặt trận Việt-minh từ cuối nǎm 1939 đến nǎm 1945; Đảng ta đã lập ra mặt trận Việt-minh và các đoàn thể cứu quốc, xây dựng lực lượng vũ trang và nửa vũ trang, phát động phong trào cứu quốc trong cả nước và chiến tranh du kích cục bộ chống phát xít Nhật-Pháp, lập ra Khu giải phóng Việt-Bắc và các cǎn cứ du kích. Tháng Tám nǎm 1945, trước tình hình biến chuyển thuận lợi trên thế giới do thắng lợi vĩ đại của Liên-xô trong cuộc chiến tranh chống phát xít tạo ra, Đảng ta đã kịp thời phát động cao trào tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên phạm vi cả nước. Cuộc tổng khởi nghĩa thắng lợi là một sự nghiệp vẻ vang của dân tộc Việt- nam. 

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã tạo ra một nguồn phấn khởi cách mạng mới trong nhân dân ta. Khí thế cách mạng dâng lên mạnh mẽ như sóng lớn của biển cả. Nhưng bọn đế quốc xâm lược và thế lực phản cách mạng trong nước không can tâm chịu thất bại. Chúng câu kết với nhau hòng đánh đổ chính quyền cách mạng của nhân dân ta, lập lại ách thực dân và phong kiến trên đất nước ta. Không đầy một tháng sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, thực dân Pháp bắt đầu gây chiến tranh xâm lược ở miền Nam nước ta. Đảng ta đã kiên quyết lãnh đạo đồng bào miền Nam đoàn kết với đồng bào cả nước chiến đấu chống bọn xâm lược, làm cho chúng vấp phải nhiều khó khǎn. Tháng chạp 1946, cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp lan rộng trong cả nước. Để giữ vững độc lập và dân chủ vừa mới giành được, theo lời kêu gọi cứu nước của Đảng và của Hồ Chủ Tịch, nhân dân ta đã đứng lên, triệu người như một, kiên quyết tiến hành cuộc kháng chiến thần thánh bảo vệ Tổ quốc. Trong cuộc kháng chiến cứu nước, nhân dân ta không những phải chống thực dân Pháp xâm lược, mà còn phải chống âm mưu của chủ nghĩa đế quốc thế giới muốn thôn tính nước ta, gạt bỏ vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân và của Đảng ta, tiêu diệt phong trào cách mạng ở nước ta và phá hoại phong trào cách mạng thế giới. Kiên quyết tiến hành kháng chiến và đưa kháng chiến đến thắng lợi, nhân dân ta không những làm nhiệm vụ dân tộc, mà còn làm nhiệm vụ đối với phong trào cách mạng quốc tế. 

Trong quá trình kháng chiến, Đảng ta dựa trên cơ sở liên minh công nông và không ngừng tǎng cường sự lãnh đạo của Đảng, đã ra sức mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, phát triển lực lượng vũ trang nhân dân, thực hiện phương châm toàn dân đoàn kết, kháng chiến lâu dài, tự lực cánh sinh, diệt giặc cứu nước. Làm cho phương châm kháng chiến lâu dài được thấu suốt là một quá trình giáo dục và đấu tranh tư tưởng bền bỉ trong toàn Đảng và toàn dân, chống những khuynh hướng sai lầm đã từng nảy ra trong những nǎm kháng chiến. Như khuynh hướng bi quan thất bại, cho rằng nước ta đất hẹp, kinh tế lạc hậu nghèo nàn, lực lượng quân sự non yếu, không thể kháng chiến lâu dài. Hoặc như khuynh hướng nóng vội, chủ trương tổng phản công trong lúc điều kiện khách quan và chủ quan chưa đầy đủ. Đảng ta đã kịp thời khắc phục những khuynh hướng sai lầm đó, đã giáo dục cho đảng viên và cán bộ, cho quân đội và nhân dân nhận rõ những khó khǎn và thuận lợi, nhận rõ qui luật và phát triển và bước đường tiến lên của cuộc kháng chiến cứu nước, do đó mà nâng cao ý chí chiến đấu, tǎng cường quyết tâm kháng chiến lâu dài, củng cố lòng tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng. Đảng ta luôn luôn nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, chống tư tưởng trông chờ và ỷ lại viện trợ của bên ngoài, cổ vũ nhân dân ra sức xây dựng hậu phương, phát triển kinh tế kháng chiến, đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, để cung cấp cho nhu cầu to lớn của tiền tuyến. Đồng thời, Đảng ta cũng đã kịp thời sử dụng một cách đúng đắn những thắng lợi của phong trào cách mạng thế giới để thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến tới mạnh mẽ. 

Đi đôi với kháng chiến và để bồi dưỡng lực lượng kháng chiến, Đảng ta và Nhà nước dân chủ nhân dân đã tiến hành từng bước những cải cách dân chủ, đi đến thực hiện cải cách ruộng đất ngay trong kháng chiến, nhằm hạn chế rồi xoá bỏ sự bóc lột của giai cấp địa chủ, cải thiện đời sống cho nhân dân lao động, chủ yếu cho nông dân là lực lượng to lớn nhất của kháng chiến. Tiến hành cải cách ruộng đất ngay trong kháng chiến là một chủ trương đúng đắn của Đảng ta. Nhờ đó, tinh thần kháng chiến của hàng chục triệu nông dân được cổ vũ mạnh mẽ, khối liên minh công nông được củng cố, mặt trận dân tộc thống nhất thêm vững mạnh, chính quyền dân chủ nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân được tǎng cường, mọi mặt hoạt động kháng chiến được đẩy mạnh rõ rệt. 

Tiếp theo những thắng lợi trên các chiến trường trong toàn quốc, mùa xuân nǎm 1954, quân và dân ta đã giáng một đòn quyết liệt vào tập đoàn cứ điểm Điện-biên- phủ kiên cố nhất của quân đội Pháp, và đã chiến thắng vẻ vang. Hơn một vạn quân viễn chinh Pháp, đã được đế quốc Mỹ trang bị và tiếp tế đầy đủ, đã phải đầu hàng. 

Trước tình hình nguy ngập của thực dân Pháp, bọn hiếu chiến Mỹ âm mưu trực tiếp tham gia vào chiến tranh Đông-dương, hòng kéo dài và mở rộng chiến tranh. Thắng lợi của hội nghị Giơ-ne-vơ đã làm thất bại âm mưu ấy của đế quốc Mỹ. Chiến thắng oanh liệt của quân và dân ta đã buộc thực dân Pháp phải ký hiệp nghị Giơ-ne-vơ. Hoà bình được lập lại ở Đông-dương trên cơ sở các nước thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của các dân tộc Việt-nam, Khơ-me và Lào. 

Cuộc kháng chiến trường kỳ của nhân dân ta đã kết thúc thắng lợi. Thắng lợi đó chứng tỏ rằng trong điều kiện thế giới ngày nay, một dân tộc dù là nhỏ yếu, nhưng một khi đã đoàn kết đứng lên kiên quyết đấu tranh dưới sự lãnh đạo của chính đảng Mác --Lê-nin để giành độc lập và dân chủ, thì có đầy đủ lực lượng để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Thắng lợi đó cũng chứng tỏ rằng chỉ có sự lãnh đạo đúng đắn của giai cấp công nhân mà Đảng ta là đại biểu, chỉ có đường lối cách mạng khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê-nin mới có thể tạo điệu kiện cho nhân dân ta đánh bại quân thù và giành tự do, độc lập. 

Sau thắng lợi cuả cuộc kháng chiến, Đảng ta đã vận động cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc nước ta, xoá bỏ vĩnh viễn chế độ chiếm hữu phong kiến đối với ruộng đất, thực hiện triệt để khẩu hiệu " người cày có ruộng". Việc hoàn thành hai nhiệm vụ cơ bản của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân trên miền Bắc nước ta là một thắng lợi lịch sử của nhân dân Việt-nam. Nó mở đường cho cách mạng Việt-nam bước sang một giai đoạn mới. 

Từ sáu nǎm nay, nước ta đã chuyển vào giai đoạn tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà. Nhờ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng ta, nhờ nhân dân ta nồng nàn yêu nước và cần cù lao động, Nhờ Liên-xô, Trung-quốc và các nước anh em khác hết lòng giúp đỡ, miền Bắc chúng ta đã vượt qua nhiều khó khǎn, khôi phục và phát triển kinh tế, vǎn hoá, bǎng bó những vết thương chiến tranh, xoá bỏ những tàn tích thực dân và phong kiến trong nền kinh tế quốc dân. Chúng ta đang hoàn thành kế hoạch 3 nǎm cải tạo và phát triển kinh tế, phát triển vǎn hoá; công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội đang giành được những thắng lợi to lớn. Cuộc đấu tranh anh dũng của đồng bào miền Nam chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, mặc dù bị khủng bố rất dã man, vẫn giữ vững và không ngừng mở rộng. Sự nghiệp đấu tranh của nhân dân cả nước ta nhằm thực hiện thống nhất nước nhà đang phát triển mạnh mẽ. 

Nhìn lại những bước đường phấn đấu gian khổ đã qua, và những thắng lợi vẻ vang đã giành được, chúng ta có thể tự hào về vai trò lịch sử của Đảng ta, người lãnh đạo và tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt-nam. Sức mạnh vô địch của Đảng ta chính là ở chỗ Đảng ta tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc, không ngừng củng cố sự đoàn kết nhất trí của mình chung quanh Trung ương Đảng và đồng chí Hồ-Chí-Minh, vị lãnh tụ kính mến của giai cấp công nhân và của dân tộc ta, đồng thời luôn tǎng cường sự đoàn kết quốc tế trên cơ sở chủ nghĩa quốc tế vô sản. Từ nay về sau, chúng ta sẽ ra sức phát huy những nhân tố cǎn bản đó để nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng ta, thúc đẩy sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta tiến tới những thắng lợi vẻ vang hơn nữa. 

Hiện nay, Đảng ta đang đứng trước những nhiệm vụ lớn lao: đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, củng cố miền Bắc thành cơ sở ngày càng vững chắc cho cuộc đấu tranh giành thống nhất Tổ quốc; ra sức hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị tàn bạo của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai; thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt-nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Để đảm bảo thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ đó, cần phải xây dựng Đảng ta lớn mạnh hơn nữa và tǎng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng. Đại hội toàn quốc lần này của Đảng ta sẽ vạch cho toàn Đảng và toàn dân ta đường lối tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, đồng thời cũng đề ra những phương hướng cơ bản về xây dựng Đảng và tǎng cường sự lãnh đạo của Đảng cho phù hợp với những yêu cầu mới của cách mạng. 

Đại hội toàn quốc làn thứ hai của Đảng ta là Đại hội kháng chiến cứu nước. Đại hội toàn quốc của Đảng ta lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà. Đại hội sẽ mở ra cho nhân dân cả nước ta con đường đi đến những thắng lợi mới. 

I - Tình hình chung và nhiệm vụ hiện nay của Đảng ta 
II - Đấu tranh thực hiện thống nhất Nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước 
III - Đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc 
IV - Nhiệm vụ và phương hướng của kế hoạch 5 nǎm lần thứ nhất (1961 - 1965) 
V - Tǎng cường nhà nước dân chủ nhân dân, củng cố sự nhất trí về chính trị và tinh thần của nhân dân miền Bắc. 
VI - Tǎng cường đoàn kết quốc tế, tích cực đấu tranh bảo vệ và củng cố hoà bình thế giới 
VII - Đảng

 

Vǎn kiện (toàn quốc đại biểu đại hội lần thứ hai của Đảng Tháng Hai nǎm 1951

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website