Nghị định số 59/2017/NĐ-CP ngày 12/5/2017 của Chính phủ về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen
  • Về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen
  • 59/2017/NĐ-CP
  • Nghị định
  • Tài nguyên - Môi trường
  • 12/05/2017
  • 01/07/2017
  • Chính phủ
  • Nguyễn Xuân Phúc
Nội dung:

 

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 59/2017/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2017

 

NGHỊ ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ TIẾP CẬN NGUỒN GEN VÀ CHIA SẺ LỢI ÍCH TỪ VIỆC SỬ DỤNG NGUỒN GEN


Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật dược ngày 06 tháng 4 năm 2016;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về quản lý hoạt động tiếp cận để sử dụng và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen thuộc chủ quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến tiếp cận để sử dụng nguồn gen nhằm mục đích nghiên cứu hoặc phát triển sản phẩm thương mại.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiu như sau:

1. “Bên cung cấp” là tổ chức, cá nhân được nhà nước giao quản lý nguồn gen theo quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật đa dạng sinh học.

2. “Bên tiếp cận” là tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động tiếp cận để sử dụng nguồn gen thuộc chủ quyền của nước Cộng hòa xã hội ch nghĩa Việt Nam.

3. “Bên thứ ba” là tổ chức, cá nhân tiếp cận để sử dụng nguồn gen, dn xuất của nguồn gen được chuyn giao từ Bên tiếp cận đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.

4. “Công nghệ sinh học” là bất kỳ ứng dụng công nghệ nào có sử dụng các hệ thống sinh học, cơ thể sống hoặc dẫn xuất của chúng để tạo ra, làm biến đổi sản phẩm hoặc các quá trình vì mục đích sử dụng cụ thể.

5“Chứng nhận tuân thủ quốc tế về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích” là bản thông tin điện tử có các thông tin cơ bản của Giấy phép tiếp cận nguồn gen và Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích do Cơ quan đu mối quốc gia đăng tải trên Cổng trao đổi thông tin quốc tế về tiếp cận ngun gen và chia sẻ lợi ích của Ban thư ký Công ước Đa dạng sinh học.

6. “Dn xuất” là một hợp chất hóa sinh được tạo ra một cách tự nhiên do hoạt động biểu hiện của gen hoặc quá trình trao đi chất của các nguồn tài nguyên sinh học hoặc di truyền, ngay cả khi hp chất hóa sinh này không chứa các đơn vị có chức năng di truyền.

7. “Giấy phép tiếp cận nguồn gen” là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho Bên tiếp cận để thực hiện các hoạt động tiếp cận nguồn gen với các mục đích: nghiên cứu không vì mục đích thương mại; nghiên cứu vì mục đích thương mại; phát triển sản phẩm thương mại.

8. “Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích” là hợp đồng thỏa thuận giữa Bên cung cấp và Bên tiếp cận về các điều khoản và điều kiện để thực hiện hoạt động tiếp cận nguồn gen cho các mục đích sử dụng và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen (sau đây gọi là Hợp đồng).

9. “Nghị định thư Nagoya” là tên viết tắt của Nghị định thư Nagoya về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen trong khuôn khổ Công ước Đa dạng sinh học.

10. “Nguồn gốc, xuất xứ của nguồn gen” là nơi có nguồn gen ở trạng thái hoang dã hoặc là nơi nguồn gen đã được thuần hóa và sản xuất lâu đời.

11. “Sử dụng nguồn gen” là các hoạt động nghiên cứu và phát triển có sử dụng các thành phần di truyền, hóa sinh và dẫn xuất của nguồn gen, bao gồm cả việc áp dụng công nghệ sinh học theo quy định tại Nghị định này.

Điều 4. Nguyên tắc trong quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen

1. Nhà nước Việt Nam thực hiện chủ quyền đối với toàn bộ nguồn gen trên lãnh thổ quốc gia.

2. Bên tiếp cận là tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được thực hiện hoạt động tiếp cận nguồn gen khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép.

3. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân Việt Nam thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển nguồn gen.

4. Việc chia sẻ lợi ích từ sử dụng nguồn gen phải đảm bảo công bằng, hợp lý giữa các bên có liên quan và góp phần quản lý hiệu quả tài nguyên sinh học, thúc đy các quá trình nghiên cứu khoa học và thương mại hóa nguồn gen, chú trọng đến vai trò của cộng đồng địa phương trong việc bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên di truyền.

Điều 5. Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Nghị định thư Nagoya

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Nghị định thư Nagoya.

2. Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Nghị đnh thư Nagoya có trách nhiệm:

a) Thực hiện thống nhất quản lý hoạt động cấp, gia hạn và thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen;

b) Làm đầu mối cung cấp, trao đổi thông tin với Ban thư ký Công ước Đa dạng sinh học thông qua Cổng trao đổi thông tin quốc tế về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích theo quy định của Nghị định thư Nagoya; chủ trì xây dựng Báo cáo quốc gia về việc thực hiện Nghị định thư Nagoya tại Việt Nam; kiến nghị, đề xuất việc thực hiện và tổ chức thực hiện theo phân công của Chính phủ các quyết định của Hội nghị các bên tham gia Nghị định thư Nagoya; điều phối, tổ chức việc thực hiện các nghĩa vụ của quốc gia đối với Nghị định thư Nagoya;

c) Phối hợp với các quốc gia khác trong việc thực hiện các biện pháp tuân thủ Nghị định thư Nagoya áp dụng đối với các nguồn gen của Việt Nam ở nước ngoài; tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế song phương và đa phương về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích.

Chương II

CẤP, GIA HẠN VÀ THU HỒI GIẤY PHÉP TIẾP CẬN NGUỒN GEN

Điều 6. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, gia hạn và thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, gia hạn và thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen đối với nguồn gen của giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản và giống cây lâm nghiệp.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, gia hạn và thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 7. Đối tượng đăng ký và đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen

1. Các đối tượng sau đây phải đăng ký và đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen:

a) Tổ chức, cá nhân Việt Nam có nhu cầu tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại;

b) Tổ chức, cá nhân nước ngoài có nhu cầu tiếp cận nguồn gen trên lãnh thổ Việt Nam vì bất cứ mục đích nào;

c) Tổ chức, cá nhân Việt Nam có nhu cầu đưa nguồn gen được tiếp cận ra nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại Điều 20 Nghị định này.

2. Đối tượng là cá nhân đăng ký và đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Có bằng cấp chuyên môn (từ đại học trở lên) về một trong các lĩnh vực: sinh học, công nghệ sinh học, dược học và khoa học nông nghiệp;

b) Là thành viên của tổ chức khoa học và công nghệ đang hoạt động theo quy định pháp luật của quốc gia nơi tổ chức được thành lập trong các lĩnh vực sinh học, công nghệ sinh học, dược học, khoa học nông nghiệp và được tổ chức này bảo lãnh bằng văn bản theo Mu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 8. Yêu cầu đối với đối tượng đăng ký và đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen

Khi có nhu cầu tiếp cận nguồn gen, đối tượng quy định tại Điều 7 Nghị định này phải thực hiện các bước sau đây:

1. Đăng ký tiếp cận nguồn gen với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Thỏa thuận và ký Hợp đồng với Bên cung cấp.

3. Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận Hợp đồng.

4. Np hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5Cung cấp thông tin, tài liệu bổ sung; hoàn thiện hồ sơ khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen.

Điều 9. Đăng ký tiếp cận nguồn gen

1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký tiếp cận nguồn gen (sau đây gọi là hồ sơ đăng ký) tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo một trong các cách: Nộp trực tiếp tại trụ sở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; gửi qua đường bưu điện hoặc đăng ký điện tử.

2. Hồ sơ đăng ký bao gồm:

a) Đơn đăng ký tiếp cận nguồn gen theo Mu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Văn bản chứng minh tư cách pháp nhân theo quy định pháp luật của quốc gia nơi tổ chức được thành lập; xuất trình bản chính hoặc bản sao có chng thực một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) đchứng minh về nhân thân của cá nhân đăng ký;

c) Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài đăng ký tiếp cận nguồn gen phải có văn bản hợp tác với tổ chức khoa học và công nghệ Việt Nam;

d) Đối với việc đăng ký tiếp cận nguồn gen thuộc chương trình, dự án, đề tài chung có sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân phải có văn bản ủy quyền cho tổ chức, cá nhân đại diện để thực hiện đăng ký tiếp cận nguồn gen.

3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho t chc, cá nhân đăng ký về việc xác nhận hoặc từ chối đăng ký tiếp cận nguồn gen, đồng thời nêu rõ lý do từ chi.

Điều 10. Thỏa thuận, ký Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích

1. Sau khi nhận được văn bản xác nhận đăng ký tiếp cận nguồn gen của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân tiến hành thỏa thuận và ký Hợp đồng với Bên cung cấp.

2. Ni dung của Hợp đồng theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.

3. Trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng hợp tác để thực hiện cung cấp hoặc tiếp cận nguồn gencác tổ chức, cá nhân này tiến hành thỏa thuận, thng nhất các điều khoản và cùng ký Hợp đồng.

Điều 11. Xác nhận Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích

1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nguồn gen ngoài tự nhiên hoặc nơi đăng ký trụ sở của Bên cung cấp có trách nhiệm xác nhận Hợp đng do tổ chức, cá nhân đề nghị.

2. Hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để xem xét xác nhận, bao gồm:

a) Bản sao văn bản xác nhận đăng ký tiếp cận nguồn gen được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;

b) Hợp đồng đã ký giữa các bên liên quan;

c) Xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân của người đề nghị xác nhận Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích.

3. Thời hạn xác nhận Hợp đồng là không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.

Điều 12. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen (sau đây gọi là hồ sơ đề nghị) được gửi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo một trong các cách sau: nộp trực tiếp tại trụ sở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc gửi qua đường bưu điện. Hồ sơ đề nghị, bao gồm:

a) Bản sao văn bản xác nhận đăng ký tiếp cận nguồn gen đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;

b) Hợp đồng ký giữa các bên liên quan đã được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

c) Văn bản chấp thuận của bộ quản lý ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật đối với trường hợp tiếp cận nguồn gen thuộc danh mục nguồn gen tiếp cận, sử dụng có điều kiện;

d) Tài liệu theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này đối với trường hợp cá nhân nộp hồ sơ đề nghị.

2. Thời gian để gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền tối đa là 12 tháng, tính từ ngày văn bản xác nhận đăng ký tiếp cận nguồn gen được phát hành. Hồ sơ đề nghị gửi sau thời hạn này được xem là không hợp lệ.

Điều 13. Thẩm định và cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen

1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm gửi văn bản cho tổ chức, cá nhân để thông báo về một trong các trường hợp: chấp nhận hồ sơ hợp lệ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ hoặc từ chối nếu hồ sơ không hợp lệ. Thời hạn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đề nghị là không quá 60 ngày, kể từ ngày có thông báo bằng văn bản về việc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

2. Tổ chức thẩm định:

a) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu không vì mục đích thương mại;

b) Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định đối với hồ sơ đề nghị tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại. Thành phần Hội đồng thẩm định, gồm: đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi diễn ra hoạt động tiếp cận nguồn gen và các chuyên gia.

3. Nội dung thẩm định:

a) Việc đáp ứng các điều kiện, nội dung quy định tại Điều 59 Luật đa dạng sinh học;

b) Tính đầy đủ và chính xác của thông tin trong hồ sơ đề nghị;

c) Sự phù hợp của nội dung Hợp đồng với quy định hiện hành của pháp luật;

d) Việc đánh giá tác động về tiếp cận nguồn gen đối với đa dạng sinh học, kinh tế và xã hội;

đ) Năng lực thực hiện việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích của tổ chức, cá nhân.

4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký; đồng thời nêu rõ lý do.

5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định, chỉ định đơn vị trực thuộc làm cơ quan thường trực thẩm định và quy định cụ thể về nhiệm vụ của cơ quan này.

Điều 14. Thay đổi mục đích tiếp cận nguồn gen; chuyển giao nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen cho bên thứ ba và đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả sáng tạo từ sử dụng nguồn gen

1. Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen chỉ được sử dụng nguồn gen cho các mục đích đã đăng ký; khi có nhu cầu thay đổi mục đích tiếp cận, phải thực hiện các quy định tại Điều 10, Điều 11 và Điều 12 Nghị định này để được cấp mới Giấy phép tiếp cận nguồn gen.

2. Yêu cầu đối với việc chuyển giao nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen đã được cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen cho bên thứ ba:

a) Trường hợp chuyển giao nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen không làm thay đổi mục đích sử dụng đã được quy định tại Giấy phép tiếp cận nguồn gen, tổ chức, cá nhân chuyển giao phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan đã cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen;

b) Trường hợp chuyển giao nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen kèm theo việc thay đổi mục đích sử dụng đã được quy định tại Giấy phép tiếp cận nguồn gen, bên thứ ba phải thỏa thuận và ký Hợp đồng với Bên cung cấp và thực hiện các quy định tại Điều 10, Điều 11 và Điều 12 Nghị định này trước khi tiếp nhận nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen;

c) Việc chuyển giao nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen đã được cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen cho bên thứ ba phải bao gồm chuyển giao các nghĩa vụ được quy định tại Giấy phép tiếp cận nguồn gen và Hợp đồng đã ký giữa Bên cung cấp và Bên tiếp cận, bao gồm cả quy định về chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen cho Bên cung cấp.

3. Việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả sáng tạo từ sử dụng nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen phải ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ của nguồn gen đã tiếp cận và tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định này.

Điều 15. Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích

1. Hợp đồng có các nội dung chủ yếu theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; nội dung các thỏa thuận Hợp đồng về chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen phải tuân thủ quy định tại Nghị định này.

2. Hợp đồng chỉ có hiệu lực sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen.

3. Việc thực hiện Hợp đồng khi Giấy phép tiếp cận nguồn gen hết thời hạn hiệu lực:

a) Bên tiếp cận không được tiếp cận nguồn gen kể từ thời điểm Giấy phép tiếp cận nguồn gen hết thời hạn hiệu lực;

b) Các điều, khoản của Hợp đồng về chia sẻ lợi ích tiếp tục có hiệu lực.

4. Việc thực hiện Hợp đồng khi Giấy phép tiếp cận nguồn gen bị thu hồi phải tuân thủ quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định này.

5. Các tranh chấp, khiếu nại liên quan đến việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen được giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều 16. Nội dung và thời hạn của Giấy phép tiếp cận nguồn gen

1. Giấy phép tiếp cận nguồn gen được lập theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Thời hạn của Giấy phép tiếp cận nguồn gen được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định căn cứ vào mục tiêu, kế hoạch tiếp cận nguồn gen tại hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen nhưng tối đa không quá 03 năm.

3. Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen có quyền đưa nguồn gen đó ra nước ngoài, trừ trường hợp nguồn gen thuộc danh mục nguồn gen bị cấm, hạn chế xuất khẩu.

Điều 17. Gia hạn Giấy phép tiếp cận nguồn gen

1. 02 tháng trước khi Giấy phép tiếp cận nguồn gen hết thời hạn hiệu lực, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp tục hoạt động tiếp cận nguồn gen phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép tiếp cận nguồn gen (sau đây gọi là hồ sơ đề nghị gia hạn) tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp phép theo một trong các cách sau: nộp trực tiếp tại trụ sở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc gửi qua đường bưu điện.

2. Hồ sơ đề nghị gia hạn, bao gồm:

a) Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép tiếp cận nguồn gen theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Báo cáo tình hình thực hiện tiếp cận và sử dụng nguồn gen đến thời điểm đề nghị gia hạn theo phạm vi hoạt động tại Giấy phép tiếp cận nguồn gen đã được cấp và nội dung Hợp đồng đã ký giữa các bên;

c) Bản sao Giấy phép tiếp cận nguồn gen đã được cấp;

d) Bản sao Hợp đồng đã ký giữa Bên tiếp cận và Bên cung cấp;

đ) Văn bản của Bên cung cấp chấp thuận về việc tiếp tục thực hiện các hoạt động tiếp cận nguồn gen giữa hai bên.

3. Trong thời hạn chậm nhất 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị gia hạn hợp lệ của tổ chức, cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp phép có trách nhiệm xem xét gia hạn Giấy phép tiếp cận nguồn gen. Quyết định gia hạn được lập theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

4. Thời gian gia hạn của Giấy phép tiếp cận nguồn gen được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định này.

5. Tổ chức, cá nhân gia hạn Giấy phép tiếp cận nguồn gen có trách nhiệm nộp phí gia hạn theo quy định.

Điều 18. Thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen

1. Giấy phép tiếp cận nguồn gen bị thu hồi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện một trong các trường hợp sau:

a) Tổ chức, cá nhân đã cung cấp thông tin giả mạo để được cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen;

b) Hoạt động tiếp cận và sử dụng nguồn gen gây hại con người, môi trường, an ninh, quốc phòng và lợi ích quốc gia của Việt Nam;

c) Tiến hành hoạt động tiếp cận và sử dụng nguồn gen ngoài phạm vi được cấp phép;

d) Các trường hợp vi phạm khác theo quy định của pháp luật.

2. Chậm nhất trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông tin về hành vi vi phạm hoặc khiếu nại về Giấy phép tiếp cận nguồn gen, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp phép phải hoàn thành việc xử lý hồ sơ để ra quyết định về việc thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen đã cấp. Quyết định thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen được lập theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Kể từ ngày có quyết định thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen, tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen phải thực hiện các yêu cầu sau:

a) Không được tiếp tục tiếp cận, sử dụng nguồn gen đã được cấp phép;

b) Phải tiếp tục thực hiện các thỏa thuận về chia sẻ lợi ích đối với nguồn gen đã tiếp cận theo quy định tại Hợp đồng đã ký;

c) Phải bồi thường thiệt hại và phục hồi môi trường, đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật Việt Nam (nếu có).

Điều 19. Phí thẩm định hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn Giấy phép tiếp cận nguồn gen

Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí thẩm định khi nộp hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn Giấy phép tiếp cận nguồn gen theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Điều 20. Yêu cầu đối với học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh, tổ chức khoa học và công nghệ Việt Nam đưa nguồn gen ra nước ngoài

1. Học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam có nhu cầu đưa nguồn gen ra nước ngoài phục vụ học tập nộp hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo một trong các cách sau: nộp trực tiếp tại trụ sở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; gửi qua đường bưu điện hoặc đăng ký điện tử. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị đưa nguồn gen ra nước ngoài phục vụ học tập theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực một trọng các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân của học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh;

c) Giấy giới thiệu của tổ chức khoa học và công nghệ hoặc cơ sở đào tạo ở nước ngoài mà học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam học tập bao gồm các thông tin cơ bản về học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh đề nghị đưa nguồn gen ra nước ngoài và việc sử dụng nguồn gen phục vụ học tập.

2. Tổ chức khoa học và công nghệ Việt Nam có nhu cầu đưa nguồn gen ra nước ngoài để tiến hành nghiên cứu, phân tích, đánh giá không vì mục đích thương mại nộp hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Nghị định này theo một trong các cách sau: nộp trực tiếp tại trụ sở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; gửi qua đường bưu điện hoặc đăng ký điện tử. Hồ sơ bao gồm:

a) Văn bản đề nghị đưa nguồn gen ra nước ngoài phục vụ nghiên cứu không vì mục đích thương mại theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Văn bản chứng minh tư cách pháp nhân của tổ chức khoa học và công nghệ

c) Văn bản đồng ý tiếp nhận nguồn gen của tổ chức nước ngoài theo đề nghị của tổ chức khoa học và công nghệ Việt Nam;

d) Chương trình, đề tài, dự án, nhiệm vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt có liên quan đến nguồn gen đề nghị đưa ra nước ngoài.

3. Đối với nguồn gen đề nghị đưa ra nước ngoài thuộc danh mục nguồn gen tiếp cận, sử dụng có điều kiện, tổ chức, cá nhân phải gửi kèm theo ý kiến bằng văn bản của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật.

4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép đưa nguồn gen ra nước ngoài phục vụ học tập, nghiên cứu không vì mục đích thương mại theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo bằng văn bản cho đối tượng đăng ký, đồng thời nêu rõ lý do.

Chương III

CHIA SẺ LỢI ÍCH TỪ VIỆC SỬ DỤNG NGUỒN GEN

Điều 21. Các loại hình lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen

1. Các lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen bao gồm lợi ích bằng tiền hoặc lợi ích không bằng tiền.

2. Các lợi ích bằng tiền, bao gồm:

a) Tiền thu thập mẫu vật di truyền;

b) Tiền bản quyền;

c) Tiền nhượng quyền thương mại;

d) Các khoản tiền thanh toán một lần hoặc theo đợt theo thỏa thuận;

đ) Các lợi ích bằng tiền khác phát sinh trong quá trình sử dụng nguồn gen.

3. Các lợi ích không bằng tiền, bao gồm:

a) Chia sẻ kết quả nghiên cứu;

b) Quyền được tham gia hoạt động hợp tác nghiên cứu, phát triển, sản xuất các sản phẩm thương mại;

c) Quyền được tiếp cận với thông tin khoa học, kỹ thuật liên quan;

d) Chuyển giao công nghệ cho Bên cung cấp nguồn gen;

đ) Đào tạo, nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển nguồn gen;

e) Quyền sở hữu trí tuệ chung tương ứng với tỷ lệ đóng góp đối với kết quả sáng tạo trên cơ sở tiếp cận nguồn gen;

g) Các lợi ích không bằng tiền khác.

Điều 22. Cách thức chia sẻ lợi ích bằng tiền

1. Tỷ lệ chia sẻ lợi ích bằng tiền đối với sản phẩm được tạo ra từ quá trình sử dụng nguồn gen không thấp hơn 1% tổng doanh thu hàng năm của sản phẩm đó.

2. Tỷ lệ chia sẻ lợi ích bằng tiền thu được từ việc chuyển giao nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen; sử dụng quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả sáng tạo từ việc sử dụng nguồn gen phải đảm bảo cho Bên cung cấp không thấp hơn 2% tổng giá trị chuyển giao hoặc tổng tiền thu được từ việc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ.

3. Tổng lợi ích bằng tiền từ việc tiếp cận, sử dụng nguồn gen được chia sẻ cho các bên liên quan như sau:

a) Bên cung cấp là Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu bảo tồn, Chủ cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen thuộc nhà nước quản lý, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được nhà nước giao quản lý được chia sẻ 30% lợi ích bằng tiền theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; 70% lợi ích bằng tiền thu được còn lại nộp vào ngân sách nhà nước để sử dụng cho hoạt động bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học;

b) Bên cung cấp là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen được chia sẻ 50% lợi ích bng tin được quy định tại khon 1 và khon 2 Điều này; 50% lợi ích bằng tiền thu được còn lại nộp vào ngân sách nhà nước để sử dụng cho hoạt động bảo tn và sử dụng bn vng đa dạng sinh học.

Điều 23. Chia sẻ lợi ích không bằng tiền

1. Việc chia sẻ lợi ích không bằng tiền phát sinh từ hoạt động sử dụng nguồn gen do các bên thỏa thuận và được ghi nhận tại Hp đng.

2. Các đối tượng được chia sẻ lợi ích không bằng tiền, bao gồm: Bên cung cấp đối tác trong nước của Bên tiếp cận là tổ chức nước ngoài và các tổ chức, cá nhân liên quan khác.

3. Khi công bố các kết quả nghiên cứu khoa học hoặc đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả sáng tạo từ sử dụng nguồn gen, các tổ chức, cá nhân phải ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ của nguồn gen đã tiếp cận.

Chương IV

THÔNG TIN VÀ BÁO CÁO

Điều 24. Đăng tải Chứng nhận tuân thủ quốc tế về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích

1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra văn bản hoặc quyết định về việc xác nhận đăng ký tiếp cận nguồn gen, cấp, gia hạn hoặc thu hi Giấy phép tiếp cận nguồn gen, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhim gửi 01 bn chính của các văn bản, quyết định này đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia.

2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, gia hạn hoặc thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen, Bộ Tài nguyên và Môtrường có trách nhiệm đăng tải để công bố, hủy Chứng nhận tuân thủ quốc tế về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích và các vn đề liên quan trên Cng trao đổi thông tin quc tế về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích của Ban thư ký Công ước Đa dạng sinh học theo quy định tại Nghị định thư Nagoya.

Điều 25. Báo cáo kết quả việc thực hiện tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích

1. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản, gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp phép như sau:

a) Báo cáo hoạt động trong thời gian tiếp cận nguồn gen ghi tại Giấy phép tiếp cận nguồn gen;

b) Định kỳ 02 năm một lần, báo cáo về tình hình, kết quả sử dụng nguồn gen;

c) Báo cáo đột xuất khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

2. Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 20 Nghị định này, chậm nhất sau 03 tháng, kể từ ngày kết thúc chương trình học tập, nghiên cứu, có trách nhiệm báo cáo về kết quả học tập, nghiên cứu, gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cho phép đưa ngun gen ra nước ngoài.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, hướng dẫn thực hiện mu báo cáo tiếp cn nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 26. Trách nhiệm quản lý nhà nước về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

a) Tổ chức thực hiện các nội dung được giao theo quy định của Nghị định này;

b) Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn, gen, tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng ngun gen;

c) Thiết lập và vận hành Cổng thông tin điện tử, hệ thống đăng ký, báo cáo qua mạng thông tin điện tử về nguồn gen, tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen;

d) Hướng dẫn chi tiết việc tiếp cận tri thức truyền thống về nguồn gen;

đ) Phối hợp với các bộ  liên quan hướng dẫn chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

a) Tổ chức thực hiện các nội dung được giao theo quy định của Nghị định này;

b) Xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn gen thuộc phạm vi quản lý, có trách nhiệm cung cấp, trao đổi, chia sẻ thông tin, dữ liệu về nguồn gen với Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3. Bộ Y tế có trách nhiệm:

a) Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao thực hiện các quy định của Nghị định này;

b) Cử đại diện tham gia Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen đối với nguồn gen dược liệu theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Cung cấp, trao đổi, chia sẻ thông tin, dữ liệu về nguồn gen dược liệu phục vụ hoạt động thẩm định cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen.

4. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm:

a) Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao tham gia hoạt động thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Cung cấp, trao đổi, chia sẻ thông tin, dữ liệu về nguồn gen phục vụ hoạt động thẩm định cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen theo lĩnh vực quản lý với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).

5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

a) Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen; quản lý hoạt động tiếp cn nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen trên địa bàn quản lý;

b) Cung cấp thông tin, dữ liệu về nguồn gen trên địa bàn quản lý theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

6. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:

a) Thực hiện việc xác nhận Hợp đồng theo quy định của Nghị định này;

b) Giám sát việc thực hiện tiếp cận nguồn gen và các hoạt động có liên quan của tổ chức cá nhân đã được cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen trên địa bàn quản lý;

c) Xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền về những trường hợp vi phạm Giấy phép tiếp cận nguồn gen hoặc Hợp đng;

d) Báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoạt động tiếp cận nguồn gen và các hoạt động có liên quan của tổ chức, cá nhân đã được cấp Giy phép tiếp cận nguồn gen trên địa bàn quản lý khi có yêu cầu bằng văn bản.

Điều 27. Quy định chuyển tiếp

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen được gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được xem xét, thẩm định theo quy định tại Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đa dạng sinh học.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chuyển giao hồ sơ của các trường hợp đã được cấp phép tiếp cận nguồn gen cho Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 12 năm 2017 để quản lý.

3. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng nguồn gen đã tiếp cận từ ngày 01 tháng 7 năm 2009 đến trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen phải thực hiện việc đăng ký và đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen theo quy định tại Nghị định này.

Điều 28. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.

2. Bãi bỏ Điều 18, Điều 19 và Điều 20 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đa dạng sinh học.

3. Bộ trưởngThủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

(đã ký)

Nguyễn Xuân Phúc

 

-------

PHỤ LỤC

(Kèm theo Nghị định số 59/2017/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ)

Mẫu số 01

Mẫu văn bản bảo lãnh của tổ chức khoa học và công nghệ cho cá nhân đề nghị cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen

Mẫu số 02

Mu đơn đăng ký tiếp cận nguồn gen

Mẫu số 03

Mu hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻlợi ích

Mẫu số 04

Mu giấy phép tiếp cận nguồn gen

Mẫu số 05

Mu đơn đề nghị gia hạn giấy phép tiếp cận nguồn gen

Mẫu số 06

Mu quyết định gia hạn giấy phép tiếp cận nguồn gen

Mẫu số 07

Mu quyết định thu hồi giấy phép tiếp cận nguồn gen

Mẫu số 08

Mu đơn (văn bản) đề nghị đưa nguồn gen ra nước ngoài phục vụ học tập/nghiên cứu không vì mục đích thương mại

Mẫu số 09

Mu quyết định cho phép đưa nguồn gen ra khỏi lãnh thổ Việt Nam phục vụ học tập/nghiên cứu không vì mục đích thương mại

 

Mẫu số 01

TÊN TCHỨC BẢO LÃNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:…………

(Địa danh), ngày…..tháng…..năm…….

 

Kính gửi: (Cơ quan nhà nước có thẩm quyền)

BÊN BẢO LÃNH:

Tên tổ chức bảo lãnh: .......................................................................................................

Địa chỉ trụ sở: ....................................................................................................................

Số, ký hiệu Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ: ……………….; ngày cấp: ………………; nơi cấp: …………………………………

Lĩnh vực khoa học và công nghệ được cấp phép hoạt động:............................................

Tên người đại diện theo pháp luật của tổ chức:................................................................

Chức vụ:.............................................................................................................................

Điện thoại: …………………………………. Fax:..................................................................

BÊN ĐƯỢC BẢO LÃNH:

Họ và tên:............................................................................................................................

Số thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ tương đương: .................................................. ;
ngày cấp: ………….; nơi cấp:…………….

Đơn vị công tác:...................................................................................................................

Địa chỉ liên hệ:.....................................................................................................................

Lĩnh vực chuyên môn:..........................................................................................................

Điện thoại: ……………………………. Fax:...........................................................................

Địa chỉ thư điện tử:...............................................................................................................

Ông/Bà (tên bên được bảo lãnh) ... - Bên được bảo lãnh hiện đang là thành viên của (tên bên bảo lãnh) với chức danh là ...

Bằng văn bản này, chúng tôi - ...(tên bên bảo lãnh)... chấp thuận bảo lãnh cho ...Ông/Bà (tên bên được bảo lãnh)... trong việc thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của ...Ông/Bà (tên bên được bảo lãnh)... được quy định tại Hợp đồng về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích số ... ngày ... ký giữa ...(tên bên cung cấp)... và ... (tên bên tiếp cận)....

Chúng tôi khẳng định rằng, trong trường hợp ...Ông/Bà (tên bên được bảo lãnh)... không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo cam kết tại Hợp đồng số chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về nghĩa vụ của … Ông/Bà (tên bên được bảo lãnh)... theo Hợp đồng nêu trên.

Văn bản bảo lãnh này có hiệu lực kể từ ngày ký phát hành.

Văn bản bảo lãnh này được lập thành ... bản, không có giá trị chuyển nhượng và không hủy ngang.

Văn bản bảo lãnh này được điều chỉnh và giải thích theo pháp luật Việt Nam./.

 


Nơi nhận:
-Như trên;
-Lưu: VT,..

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC BẢO LÃNH
(Ký, ghi rõ họ và tên kèm theo chức danh và đóng dấu)

 

Mẫu số 02

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

ĐƠN ĐĂNG KÝ TIẾP CẬN NGUỒN GEN

Kính gửi: (Cơ quan nhà nước có thẩm quyền)

1. Thông tin chung về tổ chức, cá nhân đăng ký:

- Đối với tổ chức: Tên đầy đủ của tổ chức; số, ký hiệu của giấy phép đăng ký kinh doanh, hoạt động hoặc quyết định thành lập, ngày cấp, nơi cấp; tên người đại diện của tổ chức; chức vụ; tên người đại diện liên lạc của tổ chức; địa chỉ liên hệ; điện thoại; fax; địa chỉ thư điện tử.

- Đối với cá nhân:

+ Họ và tên; số thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ tương đương, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ liên hệ; điện thoại; fax; địa chỉ thư điện tử;

+ Trình độ và lĩnh vực chuyên môn của cá nhân;

+ Thông tin về tổ chức khoa học và công nghệ mà cá nhân là thành viên: tên đầy đủ của tổ chức; số, ký hiệu của giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, ngày cấp, nơi cấp; tên người đại diện của tổ chức; chức vụ; địa chỉ liên hệ; điện thoại; fax.

2. Nội dung đăng ký:

- Nguồn gen đăng ký tiếp cận (tên thông thường, tên khoa học, tên khác);

- Lượng nguồn gen dự kiến tiếp cận (nêu rõ bao nhiêu mẫu nguồn gen, số lượng/khối lượng).

- Mục đích tiếp cận nguồn gen:

□ Nghiên cứu không vì mục đích thương mại

□ Nghiên cứu vì mục đích thương mại

□ Phát triển sản phẩm thương mại

- Thời gian tiếp cận (thời điểm bắt đầu và kết thúc, thời gian tiếp cận không quá 3 năm);

- Địa điểm tiếp cận:

- Bên cung cấp:

□ Đã có Bên cung cấp (ghi rõ tên, địa chỉ liên hệ của Bên cung cấp)

□ Đề nghị giới thiệu Bên cung cấp

- Hoạt động phát sinh dự kiến (nếu có):

□ Đưa nguồn gen ra khỏi lãnh thổ Việt Nam

□ Chuyển giao cho bên thứ ba mà không thay đổi mục đích tiếp cận

3. Dự kiến phương án tiếp cận:

- Thời gian tiếp cận (thời điểm bắt đầu, kết thúc);

- Cách thức tiếp cận (phương tiện, công cụ tiếp cận, sử dụng);

- Địa điểm tiếp cận (tiếp cận ngoài tự nhiên, tiếp cận tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, bộ sưu tập...);

- Tổ chức, cá nhân trong nước thực hiện điều tra, thu thập nguồn gen (ghi rõ tên, địa chỉ và đầu mối liên hệ....);

4. Việc sử dụng tri thức truyền thống về nguồn gen (nếu có):

Nêu các thông tin khái quát về việc dự kiến sử dụng tri thức truyền thống về nguồn gen.

5. Tài liệu kèm theo Đơn đăng ký (liệt kê các tài liệu kèm theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số …../2017/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2017 của Chính phủ về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen và các tài liệu khác, nếu có)

6. Cam kết

(Tên tổ chức, cá nhân đăng ký) bảo đảm và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tính trung thực của các thông tin, dữ liệu được cung cấp trong đơn đăng ký này và hồ sơ kèm theo.

Đề nghị quý cơ quan xác nhận đăng ký tiếp cận nguồn gen./.

 

 

(Địa danh), ngày... tháng ... năm ...
Tổ chức/cá nhân đăng ký
(Ký, ghi rõhọ và tên kèm theo chức danh và đóng dấu nếu có)

 

Mẫu số 03

HỢP ĐỒNG TIẾP CẬN NGUỒN GEN VÀ CHIA SẺ LỢI ÍCH

(Số: …..-...../Bên cung cấp và Bên tiếp cận)

- Căn cứ Nghị định thư Nagoya về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen trong khuôn khổ Công ước Đa dạng sinh học;

- Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015;

- Căn cứ Luật đa dạng sinh học năm 2008;

- Căn cứ Nghị định số .../2017/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2017 của Chính phủ về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen;

- Căn cứ vào nhu cầu của (tên Bên cung cấp) và (tên Bên tiếp cận);

Hợp đồng này được lập ngày….tháng....năm….. tại (địa điểm) …..

Giữa

TÊN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN CUNG CẤP NGUỒN GEN (Sau đây gọi là “Bên cung cấp”)

- Đối với tổ chức: Tên đầy đủ của tổ chức; số, ký hiệu của giấy phép đăng ký kinh doanh, hoạt động, ngày cấp, nơi cấp; số, ký hiệu của quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mặt nước nơi nguồn gen được tiếp cận, ngày cấp, nơi cấp; tên người đại diện của tổ chức; chức vụ; tên người đại diện liên lạc của tổ chức; địa chỉ liên hệ; điện thoại; fax; địa chỉ thư điện tử.

- Đối với cá nhân: Họ và tên; số thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ tương đương, ngày cấp, nơi cấp; số, ký hiệu của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mặt nước nơi nguồn gen được tiếp cận, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ liên hệ; điện thoại; fax; địa chỉ thư điện tử.

TÊN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN TIẾP CẬN NGUỒN GEN (Sau đây gọi là “Bên tiếp cận”)

- Đối với tổ chức: Tên đầy đủ của tổ chức; số, ký hiệu của giấy phép đăng ký kinh doanh, hoạt động hoặc quyết định thành lập, ngày cấp, nơi cấp; tên người đại diện của tổ chức; chức vụ; tên người đại diện liên lạc của tổ chức; địa chỉ liên hệ; điện thoại; fax; địa chỉ thư điện tử.

- Đối với cá nhân:

+ Họ và tên; số thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ tương đương, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ liên hệ; điện thoại; fax; địa chỉ thư điện tử;

+ Thông tin chi tiết về tổ chức khoa học và công nghệ mà cá nhân là thành viên; Tên đầy đủ của tổ chức; số, ký hiệu của giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, ngày cấp, nơi cấp; tên người đại diện của tổ chức; chức vụ; địa chỉ liên hệ; điện thoại; fax.

(Trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng hợp tác để thực hiện tiếp cận nguồn gen, các tổ chức, cá nhân này phải cung cấp đầy đủ các thông tin; tiến hành thỏa thuận, thống nhất các điều khoản và cùng ký Hợp đồng)

HAI BÊN CÙNG THỎA THUẬN NHƯ SAU:

Điều 1. Bên cung cấp và Bên tiếp cận thống nhất việc cung cấp và sử dụng nguồn gen với các thông tin cụ thể sau đây:

1. Nguồn gen: Tên thông thường, tên khác, tên khoa học.

2. Mẫu nguồn gen tiếp cận; cách thức, số lượng, khối lượng tiếp cận: Nêu rõ bao nhiêu mẫu vật, khối lượng, cá thể....

3. Mục đích tiếp cận nguồn gen: Ghi rõ mục đích là 1 trong 3 trường hợp: Nghiên cứu không vìmục đích thương mại; nghiên cứu vì mục đích thương mại hoặc phát triển sản phẩm thương mại.

4. Thời gian tiếp cận nguồn gen (bắt đầu, kết thúc): Thời hạn của Giấy phép tiếp cận nguồn gen tối đa không quá 03 năm.

5. Địa điểm tiếp cận nguồn gen.

6. Thông tin cụ thể của các bên dự kiến sử dụng nguồn gen và địa điểm thực hiện các hoạt động sử dụng nguồn gen.

7. Thông tin về dự kiến sử dụng tri thức truyền thống về nguồn gen (nếu có).

8. Thông tin về việc đưa nguồn gen ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

9. Các thỏa thuận khác.

(Chi tiết tại Phụ lục kèm theo về Kế hoạch tiếp cận nguồn gen)

Điều 2. Chia sẻ lợi ích thu được từ việc sử dụng nguồn gen

Tùy từng trường hợp cụ thể, Bên cung cấp và Bên tiếp cận tiến hành thương thảo về hình thức, cách thức chia sẻ lợi ích phù hợp với quy định tại Điều 21, Điều 22 và Điều 23 Nghị định số ……/2017/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2017 của Chính phủ về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen và các quy định pháp luật khác có liên quan về chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen.

Điều 3. Nghĩa vụ của Bên tiếp cận

1. Đối với việc tiếp cận nguồn gen:

- Chỉ triển khai điều tra, thu thập nguồn gen theo Kế hoạch tiếp cận nguồn gen sau khi có Giấy phép tiếp cận nguồn gen do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;

- Tiếp cận nguồn gen theo quy định tại Điều 1 của Hợp đồng này.

2. Đối với việc sử dụng nguồn gen:

- Chỉ được sử dụng nguồn gen theo mục đích tiếp cận nguồn gen đã được quy định tại Hợp đồng này;

- Đối với việc phát triển sản phẩm thương mại, phải định kỳ thông tin, báo cáo với Bên cung cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định về tình hình sử dụng nguồn gen, thông tin về doanh thu từ việc sử dụng và thương mại hóa sản phẩm từ nguồn gen.

3. Thay đổi mục đích tiếp cận, sử dụng nguồn gen: Việc thay đổi mục đích tiếp cận nguồn gen được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số ……/2017/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2017 của Chính phủ về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen.

4. Về quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả sáng tạo trên cơ sở tiếp cận nguồn gen:

- Bên tiếp cận đảm bảo cung cấp thông tin về nguồn gốc, xuất xứ nguồn gen của Bên cung cấp khi đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả sáng tạo trên cơ sở tiếp cận, sử dụng nguồn gen;

- Khi tiến hành thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả sáng tạo từ sử dụng nguồn gen được tiếp cận, Bên tiếp cận phải đảm bảo chia sẻ lợi ích theo Điều 2 của Hợp đồng này và đảm bảo tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số …./2017/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2017 của Chính phủ về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen.

5. Chuyển giao nguồn gen đã được tiếp cận cho bên thứ ba: Thực hiện theo các quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số ……/2017/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2017 của Chính phủ về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen.

6. Nghĩa vụ chia sẻ lợi ích: Thực hiện chia sẻ lợi ích quy định tại Điều 2 của Hợp đồng này.

7. Chế độ thông tin, báo cáo: Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Nghị định về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen và các quy định của pháp luật về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích.

8. Thanh toán cho Bên cung cấp và các bên liên quan thù lao, chi phí, các khoản phí, lệ phí, thuế theo quy định.

9. Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận giữa các bên.

Điều 4. Nghĩa vụ của Bên cung cấp

1. Phối hợp với Bên tiếp cận trong quá trình đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen khi có yêu cầu.

2. Cung cấp cho Bên tiếp cận các nguồn gen theo quy định tại Điều 1 của Hợp đồng này.

3. Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận giữa các bên.

Điều 5. Phương thức giải quyết tranh chấp

Các tranh chấp, khiếu nại liên quan đến việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen được giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều 6. Chế độ sổ sách kế toán

Bên tiếp cận có trách nhiệm duy trì và cập nhật chính xác, đầy đủ sổ sách kế toán và báo cáo liên quan đến Hợp đồng này, bao gồm:

1. Các giao dịch được thực hiện.

2. Báo cáo riêng rẽ về các biên lai, hóa đơn.

3. Các sổ sách kế toán có thể được tiếp cận và kiểm tra, tất cả được lập theo tiêu chuẩn kế toán chung.

4. Các báo cáo, sổ sách ghi chép về doanh thu có được từ việc khai thác sử dụng nguồn gen được tiếp cận để đảm bảo các khoản thanh toán được chính xác.

5. Bên tiếp cận phải lưu sổ sách kế toán, báo cáo liên quan đến các mẫu vật trong vòng … năm kể từ ngày hết hạn hoặc chấm dứt Hợp đồng này. Điều khoản này vẫn duy trì ngay cả khi Hợp đồng hết hạn hoặc chấm dứt trước thời hạn.

6. Các thỏa thuận khác.

Ngoài các nội dung nêu trên, tùy theo từng trường hợp cụ thể, các bên có thể thỏa thuận về những nội dung sau đây:

- Thuế, phí, lệ phí.

- Thỏa thuận về bảo mật thông tin phù hợp với quy định pháp luật.

- Bảo hiểm.

- Tiếp cận hồ sơ, sổ sách.

- Sửa đổi, bổ sung Hợp đồng.

- Chấm dứt và thanh lý Hợp đồng.

- Các trường hợp bất khả kháng.

- Các nội dung khác có liên quan.

Hợp đồng này được lập thành ... bản chính (mỗi bản chính gồm …….. tờ, ....trang). Mỗi bên giữ ... bản, 01 bản gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 

BÊN CUNG CẤP
(Ký, ghi rõ họ và tên kèm theo chức danh và đóng dấu nếu có)

BÊN TIẾP CẬN
(Ký, ghi rõ họ và tên kèm theo chức danh và đóng dấu nếu có)

 

Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻlợi ích giữa ... (Bên tiếp cận)... và.... (Bên cung cấp)... tại ...(địa bàn nơi tiếp cận nguồn gen hoặc địa điểm đăng ký trụ sở của Bên cung cấp).

Lưu tại Ủy ban nhân dân ...(cấp xã)... 01 (một) bản chính.

 

 

(Địa danh), ngày... tháng... năm...
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
(Ký, ghi rõ họ và tên kèm theo chức danh và đóng dấu)

 

KẾ HOẠCH TIẾP CẬN NGUỒN GEN

(Phụ lục kèm theo Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích)

1. Thông tin chung về nguồn gen tiếp cận

- Tên nguồn gen (tên thông thường, tên khoa học, tên khác).

- Mu nguồn gen.

- Số lượng/khối lượng nguồn gen tiếp cận; (nêu rõ bao nhiêu mẫu vật, trọng lượng, cá thể…).

- Mục đích tiếp cận nguồn gen.

- Thời gian tiếp cận (bắt đầu, kết thúc): Thời hạn của Giấy phép tiếp cận nguồn gen tối đa không quá 03 năm.

- Địa điểm tiếp cận.

Tiếp cận ngoài tự nhiên:

+ Vị trí khu vực tiếp cận: Nêu rõ lô, khoảnh, tiểu khu đối với rừng và tọa độ địa lý đối với các hệ sinh thái khác;

+ Ranh giới: Mô tả rõ ranh giới tự nhiên, kèm sơ đồ, bản đồ khu tiếp cận tỷ lệ nhỏ nhất là 1:10.000;

+ Diện tích khu vực tiếp cận;

+ Hiện trạng hệ sinh thái, khu hệ động vật, thực vật tại khu vực tiếp cận.

Tiếp cận tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, bộ sưu tập:

Thông tin về nguồn gen dự kiến tiếp cận được lưu giữ tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, bộ sưu tập (thời gian, địa điểm đã thu thập nguồn gen).

2. Phương án tiếp cận

- Cách thức tiếp cận và phương pháp tiến hành (phương tiện, công cụ tiếp cận, sử dụng, kỳ/đợt thu mẫu).

- Tổ chức, cá nhân trong nước tham gia thực hiện điều tra, thu thập nguồn gen (ghi rõ tên, địa chỉ và đầu mối liên hệ....).

3. Đánh giá tác động của việc tiếp cn nguồn gen đến đa dạng sinh học, kinh tế và xã hội

- Dự báo các tác động có thể gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, hệ sinh thái nơi tiếp cận, kinh tế - xã hội.

- Đề xuất giải pháp nhằm ngăn chặn, giảm thiểu các tác động nêu trên.

4. Kế hoạch sử dụng nguồn gen

- Mục đích và kết quả dự kiến của việc sử dụng nguồn gen.

- Việc sử dụng tri thức truyền thống kết hợp với các nguồn gen trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên di truyền, bao gồm cả việc xác định các đặc tính, công dụng và lợi ích của nguồn gen (nếu có, mô tả những tri thức truyền thống kết hợp với các nguồn gen và xác định các cộng đồng và cá nhân cung cấp các tri thức truyền thống nếu có sự khác biệt so với các nhà cung cấp các nguồn gen này).

- Tổ chức, cá nhân trong nước tham gia thực hiện nghiên cứu, phát triển sản phẩm thương mại từ nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen (ghi rõ tên, địa chỉ và đầu mối liên hệ....).

- Địa điểm tiến hành nghiên cứu, phát triển sản phẩm thương mại từ nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen.

- Hoạt động phát sinh dự kiến (nếu có):

+ Đưa nguồn gen ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (chi tiết số lượng/khối lượng nguồn gen và số lần đưa nguồn gen ra khỏi lãnh thổ Việt Nam);

+ Chuyển giao nguồn gen cho bên thứ ba mà không làm thay đổi mục đích sử dụng.

(Kèm theo thông tin về tổ chức, cá nhân tiếp nhận nguồn gen, thời điểm đưa nguồn gen được tiếp cận ra khỏi lãnh thổ Việt Nam; hoạt động sử dụng dự kiến).

5. Cam kết chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen

(Hình thức, cách thức và việc thực hiện chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen được thng nhất trong Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích giữa Bên tiếp cận và Bên cung cấp)

 

Mẫu số 04

BỘ ….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /QĐ-…..

(Địa danh), ngày…..tháng…..năm…….

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen

(Hồ sơ gc số …… ngày ……)

BỘ TRƯỞNG BỘ ...

Căn cứ Nghị định số .../201.../NĐ-CP ngày .... tháng .... năm .... của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ ...;

Căn cứ Nghị định số ……./2017/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2017 của Chính phủ về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen;

Xét hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen của... (tên tổ chức/cá nhân)....;

Theo đề nghị của (tên cơ quan thường trực thẩm định),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen cho:

- Đối với tổ chức: Tên đầy đủ của tổ chức; số, ký hiệu của giấy phép đăng ký kinh doanh, hoạt động hoặc quyết định thành lập, ngày cấp, nơi cấp; tên người đại diện của tổ chức; chức vụ; tên người đại diện liên lạc của tổ chức; địa chỉ liên hệ; điện thoại; fax; địa chỉ thư điện tử.

- Đối với cá nhân:

+ Họ và tên; số thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ tương đương, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ liên hệ; điện thoại; fax; địa chỉ thư điện tử; lĩnh vực chuyên môn về khoa học và công nghệ;

+ Thông tin chi tiết về tổ chức bảo lãnh: Tên đầy đủ của tổ chức; số, ký hiệu của giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, ngày cấp, nơi cấp; tên người đại diện của tổ chức; chức vụ; địa chỉ liên hệ; điện thoại; fax;

+ Số, ký hiệu; địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản; tên văn bản bảo lãnh; tổ chức ban hành văn bản.

Điều 2. Phạm vi tiếp cận, sử dụng nguồn gen:

1. Nguồn gen: Tên thông thường, tên khác, tên khoa học.

2. Mu nguồn gen tiếp cận; cách thức, số lượng, khối lượng tiếp cận.

3. Mục đích tiếp cận nguồn gen.

4. Thời gian tiếp cận nguồn gen (bắt đầu, kết thúc).

5. Địa điểm tiếp cận nguồn gen.

6. Bên cung cấp (tên, chi tiết liên hệ).

7. Thông tin của các bên sử dụng nguồn gen và địa điểm thực hiện các hoạt động sử dụng nguồn gen.

8. Thông tin về việc sử dụng tri thức truyền thống về nguồn gen.

9. Thông tin về việc đưa nguồn gen ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 3. Trách nhiệm của (tên tổ chức, cá nhân) được cấp phép:

1. Sử dụng nguồn gen cho mục đích (mục đích đăng ký).

2. Thực hiện Kế hoạch tiếp cận nguồn gen được ban hành kèm theo Quyết định này.

3. Thực hiện các nội dung tại Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích số .... ngày ... tháng ... năm.... giữa (Bên tiếp cận) và (Bên cung cấp) .... được Ủy ban nhân dân cấp xã ... chứng thực .... ngày ... tháng ... năm....

4. Tuân thủ nghĩa vụ về báo cáo và các quy định khác có liên quan khi tiếp cận và sử dụng nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen có nguồn gốc, xuất xứ tại Việt Nam.

Điều 4. Giấy phép này có hiệu lực kể từ ngày ký đến đến ngày ... tháng ... năm ...

Điều 5. Thủ trưởng (tên cơ quan thường trực thẩm định),.... và ... (tên tổ chức, cá nhân) ... chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Cơ quan đầu mối quốc gia;
- UBND xã……….;
- Lưu: VT,…………

BỘ TRƯỞNG
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 05

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY PHÉP TIẾP CẬN NGUỒN GEN

Kính gửi: (Cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

1. Thông tin chung

- Tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn thời gian tiếp cận nguồn gen:

+ Đối với tổ chức: Tên đầy đủ của tổ chức; s, ký hiệu của giấy phép đăng ký kinh doanh, hoạt động hoặc quyết định thành lập, ngày cấp, nơi cấp; tên người đại diện của tổ chức; chức vụ; tên người đại diện liên lạc của tổ chức; địa chỉ liên hệ; điện thoại; fax; địa chỉ thư điện tử;

+ Đối với cá nhân:

Họ và tên; số thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ tương đương, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ liên hệ; điện thoại; fax; địa chỉ thư điện tử;

Thông tin chi tiết về tổ chức khoa học và công nghệ mà cá nhân là thành viên: Tên đầy đủ của tổ chức; số, ký hiệu của giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, ngày cấp, nơi cấp; tên người đại diện của tổ chức; chức vụ; địa chỉ liên hệ; điện thoại; fax.

- Giấy phép tiếp cận nguồn gen đã được cấp theo Quyết định số ... /QĐ- ... ngày ... tháng ... năm ... của Bộ trưởng Bộ...

2. Tóm tắt tình hình, kết quả hoạt động tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích đã thực hiện

3. Nội dung đề nghị gia hạn Giấy phép tiếp cận nguồn gen

- Lý do (nêu rõ lý do và giải trình) về đề nghị gia hạn: ………………

- Thời gian đề nghị gia hạn: Từ... đến ...

4. Tài liệu gửi kèm theo (liệt kê các tài liệu kèm theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định số.../2017/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2017 của Chính phủ về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen).

(Tên tổ chức, cá nhân đề nghị) bảo đảm và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tính trung thực của các thông tin, dữ liệu được cung cấp trong đơn đề nghị này và hồ sơ kèm theo.

Đề nghị quý cơ quan xem xét gia hạn Giấy phép tiếp cận nguồn gen đã được cấp./.

 

 

(Địa danh), ngày... tháng ... năm ...
Tổ chức/cá nhân đề nghị
(Ký, ghi rõ họ và tên kèm theo chức danh, đóng dấu nếu có)

 

Mẫu số 06

BỘ ….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /QĐ-…..

(Địa danh), ngày…..tháng…..năm…….

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc gia hạn Giấy phép tiếp cận nguồn gen

BỘ TRƯỞNG BỘ...

Căn cứ Nghị định số .../201.../NĐ-CP ngày .... tháng .... năm .... của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ...;

Căn cứ Nghị định số ……/2017/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2017 của Chính phủ về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen;

Xét hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép tiếp cận nguồn gen của... (tên tổ chức/cá nhân);

Theo đề nghị của (tên cơ quan thường trực thẩm định),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Gia hạn thời gian tiếp cận nguồn gen tại Quyết định số ... /QĐ- .... ngày ... tháng ... năm ... của Bộ trưởng Bộ .... về việc cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen từ ngày... tháng ... năm ... đến ngày ... tháng ... năm ...

Điều 2. Các nội dung không điều chỉnh tại Quyết định này thực hiện theo Quyết định số .../QĐ-.... ngày ... tháng ... năm ... của Bộ trưởng Bộ .... về việc cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký đến ngày ... tháng ... năm...

Điều 4. Thủ trưởng (tên cơ quan thường trực thẩm định), .... và... (tên tổ chức, cá nhân) ... chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Cơ quan đu mi quốc gia;
- UBND xã
…………….;
- Lưu: VT,....

BỘ TRƯỞNG
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 07

BỘ ….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /QĐ-…..

(Địa danh), ngày…..tháng…..năm…….

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thu hồi Quyết định cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen

BỘ TRƯỞNG BỘ...

Căn cứ Nghị định số.../201.../NĐ-CP ngày .... tháng .... năm .... của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ...;

Căn cứ Nghị định số ……./2017/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2017 của Chính phủ về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen;

Theo đề nghị của (tên cơ quan thường trực thẩm định),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thu hồi Quyết định số ... ngày ... tháng ... năm ... của Bộ trưởng Bộ... về việc cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen.

(Tên tổ chức, cá nhân) đã được cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen tại Quyết định số ... phải chấm dứt ngay hoạt động tiếp cận nguồn gen tại Việt Nam và thực hiện các nghĩa vụ sau:

………………………………………………………………………………………………………….

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Thủ trưởng (tên cơ quan thường trực thẩm định), .... và ... (tên tổ chức, cá nhân) ... chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cơ quan đầu mối quốc gia;
- UBND xã
…………….;
- Lưu: VT,…
..

BỘ TRƯỞNG
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 08

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do Hạnh phúc
------------

ĐƠN (VĂN BẢN) ĐỀ NGHỊ ĐƯA NGUỒN GEN RA KHỎI LÃNH THỔ VIỆT NAM PHỤC VỤ HỌC TẬP/ NGHIÊN CỨU KHÔNG VÌ MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI

Kính gửi: (Cơ quan nhà nước có thẩm quyền)

1. Thông tin về tổ chức khoa học và công nghệ/cá nhân đăng ký

- Đối với tổ chức khoa học và công nghệ: Tên đầy đủ của tổ chức; số, ký hiệu của giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, ngày cấp, nơi cấp; tên người đại diện của tổ chức; chức vụ; địa chỉ liên hệ; điện thoại; fax.

- Đối với cá nhân: Họ và tên; số thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ tương đương, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ liên hệ; điện thoại; fax; địa chỉ thư điện tử; thông tin chi tiết về tổ chức khoa học và công nghệ hoặc cơ sở đào tạo mà học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh đang học tập.

2. Mục đích đưa ra nước ngoài

□ Nghiên cứu không vì mục đích thương mại

□ Học tập

3. Thông tin về nguồn gen đưa ra nước ngoài

TT

Nội dung

Thông tin chi tiết

1.

Tên nguồn gen

(Tên thông thường, tên khoa học, tên khác)

2.

Địa điểm thu thập nguồn gen

(Địa ch, tọa độ khu vực đã thu thập nguồngen)

3.

Thời gian thu thập nguồn gen

 

4.

Mu nguồn gen

(Bộ phận thu thập, tiếp cận)

5.

Số lượng/ Khối lượng đã thu thập

 

6.

Mô tả cách thức đã thu thập

(Phương tiện, công cụ, thiết bị sử dụng; hình thức tiếp cận)

7.

Tri thức truyền thống về nguồn gen (nếu có sử dụng)

 

8.

Số lượng/Khối lượng nguồn gen đăng ký đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

 

4. Thông tin về Bên cung cấp

- Đối với tổ chức: Tên đầy đủ của tổ chức; giấy phép đăng ký kinh doanh, hoạt động; quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mặt nước; tên người đại diện của tổ chức; chức vụ; tên người đại diện liên lạc của tổ chức; địa chỉ liên hệ; điện thoại; fax; địa chỉ thư điện tử.

- Đối với cá nhân: Họ và tên; số thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ tương đương, ngày cấp, nơi cấp; số, ký hiệu của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mặt nước; địa chỉ liên hệ; điện thoại; fax; địa chỉ thư điện tử.

5. Thông tin về việc sử dụng nguồn gen ở nước ngoài

Cung cấp thông tin cụ thể về tổ chức, cá nhân nước ngoài hợp tác, tiếp nhận nguồn gen để phục vụ học tập/nghiên cứu không vì mục đích thương mại.

6. Tài liệu kèm theo Đơn đề ngh (liệt kê các tài liệu kèm theo quy định tại Điều 20 Nghị định số……/2017/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2017 của Chính phủ về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen và các tài liệu khác, nêu có).

7. Cam kết

(Tổ chức khoa học và công nghệ/cá nhân) cam kết:

- Chỉ sử dụng nguồn gen đề nghị đưa ra nước ngoài phục vụ học tập/nghiên cứu không vì mục đích thương mại;

- Không chuyển giao nguồn gen đề nghị đưa ra nước ngoài cho bên thứ ba;

- Tuân thủ nghĩa vụ về báo cáo được quy định tại Nghị định số …./2017/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2017 của Chính phủ về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen;

- Bảo đảm và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tính trung thực của các thông tin, dữ liệu được cung cấp trong đơn đề nghị này và hồ sơ kèm theo.

Đề nghị quý cơ quan xem xét cho phép đưa nguồn gen đề nghị nêu trên ra nước ngoài phục vụ học tập/nghiên cứu không vì mục đích thương mại./.

 

 

(Địa danh), ngày….tháng….năm ...
Tổ chức/cá nhân đăng ký
(Ký, ghi rõ họ vàtên kèm theo chức danh và đóng dấu nếu có)

 

Mẫu số 09

BỘ ….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /QĐ-…..

(Địa danh), ngày…..tháng…..năm…….

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc cho phép đưa nguồn gen ra nước ngoài phục vụ nghiên cứu, học tập không vì mục đích thương mại

BỘ TRƯỞNG BỘ...

Căn cứ Nghị định số .../201.../NĐ-CP ngày .... tháng .... năm .... của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ ….;

Căn cứ Nghị định số …./2017/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2017 của Chính phủ về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen;

Xét hồ sơ đề nghị đưa nguồn gen ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phục vụ học tập/nghiên cứu không vì mục đích thương mại của... (tổ chức khoa học và công nghệ/cá nhân)....;

Theo đề nghị của (tên cơ quan thường trực thẩm định),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thông tin về tổ chức khoa học và công nghệ/cá nhân được cho phép đưa nguồn gen ra nước ngoài phục vụ học tập/nghiên cứu không vì mục đích thương mại:

- Đối với tổ chức khoa học và công nghệ: Tên đầy đủ của tổ chức; số, ký hiệu của giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, ngày cấp, nơi cấp; tên người đại diện của tổ chức; chức vụ; địa chỉ liên hệ; điện thoại; fax.

- Đối với cá nhân: Họ và tên; số thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ tương đương, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ liên hệ; điện thoại; fax; địa chỉ thư điện tử; thông tin chung về tổ chức khoa học và công nghệ hoặc cơ sở đào tạo mà học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh đang học tập.

Điều 2. Thông tin về nguồn gen được cho phép đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam phục vụ học tập/nghiên cứu không vì mục đích thương mại:

1. Nguồn gen (tên thông thường, tên khoa học, tên khác).

2. Mu nguồn gen.

3. Thông tin về Bên cung cấp (tên, chi tiết liên hệ).

4. Địa điểm đã thu thập nguồn gen.

5. Số lượng/Khối lượng nguồn gen được phép đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

6. Địa điểm sử dụng nguồn gen ở nước ngoài (tên tổ chức nghiên cứu, cơ sở đào tạo, chi tiết liên hệ).

Điều 3. Trách nhiệm của (tên tổ chức khoa học và công nghệ/cá nhân) được cấp phép:

1. Chỉ sử dụng nguồn gen được cấp phép phục vụ mục đích (học tập hoặc nghiên cứu không vì mục đích thương mại).

2. Không chuyển giao nguồn gen được cấp phép cho bên thứ ba.

3. Tuân thủ nghĩa vụ về báo cáo và các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen tại Nghị định số ……/2017/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2017 của Chính phủ và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 5. Thủ trưởng (tên cơ quan thường trực thẩm định), ...và (tên tổ chức khoa học và công nghệ/cá nhân)... chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
-Như tại Điều 5;
-Cơ quan hải quan;
- Lưu: VT,....

BỘ TRƯỞNG
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)

 

 

 

Văn bản khác

Số hiệu
Trích yếu
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
File

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website