Quyết định số 402/QĐ-TTg, ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới
  • Phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới
  • 402/QĐ-TTg
  • Quyết định
  • Chính sách
  • 14/03/2016
  • 14/03/2016
  • Thủ tướng Chính phủ
  • Nguyễn Tấn Dũng
Nội dung:

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:402/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 14 tháng 03 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG THỜI KỲ MỚI

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới” với những nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Triển khai có hiệu quả Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2013; Quyết định số 2356/QĐ-TTgngày 04 tháng 12 năm 2013 ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020; từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, bảo đảm đồng bộ, góp phần nâng cao chất lượng, bảo đảm tỷ lệ hợp lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tham gia vào các cơ quan của Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập từ Trung ương đến cơ sở.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách về tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số nhằm xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất, đạo đức, có trình độ năng lực nghiệp vụ, góp phần củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước.

b) Nâng cao hợp lý tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số ở các cơ quan của Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập từ Trung ương đến cơ sở, đặc biệt là ở các địa phương vùng dân tộc thiu số nhưng không tăng số lượng biên chế đã được cấp có thẩm quyền giao, phù hợp với Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế.

c) Hình thành hệ thống thông tin, số liệu phản ánh thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay nhằm phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về công tác cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Hoàn thiện hệ thống thể chế về tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số

a) Tiếp tục triển khai Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn thi hành. Thực hiện đúng, đầy đủ, có hiệu quả các chế độ, chính sách ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số.

b) Nghiên cứu xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách có tính đặc thù trong tuyển dụng, nâng ngạch, thăng hạng; chế độ chính sách trong đào tạo, bồi dưỡng; tiêu chuẩn, Điều kiện trong quy hoạch, bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số.

c) Nghiên cứu, quy định chế độ, chính sách thu hút nhân tài, trọng dụng, đãi ngộ, chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội phù hợp đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ và hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số.

2. Về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số

a) Tiếp tục triển khai chương trình đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dưỡng để củng cố, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, các kỹ năng làm việc, trong đó có tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số, trong đó gồm cả cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số nhưng còn hạn chế về khả năng giao tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số.

b) Xây dựng chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức theo 4 nhóm đối tượng: Đối tượng 1 (Lãnh đạo cấp tỉnh và tương đương); đối tượng 2 (Lãnh đạo cấp Sở và tương đương); đối tượng 3 (Lãnh đạo cấp Phòng và tương đương); đối tượng 4 (cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo).

c) Tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung chính sách liên quan đến cử tuyển để tạo sự thống nhất giữa cơ quan có thẩm quyền cử với cơ quan có trách nhiệm đào tạo, cơ quan có trách nhiệm xem xét, tuyển dụng theo vị trí việc làm sau khi sinh viên tốt nghiệp ra trường.

d) Triển khai có hiệu quả các chính sách về thu hút, trọng dụng, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, tổng kết, đề xuất các giải pháp để không ngừng nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số, bảo đảm phù hợp với từng địa bàn vùng dân tộc thiểu số, cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp làm công tác dân tộc.

3. Về nâng cao tỷ lệ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số

a) Về tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số

- Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh)

+ Tỉnh có tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 5% đến dưới 10% tổng dân số của tỉnh: tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tham gia vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh tối thiểu là 3% tổng số biên chế được giao;

+ Tỉnh có tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 10% đến dưới 30% tổng dân số của tỉnh: tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tham gia vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh tối thiểu là 5% tổng số biên chế được giao;

+ Tỉnh có tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 30% đến dưới 50% tổng dân số của tỉnh: tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tham gia vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh tối thiểu là 10% tổng số biên chế được giao;

+ Tỉnh có tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 50% đến dưới 70% tổng dân số của tỉnh: tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tham gia vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh tối thiểu là 15% tổng số biên chế được giao;

+ Tỉnh có tỷ lệ người dân tộc thiểu số trên 70% tổng dân số của tỉnh: tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tham gia vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh tối thiểu là 20%tổng số biên chế được giao.

- Đối với huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là huyện)

+ Huyện có tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 5% đến dưới 10% tổng dân số của huyện: tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tham gia vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp huyện tối thiểu là 5% tổng số biên chế được giao;

+ Huyện có tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 10% đến dưới 30% tổng dân số của huyện: tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tham gia vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp huyện tối thiểu là 10% tổng số biên chế được giao;

+ Huyện có tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 30% đến dưới 50% tổng dân số của huyện: tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tham gia vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp huyện tối thiểu là 20% tổng số biên chế được giao;

+ Huyện có tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 50% đến dưới 70% tổng dân số của huyện: tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tham gia vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp huyện tối thiểu là 30% tổng số biên chế được giao;

+ Huyện có tỷ lệ người dân tộc thiểu số trên 70% tổng dân số của huyện: tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tham gia vào các cơ quan, tổ chứcđơn vị cấp huyện tối thiểu là 35% tổng số biên chế được giao.

- Đối với xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã):

+ Xã có tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 5% đến dưới 10% tổng dân số của xã: tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số phải đạt tối thiểu là 10% tổng số cán bộ, công chức cấp xã;

+ Xã có tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 10% đến dưới 30% tổng dân số của xã: tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số phải đạt tối thiểu là 15% tổng số cán bộ, công chức cấp xã;

+ Xã có tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 30% đến dưới 50% tổng dân số của xã: tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số phải đạt tối thiểu là 30% tổng số cán bộ, công chức cấp xã;

+ Xã có tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 50% đến dưới 70% tổng dân số của xã: tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số phải đạt tối thiểu là 40% tổng số cán bộ, công chức cấp xã;

+ Xã có tỷ lệ người dân tộc thiểu số trên 70% tổng dân số của xã: tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số phải đạt tối thiểu là 50% tổng số cán bộ, công chức cấp xã.

- Lộ trình thực hiện

+ Giai đoạn 2016 - 2018: đạt tối thiểu 50% các tỷ lệ nêu trên;

+ Giai đoạn 2019 - 2020 và những năm tiếp theo: đạt các tỷ lệ nêu trên.

b) Nâng cao tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số của Ủy ban Dân tộc, Ban Dân tộc ở cấp tỉnh, Phòng Dân tộc thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (ở những tỉnh không thành lập Ban Dân tộc) và Phòng Dân tộc ở cấp huyện.

Ủy ban Dân tộc có tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tối thiểu là 40% tổng số biên chế được giao;

- Các Vụ, Ban hoặc tổ chức có tên gọi khác của các Bộ, ngành Trung ương thực hiện chức năng, nhiệm vụ về công tác dân tộc có tỷ lệ công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tối thiểu là 30% tổng số biên chế được giao;

- Ban Dân tộc cấp tỉnh, Phòng Dân tộc thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có tỷ lệ công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tối thiểu là 40% tổng số biên chế được giao;

- Phòng Dân tộc cấp huyện có tỷ lệ công chức người dân tộc thiểu số tối thiểu là 50% tổng số biên chế được giao.

- Lộ trình thực hiện

+ Giai đoạn 2016 - 2018: đạt tối thiểu 40% các tỷ lệ nêu trên;

+ Giai đoạn 2019 - 2020 và những năm tiếp theo: đạt các tỷ lệ nêu trên.

c) Nâng cao tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Ủy ban Dân tộc: có tỷ lệ tối thiểu là 15% trên tổng số cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số;

Các đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc phải có ít nhất 01 chức danh cấp trưởng hoặc cấp phó là người dân tộc thiểu số trong quy hoạch, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý.

- Tỉnh có tỷ lệ tối thiểu là 10% trên tổng số cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trên địa bàn;

- Huyện có tỷ lệ tối thiểu là 20% trên tổng số cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trên địa bàn;

- Xã có tỷ lệ tối thiểu là 30% trên tổng số cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số trên địa bàn.

- Lộ trình thực hiện:

+ Giai đoạn 2016 - 2018: đạt tối thiểu 50% các tỷ lệ nêu trên;

+ Giai đoạn 2019 - 2020 và những năm tiếp theo: đạt các tỷ lệ nêu trên.

4. Các giải pháp, nhiệm vụ khác

a) Kết hợp đồng thời có hiệu quả các Chương trình, Đề án ban hành kèm theo Quyết định số2356/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ. Bố trí đủ nguồn lực để bảo đảm thực hiện các Mục tiêu đã đề ra.

b) Tăng cường công tác quản  cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trên các mặt công tác, nắm chắc tình hình diễn biến tư tưởng, gắn công tác quản lý với công tác giáo dục chính trị tư tưởng; tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc nhận xét, đánh giá và phân loại hàng năm để bảo đảm công bằng, khách quan, toàn diện và sát với thực tiễn.

c) Tiếp tục làm tốt công tác quy hoạch, bổ nhiệm, Điều động cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số phù hợp với năng lực, sở trường, vị trí việc làm, trong đó ưu tiên quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số thuộc nhóm rất ít người, là nữ, trẻ.

d) Thực hiện có hiệu quả Quyết định số 718/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án củng cố, tăng cường đội ngũ cán bộ dân tộc Mông trong hệ thống chính trị các xã địa bàn trọng yếu vùng Tây Bắc giai đoạn 2014-2018 và Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án tiếp tục củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014-2020.

đ) Xây dựng cơ sở dữ liệu về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có số liệu về cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số.

III. KINH PHÍ

Kinh phí để thực hiện Đề án do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí huy động, tài trợ hợp pháp khác từ cộng đồng, doanh nghiệp, tài trợ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế. Việc bố trí kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện theo phân cấp ngân sách hiện hành.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Nội vụ:

a) Hướng dẫn, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện Đề án. Theo dõi, tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện Đề án;

b) Chủ trì xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và Nghị định số29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn;

c) Chủ trì xây dựng chính sách thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ người có tài năng trong hoạt động công vụ vùng dân tộc thiểu số;

d) Chủ trì xây dựng hướng dẫn về tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số làm việc tại các cơ quan hành chính ở các Bộ, ngành Trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp;

đ) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất chính sách ưu đãi trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số ở các ngành, các địa phương, nhất là đối với nữ, người dân tộc thiểu số rất ít người và các dân tộc thiểu số hiện có ít cán bộ đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2014 về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc;

e) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các cơ quan liên quan xây dựng số liệu về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số;

g) Phối hợp với Bộ Tài chính lập dự toán kinh phí triển khai các nội dung Đề án;

h) Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện lồng ghép với các Đề án khác có liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số và vùng dân tộc thiểu số.

2. Ủy ban Dân tộc:

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan, các địa phương nghiên cứu trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về công tác dân tộc; hướng dẫn các quy định về vùng dân tộc thiểu số;

b) Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức theo 4 nhóm đối tượng;

c) Phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn về tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số làm việc tại các cơ quan, đơn vị và xây dựng số liệu về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo:

a) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc, Bộ Nội vụ nghiên cứu các chính sách về ưu tiên trong giáo dục và đào tạo đối với người dân tộc thiểu số; nghiên cứu việc học tiếng dân tộc ở các cấp học phổ thông tại vùng dân tộc thiểu số;

b) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc, Bộ Tài chính, Bộ Lao động

- Thương binh và Xã hội, các cơ quan liên quan và các địa phương nghiên cứu, xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách trợ cấp đối với học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số.

4. Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp với các ngành chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện Đề án; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nắm tình hình, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án.

5. Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tiếp tục nâng cao chất lượng, tăng thời lượng phát sóng các chương trình nói tiếng dân tộc; kịp thời thông tin, tuyên truyền về việc triển khai Đề án trên sóng phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương.

6. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ bảo đảm nguồn kinh phí và hướng dẫn sử dụng kinh phí thực hiện Đề án theo quy định của pháp luật.

7. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án sau khi được phê duyệt;

b) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan trong việc nghiên cứu, xây dựng những chính sách đặc thù trong phạm vi thẩm quyền để nâng cao chất lượng, số lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số;

c) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, lý luận chính trị; trang bị các kiến thức, kỹ năng quản lý hành chính nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc, công tác dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số theo nhu cầu công việc và vị trí việc làm; đảm bảo thực thi công việc hiệu quả và tạo nguồn nhân lực cho chính quyền các cấp;

d) Định kỳ hàng năm, báo cáo Bộ Nội vụ và cơ quan có thẩm quyền về tình hình và kết quả thực hiện Đề án.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

 

THỦ TƯỚNG

(Đã ký)

Nguyễn Tấn Dũng

 

 

Văn bản khác

Số hiệu
Trích yếu
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
File
91/2015/QH13
24/11/2015
01/01/2017
90/2015/QH13
23/11/2015
01/07/2016
89/2015/QH13
23/11/2015
01/07/2016
88/2015/QH13
20/11/2015
01/01/2017
101/2015/QH13
27/11/2015
27/11/2015
100/2015/QH13
27/11/2015
27/11/2015

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website