Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP, ngày 5/4/2016 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng
  • Về quản lý vật liệu xây dựng
  • 24a/2016/NĐ-CP
  • Nghị định
  • Đầu tư - Xây dựng
  • 05/04/2016
  • 26/05/2016
  • Chính phủ
  • Nguyễn Tấn Dũng
Nội dung:

 

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 24a/2016/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 05 tháng 04 năm 2016

 

NGHỊ ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ VẬT LIỆU XÂY DỰNG


Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,

Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý vật liệu xây dựng.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh

Nghị định này quy định các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, bao gồm: Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng, quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng; hoạt động đầu tư, sản xuất vật liệu xây dựng; quản lý chất lượng, kinh doanh vật liệu xây dựng; chính sách phát triển vật liệu xây dựng Tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, Tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường. Riêng đối với vật liệu xây dựng kim loại và vật liệu xây dựng không có nguồn gốc từ khoáng sản, Nghị định này chỉ Điều chỉnh về quản lý chất lượng và kinh doanh.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng của Nghị định này là các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Vật liệu xây dựng là sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ, vô cơ được sử dụng để tạo nên công trình xây dựng, trừ các trang thiết bị điện và thiết bị công nghệ.

2. Vật liệu xây dựng chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng được quản lý và quy hoạch trên phạm vi toàn quốc, bao gồm: Xi măng, vật liệu ốp lát, sứ vệ sinh, kính xây dựng, vôi, vật liệu chịu lửa.

3. Vật liệu ốp lát là vật liệu xây dựng được sử dụng để ốp, lát các công trình xây dựng.

4. Sứ vệ sinh là sản phẩm có nguồn gốc từ gốm sứ dùng để lắp đặt trong các công trình vệ sinh, phòng thí nghiệm và các phòng chuyên dụng khác.

5. Vật liệu xây dựng Tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, Tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường bao gồm: Vật liệu xây không nung, vật liệu xây dựng được sản xuất từ việc sử dụng chất thải làm nguyên liệu hoặc nhiên liệu, vật liệu xây dựng có tính năng Tiết kiệm năng lượng vượt trội so với vật liệu cùng chủng loại.

6. Khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu bao gồm: Đá làm đá ốp lát, đá làm vôi, cát trắng silic, cao lanh, đất sét trắng, fenspat, đất sét chịu lửa, đôlômít, bentônít và các loại khoáng sản làm xi măng (gồm: Đá làm xi măng, sét làm xi măng và phụ gia xi măng), được quy hoạch trên phạm vi cả nước.

7. Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường là các loại khoáng sản được quy định tạiKhoản 1 Điều 64 của Luật Khoáng sản.

Điều 4. Quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng

1. Nội dung quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng:

a) Ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về vật liệu xây dựng; các quy định về khuyến khích hoặc hạn chế đầu tư, sản xuất, kinh doanh, sử dụng, xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng, khoáng sản làm vật liệu xây dựng;

b) Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng, quy hoạch: khoáng sản làm vật liệu xây dựng;

c) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng;

d) Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng;

đ) Thẩm định, đánh giá về công nghệ sản xuất, chất lượng vật liệu xây dựng; công nghệ chế biến, chất lượng khoáng sản làm vật liệu xây dựng;

e) Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực vật liệu xây dựng.

2. Phân công, phân cấp quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng:

a) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng;

b) Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng;

c) Các Bộ, ngành khác theo chức năng nhiệm vụ được phân công, phối hợp với Bộ Xây dựng thực hiện quản lý nhà nước về các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng;

d) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng trên địa bàn.

Chương II

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG, QUY HOẠCH KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Mục 1. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Điều 5. Phân loại quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng

Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng bao gồm:

1. Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam.

2. Quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu, được lập trên phạm vi cả nước.

3. Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng địa phương, được lập trên phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Điều 6. Thời kỳ lập quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng

1. Thời kỳ lập quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng là 10 năm, tầm nhìn là 20 năm.

2. Điều chỉnh quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng:

a) Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng được rà soát, Điều chỉnh tổng thể định kỳ 05 năm một lần; riêng đối với quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu, có thể được xem xét, Điều chỉnh đột xuất, cục bộ để đảm bảo cân đối cung - cầu và bình ổn thị trường của cả nước.

b) Việc Điều chỉnh quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng phải căn cứ kết quả rà soát, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch theo từng thời kỳ; chỉ Điều chỉnh những nội dung không còn phù hợp với tình hình thực tế phát triển kinh tế - xã hội hoặc để đảm bảo cân đối cung - cầu và bình ổn thị trường của cả nước.

Điều 7. Căn cứ lập quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng

1. Căn cứ lập quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam:

a) Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước;

b) Kết quả Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và các số liệu khác về khoáng sản làm vật liệu xây dựng;

c) Khả năng đáp ứng về lao động, công nghệ;

d) Thị trường tiêu thụ và lợi thế cạnh tranh.

2. Căn cứ lập quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu:

a) Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước;

b) Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam;

c) Kết quả Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và cơ sở dữ liệu khác về khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu;

d) Khả năng đáp ứng về lao động, công nghệ;

đ) Các tài liệu Điều tra thị trường tiêu thụ và lợi thế cạnh tranh trong nước, khu vực, thế giới về các sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu.

3. Căn cứ lập quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng địa phương:

a) Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

b) Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam; quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu; quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất;

c) Tiềm năng về tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng của địa phương;

d) Khả năng đáp ứng về lao động, công nghệ;

đ) Thị trường tiêu thụ và lợi thế cạnh tranh.

Điều 8. Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng

1. Ghi danh Mục, lập kế hoạch vốn, xây dựng đề cương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Triển khai lập quy hoạch theo các bước:

a) Tổng hợp các kết quả Điều tra, phân tích, đánh giá tài nguyên khoáng sản; các yếu tố, nguồn lực, Điều kiện phát triển và tác động của chúng đến quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng;

b) Phân tích đánh giá hiện trạng sản xuất, tính toán cân đối cung - cầu;

c) Xây dựng báo cáo và các tài liệu liên quan;

d) Lấy ý kiến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan; hoàn thiện hồ sơ quy hoạch;

đ) Trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.

Điều 9. Nội dung quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng

1. Nội dung quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam gồm:

a) Xác định vị trí, vai trò của lĩnh vực vật liệu xây dựng đối với nền kinh tế quốc dân;

b) Xác định Mục tiêu, quan Điểm phát triển lĩnh vực vật liệu xây dựng của cả nước;

c) Thực trạng phát triển vật liệu xây dựng của cả nước: phân bố các cơ sở sản xuất; cơ cấu chủng loại, chất lượng sản phẩm; trình độ công nghệ, tình hình đầu tư, lao động, tổ chức sản xuất; năng lực cạnh tranh;

d) Hiện trạng về tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng của cả nước;

đ) Dự báo thị trường vật liệu xây dựng trong nước, khu vực và thế giới, dự báo xuất nhập khẩu các sản phẩm vật liệu xây dựng;

e) Tiềm năng và lợi thế phát triển vật liệu xây dựng của cả nước;

g) Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu về cơ cấu chủng loại, chất lượng sản phẩm, công nghệ, đầu tư; các phương án khai thác, sử dụng Tiết kiệm, hiệu quả khoáng sản làm vật liệu xây dựng;

h) Định hướng phát triển vật liệu xây dựng trong từng giai đoạn;

i) Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách và phương án thực hiện quy hoạch;

k) Đánh giá môi trường chiến lược cho từng giai đoạn;

l) Trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phương trong việc thực hiện quy hoạch.

2. Nội dung quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng chủ yếu gồm:

a) Mục tiêu, quan Điểm phát triển các sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu;

b) Thực trạng phát triển vật liệu xây dựng chủ yếu của cả nước: Phân bố các cơ sở sản xuất; cơ cấu chủng loại, chất lượng sản phẩm; trình độ công nghệ, tình hình đầu tư, lao động, tổ chức sản xuất; năng lực cạnh tranh các sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu;

c) Hiện trạng về tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu của cả nước;

d) Dự báo thị trường các sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu trong nước, khu vực và thế giới, dự báo xuất nhập khẩu các sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu;

đ) Tiềm năng và lợi thế phát triển vật liệu xây dựng chủ yếu của cả nước;

e) Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu về sản lượng, chất lượng sản phẩm; tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng; các phương án khai thác sử dụng Tiết kiệm, hiệu quả khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu;

g) Xây dựng các phương pháp tính toán cân đối cung - cầu đối với sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu theo từng giai đoạn;

h) Lựa chọn các giải pháp công nghệ; dự kiến danh Mục các dự án đầu tư, phương án phân bố đầu tư, quy mô đầu tư và tiến độ đầu tư;

i) Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách và phương án thực hiện quy hoạch;

k) Đánh giá môi trường chiến lược cho từng giai đoạn;

l) Trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phương trong việc thực hiện quy hoạch.

3. Nội dung quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng địa phương gồm:

a) Xác định vị trí, vai trò phát triển vật liệu xây dựng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

b) Xác định Mục tiêu, quan Điểm phát triển vật liệu xây dựng của địa phương;

c) Thực trạng phát triển vật liệu xây dựng của địa phương: Phân bố các cơ sở sản xuất; cơ cấu chủng loại, chất lượng sản phẩm; trình độ công nghệ, tình hình đầu tư, lao động, tổ chức sản xuất; năng lực cạnh tranh;

d) Hiện trạng về tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn;

đ) Dự báo nhu cầu vật liệu xây dựng của địa phương;

e) Tiềm năng và lợi thế phát triển vật liệu xây dựng của địa phương;

g) Cập nhật các số liệu, chỉ tiêu, của quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam, quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng chủ yếu;

h) Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu về cơ cấu chủng loại, chất lượng sản phẩm, công nghệ, đầu tư; các phương án khai thác sử và dụng Tiết kiệm, hiệu quả khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn;

i) Tính toán nhu cầu vốn, lao động, các giải pháp bảo đảm cân đối cung - cầu vật liệu xây dựng của địa phương;

k) Dự kiến danh Mục các dự án đầu tư, phương án phân bố đầu tư, quy mô đầu tư và tiến độ đầu tư;

l) Lộ trình xóa bỏ các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng lạc hậu hiện có trên địa bàn;

m) Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách và phương án thực hiện quy hoạch.

Điều 10. Hồ sơ quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng

1. Hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng gồm:

a) Báo cáo chính quy hoạch gồm: Căn cứ pháp lý, thuyết minh, các bản đồ, phụ lục;

b) Báo cáo tóm tắt quy hoạch;

c) Các tài liệu có liên quan;

d) Báo cáo tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan;

đ) Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC);

e) Dự thảo tờ trình và dự thảo quyết định phê duyệt quy hoạch.

2. Hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng gồm:

a) Hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định theo quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Văn bản thẩm định quy hoạch;

c) Báo cáo tiếp thu, giải trình theo văn bản thẩm định;

d) Tờ trình và dự thảo quyết định phê duyệt quy hoạch.

3. Hồ sơ quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng được lưu trữ và bảo quản theo quy định.

Điều 11. Trách nhiệm lập quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng

1. Bộ Xây dựng tổ chức lập các loại quy hoạch gồm:

a) Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam;

b) Quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng địa phương; Sở Xây dựng là đơn vị chủ trì, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng của địa phương.

3. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng được lựa chọn tổ chức, cá nhân tư vấn có năng lực phù hợp để lập quy hoạch theo quy định.

Điều 12. Thẩm định quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng

1. Thẩm quyền thẩm định quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng:

a) Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định các loại quy hoạch gồm: Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệuxây dựng Việt Nam; quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng địa phương.

2. Cơ quan tổ chức thẩm định quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng thành lập Hội đồng thẩm định.

3. Thành phần Hội đồng thẩm định:

a) Đối với quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam, quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu, thành phần Hội đồng thẩm định gồm đại diện các Bộ: Xây dựng,Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan; các chuyên gia có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm về lĩnh vực vật liệu xây dựng;

b) Đối với quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng địa phương, thành phần Hội đồng thẩm định gồm: Đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đại diện các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương và các Sở, ngành, cơ quan có liên quan; các chuyên gia có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm về lĩnh vực vật liệu xây dựng.

Điều 13. Nội dung thẩm định quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng

1. Nội dung thẩm định quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam, gồm:

a) Cơ sở pháp lý để lập quy hoạch;

b) Cơ sở khoa học, độ tin cậy của các thông tin, số liệu, tài liệu để xây dựng quy hoạch;

c) Sự phù hợp của quy hoạch với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, tính thống nhất với các quy hoạch ngành khác có liên quan;

d) Sự phù hợp về Mục tiêu, quan Điểm, định hướng phát triển vật liệu xây dựng của cả nước theo từng giai đoạn; các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu; phương án bố trí hợp lý các nguồn lực;

đ) Các giải pháp thực hiện quy hoạch, tính khả thi của quy hoạch và các biện pháp quản lý thực hiện quy hoạch;

e) Sự phù hợp của quy hoạch với chiến lược bảo vệ môi trường.

2. Nội dung thẩm định quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng chủ yếu, gồm:

a) Cơ sở pháp lý để lập quy hoạch;

b) Cơ sở khoa học, độ tin cậy của các thông tin, số liệu, tài liệu để xây dựng quy hoạch;

c) Sự phù hợp của quy hoạch với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, tính thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam và các quy hoạch ngành khác có liên quan;

d) Sự phù hợp về Mục tiêu, quan Điểm, định hướng phát triển vật liệu xây dựng chủ yếu của cả nước theo từng giai đoạn; các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu; phương án bố trí hợp lý các nguồn lực;

đ) Sự phù hợp của các phương pháp tính toán cân đối cung - cầu đối với sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu theo các mốc thời gian;

e) Tính khả thi của các giải pháp công nghệ, danh Mục các dự án dự kiến đầu tư, phương án phân bố đầu tư, quy mô đầu tư và tiến độ đầu tư;

g) Các giải pháp thực hiện quy hoạch, tính khả thi của quy hoạch và các biện pháp quản lý thực hiện quy hoạch;

h) Sự phù hợp của quy hoạch với chiến lược bảo vệ môi trường.

3. Nội dung thẩm định quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng địa phương, gồm:

a) Cơ sở pháp lý để lập quy hoạch;

b) Cơ sở khoa học, độ tin cậy của các thông tin, số liệu, tài liệu để xây dựng quy hoạch;

c) Sự phù hợp của quy hoạch với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tính thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam, quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng chủ yếu và các quy hoạch ngành khác có liên quan;

d) Sự phù hợp về Mục tiêu, quan Điểm, định hướng phát triển vật liệu xây dựng của địa phương theo từng giai đoạn; các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu; phương án bố trí hợp lý các nguồn lực;

đ) Các giải pháp thực hiện quy hoạch, tính khả thi của quy hoạch và các biện pháp quản lý thực hiện quy hoạch;

e) Sự phù hợp của quy hoạch với chiến lược bảo vệ môi trường.

Điều 14. Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng

1. Thẩm quyền phê duyệt:

a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam; quy hoạch phát triển xi măng;

b) Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu, trừ quy hoạch phát triển xi măng.

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng địa phương.

Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng là cơ quan có thẩm quyền Điều chỉnh quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng.

Điều 15. Công bố quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng

1. Bộ Xây dựng công bố quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam; quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu tại trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức công bố quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng địa phương tại trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và của Sở Xây dựng.

3. Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan tổ chức lập quy hoạch có trách nhiệm công bốquy hoạch.

Mục 2. QUY HOẠCH KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Điều 16. Phân loại quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng bao gồm:

1. Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng.

2. Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu, không bao gồm khoáng sản làm xi măng (sau đây gọi tắt là quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụngkhoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu).

3. Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường).

Điều 17. Thời kỳ lập quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng

1. Thời kỳ lập quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng là 5 năm, tầm nhìn 10 năm.

2. Điều chỉnh quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng theo quy định tại Điều 14 của Luật Khoáng sản năm 2010.

Điều 18. Căn cứ lập quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng

1. Căn cứ lập quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng:

a) Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch vùng, chiến lược khoáng sản, quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam, quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu;

b) Nhu cầu khoáng sản làm xi măng cho chế biến và sử dụng cả nước;

c) Tiến bộ khoa học và công nghệ trong thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng;

d) Kết quả thực hiện quy hoạch khoáng sản làm xi măng của kỳ trước; kết quả đánh giá môi trường chiến.

2. Căn cứ lập quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu:

a) Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch vùng, chiến lược khoáng sản, quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam, quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu;

b) Nhu cầu khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu cho chế biến và sử dụng cả nước;

c) Tiến bộ khoa học và công nghệ trong thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu;

d) Kết quả thực hiện quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu của kỳ trước; kết quả đánh giá môi trường chiến lược.

3. Căn cứ lập quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường:

a) Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng; khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu; quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng địa phương;

b) Nhu cầu khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cho chế biến và sử dụng của địa phương;

c) Tiến bộ khoa học và công nghệ trong thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường;

d) Kết quả thực hiện quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của kỳ trước; kết quả đánh giá môi trường chiến lược.

Điều 19. Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng

1. Ghi danh Mục, lập kế hoạch vốn xây dựng đề cương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Triển khai lập quy hoạch theo các bước:

a) Tổng hợp các kết quả Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, phân tích, đánh giá tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng;

b) Xây dựng báo cáo và các tài liệu liên quan;

c) Lấy ý kiến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan; hoàn thiện hồ sơ quy hoạch;

d) Trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.

Điều 20. Nội dung quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng

1. Nội dung quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng gồm:

a) Điều tra, nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá tình hình thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng;

b) Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước.

c) Xác định nhu cầu sử dụng khoáng sản làm xi măng và khả năng đáp ứng nhu cầu trong kỳ quy hoạch;

d) Khoanh định chi Tiết khu vực mỏ khoáng sản làm xi măng cần đầu tư khai thác và tiến độ khai thác. Khu vực khai thác khoáng sản làm xi măng được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các Điểm khép góc thể hiện trên bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia với tỷ lệ thích hợp;

đ) Xác định quy mô, công suất khai thác, yêu cầu về công nghệ khai thác khoáng sản làm xi măng;

e) Giải pháp, tiến độ tổ chức thực hiện quy hoạch;

g) Đánh giá môi trường chiến lược theo từng giai đoạn;

2. Nội dung quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu gồm:

a) Điều tra, nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá tình hình thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu;

b) Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước;

c) Xác định nhu cầu sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu và khả năng đáp ứng nhu cầu trong kỳ quy hoạch;

d) Khoanh định chi Tiết khu vực mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu cần đầu tư khai thác và tiến độ khai thác. Khu vực khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các Điểm khép góc thể hiện trên bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia với tỷ lệ thích hợp;

đ) Xác định quy mô, công suất khai thác, yêu cầu về công nghệ khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu;

e) Giải pháp, tiến độ tổ chức thực hiện quy hoạch;

g) Đánh giá môi trường chiến lược theo từng giai đoạn.

3. Nội dung quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường gồm:

a) Điều tra, nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá tình hình thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của địa phương;

b) Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước;

c) Xác định nhu cầu sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của địa phương và khả năng đáp ứng nhu cầu trong kỳ quy hoạch;

d) Khoanh định chi Tiết khu vực mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, trong đó thể hiện cả khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố cần đầu tư khai thác và tiến độ khai thác. Khu vực khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các Điểm khép góc thể hiện trên bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia với tỷ lệ thích hợp;

đ) Xác định quy mô, công suất khai thác, yêu cầu về công nghệ khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của địa phương;

e) Giải pháp, tiến độ tổ chức thực hiện quy hoạch;

g) Đánh giá môi trường chiến lược theo từng giai đoạn.

Điều 21. Hồ sơ quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng

1. Hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng gồm:

a) Báo cáo chính quy hoạch gồm căn cứ pháp lý, thuyết minh, các bản đồ, phụ lục;

b) Báo cáo tóm tắt quy hoạch;

c) Các tài liệu có liên quan;

d) Báo cáo tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan;

đ) Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC);

e) Dự thảo tờ trình và dự thảo quyết định phê duyệt quy hoạch.

2. Hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng gồm:

a) Hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định theo quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Văn bản thẩm định quy hoạch;

c) Báo cáo tiếp thu, giải trình theo văn bản thẩm định;

d) Tờ trình và dự thảo quyết định phê duyệt quy hoạch.

3. Hồ sơ quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây được lưu trữ và bảo quản theo quy định.

Điều 22. Trách nhiệm lập quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng

1. Bộ Xây dựng tổ chức lập các quy hoạch gồm:

a) Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng;

b) Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường; Sở Xây dựng là đơn vị chủ trì, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnhtổ chức lập quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.

3. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng được lựa chọn tổ chức, cá nhân tư vấn có năng lực phù hợp lập quy hoạch theo quy định.

Điều 23. Thẩm định quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng

1. Thẩm quyền thẩm định quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng:

a) Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định các quy hoạch gồm: Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng; quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu.

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.

2. Cơ quan tổ chức thẩm định quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng thành lập Hội đồng thẩm định.

3. Thành phần Hội đồng thẩm định:

a) Đối với quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng; quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu, thành phần Hội đồng thẩm định gồm đại diện các Bộ: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan; các chuyên gia có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm về lĩnh vực khoáng sản làm vật liệu xây dựng.

b) Đối với quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, thành phần Hội đồng thẩm định gồm đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đại diện các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ngành, cơ quan có liên quan; các chuyên gia có trình độ chuyên môn về lĩnh vực khoáng sản làm vật liệu xây dựng.

Điều 24. Nội dung thẩm định quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng

1. Nội dung thẩm định quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng, gồm:

a) Cơ sở pháp lý để lập quy hoạch;

b) Cơ sở khoa học, độ tin cậy của các thông tin, số liệu, tài liệu để xây dựng quy hoạch;

c) Sự phù hợp của quy hoạch với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, chiến lược khoáng sản; tính thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam, quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu và các quy hoạch ngành khác có liên quan;

d) Sự phù hợp các nội dung của quy hoạch;

đ) Tính khả thi trong việc xác định quy mô, công suất khai thác, yêu cầu về công nghệ khai thác khoáng sản làm xi măng;

e) Các giải pháp thực hiện quy hoạch, tính khả thi của quy hoạch và các biện pháp quản lý thực hiện quy hoạch;

g) Sự phù hợp của quy hoạch với chiến lược bảo vệ môi trường.

2. Nội dung thẩm định quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu, gồm:

a) Cơ sở pháp lý để lập quy hoạch;

b) Cơ sở khoa học, độ tin cậy của các thông tin, số liệu, tài liệu để xây dựng quy hoạch;

c) Sự phù hợp của quy hoạch với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, chiến lược khoáng sản; tính thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam, quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu và các quy hoạch ngành khác có liên quan;

d) Sự phù hợp các nội dung của quy hoạch;

đ) Tính khả thi trong việc xác định quy mô, công suất khai thác, yêu cầu về công nghệ khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu;

e) Các giải pháp thực hiện quy hoạch, tính khả thi của quy hoạch và các biện pháp quản lý thực hiện quy hoạch;

g) Sự phù hợp của quy hoạch với chiến lược bảo vệ môi trường.

3. Nội dung thẩm định quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, gồm:

a) Cơ sở pháp lý để lập quy hoạch;

b) Cơ sở khoa học, độ tin cậy của các thông tin, số liệu, tài liệu để xây dựng quy hoạch;

c) Sự phù hợp của quy hoạch với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chiến lược khoáng sản; tính thống nhất với quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng; quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu; quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng của địa phương và các quy hoạch khác có liên quan;

d) Sự phù hợp các nội dung của quy hoạch;

đ) Tính khả thi trong việc xác định quy mô, công suất khai thác, yêu cầu về công nghệ khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường;

e) Các giải pháp thực hiện quy hoạch, tính khả thi của quy hoạch và các biện pháp quản lý thực hiện quy hoạch;

g) Sự phù hợp của quy hoạch với chiến lược bảo vệ môi trường.

Điều 25. Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng

1. Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt:

a) Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng;

b) Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.

3. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng là cơ quan có thẩm quyền Điều chỉnh quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng.

Điều 26. Công bố quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng

1. Bộ Xây dựng công bố quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng; quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu tại trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức công bố quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tại trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và của Sở Xây dựng.

3. Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan tổ chức lập quy hoạch có trách nhiệm công bố quy hoạch.

Mục 3. ĐIỀU KIỆN NĂNG LỰC CỦA TỔ CHỨC TƯ VẤN LẬP QUY HOẠCH VÀ KINH PHÍ CHO CÔNG TÁC QUY HOẠCH TRONG LĨNH VỰC VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Điều 27. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn lập quy hoạch trong lĩnh vực vật liệu xây dựng

1. Có chức năng tư vấn về lập quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng, quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng phù hợp với công việc đảm nhận theo quy định của pháp Luật.

2. Chủ nhiệm dự án quy hoạch phải đáp ứng các Điều kiện sau đây:

a) Có trình độ là kỹ sư hoặc tương đương trở lên;

b) Có thời gian tham gia công tác lập quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng, quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng ít nhất là năm (05) năm;

c) Đã tham gia lập ít nhất một (01) quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng, quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng được Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt; hoặc đã tham gia lập ít nhất ba (03) quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng, quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

Điều 28. Kinh phí cho hoạt động quy hoạch trong lĩnh vực vật liệu xây dựng

1. Kinh phí cho hoạt động quy hoạch trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, bao gồm: Chi phí lập quy hoạch, tổ chức thẩm định quy hoạch, công bố quy hoạch, phổ biến quy hoạch.

2. Kinh phí cho hoạt động quy hoạch trong lĩnh vực vật liệu xây dựng được bố trí từ ngân sách nhà nước. Việc lập dự toán, thanh toán, quyết toán kinh phí cho hoạt động quy hoạch thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

3. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tài trợ hoặc hỗ trợ kinh phí cho hoạt động quy hoạch.

Chương III

HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ, SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Điều 29. Yêu cầu đối với dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng

1. Dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng phải phù hợp với các quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đồng thời phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.

2. Dự án đầu tư sản xuất sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu phải lựa chọn công nghệ thiết bị tiên tiến, hiện đại đáp ứng các tiêu chí về tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng chủ yếu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Đối với các dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng chủ yếu, cơ quan đăng ký đầu tư phải lấy ý kiến tham vấn của Bộ Xây dựng trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.

Điều 30. Hoạt động chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng

1. Hoạt động chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về khoáng sản, môi trường, lao động và các pháp luật liên quan khác.

2. Cơ sở chế biến khoáng sản phải có bộ máy nhân lực được đào tạo, đủ năng lực vận hành thiết bị công nghệ và kiểm soát chất lượng sản phẩm; sử dụng thiết bị, công nghệ chế biến tiên tiến, hiện đại phù hợp với đặc Điểm chế biến của từng loại khoáng sản để nâng cao tối đa hệ số thu hồi sản phẩm khoáng sản chế biến, có mức độ phát thải đạt tiêu chuẩn và quy chuẩn về môi trường.

3. Bộ Xây dựng hướng dẫn về mức độ chế biến sâu khoáng sản làm vật liệu xây dựng; xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng.

Điều 31. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất vật liệu xây dựng

1. Quyền của tổ chức, cá nhân sản xuất vật liệu xây dựng:

a) Lựa chọn, quyết định về công nghệ chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng theo quy định của pháp luật;

b) Lựa chọn, quyết định và công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng do mình sản xuất;

c) Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ về chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng và môi trường;

2. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất vật liệu xây dựng:

a) Công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp quy đối với sản phẩm vật liệu xây dựng bắt buộc phải hợp quy và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất;

b) Thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung của quyết định phê duyệt đầu tư;

c) Thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc các nội dung ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật về khoáng sản, bảo vệ môi trường;

d) Cung cấp đầy đủ thông tin, hướng dẫn sử dụng, vận chuyển, lưu giữ, bảo quản vật liệu xây dựng;

đ) Ngừng sản xuất và có biện pháp khắc phục hậu quả khi phát hiện sản phẩm vật liệu xây dựng không đạt tiêu chuẩn chất lượng và có nguy cơ gây thiệt hại cho người kinh doanh và người sử dụng; bồi thường thiệt hại cho người kinh doanh và người sử dụng do việc sử dụng sản phẩm vật liệu xây dựng không đạt tiêu chuẩn chất lượng gây ra;

e) Tuân thủ các quy định về thanh tra, kiểm tra, chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

g) Cung cấp đầy đủ các thông tin về hoạt động sản xuất, chất lượng sản phẩm môi trường đối với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 32. Quy định sử dụng amiăng trắng nhóm serpentine trong sản xuất vật liệu xây dựng

1. Quy định đối với các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng có sử dụng amiăng trắng nhóm serpentine làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng:

a) Chỉ sử dụng amiăng trắng nhóm serpentine có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng để sản xuất vật liệu xây dựng;

b) Bảo đảm nồng độ sợi amiăng trắng nhóm serpentine trong khu vực sản xuất không vượt quá 0,1 sợi/ml không khí tính trung bình 8 giờ và không vượt quá 0,5 sợi/ml không khí tính trung bình 1 giờ;

c) Không để rách vỡ bao, rơi vãi khi vận chuyển nguyên liệu amiăng trắng nhóm serpentine;

d) Không được sử dụng amiăng trắng nhóm serpentine làm vật liệu nhồi, chèn, cách nhiệt trong công trình xây dựng khi chưa được trộn với các chất kết dính để đảm bảo sợi amiăng trắng nhóm serpentine không khuếch tán vào không khí;

đ) Có các phương án xử lý phế phẩm, các vật liệu, bụi, nước thải ra từ quá trình sản xuất để sử dụng lại hoặc xử lý đảm bảo an toàn theo quy định;

e) Tuân thủ quyết định đầu tư đã được phê duyệt, báo cáo đánh giá tác động môi trường, các quy định về an toàn lao động và bảo vệ môi trường;

g) Phải tổ chức quan trắc, giám sát môi trường nước và môi trường không khí trong cơ sở sản xuất với tần suất định kỳ 03 tháng một lần;

h) Người lao động trực tiếp tham gia quá trình sản xuất phải được trang bị bảo hộ lao động theo quy định;

i) Tổ chức theo dõi khám sức khỏe, chụp X quang định kỳ theo quy định của Bộ Y tế đối với toàn bộ cán bộ, công nhân, người lao động trong đơn vị; kết quả khám sức khỏe được lưu giữ tại cơ sở y tế và cơ sở sản xuất.

2. Quy định việc sử dụng có kiểm soát các sản phẩm vật liệu xây dựng sử dụng nguyên liệu là amiăng trắng nhóm serpentine:

a) Chỉ được sử dụng các sản phẩm vật liệu xây dựng có sử dụng nguyên liệu là amiăng trắng nhóm serpentine khi các sản phẩm này đã được công bố hợp quy.

b) Phải áp dụng các biện pháp cần thiết để khống chế việc phát sinh bụi amiăng trắng nhóm serpentine trong các sản phẩm vật liệu xây dựng khi thực hiện các công việc như cưa, cắt, mài, đục các sản phẩm vật liệu xây dựng có chứa amiăng trắng nhóm serpentine;

c) Phải lập phương án bảo vệ môi trường trước khi tiến hành việc phá dỡ, sửa chữa, cải tạo các công trình, thiết bị công nghiệp đối với các vật liệu xây dựng có chứa amiăng trang nhóm serpentine;

d) Phải thu gom và chuyển vào nơi quy định các phế thải vật liệu xây dựng có chứa amiăng trắng nhóm serpentine; các phế thải vật liệu xây dựng này không được dùng làm nguyên liệu rải đường.

Chương IV

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Điều 33. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

Chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phải tuân thủ và phù hợp với các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đồng thời phải đảm bảo các yêu cầu sau:

1. Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng sản xuất trong nước đưa ra thị trường phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phải đạt tiêu chuẩn đã công bố;

b) Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật thì phải bảo đảm chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật, phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy;

c) Những sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng chưa có tiêu chuẩn quốc gia thì nhà sản xuất phải có trách nhiệm công bố tiêu chuẩn cơ sở; khuyến khích sử dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài làm tiêu chuẩn cơ sở.

d) Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng yêu cầu có nhãn hàng hóa thì nhãn hàng hóa phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;

đ) Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng đã được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy phải tuân thủ quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về dấu hợp quy và sử dụng dấu hợp quy.

2. Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng nhập khẩu phải công bố tiêu chuẩn áp dụng; sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được quản lý bằng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

3. Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng khi sử dụng vào công trình xây dựng phải đảm bảo chấtlượng, đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và tuân thủ thiết kế.

Điều 34. Yêu cầu về kinh doanh vật liệu xây dựng

Hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng phải tuân thủ các quy định pháp luật về thương mại, đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

1. Đối với cửa hàng, siêu thị kinh doanh vật liệu xây dựng phải có đủ diện tích kho, bãi chưa đảm bảo cho việc bảo quản, xuất nhập các sản phẩm vật liệu xây dựng.

2. Phải có đủ phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, biển báo an toàn tại nơi kinh doanh vật liệu xây dựng đối với các loại vật liệu xây dựng dễ cháy, có mùi, hóa chất độc hại, bụi bẩn.

3. Các loại vật liệu xây dựng bị hư hỏng, giảm chất lượng trong quá trình vận chuyển, lưu chứa, kinh doanh thì tổ chức và cá nhân phải chịu trách nhiệm thu hồi, xử lý.

Điều 35. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vật liệu xây dựng

1. Quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh vật liệu xây dựng:

a) Có các quyền của thương nhân kinh doanh hàng hóa theo quy định của pháp luật về thương mại;

b) Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ về chất lượng vật liệu xây dựng.

2. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vật liệu xây dựng:

a) Tuân thủ các yêu cầu về kinh doanh vật liệu xây dựng theo quy định của pháp luật thương mại;

b) Chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại trong trường hợp cung cấp sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng không đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng;

c) Tổ chức và kiểm soát quá trình vận chuyển, lưu giữ, bảo quản vật liệu xây dựng để duy trì chất lượng;

d) Cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu về chất lượng, các Điều kiện phải thực hiện khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng cho người mua;

đ) Phải lập thời cung cấp đầy đủ thông tin và biện pháp xử lý cho người mua khi sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng không đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định từ nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, nhà phân phối;

e) Tuân thủ các quy định về thanh tra, kiểm tra, chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

g) Thực hiện kê khai giá theo quy định.

Điều 36. Xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu xây dựng

1. Yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân xuất khẩu vật liệu xây dựng:

a) Bảo đảm chất lượng vật liệu xây dựng phù hợp với hợp đồng thương mại;

b) Tuân thủ các yêu cầu về chất lượng vật liệu xây dựng xuất khẩu quy định trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam cam kết;

c) Trường hợp vật liệu xây dựng được tái nhập để sử dụng trong nước, nhà xuất khẩu phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định đối với nhà nhập khẩu vật liệu xây dựng;

d) Chịu sự quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hàng năm và đột xuất phải báo cáo Sở Xây dựng tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đơn vị đăng ký kinh doanh để tổng hợp báo cáo Bộ Xây dựng việc xuất khẩu các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng chủ yếu.

2. Yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu vật liệu xây dựng:

a) Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng nhập khẩu;

b) Tổ chức và kiểm soát quá trình vận chuyển, lưu giữ, bảo quản để duy trì chất lượng sản phẩm và yêu cầu về bảo vệ môi trường;

c) Chịu trách nhiệm việc tái xuất vật liệu xây dựng nhập khẩu không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng;

d) Vật liệu xây dựng nhập khẩu không đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng nhưng không tái xuất được và không tái chế được, nhà nhập khẩu phải thực hiện tiêu hủy trong thời hạn quy định, chịu toàn bộ chi phí cho việc tiêu hủy và có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan;

đ) Cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu về chất lượng, các Điều kiện phải thực hiện khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản sản phẩm vật liệu xây dựng cho người kinh doanh và người sử dụng;

e) Tuân thủ các quy định về thanh tra, kiểm tra, chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Chương V

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TIẾT KIỆM TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN, TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG, THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG

Điều 37. Chính sách chung phát triển vật liệu xây dựng Tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, Tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường

1. Nhà nước khuyến khích và tạo Điều kiện cho các tổ chức, cá nhân nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng Tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, Tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường.

2. Các tổ chức, cá nhân nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng Tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, Tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường được hưởng chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư của nhà nước.

3. Nhà nước hạn chế và xóa bỏ theo lộ trình các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng có công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều nguyên liệu, tiêu tốn nhiều năng lượng và gây ô nhiễm môi trường.

4. Bộ Xây dựng hướng dẫn việc sử dụng vật liệu xây dựng Tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, Tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường trong các công trình xây dựng.

Điều 38. Các loại dự án nghiên cứu phát triển, đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng Tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, Tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường được hưởng chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu đầu tư của nhà nước

1. Dự án nghiên cứu khoa học và công nghệ phát triển vật liệu xây dựng Tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, Tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường.

2. Các dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng sản xuất vật liệu xây không nung đảm bảo quy mô công suất:

a) Dự án sản xuất vật liệu xây không nung loại nhẹ (khối lượng thể tích không lớn hơn 1.000 kg/m3) có công suất cho một dây chuyền từ 50.000 m3/năm trở lên;

- Dự án sản xuất gạch bê tông (gạch xi măng - cốt liệu) có công suất cho một dây chuyền từ 10 triệu viên quy tiêu chuẩn/năm trở lên.

3. Các dự án đầu tư xử lý, sử dụng phế thải của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy phân bón hóa chất, nhà máy luyện kim để làm vật liệu xây dựng đảm bảo quy mô công suất:

a) Dự án xử lý, sử dụng tro, xỉ có công suất từ 100.000 tấn/năm trở lên;

b) Dự án xử lý, sử dụng thạch cao có công suất từ 50.000 tấn/năm trở lên.

4. Dự án đầu tư hệ thống tận dụng nhiệt khí thải trong sản xuất xi măng để phát điện.

5. Dự án đầu tư xử lý, sử dụng rác thải sinh hoạt để làm nhiên liệu trong sản xuất vật liệu xây dựng có công suất từ 200 tấn/ngày trở lên.

6. Dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng khác có tính năng Tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, Tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường vượt trội so với chủng loại vật liệu xây dựng cùng loại;

Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định các dự án được hưởng chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu đầu tư tại Khoản này.

Điều 39. Chính sách ưu đãi và hỗ trợ

1. Đối với dự án nghiên cứu khoa học và công nghệ quy định tại Khoản 1 Điều 38 Nghị định này:

a) Được hưởng chính sách ưu đãi thuế và tín dụng quy định tại Điều 64 và 65 của Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013;

b) Các chính sách ưu đãi và hỗ trợ khác có liên quan.

2. Đối với dự án đầu tư quy định tại các Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 6 Điều 38 Nghị định này:

a) Được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 và hỗ trợ đầu tư theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 của Luật Đầu tư năm 2014;

b) Được hỗ trợ chi phí chuyển giao công nghệ đối với các dự án đầu tư có chi phí chuyển giao theo quy định tại Điều 9 và Điều 39 của Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006;

c) Các chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư khác có liên quan.

3. Đối với dự án đầu tư quy định tại Khoản 4 Điều 38 Nghị định này được hưởng chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư tương tự như đối với dự án phát triển năng lượng tái tạo quy định tại Luật Sử dụng năng lượng Tiết kiệm và hiệu quả năm 2010;

4. Đối với dự án đầu tư quy định tại Khoản 5 Điều 38 Nghị định này:

a) Được hưởng chính sách ưu đãi như quy định tại Khoản 2 Điều này;

b) Được hỗ trợ thêm chi phí tối thiểu bằng giá xử lý rác thải sinh hoạt của địa phương ban hành cho các cơ sở xử lý chôn lấp hoặc đốt rác thải sinh hoạt từ nguồn ngân sách địa phương.

Điều 40. Yêu cầu chung về sử dụng chất thải trong sản xuất vật liệu xây dựng

1. Đối với các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng có xử lý, sử dụng chất thải làm nguyên liệu, nhiên liệu trong sản xuất:

a) Việc đầu tư và hoạt động của các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng có xử lý, sử dụng chất thải làm nguyên liệu, nhiên liệu trong sản xuất phải tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về môi trường;

b) Có đủ phương tiện phù hợp để vận chuyển và kho bãi đạt yêu cầu kỹ thuật để chứa chất thải;

c) Vật liệu xây dựng sử dụng nguyên liệu là phế thải phải đảm bảo tiêu chuẩn về bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường;

d) Sản phẩm vật liệu xây dựng có sử dụng chất thải làm nguyên liệu, nhiên liệu phải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

2. Đối với các chủ cơ sở phát thải tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, phân bón hóa chất, luyện kim:

a) Phải tuân thủ pháp luật về môi trường và các quy định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các giải pháp xử lý phế thải là tro, xỉ, thạch cao.

b) Có trách nhiệm phân loại, sơ chế tro, xỉ, thạch cao đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng;

c) Trường hợp không đủ khả năng tự phân loại, sơ chế tro, xỉ, thạch cao thì phải thuê đơn vị có đủ năng lực để thực hiện việc phân loại và sơ chế đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng.

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 41. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng

1. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về vật liệu xây dựng; quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng, quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng; các chương trình, đề án phát triển vật liệu xây dựng Tiết kiệm tài nguyên, Tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường; hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, chương trình, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Ban hành danh Mục sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng nhóm II và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng theo phân công của Chính phủ.

3. Lựa chọn, công bố danh sách các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực đánh giá sự phù hợp đối với các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

4. Hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về khuyến khích hoặc hạn chế đầu tư, sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu xây dựng.

5. Hướng dẫn các hoạt động thẩm định, đánh giá về công nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng; công nghệ chế biến, chất lượng khoáng sản làm vật liệu xây dựng.

6. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan (trong trường hợp cần thiết) tổ chức kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm đối với các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng trên phạm vi cả nước.

7. Các nhiệm vụ khác trong lĩnh vực vật liệu xây dựng đã được quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Điều 42. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ

1. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chính sách cụ thể về phát triển vật liệu xây dựng theo lĩnh vực được phân công phụ trách.

2. Phối hợp với Bộ Xây dựng thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước, công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng.

Điều 43. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và các nhiệm vụ quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng trên địa bàn theo thẩm quyền.

2. Quản  chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng tại địa phương theo quy định của pháp luật.

3. Theo dõi, thống kê, tổng hợp tình hình hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng tại địa phương.

4. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật, cung cấp thông tin về các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng tại địa phương.

5. Tổ chức kiểm tra, thanh tra các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thanh tra Sở Xây dựng chịu trách nhiệm thanh tra chuyên ngành về các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

6. Hàng năm hoặc đột xuất báo cáo Bộ Xây dựng về các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng của địa phương.

7. Các nhiệm vụ khác về quản lý vật liệu xây dựng theo quy định của pháp luật.

Điều 44. Điều Khoản chuyển tiếp

1. Các quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng và quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng đã được phê duyệt trước thời Điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục thực hiện cho đến thời Điểm quy hoạch được Điều chỉnh hoặc thay thế.

2. Các dự án đầu tư về lĩnh vực vật liệu xây dựng đã được phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì không phải phê duyệt lại, các hoạt động chưa được thực hiện thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

3. Trường hợp Nghị định này quy định chính sách ưu đãi cao hơn chính sách ưu đãi mà nhà đầu tư đang được hưởng thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi theo quy định của Nghị định này cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án.

Trường hợp Nghị định này quy định chính sách ưu đãi thấp hơn chính sách ưu đãi mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được tiếp tục áp dụng ưu đãi theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án.

Điều 45. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 5 năm 2016 và thay thế Nghị định số124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịchỦy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG


(Đã ký)

Nguyễn Tấn Dũng

                            

 

Văn bản khác

Số hiệu
Trích yếu
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
File

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website