Báo chí nước ngoài nói về thân thế sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh

KT (Theo NYT và các báo nước ngoài 2000/2002

Nhân dịp nhân loại bước vào thế kỷ XXI, tờ Thời báo Niu-Oóc, Mỹ đã giới thiệu tác phẩm mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, dày trên 800 trang kèm theo nhiều bức ảnh đen trắng minh hoạ của tác giả, Giáo sư Sử học Uy-li-am Giôn Đu-cơ do Nhà xuất bản Hai-pơ-ron ấn hành và được coi là một công trình vĩ đại nói về cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo lời giới thiệu của Nhà xuất bản Hai-pư-rôn thì Hồ Chí Minh là một trong số những nhân vật kiệt xuất trong lịch sử thế giới hiện đại, một nhà cách mạng lỗi lạc, một chiến sỹ đấu tranh không mệt mỏi vì sự nghiệp giải phóng dân tộc của thế giới thế kỷ XX. Nhân dịp xuân về, chúng tôi xin lược dịch và giới thiệu cùng bạn đọc bài viết này. 

Với công trình đồ sộ nói trên, tác giả Giôn Đu-cơ đã khắc hoạ chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, một vị lãnh tụ thiên tài nhưng vô cùng giản dị, rất gần gũi với cuộc sống của người lao động và đặc biệt hơn, Người còn là một chính khách lỗi lạc, biết kết hợp tài tình nghệ thuật lãnh đạo để đưa con thuyền cách mạng Việt Nam mau chóng tới đích. Ví dụ, để tránh cuộc chiến tranh với người Pháp và người Mỹ, Hồ Chí Minh đã đưa ra những phương kế diệu kỳ, đúc rút những kinh nghiệm của các dân tộc đi trước, như của người Nga hay của người ấn Độ, vì vậy mà hạn chế được rủi ro thiệt hại. Cũng theo tác giả Giôn Đu-cơ thì Hồ Chí Minh còn mang trong mình một dòng máu dân tộc với tư tưởng nhất quán, trước sau như một, đó là mục tiêu hoá hoà bình, dân tộc, không ỷ lại vào bên ngoài, tất cả đều phải tự lực cánh sinh, biết kết hợp sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, luôn luôn lựa chọn những giải pháp mềm dẻo, kiên trì... điều mà người Pháp và người Mỹ không làm được. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh, một chiến sỹ cách mạng lỗi lạc của dân tộc Việt nam, người kiến tạo ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nay là nước CHXHCN Việt Nam, một quốc gia có chủ quyền và hiện nay đang trên đà phát triển, nơi được coi là chế độ chính trị, an ninh ổn định nhất khu vực, bởi vậy ngày nay tên tuổi của Người luôn luôn gắn bó với những chiến công hiển hách của Việt Nam. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình trí thức nghèo gốc nông dân ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Nǎm 1911, Người đã bôn ba ra nước ngoài tìm đường cứu nước, đến với chủ nghĩa Mác-Lênin và là người cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam, một trong số những thành viên tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp nǎm 1920 và từ đó Người xuất hiện trên vũ đài chính trị thế giới với tư cách là một chiến sỹ cách mạng quốc tế. 

Sau nhiều nǎm bôn ba ở nước ngoài, đầu thập niên 40, Chủ tịch Hồ Chí Minh quay trở về Việt nam để lãnh đạo cách mạng trong nước, đưa cuộc Cách mạng Tháng Tám nǎm 1945 tới thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, một nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở khu vực Đông Nam á và sau đó 9 nǎm lại lập thêm một chiến công hiển hách nữa, chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử (1954) chấn động địa cầu, lập lại hoà bình cho Việt Nam thông qua Hiệp định Giơ-ne-vơ. Và, những nǎm tiếp theo Người lại cùng Đảng CSVN lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thần thánh, "đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào". Quyết tâm, mơ ước và sự tiên tri của Người đã trở thành hiện thực bằng Đại thắng Mùa xuân 1975 lịch sử, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên Chủ nghĩa xã hội. Giôn Đu-cơ, tác giả cuốn Chủ tịch Hồ Chí Minh là một giáo sư lịch sử tiếng tǎm và uyên bác, ông đã bỏ ra rất nhiều thời gian nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như của đất nước Việt Nam. Ông sinh nǎm 1932 tại vùng Ê-van-xtôn, Bang I-li-noi, Hoa Kỳ, từng làm công tác ngoại giao, có mặt ở Sài gòn những nǎm 60 của thế kỷ trước, sau đó về làm giáo sư giảng dạy tại khoa lịch sử, Đại học Tổng hợp Pen-xi-lơ-va-nia. Để hoàn tất tác phẩm vĩ đại nói trên, Giôn Đu-cơ đã phải bỏ ra hàng chục nǎm trời sưu tầm, nghiên cứu tài liệu, tiếp xúc với những nhân chứng, nhất là những người đã từng sống gần gũi với Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhờ vào những tài liệu bằng các ngôn ngữ khác nhau. Giôn Đu-cơ đã hoàn tất công trình, trong tác phẩm của mình, có lúc Giôn Đu-cơ đã trân trọng gọi Người bằng cái tên thời niên thiếu: Nguyễn Tất Thành và trích dẫn nhiều câu nói bất hủ của Người để minh hoạ. Chính vì vậy, tác phẩm rất sinh động, được đồng nghiệp, các nhà nghiên cứu lịch sử đánh giá là một tác phẩm lớn nói về một con người vĩ đại.

Báo Nhà báo và công luận, ngày 24/1/2003

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng

(ĐCSVN) - Ngày 10/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định số 190-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phong phú, sinh động gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024, 2025.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website