Nghị định số 169/2016/NĐ-CP, ngày 27/12/2016 của Chính phủ về xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam
  • Về xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam
  • 169/2016/NĐ-CP
  • Nghị định
  • Giao thông - Vận tải
  • 27/12/2016
  • 01/07/2017
  • Chính phủ
  • Nguyễn Xuân Phúc
Nội dung:

 

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 169/2016/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2016

 

NGHỊ ĐỊNH

VỀ XỬ LÝ HÀNG HÓA DO NGƯỜI VẬN CHUYỂN LƯU GIỮ TẠI CẢNG BIỂN VIỆT NAM

 

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Bộ luật hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

Chính phủ ban hành Nghị định về xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng bin Việt Nam.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định việc xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến việc xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam.

2. Nghị định này không áp dụng đối với việc xử lý hàng hóa tồn đọng tại cảng biển. Việc xử lý hàng hóa tồn đọng tại cảng biển được thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hàng hóa bị lưu giữ là hàng hóa do người vận chuyển hoặc người được người vận chuyển ủy quyền lưu giữ tại cảng biển hoặc khu vực kho bãi để bảo đảm việc thanh toán giá dịch vụ vận chuyển, tiền bồi thường do lưu tàu và các khoản chi phí khác phát sinh liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

2. Người lưu giữ là người quản lý hàng hóa trong thời gian hàng hóa bị lưu giữ trên cơ sở hợp đồng gửi giữ hàng hóa với người vận chuyển. Hợp đồng gửi giữ hàng hóa được giao kết giữa người vận chuyển và người lưu giữ theo quy định tại Điều 554 của Bộ luật dân sự năm 2015 và quy định tại Nghị định này.

3. Các khoản nợ bao gồm giá dịch vụ vận chuyển, các chi phí khác được ghi trong chứng từ vận chuyển, nếu các khoản tiền đó chưa được thanh toán trước, chi phí đóng góp vào tổn thất chung, tiền công cứu hộ được phân bổ cho hàng hóa theo quy định.

4. Hàng hóa mau hỏng bao gồm các loại hàng hóa là hàng thực phẩm tươi sống, hàng đông lạnh hoặc hàng hóa có thời hạn sử dụng chỉ còn dưới 60 ngày kể từ ngày bị lưu giữ.

Chương II

XỬ LÝ HÀNG HÓA BỊ LƯU GIỮ TẠI CẢNG BIỂN VIỆT NAM

Mục 1. LƯU GIỮ HÀNG HÓA

Điều 4. Quyền lưu giữ hàng hóa của người vận chuyển

Người vận chuyển  quyền lưu giữ hàng hóa trong các trường hợp sau đây:

1. Người nhận hàng không đến nhận, từ chối nhận hàng.

2. Người nhận hàng trì hoãn việc nhận hàng và đã quá thời gian theo thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

3.  nhiều người cùng xuất trình vận đơn, vận đơn suốt đường biển, giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác có giá trị để nhận cùng một lô hàng.

4. Người giao hàng và người nhận hàng không thanh toán hết các khoản nợ đã được quy định tại hợp đồng vận chuyển hoặc không đưa ra bảo đảm cần thiết.

Điều 5. Lưu giữ hàng hóa của người vận chuyển để thanh toán các khoản nợ

1. Người vận chuyển chi được lưu giữ số lượng hàng hóa có giá trị bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các chi phí khác quy định tại khoản 1 Điều 12 của Nghị định này. Giá trị hàng hóa là căn cứ để tính số lượng hàng mà người vận chuyển lưu giữ được tính trên cơ sở giá của hàng hóa đó tại thị trường nơi người vận chuyển lưu giữ hàng hóa và tại thời điểm hàng hóa bị lưu giữ.

2. Người vận chuyển được lưu giữ nguyên container đối với hàng hóa đóng trong container trongtrường hợp giá trị của hàng hóa đóng trong container lớn hơn giá trị thanh toán đủ các khoản nợ và các chi phí khác quy định tại khoản 1 Điều 12 của Nghị định này.

Mục 2. XỬ LÝ HÀNG HÓA BỊ LƯU GIỮ

Điều 6. Nguyên tắc chung xử  hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển

1. Khi thực hiện quyền lưu giữ hàng hóa theo quy định tại Điều 4 của Nghị định này, người vận chuyển phải giao kết hợp đồng gửi giữ hàng hóa với người lưu giữ để dỡ hàng ra khỏi tàu và gửi vào nơi an toàn theo quy định của pháp luật.

Nội dung của hợp đồng gửi giữ hàng hóa được thực hiện theo quy định của pháp luật về hợp đồng gửi giữ tài sản, đồng thời còn bao gồm cả các nội dung thỏa thuận về việc lấy hàng hóa trước thời hạn, quyền và trách nhiệm của người lưu giữ hàng hóa trong việc giao hàng hóa cho người đến nhận hàng.

2. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày tàu biển đến cảng trả hàng, nếu không có người nhận số hàng đã gửi hoặc người nhận hàng không thanh toán hết các khoản nợ hoặc không đưa ra các bảo đảm cần thiết thì người vận chuyển có quyền bán đấu giá số hàng đó để trừ nợ.

3. Trường hợp chưa đến 60 ngày quy định tại khoản 2 Điều này, trong thời gian hàng hóa bị lưu giữ nếu người nhận hàng đến nhận hàng hóa thì người lưu giữ hàng hóa được xử lý hàng hóa trên cơ sở hợp đồng gửi giữ tài sản đã giao kết với người vận chuyển theo quy định của pháp luật. Sau khi giao hàng hóa cho người nhận hàng hợp pháp theo thông báo của người vận chuyển, người lưu giữ hàng hóa thông báo bằng văn bản cho người vận chuyển, đồng thời gửi kèm theo biên bản giao hàng hóa giữa người lưu giữ và người nhận hàng và các chứng từ khác có liên quan (nếu có).

Điều 7. Thông báo về hàng hóa bị lưu giữ

1. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày phát sinh việc lưu giữ hàng hóa, người vận chuyển phải thông báo bằng văn bản cho người giao hàng, người nhận hàng về việc lưu giữ hàng hóa và dự định bán hàng hóa bị lưu giữ để thanh toán các khoản nợ; nội dung của thông báo phải có tối thiểu các thông tin sau đây:

a) Tên hàng hóa, loại hàng, số lượng, khối lượng hàng hóa và thời gian bắt đầu dỡ hàng hóa để thực hiện việc lưu giữ; địa điểm lưu giữ hàng hóa;

b) Dự kiến chi phí và tổn thất phát sinh do người nhận hàng chịu trách nhiệm chi trả;

c) Dự kiến thời gian bán đấu giá hàng hóa (nếu có).

2. Sau 15 ngày kể từ ngày gửi thông báo quy định tại khoản 1 Điều này, người vận chuyển không nhận được trả lời của người giao hàng, người nhận hàng hoặc không được thanh toán hết các khoản nợ thì người vận chuyển phải đăng tải ít nhất trên một trong các báo giấy phát hành hàng ngày hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng của trung ương hoặc của địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thực hiện việc lưu giữ hàng hóa trong ba số liên tiếp. Thời gian thực hiện việc đăng tải thông báo được kéo dài nhưng tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày thông báo cho người giao hàng.

Điều 8. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bị lưu giữ

1. Đối với hàng hóa bị lưu giữ trong trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này được người vận chuyển mang bán đấu giá phải làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa theo quy định có liên quan của pháp luật. Ngoài hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định, người vận chuyển phải nộp kèm các giấy tờ sau đây cho cơ quan hải quan:

a) Văn bản đề nghị làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa đối với hàng hóa bị lưu giữ;

b) Bằng chứng liên quan đến việc thông báo theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này (bản chính).

2. Đối với hàng hóa bị lưu giữ trong trường hợp theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 4 của Nghị định này, sau thời hạn thông báo lưu giữ, người vận chuyển phải làm thủ tục nhập khẩu, thông báo từ bỏ hoặc tái xuất hàng hóa theo quy định của pháp luật về hải quan nhưng không được quá 60 ngày kể từ ngày tàu đến cảng trả hàng.

Điều 9. Giám định và xác định giá trị hàng hóa bị lưu giữ

1. Trước khi thực hiện việc bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ, người vận chuyển phải yêu cầu giám định về số lượng, chất lượng và xác định giá trị hàng hóa, các tổn thất khác (nếu có) của hàng hóa bị lưu giữ.

2. Chi phí giám định và xác định giá trị hàng hóa bị lưu giữ được chi trả bằng tiền bán đấu giá hàng hóa.

3. Giá khởi điểm để tổ chức bán đấu giá hàng hóa do người vận chuyển quyết định sau khi hàng hóa đã được giám định về số lượng, chất lượng, giá trị hàng hóa; giá khởi điểm để tổ chức bán đấu giá đã bao gồm các loại thuế, phí theo quy định.

Điều 10. Bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ

1. Trình tự, thủ tục bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.

2. Người trúng đấu giá có trách nhiệm thanh toán tiền mua hàng cho người vận chuyển theo thỏa thuận tại hợp đồng mua bán tài sản đấu giá theo quy định.

3. Người trúng đấu giá hàng hóa đã thanh toán xong các khoản tiền mua hàng được quyền địnhđoạt đối với hàng hóa đó và phải nhanh chóng giải phóng hàng hóa khỏi cảng.

Điều 11. Xử lý hàng hóa bị lưu giữ trong trường hợp đặc biệt

1. Hàng hóa bị lưu giữ thuộc loại hàng hóa cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu, cấm tạm nhập - tái xuất, cấm tạm xuất - tái nhập hoặc hàng hóa bị cấm kinh doanh, cấm lưu thông trên lãnh thổ Việt Nam phải được xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan chủ trì xử lý đối với hàng hóa bị lưu giữ thuộc loại hàng hóa cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu, cẩm tạm nhập - tái xuất, cấm tạm xuất - tái nhập phải lấy ý kiến phối hợp của các cơ quan quản lý chuyên ngành có liên quan và xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Đối với hàng hóa bị lưu giữ là loại hàng mau hỏng hoặc xét thấy việc lưu giữ hàng hóa là quá tốn kém so với giá trị thực tế của hàng hóa thì người vận chuyển có quyền quyết định thời hạn bán đấu giá đối với số hàng hóa bị lưu giữ trước 60 ngày kể từ ngày tàu biển đến cảng trả hàng và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

4. Trong quá trình thực hiện việc lưu giữ hàng hóa, nếu phát hiện hàng hóa bị lưu giữ có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, an toàn và sức khỏe của con người thì người vận chuyển hoặc người lưu giữ có trách nhiệm thông báo cho người gửi hàng, người nhận hàng, đồng thời thông báo ngay cho cơ quan hải quan liên quan biết để tổ chức xử lý, tiêu hủy theo quy định.

Điều 12. Chi trả tiền bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ

1. Toàn bộ số tiền thu được do việc bán hàng hóa bị lưu giữ được chi trả theo thứ tự ưu tiên sau đây:

a) Thuế, phí, lệ phí liên quan phát sinh trong quá trình lưu giữ và tổ chức bán hàng hóa;

b) Các khoản nợ bao gồm giá dịch vụ vận chuyển, các chi phí khác được ghi trong chứng từ vận chuyển, nếu các khoản tiền đó chưa được thanh toán trước, chi phí đóng góp vào tổn thất chung, tiền công cứu hộ được phân bổ cho hàng hóa theo quy định;

c) Chi phí giám định, định giá hàng hóa;

d) Chi phí bán đấu giá hàng hóa;

đ) Các chi phí liên quan đến việc ký gửi, bảo quản và bán hàng hóa như cước bốc xếp lô hàng, lưu kho bãi, di dời hàng hóa;

e) Các khoản nợ đối với người lưu giữ;

g) Các khoản chi phí phát sinh khác liên quan.

2. Việc chi trả số tiền quy định tại khoản 1 Điều này phải có đầy đủ chứng từ hợp lệ theo quy định của pháp luật. Thời gian chi trả trong vòng 30 ngày kể từ ngày người vận chuyển nhận được tiền bán đấu giá hàng hóa.

3. Trường hợp số tiền thu được do bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ không đủ để chi trả các khoản tiền quy định tại khoản 1 Điều này thì người vận chuyển có quyền tiếp tục yêu cầu những người liên quan có nghĩa vụ thanh toán số tiền còn thiếu theo quy định.

Điều 13. Thông báo việc chi trả tiền bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ

Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày chi trả xong số tiền bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này, người vận chuyển phải thông báo cho người thuê vận chuyển và người nhận hàng biết về việc chi trả số tiền bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ đó.

Điều 14. Xử lý số tiền bán đấu giá còn thừa sau khi đã chi trả

1. Trường hợp người có quyền nhận số tiền còn thừa yêu cầu nhận lại số tiền đó, người vận chuyển phải trả cho người yêu cầu số tiền thừa quy định; trường hợp nhiều người có quyền nhận số tiền còn thừa này thì số tiền còn thừa được chia theo tỷ lệ tương ứng với quyền lợi của mỗi người.

2. Sau 180 ngày, kể từ ngày bán đấu giá hàng hóa mà không có người yêu cầu nhận lại số tiền còn thừa, thì người vận chuyển có nghĩa vụ nộp số tiền đó vào ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thực hiện việc bán đấu giá hàng hóa.

3. Trường hợp người yêu cầu nhận tiền còn thừa không được người vận chuyển chấp nhận thì người yêu cầu nhận tiền có quyền khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền.

Điều 15. Trách nhiệm của người nhận hàng

Người nhận hàng có trách nhiệm thanh toán mọi chi phí và tổn thất hàng hóa phát sinh do việc lưu giữ gây ra; không có quyền đòi lại hàng hóa sau khi người vận chuyển đã hoàn thành việc bán đấu giá hàng hóa theo quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan về bán đấu giá tài sản.

Điều 16. Trách nhiệm của người vận chuyển

Người vận chuyển thực hiện việc lưu giữ hàng hóa, xử lý hàng hóa bị lưu giữ theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của việc lưu giữ và xử lý hàng hóa bị lưu giữ.

Điều 17. Trách nhiệm của người lưu giữ hàng hóa

Người lưu giữ hàng hóa có trách nhiệm bảo quản hàng hóa bị lưu giữ an toàn; phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc xử lý hàng hóa bị lưu giữ theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

Điều 18. Trách nhiệm của cơ quan hải quan

Cơ quan hải quan tại khu vực có hàng bị lưu giữ hướng dẫn cho các bên liên quan khai báo, giải quyết thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị lưu giữ theo quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 19. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.

2. Bãi bỏ Nghị định số 46/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ quy định về xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam.

Điều 20. Tổ chức thực hiện

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tnh, thành phố trực thuộc trung ương, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thhành Nghị định này./.

 



TM. CHÍNH PHỦ
THỦ
TƯỚNG

(đã ký)

N
guyễn Xuân Phúc

 

 

Văn bản khác

Số hiệu
Trích yếu
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
File

Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng

(ĐCSVN) - Ngày 10/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định số 190-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phong phú, sinh động gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024, 2025.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website