Kế hoạch số 164-KH/BDVTW ngày 23/5/2016 về tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm triển khai thực hiện Nghị định số 60/2013/NĐ-CP
  • Về tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm triển khai thực hiện Nghị định số 60/2013/NĐ-CP
  • 164-KH/BDVTW
  • Văn bản khác
  • Hành chính
  • 23/05/2016
  • 23/05/2016
  • Ban Dân vận Trung ương
  • Trần Thị Bích Thủy
Nội dung:

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

BAN DÂN VẬN

*

Số: 164-KH/BDVTW

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM


Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2016



KẾ HOẠCH

Về tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm triển khai thực hiện Nghị định số 60/2013/NĐ-CP

 

Thực hiện chương trình công tác năm 2016 và Kế hoạch số 12-KH/BDVTW ngày 21/01/2016 của Ban Dân vận Trung ương về tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm của vụ, đơn vị năm 2016; nhằm đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc trong thời gian tới, Ban Dân vận Trung ương xây dựng kế hoạch tổ chức Hội nghị “Trao đổi kinh nghiệm triển khai thực hiện Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết Khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc” như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Trao đổi kinh nghiệm thực tiễn trong việc lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, ban chỉ đạo và các ngành, các cấp đối với việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo Nghị định số  60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013; những kết quả, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân; những thuận lợi, khó khăn và kinh nghiệm bước đầu; các giải pháp đẩy mạnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc trong thời gian tới.

2. Trao đổi, phổ biến những cách làm hay, những mô hình tốt trong việc lãnh đạo, chỉ đạo của các ngành, các cấp đối với việc triển khai thực hiện Nghị định  số 60/2013/NĐ-CP.

3. Các nội dung trao đổi cần khách quan, trung thực, đầy đủ, đảm bảo hội nghị đem lại kết quả thiết thực.

II. Nội dung

1. Trao đổi kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo của cấp ủy đảng về quán triệt, triển khai thực hiện  Nghị định số 60/2013/NĐ-CP đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị.

2. Trao đổi kinh nghiệm trong việc phát huy vai trò, trách nhiệm chỉ đạo của chính quyền, công đoàn các cấp trong việc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị định số 60/2013/NĐ-CP.

3. Trao đổi kinh nghiệm trong việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng; hướng dẫn, kiểm tra của các ngành, các cấp trong việc thực hiện Nghị định số 60/2013/NĐ-CP.

4. Đánh giá những tác động trong quá trình thực hiện Nghị định; những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân; giới thiệu những kinh nghiệm, mô hình thực hiện tốt Nghị định số 60/2013/NĐ-CP; đề ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ở các bộ, ngành, địa phương và cơ sở.

5. Nêu rõ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định số 60/2013/NĐ-CP, những kiến nghị, đề xuất với Đảng, Nhà nước nhằm đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc trong thời gian tới.

III. Thành phần, thời gian, địa điểm

1. Thành phần, số lượng đại biểu tham dự: 66 đại biểu

1.1. Ban Dân vận Trung ương: 13 đại biểu

- Lãnh đạo Ban Dân vận Trung ương: 03 đại biểu (cụ thể: đồng chí Trưởng Ban Dân vận Trung ương, đồng chí Phó Trưởng Ban phụ trách Vụ Dân vận các cơ quan nhà nước và đồng chí Phó Trưởng Ban phụ trách Cơ quan thường trực tại Thành phố Hồ Chí Minh).

- Các vụ, đơn vị thuộc Ban Dân vận Trung ương: 10 đại biểu (cụ thể: Vụ Dân vận các cơ quan nhà nước tại Hà Nội (03 đại biểu); Tạp chí Dân vận (01 đại biểu); Văn phòng (01 đại biểu); Cơ quan thường trực tại thành phố Đà Nẵng (01 đại biểu – đồng chí Phó Vụ trưởng Vụ Dân vận các cơ quan nhà nước tại Đà Nẵng); cơ qua thường trực tại Thành phố Hồ Chí Minh (03 đại biểu – Trưởng cơ quan thường trực, Vụ Dân vận các cơ quan nhà nước và Vụ Nghiên cứu) và đồng chí Thư ký Trưởng Ban.

1.2. Các cơ quan Trung ương: 08 đại biểu

- Đại diện Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: 01 đại biểu

- Đại diện Bộ Nội vụ: 01 đại biểu

- Đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: 01 đại biểu

- Đại biểu thuộc Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương: 05 đại biểu (gồm: Đại biểu Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương; Công đoàn ngành Dầu khí Quốc gia Việt Nam; Đảng ủy Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam; Lãnh đạo Ngân hàng Vietinbank Việt Nam; Lãnh đạo Tổng Công ty đường sắt Việt Nam).

1.3. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: 45 đại biểu

- Đại diện lãnh đạo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy Bình Dương: 02 đại biểu (mỗi tỉnh,  thành: 01 đại biểu).

- Đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, tỉnh Đồng Nai: 02 đại biểu (mỗi tỉnh, thành: 01 đại biểu).

- Đại biểu 19 Ban Dân vận các tỉnh ủy, thành ủy: 38 đại biểu (mỗi đơn vị 02 đại biểu), cụ thể: mời đại diện lãnh đạo Ban và lãnh đạo phòng dân vận các cơ quan nhà nước thuộc Ban Dân vận các tỉnh ủy, thành ủy: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Tiền Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Hà Nội, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Lào Cai.

- Đại diện Liên đoàn lao động Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang: 03 đại biểu (mỗi tỉnh, thành: 01 đại biểu).

2. Thời gian dự kiến: 01 ngày, vào cuối tháng 9/2016.

3. Địa điểm: Hội trường tầng 7, Trụ sở các ban Đảng – 87 Trần Quốc Toản, Phường 7, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

(Cụ thể về thời gian, địa điểm có giấy mời gửi sau).

IV. Kinh phí thực hiện

- Ban Dân vận Trung ương chịu trách nhiệm chi các khoản: tiền ăn của đại biểu và chi phí tổ chức Hội nghị.

- Các đại biểu chịu trách nhiệm thanh toán tiền nghỉ, phương tiện đi lại và các chi phí khác theo chế độ hiện hành.

V. Tổ chức thực hiện

- Ban Dân vận Trung ương đề nghị lãnh đạo các cơ quan, đơn vị cử đại biểu tham dự Hội nghị đúng thành phần và chuẩn bị nội dung phát biểu đảm bảo chất lượng (Ban Dân vận Trung ương gửi công văn mời viết tham luận tại Hội nghị).

- Giao Vụ Dân vận các cơ quan nhà nước phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan chuẩn bị nội dung Hội nghị.

- Giao Văn phòng dự toán kinh phí Hội nghị và phối hợp với Cơ quan Thường trực tại thành phố Hồ Chí Minh chuẩn bị hội trường, nơi ăn, nghỉ, đón tiếp đại biểu và chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho Hội nghị.

Trong quá trình chuẩn bị, nếu có vấn đề cần trao đổi, đề nghị liên hệ về Ban Dân vận Trung ương qua Vụ Dân vận các cơ quan nhà nước (Điện thoại: 080 43130/ 080 44245).

 

 

K/T TRƯỞNG BAN

PHÓ TRƯỞNG BAN

(đã ký)

Trần Thị Bích Thủy

 

 

Văn bản khác

Số hiệu
Trích yếu
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
File
59/2016/TT-BQP
21/04/2016
06/06/2016

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website