Hội thi chung khảo toàn quốc báo cáo viên giỏi về Tư tưởng Hồ Chí Minh:Trang trọng, hiệu quả, ấn tượng và lan tỏa

Kỷ niệm 114 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, hôm nay 17-5, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, 29 thí sinh xuất sắc nhất của cả nước được lựa chọn qua 4 vòng thi từ cơ sở đến khu vực đã về dự Hội thi chung khảo toàn quốc báo cáo viên giỏi về Tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhân dịp này, báo Hànộimới đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Nguyễn Viết Thông, Phó trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, thành viên Ban tổ chức cuộc thi. 
P.V: Xin đồng chí cho biết ý nghĩa và tầm quan trọng của việc nghiên cứu, học tập và tổ chức các cuộc thi báo cáo viên giỏi về Tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay ? 
Đồng chí Nguyễn Viết Thông: Bước sang thế kỷ XXI đất nước ta có nhiều thuận lợi, nhưng cũng có không ít khó khăn thách thức. Nhưng Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta. Mặt khác, ngày nay các thế lực thù địch không ngừng tấn công cách mạng Việt Nam, tấn công phá vỡ niềm tin của các tầng lớp nhân dân vào nền tảng tư tưởng của Đảng. Chính vì vậy hơn lúc nào hết, việc củng cố nền tảng tư tưởng của Đảng, củng cố niềm tin, nhận thức về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cho mỗi người dân là hết sức quan trọng. Các hội thi báo cáo viên giỏi Tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ góp phần tạo nên sự nhất trí trong nhận thức và hành động cho mọi người và sự đồng thuận trong xã hội, đáp ứng những đòi hỏi và tình cảm của mọi tầng lớp nhân dân ta được học tập và vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn cách mạng hiện nay cũng như lâu dài. 
P.V: Là người theo dõi sát các cuộc thi từ cơ sở đến các cuộc thi tại các khu vực trong cả nước, đồng chí có thể đánh giá về chất lượng các cuộc thi báo cáo viên giỏi Tư tưởng Hồ Chí Minh đã được tổ chức ? 
Đồng chí Nguyễn Viết Thông: Tại Đại hội IX, Đảng ta xác định Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện, sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. Ngày 27-3-2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 23 về đẩy mạnh nghiên cứu, giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới. Cùng với đợt nghiên cứu, học tập Tư tưởng Hồ Chí Minh trên phạm vi toàn quốc, ngày 18-4-2003, Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương đã ban hành hướng dẫn tổ chức cuộc thi báo cáo viên Tư tưởng Hồ Chí Minh. Cuộc thi được bắt đầu đúng vào ngày 19-5-2003, kỷ niệm 113 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đơn vị vinh dự được tổ chức đầu tiên là phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội. Từ đó đến nay, cuộc thi đã được 100% xã, phường trong cả nước tổ chức hoặc gửi báo cáo viên dự thi. Tiếp đó 668 quận, huyện đều tổ chức thi cấp quận, huyện; 62/64 tỉnh tổ chức thi cấp tỉnh, 2 tỉnh mới được thành lập cũng cử báo cáo viên dự thi. Sau các cuộc thi cấp tỉnh và qua lựa chọn từ hơn 20.000 báo cáo viên, hơn 200 báo cáo viên giỏi đã dự thi cấp khu vực để chọn ra 29 báo cáo viên xuất sắc nhất sẽ dự hội thi chung khảo toàn quốc báo cáo viên giỏi Tư tưởng Hồ Chí Minh diễn ra trong 3 ngày từ 17 đến 19-5 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh. 
Qua các cuộc thi từ cơ sở cho thấy chất lượng bài dự thi của báo cáo viên rất tốt, thể hiện được tình cảm sâu sắc đối với Bác Hồ kính yêu. Nhiều bài dự thi được chuẩn bị rất công phu, trên trang bìa in hình Bác, tài liệu bên trong phong phú, sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là phần vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện và hoàn cảnh thực tế đã được các thí sinh nhấn mạnh, kết quả đa số các bài dự thi đều đạt loại khá và giỏi. Tuy nhiên, thông qua cuộc thi này, kết quả lớn nhất là chúng ta đã tạo ra một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, các tầng lớp nhân dân được nghiên cứu, học tập Tư tưởng Hồ Chí Minh và từ những tình cảm và nhận thức biến thành hành động cách mạng, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. 
P.V: Qua các hội thi từ cơ sở, ý kiến của các cán bộ lão thành cách mạng, đảng viên và các tầng lớp nhân dân cho rằng việc nghiên cứu, học tập Tư tưởng Hồ Chí Minh là rất cần thiết, tuy nhiên quan trọng hơn là vận dụng sáng tạo Tư tưởng của Người vào hoàn cảnh thực tế. Xin đồng chí cho biết sau Hội thi toàn quốc, các cấp, ngành, các địa phương phải làm gì để nhanh chóng đưa Tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống ? 
Đồng chí Nguyễn Viết Thông: Cuộc điều tra dư luận xã hội của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương gần đây cho thấy trong 32 công việc đạt kết quả cao nhất của năm 2003, thì có 3 công việc được nhân dân đánh giá xuất sắc, một là phong trào xóa đói giảm nghèo, hai là phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, ba là kết quả đợt nghiên cứu, học tập và các hội thi Tư tưởng Hồ Chí Minh. Sau cuộc thi này, Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương sẽ tiếp tục chỉ đạo việc học tập Tư tưởng Hồ Chí Minh sâu rộng hơn nữa, đi sát vào từng đối tượng. Ví dụ với lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, thanh thiếu niên... sẽ học tập và vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh như thế nào, đặc biệt chú ý học tập những lời dạy của Bác đối với ngành mình, đơn vị mình, trên cơ sở đó phát động phong trào sống, chiến đấu và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại. 
P.V: Xin đồng chí cho biết đôi nét về công tác chuẩn bị cho hội thi chung khảo toàn quốc báo cáo viên giỏi Tư tưởng Hồ Chí Minh ? 
Đồng chí Nguyễn Viết Thông: Đến hội thi cấp toàn quốc báo cáo viên giỏi Tư tưởng Hồ Chí Minh, Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương đã chuẩn bị rất kỹ với phương châm: Trang trọng, hiệu quả, ấn tượng và lan tỏa. Ban tổ chức đã chuẩn bị chu đáo từ khâu đón tiếp đại biểu, chuẩn bị hội trường thi, treo khẩu hiệu... Và quan trọng nhất là 29 thí sinh dự thi đã chuẩn bị rất kỹ, gần đến ngày thi mà không ít người vẫn tiếp tục sưu tầm tài liệu làm phong phú hơn bài thuyết trình của mình. Ban Tư tưởng - Văn hóa sẽ cho truyền hình trực tiếp lễ khai mạc và vòng thi chung kết chiều 19-5 với phần dự thi của 4 thí sinh xuất sắc nhất. Từ kinh nghiệm từ các hội thi cơ sở, tôi tin chắc hội thi chung khảo toàn quốc báo cáo viên giỏi về Tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ thành công tốt đẹp. 
P.V: Xin cảm ơn đồng chí.

(Hànộimới)

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website