Thông tư số 48/2017/TT-BQP ngày 05/3/2017 của Bộ Quốc phòng ban hành quy chế, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng
  • Ban hành quy chế, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng
  • 48/2017/TT-BQP
  • Thông tư
  • Doanh nghiệp
  • 05/03/2017
  • 20/04/2017
  • Bộ Quốc phòng
  • Trần Đơn
Nội dung:

BỘ QUỐC PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S:48/2017/TT-BQP

Hà Nội, ngày 05 tháng năm 2017

 

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY CHẾ GIÁM SÁT TÀI CHÍNH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG

 

Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Căn cứ Nghị định s 99/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyn, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu  vào doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về giám sát đu tư vn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vn nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính ph về đầu tư vn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vn, tài sản tại doanh nghiệp.

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính/Bộ Quốc phòng;

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư ban hành Quy chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vn nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 4 năm 2017 và áp dụng cho năm tài chính 2016 trở đi; đồng thời thay thế Thông tư số 161/2014/TT-BQP ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn một số nội dung về giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp do Bộ Quốc phòng làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn của Bộ Quốc phòng.

Điều 3.

1. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện, trường hợp phát sinh vướng mc, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phản ánh kịp thời về Bộ Quốc phòng (qua Cục Tài chính) để xem xét giải quyết./.

 

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)

Thượng tướng Trần Đơn

 

------------

QUY CHẾ

GIÁM SÁT TÀI CHÍNH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 48/2017/TT-BQP ngày 05 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)


Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định về giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vn góp của Nhà nước; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng được ủy quyền, phân cấp hoặc được giao thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng, bao gồm:

a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên - Công ty mẹ của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con (sau đây viết gọn là công ty mẹ);

b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (sau đây viết gọn là công ty TNHH MTV) độc lập.

3. Người đại diện phn vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên (sau đây viết gọn là Người đại diện).

4. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Điều 3. Chủ thể giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp

1. Chủ thể giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp nhà nước

a) Cục Tài chính là cơ quan đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện giám sát tài chính và đánh giá hiệu qu hoạt động ca doanh nghiệp:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan, Kiểm soát viên tại doanh nghiệp thực hiện giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đi với doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ, công ty TNHH MTV độc lập trực thuộc Bộ Quốc phòng.

- Phối hợp với các đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ hoặc công ty mẹ trực thuộc Bộ thực hiện giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với công ty mẹ, công ty TNHH MTV độc lập thuộc đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc công ty con do công ty mẹ nm giữ 100% vốn điều lệ;

b) Cơ quan tài chính đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng (sau đây viết gọn là cơ quan tài chính) là cơ quan thực hiện giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo phân cấp quản lý:

- Chủ trì, phối hợp với Cục tài chính và các cơ quan liên quan, Kim soát viên tại doanh nghiệp thực hiện giám sát tài chính và đánh giá hiệu qu hoạt động đối với công ty mẹ, công ty TNHH MTV độc lập.

- Phối hợp với công ty mẹ giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với công ty con do công ty mẹ nm giữ 100% vốn điều lệ;

c) Giám sát việc thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp và quyn li khác đối với người lao động, người quản lý doanh nghiệp:

Cục Kinh tế, Phòng (Ban) Kinh tế hoặc cơ quan thuộc đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ được giao nhiệm vụ giám sát chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp và quyền li khác đối với người lao động, người quản lý doanh nghiệp thực hiện giám sát đối với doanh nghiệp trực thuộc (theo phân cp quản lý); phối hợp với công ty mẹ thực hiện giám sát đối với công ty TNHH MTV trong mô hình công ty mẹ - công ty con;

d) Công ty mẹ thực hiện giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với công ty con là công ty TNHH MTV.

2. Chủ th giám sát tài chính đi với doanh nghiệp có vốn nhà nước

a) Cục Tài chính phối hợp với Người đại diện, các cơ quan liên quan thực hiện giám sát tài chính và đánh giá hiệu qu hoạt động đối với công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên;

b) Cơ quan tài chính phối hợp với Người đại diện, các cơ quan liên quan thực hiện giám sát tài chính và đánh giá hiệu qu hoạt động đối với công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên thuộc phạm vi quản lý;

c) Công ty mẹ phối hợp với Người đại diện thực hiện giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với công ty con là công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty liên kết để báo cáo về tình hình đầu tư vào công ty con, công ty liên kết.

3. Chủ th giám sát vốn của doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài

a) Cục Tài chính ch trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện giám sát các dự án đầu tư ra nước ngoài có vốn ca doanh nghiệp nhà nước, công ty con của doanh nghiệp nhà nước thông qua công ty mẹ;

b) Cơ quan tài chính thực hiện giám sát các dự án đầu tư ra nước ngoài có vốn của doanh nghiệp nhà nước, công ty con của doanh nghiệp nhà nước thông qua công ty mẹ thuộc phạm vi quản lý;

c) Công ty mẹ thực hiện giám sát hoạt động đầu tư ra nước ngoài của công ty mẹ, công ty con, công ty do công ty mẹ và công ty con góp vốn.

Điều 4. Xây dựng kế hoạch giám sát tài chính

1. Hàng năm, căn cứ vào tình hình thực tế, đơn vị lập Kế hoạch giám sát tài chính:

a) Đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng lập Kế hoạch giám sát gửi Cục Tài chính;

b) Công ty mẹ của các doanh nghiệp trực thuộc Bộ lập Kế hoạch giám sát gửi Cục Tài chính; Công ty mẹ ca các doanh nghiệp thuộc đơn vị đu mối trực thuộc Bộ gửi Cục Tài chính và cơ quan tài chính:

c) Thời hạn gửi Kế hoạch giám sát: Trước ngày 15 tháng 11 của năm trước năm giám sát

2. Căn cứ Kế hoạch giám sát tài chính của các đơn vị và doanh nghiệp. Cục Tài chính tổng hợp và lập Kế hoạch giám sát tài chính đối vi doanh nghiệp, trình Bộ Quốc phòng phê duyệt và công bố trước ngày 31 tháng 01 hàng năm.

Kế hoạch giám sát tài chính phải xác định rõ mục tiêu, nội dung, đối tượng, phạm vi, trách nhiệm thực hiện giám sát của các cơ quan liên quan đối với mỗi doanh nghiệp.

Chương II

GIÁM SÁT TÀI CHÍNH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Mục 1. GIÁM SÁT TÀI CHÍNH

Tiểu mục 1. GIÁM SÁT TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÔNG TY MẸ, CÔNG TY TNHH MTV ĐỘC LẬP

Điều 5. Căn cứ thực hiện giám sát tài chính

1. Quy định của pháp luật hiện hành về quản lý tài chính doanh nghiệp.

2. Điều lệ công tác tài chính Quân đội nhân dân Việt Nam.

3. Điều lệ tổ chức hoạt động, Quy chế quản lý tài chính doanh nghiệp.

4. Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đu tư phát triển hàng năm và 05 (năm) năm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Mục tiêu giám sát trong từng thời kỳ do Bộ Quốc phòng, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ xây dựng đối với từng doanh nghiệp.

5. Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp đã được kim toán độc lp hoặc được Hội đồngthành viên thông qua; báo cáo tài chính 06  (sáu) tháng, báo cáo tài chính quý, báo cáo nghiệp vụ định kỳ và các báo cáo đột xuất khác theo yêu cu của Bộ Quốc phòng, đơn vị đu mối trực thuộc Bộ.

6. Kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tại doanh nghiệp của các cơ quan chức năng đã công bố theo quy định hoặc đã gửi văn bản đến Bộ Quốc phòng, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ (nếu có).

7. Các thông tin, tài liệu có liên quan khác theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Phương thức giám sát tài chính

1. Giám sát tài chính được thực hiện bằng phương thức giám sát trực tiếp, giám sát gián tiếp, giám sát trước, giám sát trong, giám sát sau, trong đó tập trung vào việc giám sát trực tiếp, giám sát trước và giám sát trong nhằm phát hiện kịp thời các rủi ro về tài chính, hạn chế trong quản lý tài chính của doanh nghiệp và có cảnh báo, giải pháp xử lý.

2. Việc kiểm tra, thanh tra thực hiện định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của pháp luật về kim tra, thanh tra.

Điều 7. Nội dung giám sát

1. Giám sát việc bảo toàn và phát trin vốn.

2. Giám sát việc quản lý, s dụng vốn và tài sn nhà nước tại doanh nghiệp theo các nội dung sau:

a) Hoạt động đầu tư vốn đối với các dự án đầu tư, gồm: Nguồn vốn huy động, tiến độ thực hiện dự án đầu tư, tiến độ giải ngân và quyết toán vốn đầu tư;

b) Hoạt động đu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp, trong đó nội dung giám sát tài chính công ty con, công ty liên kết thông qua danh mục đầu tư của công ty mẹ; giám sát hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp;

c) Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn huy động, phát hành trái phiếu;

d) Tình hình quản lý tài sản, quản lý n tại doanh nghiệp, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hu;

đ) Tình hình lưu chuyn tiền tệ của doanh nghiệp.

3. Giám sát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

a) Việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, thực hiện nhiệm vụ cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đt hàng, giao kế hoạch; sản xuất sa chữa sản phẩm quốc phòng, cung ứng dịch vụ quốc phòng do Bộ Quốc phòng đặt hàng, giao kế hoạch (nếu có);

b) Kết quả hoạt động kinh doanh: Doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA);

c) Việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; ngân sách quốc phòng;

d) Phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ.

4. Giám sát chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; ban hành và thực hiện quy chế quản lý tài chính của doanh nghiệp.

5. Giám sát việc cơ cu lại vn nhà nước đầu  tại doanh nghiệp, cơ cấu lại vốn của doanh nghiệp đầu tư tại công ty con, công ty liên kết.

6. Giám sát thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm và quyền lợi khác đối với người lao động, người quản lý doanh nghiệp, Kim soát viên, người đại diện phần vn của doanh nghiệp theo quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng.

Điều 8. Báo cáo đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp

1. Đối tượng lập báo cáo đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp:

Doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng (bao gồm cả công ty con là công ty TNHH MTV thuộc doanh nghiệp nhà nước) lập Báo cáo phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu qu hoạt động của doanh nghiệp (sau đây gọi là Báo cáo đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp) theo mẫu biu ban hành kèm theo Quy chế này.

2. Tình hình bảo toàn và phát trin vốn của doanh nghiệp

a) Việc đánh giá mức độ bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp thực hiện theo Thông tư số 219/2015/TT-BTC ngày 31/12/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp các nội dung sau:

- Vốn chủ sở hữu (theo mã số 410 Bng cân đối kế toán), gồm: Vốn đầu tư của chủ sở hữu, Quỹ Đầu tư phát triển, Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

- Tổng tài sản.

- Lợi nhuận sau thuế.

- Hiệu qu sử dụng vốn: T suất lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ s hữu (ROE), T suất lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sn (ROA).

- Sau khi trích lập các khoản dự phòng theo quy định, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp không phát sinh lỗ hoặc có lãi, doanh nghiệp bo toàn vốn.

- Trường hợp khi trích lập các khoản dự phòng theo quy định, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bị l (bao gồm trường hợp còn lỗ lũy kế), doanh nghiệp không bo toàn vốn.

b) Các ch tiêu được lấy từ báo cáo tài chính, gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo Mẫu số B01-DN, Mẫu số B02-DN ban hành theo Thông tư s 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp (viết gọn là Thông tư số 200/2014/TT-BTC) Đối với Công ty mẹ cần căn cứ cả Báo cáo Tài chính hợp nhất.

c) Khi phân tích, đánh giá doanh nghiệp diễn giải rõ ch tiêu nguồn vốn đầu tư XDCB kết cấu trong vốn chủ sở hữu đối với các dự án đang thực hiện d dang chưa hoàn thành; tình hình biến động của vốn đầu tư của chủ sở hữu, Quỹ Đầu tư phát triển để đánh giá tình hình bảo toàn và phát trin vốn.

3. Tình hình quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp

a) Tình hình đầu tư vốn đối với các dự án, doanh nghiệp báo cáo tình hình tài chính theo các nội dung sau:

- Đối với các dự án thuộc nhóm A và nhóm B: Báo cáo tổng mức đầu tư và ngun vốn huy động đầu tư của từng dự án; đánh giá về tiến độ thực hiện và tiến độ giải ngân dự án so với kế hoạch; quyết toán vốn đầu tư; các vấn đề phát sinh liên quan đến sử dụng đất đai, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, thu hồi giấy phép đầu tư và các quy định khác về quản lý đầu tư; các điều chỉnh về mục tiêu, quy mô vốn, tiến độ và chủ đầu tư trong kỳ của các dự án đầu tư.

- Đối với các dự án còn lại: Báo cáo tổng mức đầu tư và nguồn vốn huy động đ thực hiện dự án; thời gian hoàn thành dự án; tiến độ thực hiện dự án so với kế hoạch; vướng mắc, tồn tại (nếu có) trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

- Đối với các dự án đầu tư đã đưa vào sử dụng trong kỳ báo cáo cn đánh giá hiệu quả mang lại.

Doanh nghiệp lp báo cáo theo Biểu mẫu số 01.A ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Hoạt động đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp, doanh nghiệp báo cáo tình hình tài chính theo các nội dung sau:

- Tính tuân thủ các quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng đối với việc đầu tư vốn ra ngoài của doanh nghiệp.

- Hiệu quả của việc đu tư: Cổ tức hoặc lợi nhuận được chia trên tổng giá trị vốn đầu tư so với c tức hoặc lợi nhuận được chia theo Nghị quyết của Đại hội đồng c đông hoặc Hội đồng thành viên của doanh nghiệp có vốn góp.

Trường hp tại thời điểm lập Báo cáo đánh giá tình hình tài chính, doanh nghiệp chưa tiến hành Đại hội đồng c đông hoặc Hội đồng thành viên thì căn cứ c tức hoặc lợi nhuận thực tế được chia của năm trước liền kề để xem xét đánh giá.

- Kế hoạch tăng hoặc giảm vốn đầu tư tại các công ty con, công ty liên kết và các khoản đu  dài hạn khác.

- Tình hình thoái vốn đối với các khoản đầu tư ngoài ngành theo Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp.

Ngoài các nội dung báo cáo giám sát nêu trên, doanh nghiệp lập báo cáo theo Biểu mẫu số 01.B kèm theo Thông tư này;

c) Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn huy động, phát hành trái phiếu doanh nghiệp báo cáo giám sát theo theo các nội dung sau:

- Tổng s vốn đã huy động trong kỳ báo cáo và lũy kế đến kỳ báo cáo, trong đó: phát hành trái phiếu, vay của các tổ chức tín dụng, ứng vốn của Bộ Quốc phòng, vay của các t chc và cá nhân khác.

- Tình hình sử dụng vốn huy động, trong đó chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi hoạt động sản xuất kinh doanh, chi mục đích khác;

- Các khoản bảo hành vay vn đối với các công ty con; công ty liên kết (nếu có); tình hình sử dụng và trả nợ đối với các khoản bảo lãnh.

- Việc sử dụng vốn huy động và hiệu qu mang lại từ việc sử dụng vốn đã huy động.

- Tình hình quản lý và sử dụng các loại vn ứng của Bộ Quốc phòng, gồm: Dư đu kỳ, phát sinh tăng, giảm trong kỳ, số dư cuối kỳ;

d) Tình hình quản lý tài sản, quản lý nợ, khả năng thanh toán nợ, hệ số nợ phải trả trên vn chủ sở hu doanh nghiệp báo cáo tình hình tài chính theo theo các nội dung sau:

- Thẩm quyền quyết định việc đầu tư, mua sắm tài sản trong kỳ theo quy định của pháp luật: tình hình trích khấu hao tài sản: tình hình thanh lý, nhượng bán tài sản; tình hình xử lý hàng hóa thiếu hụt kém phẩm chất hoặc mất phẩm chất.

- Việc ban hành Quy chế quản lý nợ tại doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định số 206/2013/NĐ-CP ngày 09/12/2013 của Chính phủ về quản lý nợ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tình hình thực hiện quản lý nợ theo Quy chế.

- Tình hình nợ phải thu đến kỳ báo cáo: Tổng số nợ phải thu trong đó nợ phải thu khó đòi (trích lập dự phòng, xử lý nợ khó đòi trong kỳ báo cáo); các khoản thiệt hại nợ phải thu mà chưa được trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi (nếu có). Doanh nghiệp báo cáo chi tiết theo từng khoản nợ phải thu khó đòi, làm rõ nguyên nhân số đã hoặc chưa trích lập dự phòng.

- Tình hình nợ phải trả đến kỳ báo cáo: Tổng số nợ phải trả trong đó nợ đến hạn, nợ của hạn, kh năng, thanh toán nợ. Doanh nghiệp báo cáo chi tiết theo từng khoản nợ phải trả quá hạn và nguyên nhân không trả được nợ đúng hạn.

- Hệ số nợ phải tr trên vốn chủ sở hu;

đ) Tình hình lưu chuyển tiền tệ:

Doanh nghiệp báo cáo giám sát việc cân đối dòng tiền doanh nghiệp tạo ra với nhu cầu cho các hoạt động sn xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính, thanh toán kịp thời các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp; đng thời cp nhật các dự báo về lưu chuyn tin tệ trong tương lai, trong kỳ kế toán tiếp theo.

4. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp

a) Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh: Sản lượng sản xuất (hoặc lượng mua vào) trong kỳ, sản lượng tiêu thụ (hoặc lượng bán ra) trong kỳ, lượng tồn kho cuối kỳ của một số sản phẩm chủ yếu. Thực hiện nhiệm vụ cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch; sản xuất, sửa chữa sản phẩm quốc phòng, cung ứng dịch vụ quốc phòng do Bộ Quốc phòng đặt hàng, giao kế hoạch (nếu có);

b) Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Doanh thu và chi phí phát sinh liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm trong kỳ, doanh thu và chi phí hoạt động tài chính, thu nhập và chi phí khác, kết quả kinh doanh. So sánh giữa ch tiêu thực hiện tại kỳ báo cáo với ch tiêu kế hoạch năm và chỉ tiêu thực hiện cùng kỳ báo cáo của hai năm trước liền k năm báo cáo.

Báo cáo về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua các ch tiêu: Tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tng tài sản (ROA). Ch tiêu tỷ suất lợi nhun sau thuế trên vốn chủ sở hữu được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Quy chế này. Doanh nghiệp lập báo cáo theo Biu mu số 01.C ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Tình hình thực hiện sn phẩm dịch vụ công ích, trong đó đánh giá kết quả cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích về số lượng và chất lượng, doanh thu và chi phí phát sinh liên quan đến cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích trong kỳ so với kế hoạch và so với cùng kỳ năm trước. Doanh nghiệp lập báo cáo theo Biểu mẫu số 01.D ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, ngân sách quốc phòng;

đ) Tình hình phân phối lợi nhuận, trích lp và sử dụng các quỹ. Doanh nghiệp lập báo cáo theo Biểu mẫu s 01.Đ ban hành kèm theo Thông tư này.

Riêng tập đoàn kinh tế, tng công ty nhà nước có trích lập các quỹ đặc thù. Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng còn phải thực hiện báo cáo tình hình trích lập, sử dụng các quỹ này theo Biu mẫu số 01.Đ ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Báo cáo tình hình chấp hành pháp luật về đầu tư, quản  và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; ban hành và thực hiện Quy chế quản lý tài chính của doanh nghiệp.

6. Tình hình thực hiện cơ cấu lại vn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, cơ cấu lại vốn của doanh nghiệp đu tư tại công ty con, công ty liên kết.

7. Báo cáo thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm và quyn lợi khác đối với người lao động, người quản lý doanh nghiệp, Kim soát viên, người đại diện phần vốn ca doanh nghiệp theo quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng.

8. Giải trình ca doanh nghiệp đối với các ý kiến đánh giá ca doanh nghiệp kim toán độc lập, ý kiến của Kiểm soát viên, của Bộ Quốc phòng, đơn vị đu mi trực thuộc Bộ Quốc phòng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

9. Thời hạn nộp báo cáo:

a) Báo cáo đánh giá tình hình tài chính 06 (sáu) tháng của doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng nộp về Cục Tài chính cùng với báo cáo tài chính 06 tháng (đối với báo cáo đánh giá tình hình tài chính 06 tháng); cùng với báo cáo tài chính năm (đối với báo cáo đánh giá tình hình tài chính năm);

b) Báo cáo đánh giá tình hình tài chính ca doanh nghiệp thuộc đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng nộp về cơ quan tài chính cùng với báo cáo tài chính 06 tháng (đối với báo cáo đánh giá tình hình tài chính 06 tháng); cùng với báo cáo tài chính năm (đối với báo cáo đánh giá tình hình tài chính năm);

c) Công ty mẹ quy định thời hạn nộp báo cáo đối với công ty con là công ty TNHH MTV đ bảo đảm thời hạn thực hiện chế độ báo cáo của công ty mẹ theo quy định tại Quy chế này.

Điều 9. Báo cáo giám sát tài chính

1. Căn cứ Báo cáo đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, chủ thể giám sát tài chính theo quy định tại Điều 3 Quy chế này lập Báo cáo giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý theo nội dung sau:

a) Đối với công ty mẹ, công ty TNHH MTV độc lập:

- Tình hình bảo toàn phát trin vốn: Xem xét việc bảo toàn phát triển vốn của doanh nghiệp; hệ số bảo toàn vốn.

- Tình hình quản lý, sử dụng vốn và tài sn nhà nước.

- Nhận xét về việc huy động bảo đảm nguồn vốn đầu tư, tiến độ thực hiện, tiến độ giải ngân của dự án.

- Hiệu quả đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp.

- Tình hình quản lý, sử dụng vốn và tài sản: Nhận xét về tình hình đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, liên doanh và đầu tư dài hạn khác, tình hình đầu tư tài sn, tình hình huy động vốn và sử dụng vn huy động, tình hình quản lý tài sản.

- Tình hình quản lý công nợ phải thu, công nợ phải tr. Trong đó: Nợ phải tr trên vốn chủ sở hữu (không bao gồm các ch tiêu “Quỹ khen thưởng phúc lợi”, “Qu bình n giá”, “Quỹ phát triển khoa học và công nghệ” mà nhỏ hơn hoặc bằng 3 ln được xác định là đúng quy định hiện hành.

- Tình hình lưu chuyển tiền tệ.

- Tình hình thực hiện Kế hoạch sản xuất kinh doanh.

- Tình hình thực hiện nghĩa vụ công ích: Tình hình cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch; sản xuất, sửa chữa sản phẩm quốc phòng, cung ứng dịch vụ quốc phòng do Bộ Quốc phòng đặt hàng, giao kế hoạch (nếu có).

- Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Nhận xét về tình hình thực hiện doanh thu, lợi nhuận so với kế hoạch, biến động của kết quả sản xuất kinh doanh qua các kỳ, tình hình quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí quản lý.

- Tình hình tài chính của doanh nghiệp: Nhận xét về kh năng sinh li, khả năng thanh khoản hiện thời, khả năng thanh toán nhanh, các ch tiêu cân đối nợ và ch tiêu hoạt động, sự phù hợp của cơ cấu tài sản, nguồn vốn.

- Tình hình chấp hành chế độ chính sách: Tình hình tuân th và chấp hành các quy định về chính sách thuế, chính sách tiền lương và các chính sách khác; tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, ngân sách quốc phòng.

- Tình hình thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm và quyền lợi khác đi với người lao động, người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng.

- Tình hình thực hiện các kiến nghị trước đó của Bộ Quốc phòng, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng, kiểm soát viên, kiểm toán, thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh hợp nhất toàn Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước.

Đánh giá về tình hình thực hiện doanh thu, lợi nhuận so với kế hoạch; biến động của kết quả sản xuất kinh doanh qua các kỳ, tình hình quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí quản lý. Số liệu được lấy từ Báo cáo tài chính hợp nht của Tập đoàn, Tổng công ty.

2. Thời hạn nộp báo cáo

a) Báo cáo giám sát tài chính đối với doanh nghip thuộc đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng, cơ quan tài chính gửi về Cục Tài chính trước ngày 05 tháng 08 năm báo cáo đối với báo cáo 06 tháng; báo cáo năm nộp cùng với Báo cáo quyết toán tài chính hàng năm.

b) Công ty mẹ lập Báo cáo giám sát tài chính đối với công ty con là công ty TNHH MTV gửi về Cục Tài chính hoặc cơ quan tài chính (theo phân cấp quản lý) cùng thời điểm nộp Báo cáo đánh giá tình hình tài chính.

Điều 10. Báo cáo kết quả giám sát tài chính

1. Căn cứ báo cáo giám sát tài chính của từng doanh nghiệp, chủ thể giám sát theo quy định tại Điều 3 Quy chế này lập Báo cáo kết quả giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý theo Biểu mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp quản lý.

2. Thời hạn nộp báo cáo kết quả giám sát tài chính thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Quy chế này.

Tiểu mục 2. GIÁM SÁT TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÔNG TY CON, CÔNG TY LIÊN KẾT

Điều 11. Giám sát tài chính đối với công ty con là công ty TNHH MTV

1. Công ty mẹ thực hiện giám sát tài chính đối với công ty con là công ty TNHH MTV theo các nội dung quy định tại các Điều 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Quy chế này. Công ty mẹ thực hiện giám sát tài chính công ty con, công ty liên kết bằng phương thức giám sát trực tiếp, giám sát gián tiếp, giám sát trước, giám sát trong, giám sát sau, trong đó tập trung vào giám sát gián tiếp.

2. Báo cáo giám sát tài chính và Báo cáo kết qu giám sát tài chính nộp Cục Tài chính hoặc cơ quan tài chính (theo phân cấp quản lý) theo thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều 9 và Điều 10 Quy chế này.

3. Trường hợp công ty con có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật về tài chính doanh nghiệp, Cục Tài chính hoặc cơ quan tài chính phối hợp với công ty mẹ giám sát trực tiếp công ty con.

4. Chế độ báo cáo

Căn cứ báo cáo tình hình tài chính của công ty con, công ty liên kết, công ty mẹ lập Báo cáo tình hình đầu tư vào công ty con, công ty liên kết theo Biểu mẫu số 01.B ban hành kèm theo Thông tư này nộp về Cục Tài chính hoặc cơ quan tài chính (theo phân cấp quản lý) theo quy định tại Khoản 9, Điều 8 Quy chế này.

Số liệu tại Biểu mẫu số 01.B bao gồm cả số liệu của công ty con là công ty TNHH MTV.

Điều 12. Giám sát tài chính đối với công ty con là công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên; Công ty liên kết và tình hình đầu tư của doanh nghiệp

1. Nội dung giám sát tài chính

a) Tình hình sản xuất kinh doanh: Đánh giá biến động về doanh thu và lợi nhuận của năm báo cáo so với năm trước liền kề.

b) Hiệu qu đầu tư vốn: Đánh giá tình hình thu hồi vốn, lợi nhuận, c tức được chia t các khoản đu tư ra ngoài doanh nghiệp.

- Đánh giá về việc thu hồi vốn, lợi nhuận, c tức được chia so với kế hoạch đầu năm. Lợi nhuận, c tức được chia từ các khoản đầu tư ra ngoài doanh nghiệp được xác định theo số lợi nhuận thực tế doanh nghiệp nhận được.

- Trường hợp hiệu quả đầu tư vốn vào công ty con, công ty liên kết thấp, hoặc công ty con, công ty liên kết có lợi nhuận sau thuế nhưng không thực hiện chia lợi nhuận, c tc cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải giải trình lý do và đề xuất biện pháp (thoái vn, tăng cường giám sát hoặc các biện pháp khác).

c) Khả năng thanh toán nợ đến hạn, hệ s nợ phải trả trên vốn ch sở hu: Đánh giá khả năng thanh toán nợ đến hạn, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của công ty con, công ty liên kết.

d) Việc thoái vốn, chuyn nhượng vốn đã đầu tư

Đánh giá kết quả thoái vốn, chuyển nhượng vn đầu tư so với kế hoạch. Trường hợp việc thoáivốn, chuyển nhượng không đảm bo theo kế hoạch, doanh nghiệp phải giải trình nguyên nhân và đề xuất giải pháp.

2. Chế độ báo cáo

Căn cứ báo cáo tình hình tài chính của công ty con, công ty liên kết, Công ty mẹ lập Báo cáo tình hình đầu tư vào công ty con, công ty liên kết theo Biểu số 01.B ban hành kèm theo Quy chế này nộp về Cục Tài chính hoặc cơ quan tài chính (theo phân cấp qun lý) theo quy định tại Khoản 8 Điều 8 Quy chế này.

S liệu tại Biu số 01.B bao gồm cả s liệu của công ty con là công ty TNHH MTV.

Tiểu mục 3. GIÁM SÁT VỐN CỦA DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI

Điều 13. Đối tượng giám sát

Đối tượng giám sát là toàn bộ các dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghip, bao gồm các dự án của Công ty mẹ, công ty con và dự án do công ty mẹ và công ty con góp vốn thành lập.

Điều 14. Nội dung báo cáo đầu tư vốn của doanh nghiệp ra nước ngoài

1. Tình hình đầu tư vốn ra nước ngoài và thu hồi vốn đầu tư về Việt Nam, tiến độ thực hiện các dự án tại nước ngoài.

a) Căn cứ vào Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài được cơ quan có thẩm quyn của Việt Nam cấp và báo cáo dự án nghiên cứu tiền khả thi, doanh nghiệp báo cáo tng vn đầu tư đăng ký của dự án tại nước ngoài (chi tiết theo vốn góp, cho vay) và tổng vốn đầu tư đăng ký ra nước ngoài (chi tiết theo vốn góp, cho vay, bảo lãnh vay - nếu có);

b) Căn cứ Bn thuyết minh báo cáo tài chính và sổ kế toán chi tiết trong nước, doanh nghiệp báo cáo tình hình thực hiện đầu tư vốn ra nước ngoài (chi tiết theo vn góp, cho vay, bo lãnh vay - nếu có); biến động về vốn đầu tư ra nước ngoài thực hiện so với kỳ trước liền kề kỳ báo cáo; nguồn vốn để đu tư ra nước ngoài (từ vốn chủ s hữu, vốn đi vay); tình hình thu hồi vốn đầu tư về nước gồm lợi nhuận chuyển về nước; lãi vay nhận được từ các khoản cho dự án tại nước ngoài vay vốn, thu hồi vốn từ khấu hao tài sản cố định của các dự án tại nước ngoài hoặc thu hồi do bán lại hoặc thanh lý các khoản vốn đã đầu tư trong dự án tại nước ngoài và các khoản thu hồi khác.

Đối với dự án đã thanh lý toàn bộ hoặc phải kết thúc sớm, doanh nghiệp cần nêu rõ nguyên nhân, đánh giá mức độ tn thất vốn đầu tư, trách nhiệm của các bên có liên quan và biện pháp xử lý;

c) Doanh nghiệp báo cáo việc ban hành và thực hiện Quy chế hoạt động và quản lý, sử dụng vốn, tài sản ca doanh nghiệp tại nước ngoài, giám sát sự tuân thủ của các dự án tại nước ngoài theo quy định tại Quy chế này.

d) Doanh nghiệp báo cáo tiến độ thực hiện dự án tại nước ngoài, tiến độ gii ngân; trường hợp tiến độ giải ngân chậm hơn so với kế hoạch, doanh nghiệp báo cáo cơ quan đầu mối giám sát về nguyên nhân, đánh giá mức độ ảnh hưởng đến hiệu quả dự án, trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan làm chậm tiến độ dự án đ xử lý nếu là do nguyên nhân chủ quan, biện pháp khắc phục và kế hoạch góp vốn, tiến độ xây dựng cơ bản và kế hoạch đưa dự án vào hoạt động;

2. Tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án đầu tư ra nước ngoài.

a) Căn cứ Báo cáo tài chính (đã được kiểm toán - nếu có) của các dự án đầu tư tại nước ngoài; Quy chế hoạt động, quản lý và sử dụng vốn, tài sn tại nước ngoài; kế hoạch sản xuất kinh doanh và các quy định của pháp luật về đầu tư ra nước ngoài, doanh nghiệp phân tích, đánh giá về:

- Quản lý tài sản: Thm quyền quyết định dự án đầu tư, mua sắm tài sản của dự án tại nước ngoài; tình hình trích khấu hao, thanh lý, nhượng bán tài sản;

- Quản lý nợ phải trả đến kỳ báo cáo: Tổng nợ phải tr, nợ đến hạn, nợ quá hạn, khả năng thanh toán nợ đến hạn; trong đó làm rõ các khoản vay, nợ quá hạn từ doanh nghiệp trong nước và công ty mẹ, doanh nghiệp làm rõ nguyên nhân và phương án tr nợ;

- Quản lý nợ phải thu đến kỳ báo cáo: Tổng số nợ phải thu trong đó nợ phải thu khó đòi (trích lập dự phòng, xử lý nợ khó đòi trong kỳ báo cáo);

- Biến động vốn chủ sở hữu của dự án tại nước ngoài: vốn đầu tư của chủ sở hu, lợi nhuận hoặc lỗ lũy kế. Đối với những dự án có lỗ lũy kế lớn hơn 50% vốn đầu tư của chủ sở hữu, hoặc lỗ hai năm liên tiếp (ngoài giai đoạn lỗ kế hoạch), doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan thực hiện giám sát nguyên nhân và biện pháp khắc phục;

- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án tại nước ngoài: Giám sát sự biến động về doanh thu và lợi nhuận sau thuế, lợi nhuận được chia của doanh nghiệp trong nước (so sánh giữa ch tiêu thực hiện tại kỳ báo cáo với chỉ tiêu kế hoạch năm và chỉ tiêu thực hiện cùng kỳ báo cáo của năm trước liền kề năm báo cáo);

- Tình hình sử dụng lợi nhuận được chia và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, ngân sách quốc phòng: Đánh giá sự tuân th các quy định của pháp luật về việc chuyển lợi nhuận về nước, quy định về thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với lợi nhuận được chi từ dự án đầu tư tại nước ngoài.

b) Căn cứ vào thị trường tại nước sở tại cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm trên thế giới, tình hình chính trị, pháp luật tại nước sở tại đ đánh giá mức độ rủi ro. Đối với những dự án tiềm n nguy cơ rủi ro ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của dự án, doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan đu mi giám sát kịp thời đ có phương án giải quyết.

3. Đối với những dự án có lỗ lũy kế lớn hơn 50% vốn đầu tư của chủ sở hữu hoặc có lỗ hai năm liên tiếp hoặc có hệ số khả năng thanh toán đến hạn nh hơn 0,5 lần chủ thể giám sát quy định tại Điều 3 Quy chế này căn cứ tình hình tài chính của dự án tại nước ngoài, mức độ kiểm soát theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp để tăng cường công tác giám sát đối với các dự án này.

4. Doanh nghiệp lập Báo cáo tình hình đầu tư vốn ra nước ngoài và thu hồi vốn đầu tư theo Biểu mẫu số 03.A và Báo cáo tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án đầu tư tại nước ngoài theo Biu mẫu số 03.B ban hành kèm theo Thông tư này.

Định kỳ 06 tháng, hằng năm, doanh nghiệp nộp Báo cáo tình hình đầu tư vốn ra nước ngoài theo về Cục Tài chính cùng thời điểm nộp Báo cáo đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp.

Tiểu mục 4. GIÁM SÁT TÀI CHÍNH ĐẶC BIỆT

Điều 15. Các dấu hiệu mất an toàn tài chính của doanh nghiệp

1. Các dấu hiệu mất an toàn tài chính của doanh nghiệp bao gồm:

a) Đối với doanh nghiệp đang trong giai đoạn lỗ kế hoạch: Có số lỗ phát sinh năm báo cáo lớn hơn 30% so với mức lỗ kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Đối với doanh nghiệp sau giai đoạn lỗ kế hoạch:

- Có số lỗ phát sinh trong năm báo cáo từ 30% vốn đầu tư của chủ sở hữu trở lên hoặc số lỗ lũy kế lớn hơn 50% vốn đầu tư của chủ sở hu;

- Có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu vượt quá mức an toàn theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định của cơ quan đại diện chủ sở hu (nếu có);

- Có hệ số kh năng thanh toán nợ đến hạn nhỏ hơn 0,5.

2. Các dấu hiệu khác cơ quan đại diện chủ sở hữu cần kết hợp xem xét khi xác định dấu hiệu mất an toàn tài chính của doanh nghiệp bao gồm:

a) Đối với doanh nghiệp đang trong giai đoạn l kế hoạch: Có s l thực tế lớn hơn số lỗ kế hoạch trong 2 năm liền;

b) Đối với doanh nghiệp sau giai đoạn lỗ kế hoạch

- L hai năm liên tiếp trở lên;

- Doanh thu thuần hoặc lợi nhuận gộp giảm liên tiếp 2 năm trở lên;

- Có hệ số tín nhiệm thấp theo xếp hạng của các tổ chức xếp hạng tín dụng;

- Không tiến hành kim toán báo cáo tài chính, hoặc có ý kiến không chấp nhận, ý kiến từ chối trong Báo cáo kim toán, hoặc có ý kiến ngoại trừ trong Báo cáo kiểm toán trong 2 năm liền về cùng một vấn đề có ảnh hưởng trọng yếu tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Điều 16. Quy trình xử lý đối với doanh nghiệp đưa vào diện giám sát tài chính đặc biệt

1. Trách nhiệm của Cục Tài chính

a) Khi doanh nghiệp có một trong các dấu hiệu quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 15 Quy chế này, Cục Tài chính xem xét, đề xuất Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đưa doanh nghiệp vào diện giám sát tài chính đặc biệt;

b) Tiến hành phân tích, đánh giá các nguyên nhân dẫn tới khả năng mất an toàn tài chính của doanh nghiệp;

c) Phối hợp với doanh nghiệp xây dựng phương án khắc phục khó khăn tài chính của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp phải cơ cấu lại tổ chức, hoạt động kinh doanh, tài chính, Cục Tài chính phải báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt phương án cơ cấu lại doanh nghiệp trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc k từ ngày nhận phương án của doanh nghiệp;

d) Thường xuyên phối hợp với cơ quan tài chính phân tích, đánh giá kết quả hoạt động, kinh doanh, công tác quản lý tài chính, điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đ đưa ra các ý kiến chỉ đạo đối với doanh nghiệp;

đ) Chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính giám sát doanh nghiệp thực hiện phương án được phê duyệt Định kỳ hàng quý, tiến hành kim tra (gián tiếp qua báo cáo của doanh nghiệp hoặc tổ chức đoàn kiểm tra trực tiếp tại doanh nghiệp) Báo cáo của doanh nghiệp về các chỉ tiêu giám sát được phê duyệt trong Phương án khắc phục, cơ cấu lại tổ chức, hoạt động kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp;

e) Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện của doanh nghip đ báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định:

- Đưa doanh nghiệp ra khỏi danh sách giám sát tài chính đặc biệt khi doanh nghiệp đã phục hồi, không còn các dấu hiệu mất an toàn tài chính và thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo quy định tại Điều này.

- Chuyển đổi sở hu hoặc sp xếp lại doanh nghiệp theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng khi kết thúc thời hạn áp dụng phương án khắc phục mà doanh nghiệp không phục hồi được hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính theo phương án đã được phê duyệt.

2. Trách nhiệm của cơ quan tài chính.

a) Báo cáo Cục Tài chính và Thủ trưởng đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng khi phát hiện doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý có một trong các dấu hiệu quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 15 Quy chế này;

b) Phối hợp với Cục Tài chính trong quá trình thẩm định phương án khắc phục, cơ cấu lại tổ chức, hoạt động kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp; giám sát doanh nghiệp thực hiện phương án đã được phê duyệt.

3. Trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Tng Giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp.

a) Lập phương án khắc phục, cơ cấu lại tổ chức, hoạt động kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp để báo cáo Cục Tài chính trong thời gian 30 ngày kể từ ngày có văn bản phê duyệt giám sát tài chính đặc biệt;

b) Đnh kỳ hàng quý, báo cáo Cục Tài chính và cơ quan tài chính (theo phân cấp quản lý) v các ch tiêu giám sát được phê duyệt trong Phương án khắc phục, cơ cấu lại tổ chức, hoạt động kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp.

4. Trường hợp công ty con, công ty liên kết có dấu hiệu mất an toàn tài chính, Công ty mẹ phân tích, đánh giá và quyết định việc thực hiện giám sát tài chính đặc biệt đối với công ty con, công ty liên kết theo quy định tại Điều 15, Điều 16 Quy chế này.

Mục 2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ XẾP LOẠI DOANH NGHIỆP

Điều 17. Căn cứ đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp

1. Căn cứ: Kế hoạch tài chính, chi tiêu được giao hàng năm kế hoạch về Doanh thu và kết quả sản xuất kinh doanh: Tình hình cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng; Sản xuất, sửa cha sản phẩm quốc phòng, cung ứng dịch vụ quốc phòng do Bộ Quốc phòng đặt hàng, giao kế hoạch đ đánh giá và xếp loại doanh nghiệp.

2. Doanh thu và kết quả sản xuất kinh doanh phải được đánh giá trên cơ sở s liệu cụ thể: Cung ng sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng; Sản xuất, sửa chữa sản phm quốc phòng, cung ứng dịch vụ quốc phòng và các nghĩa vụ đặc biệt được đánh giá theo chỉ tiêu số lượng, giá trị và chất lượng thực hiện nhiệm vụ so với kế hoạch được giao.

3. Đi với những doanh nghiệp có lỗ kế hoạch theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, việc đánh giá xếp loại doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại điểm b, Khoản 1, Điều 20 Quy chế này.

4. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được căn cứ vào Báo cáo giám sát tài chính, báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp và các báo cáo khác có liên quan.

Điều 18. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

1. Tổng doanh thu:

a) Tng doanh thu được xác định tại Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02 - DN ban hành kèm theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC) bao gồm Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã s 10) + Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21) + Thu nhập khác (Mã số 31);

b) Đối với những doanh nghiệp sản xuất sn phẩm chủ yếu của nền kinh tế gồm: Điện, than, dầu khí, xi măng thì tính theo sn lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ; Đơn vị để tính sản lượng ca sn phm du thô là tấn, khí là m3, than, xi măng là tấn, điện là kwh;

c) Đối với doanh nghiệp quốc phòng, an ninh trực tiếp sn xuất, sa chữa sản phẩm vũ khí, khí tài, trang bị k thuật theo giá sản phẩm được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tính theo sản lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ, đơn vị tính là số lượng sản phẩm hoặc giá trị sản phẩm.

2. Lợi nhuận sau thuế và t suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu:

a) Lợi nhuận sau thuế: Bao gồm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác sau khi trừ đi chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại. Ch tiêu này được xác định tại Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh - Mã số 60 (Mẫu số B02 - DN ban hành kèm Thông tư s 200/2014/TT-BTC).

Khi tính toán ch tiêu lợi nhuận, doanh nghiệp phải:

- Tính đ các khoản chi phí vào giá thành sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ theo quy định hiện hành nhằm đảm bảo nguyên tắc thận trọng trong kinh doanh như: Trích lập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi, bảo hành sn phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp; chênh lệch tỷ giá; các khoản lãi vay phải trả phát sinh trong kỳ; chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ.

- Đối với giá trị tài sản tn thất thực tế, kể cả nợ phải thu không có khả năng thu hồi sau khi trừ phần bồi thường thuộc trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, tổ chức bảo hiểm (nếu có) và khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, nếu còn thiếu thì hạch toán vào chi phí qun lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ.

b) Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu được nh bằng tỷ lệ gia lợi nhuận sau thuế so với vốn chủ s hữu bình quân trong năm của doanh nghiệp. Cách xác định li nhuận sau thuế theo quy định tại điểm a, Khoản 2 Điều này.

Vốn đầu tư của chủ sở hữu tại doanh nghiệp được xác định tại Bảng cân đối kế toán (Mu số B01-DN ban hành kèm theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC) bao gồm: Vốn đầu tư của chủ sở hữu (Mã số 411), Quỹ đầu tư phát triển (Mã số 418), Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản (Mã số 422). Vốn chủ sở hữu bình quân năm được xác định bằng tổng s dư vốn chủ sở hữu cuối mi quý chia cho 4 (bốn).

Trường hp tại thời điểm lập Báo cáo tài chính năm, doanh nghiệp chưa thực hiện phân phối trích lp các quỹ thì khi thực hiện đánh giá hiệu qu hoạt động doanh nghiệp phải cộng thêm số trích lập của Quỹ đầu tư phát triển theo quy định tại Khoản 3 Điều 31 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 ca Chính phủ vào chỉ tiêu vn chủ sở hữu đ làm căn cứ xác định tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.

Đối với nguồn vốn đầu tư XDCB, loại trừ số vốn cấp cho các công trình đang d dang, chưa hoàn thành, chưa đưa công trình hoặc hng mục công trình vào sử dụng.

3. Nợ phải trả quá hạn và khả năng thanh toán nợ đến hạn:

a) Nợ phải trả quá hạn: Là các khoản nợ đã quá thời hạn cam kết thanh toán cho các chủ nợ. Việc xác định nợ phải trả quá hạn căn cứ vào thời hạn thanh toán ghi trên khế ước vay nợ, hợp đồng kinh tế hoặc các chứng từ cam kết khác.

b) Khả năng thanh toán nợ đến hạn: Kh năng thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp là khả năng thanh toán hiện thời được xác định bằng t lệ gia tài sản ngắn hạn hiện có so với nợ ngắn hạn và được tính toán theo công thức sau:

Khả năng thanh toán nợ đến hạn=

Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạn

Trong đó:

- Tài sản ngắn hạn được xác định theo số dư cuối k (Mã số 100 Bng cân đối kế toán - Mẫu số B01- DN ban hành kèm Thông tư số 200/2014/TT-BTC).

- Nợ ngắn hạn được xác định theo s dư cuối kỳ (Mã số 310 Bảng cân đối kế toán - Mu số B01 - DN ban hành kèm theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC).

4. Tình hình chấp hành chế độ, chính sách pháp luật:

a) Chế độ, chính sách pháp luật theo quy định trong các lĩnh vực về đầu tư, quản lý và sử dụng vn nhà nước tại doanh nghiệp, thuế, các khoản thu nộp ngân sách, chế độ báo cáo tài chính, báo cáo giám sát tài chính và báo cáo khác; việc thực hiện kết quả thanh tra, kiểm tra.

b) Việc chấp hành chế độ, chính sách, pháp luật là chấp hành đúng quy định, không có nhữnghành vi thực hiện sai, b sót, thực hiện không đầy đ, không kịp thời hoặc không thực hiện;

c) Những hành vi vi phạm bao gồm hành vi của tổ chức, cá nhân dưới danh nghĩa tổ chức hoặc của viên chức quản lý doanh nghiệp gây ra;

d) Doanh nghiệp không bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về cơ chế, chính sách một trong những lĩnh vực nói trên hoặc bị cơ quan có thẩm quyền nhắc nhở về việc thực hiện cơ chế, chính sách theo quy định của pháp luật nhưng chưa đến mức bị xử phạt hành chính thì được xếp loại các trong ch tiêu này.

5. Tình hình thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích, sa chữa vũ khí, khí tài, cung cấp dịch vụ phục vụ nhiệm vụ quốc phòng:

Thực hiện theo chính sách của Nhà nước thông qua hình thức đấu thầu hoặc nhận đặt hàng hoặc nhận nhiệm vụ quốc phòng, Nhà nước giao. Việc đánh giá chỉ tiêu này căn cứ vào mức độ hoàn thành về sn lượng và chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

6. Khi tính các ch tiêu quy định tại Khoản 1, 2, 4, 5 Điều này được loại trừ những ảnh hưởng của các yếu tố:

a) Do nguyên nhân khách quan như: Thiên tai, ha hoạn, dịch bệnh, chiến tranh và các nguyên nhân bất khả kháng khác;

b) Do đầu tư mở rộng phát triển sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch được cấp có thm quyn phê duyệt làm ảnh hưởng đến lợi nhuận trong hai năm đầu kể từ năm đưa công trình đầu tư vào sử dụng;

c) Do Nhà nước điều chỉnh giá (đối với sản phẩm do Nhà nước đnh giá) làm ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp hoặc phải thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội theo ch đo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

d) Do yêu cầu của nhiệm vụ quốc phòng thay đổi; ch tiêu hàng quốc phòng thay đổi, điều chỉnh.

7. Đánh giá hiệu quả hoạt động của Tập đoàn, Tng công ty, số liệu được ly từ Báo cáo tài chính của công ty mẹ.

Điều 19. Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động và kết quả xếp loại của doanh nghiệp

1. Đánh giá hiệu qu hoạt động của doanh nghiệp căn cứ vào các chỉ tiêu sau:

a) Ch tiêu 1: Tổng doanh thu

- Doanh nghiệp xếp loại A khi tổng doanh thu thực hiện bng hoặc cao hơn kế hoạch được giao.

- Doanh nghiệp xếp loại B khi tng doanh thu thực hiện thấp hơn nhưng tối thiểu bằng 90% so với kế hoạch được giao.

- Doanh nghiệp xếp loại C khi tổng doanh thu thực hiện đạt dưới 90% kế hoạch được giao.

b) Ch tiêu 2: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu

- Doanh nghiệp xếp loại A khi tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ s hữu thực hiện bằng hoặc cao hơn kế hoạch được giao.

- Doanh nghiệp xếp loại B khi tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu thực hiện thấp hơn nhưng tối thiểu bằng 90% so với kế hoạch được giao.

- Doanh nghiệp xếp loại C khi tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu đạt dưới 90% so với kế hoạch được giao.

- Đối với nhng doanh nghiệp có lỗ kế hoạch: Nếu lỗ thực hiện thấp hơn lỗ kế hoạch: Xếp loại A; nếu lỗ thực hiện bng lỗ kế hoạch: Xếp loại B; nếu lỗ thực hiện cao hơn lỗ kế hoạch: Xếp loại C. Trường hp thực hiện nhiệm vụ tăng thêm làm phát sinh lỗ thì được loại trừ khoản lỗ tương ứng với nhiệm vụ được giao tăng thêm.

c) Chỉ tiêu 3: Nợ phải trả quá hạn và khả năng thanh toán nợ đến hạn

- Doanh nghiệp không có nợ phải trả quá hạn và có hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn bằng hoặc lớn hơn 1: Xếp loại A.

- Doanh nghiệp không có nợ phải trả quá hạn và có hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn từ 0,5 đến nh hơn 1: Xếp loại B.

- Doanh nghiệp có nợ phải trả quá hạn hoặc hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn nh hơn 0,5: Xếp loại C.

Các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh khi đánh giá ch tiêu này được loại trừ phn vn ứng gối, ứng trước cho thực hiện sản xuất, sửa chữa sản phẩm quốc phòng, cung ứng dịch vụ quốc phòng do Bộ Quốc phòng đặt hàng (nếu có).

d) Ch tiêu 4: Tình hình chấp hành các quy định pháp luật hiện hành

- Doanh nghiệp không có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về vi phạm cơ chế, chính sách một trong những lĩnh vực đã nêu tại Khoản 4 Điều 18 Quy chế này hoặc bị cơ quan có thẩm quyền nhắc nhở về việc thực hiện cơ chế, chính sách theo quy định của pháp luật nhưng chưa đến mức bị xử phạt hành chính: xếp loại A.

- Doanh nghiệp vi phạm một trong các trường hp sau đây, xếp loại B:

Bị cơ quan đại diện chủ sở hữu/cơ quan quản  tài chính doanh nghiệp nhc nhở 01 lần bng văn bn về việc nộp báo cáo giám sát, báo cáo xếp loại doanh nghiệp, báo cáo tài chính và các báo cáo khác không đúng quy định, không đúng hạn.

Bị các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính bng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền (tổng số tiền từng ln bị xử phạt dưới 10.000.000 đồng) trong năm tài chính thực hiện đánh giá xếp loại doanh nghiệp.

Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định của Chủ sở hu, Bộ Quốc phòng trong công tác quản lý tài chính, có các tập thể, cá nhân bị các cơ quan thanh tra, điều tra xử lý theo k luật của Quân đội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Doanh nghiệp vi phạm một trong các trường hợp sau đây thì xếp loại C:

Không nộp báo cáo giám sát, báo cáo xếp loại doanh nghiệp, báo cáo tài chính và các báo cáo khác theo quy định hoặc nộp báo cáo không đúng quy định, không đúng thời hạn bị cơ quan đại diện chủ sở hữu/cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp nhắc nh bằng văn bn từ 02 lần trở lên.

B các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính bằng các hình thức khác (ngoài hình thức cảnh cáo) hoặc bị phạt tiền (số tiền bị xử phạt một lần từ 10.000.000 đồng trở lên) trong năm tài chính thực hiện đánh giá xếp loại doanh nghiệp.

Người quản lý điều hành doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thực thi nhiệm vụ của doanh nghiệp đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

đ) Chỉ tiêu 5: Tình hình thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích; nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

- Đối với doanh nghiệp sản xuất, sửa chữa vũ khí khí tài, trang bị kỹ thuật theo giá được cấp có thm quyền phê duyệt:

+ Hoàn thành hoặc hoàn thành vượt mức kế hoạch về sản lượng với chất lượng, sản phẩm đảm bo tiêu chuẩn quy định: bo đảm an toàn tuyệt đối về mọi mặt trong toàn bộ các khâu của quá trình sản xuất: Xếp loại A.

+ Không hoàn thành kế hoạch về sản lượng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng theo quy định đối với các sản phẩm đã nghiệm thu, bàn giao; bảo đảm sản xuất an toàn tuyệt đối: Xếp loại B.

+ Không hoàn thành kế hoạch sản lượng, không bảo đảm chất lượng sản phẩm theo quy định hoặc hoàn thành kế hoạch sản lượng nhưng đ xảy ra mất an toàn trong sản xuất, gây thiệt hại về người và tài sản: Xếp loại C.

- Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ công ích:

+ Hoàn thành hoặc hoàn thành vượt mức kế hoạch về số lượng, giá trị, đúng tiến độ quy định, bảo đảm an toàn tuyệt đối trong sản xuất: Xếp loại A.

+ Không hoàn thành kế hoạch về số lượng, giá trị hoặc chậm tiến độ quy định, bảo đảm an toàn trong sản xuất: Xếp loại B.

+ Không hoàn thành kế hoạch về số lượng, giá trị hoặc chậm tiến độ quy định, mất an toàn trong sản xuất: Xếp loại C.

- Doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh:

+ Hoàn thành nhiệm vụ chính trị, quân sự được giao đồng thời bảo đảm an toàn tuyệt đi về mọi mặt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ: Xếp loại A.

+ Hoàn thành nhiệm vụ chính trị, quân sự được giao hoặc bảo đảm an toàn tuyệt đối về mọi mặt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ: Xếp loại B.

+ Các doanh nghiệp còn lại: Xếp loại C.

Khi đánh giá ch tiêu này, chủ thể giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đối với doanh nghiệp cần tham khảo các báo cáo đánh giá của các cơ quan chức năng về thực hiện: Kế hoạch sản lượng, chất lượng sản phẩm, tiến độ thực hiện, an toàn trong sản xuất, nhiệm vụ chính trị, quân sự.

2. Tổng hợp xếp loại doanh nghiệp:

a) Đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, căn cứ kết quả phân loại cho từng ch tiêu 1, 2, 3 và 4 quy định tại Khoản 1 Điều này đ xếp loại cho từng doanh nghiệp như sau:

- Doanh nghiệp xếp loại A khi không có ch tiêu xếp loại C, trong đó ch tiêu 2 và ch tiêu 4 được xếp loại A.

- Doanh nghiệp xếp loại C khi có chỉ tiêu 2 xếp loại C hoặc có ch tiêu 2 xếp loại B và 3 ch tiêu còn lại xếp loại C.

- Doanh nghiệp xếp loại B là doanh nghiệp còn lại không được xếp loại A hoặc loại C.

b) Đối với doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được cp có thẩm quyền giao chtiêu kế hoạch hoặc duyệt giá sản phẩm thì căn cứ kết quả xếp loại cho từng ch tiêu 1, 3, 4 và 5 quy định tại Khoản 1 Điều này đ xếp loại cho từng doanh nghiệp như sau:

- Doanh nghiệp xếp loại A khi không có ch tiêu xếp loại C, ch tiêu 4 và chỉ tiêu 5 được xếp loại A.

- Doanh nghiệp xếp loại C khi có chỉ tiêu 5 xếp loại C hoặc có ch tiêu 5 xếp loại B và 3 chỉ tiêu còn lại xếp loại C.

- Doanh nghiệp xếp loại B là doanh nghiệp không được xếp loại A hoặc loại C.

3. Xếp loại Người quản lý doanh nghiệp như sau:

a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ khi:

- Thực hiện tốt các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của Người quản lý doanh nghiệp.

- Đạt hoặc vượt chỉ tiêu cơ quan đại diện chủ sở hữu giao về tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (trừ doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được cấp có thm quyền giao ch tiêu kế hoạch hoặc duyệt giá sn phẩm).

- Doanh nghiệp xếp loại A.

b) Không hoàn thành nhiệm vụ nếu thuộc một trong những trường hợp sau:

- Không hoàn thành các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của Người quản lý doanh nghiệp.

- Hoàn thành dưới 90% ch tiêu cơ quan đại diện chủ sở hữu giao về tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn ch sở hữu (trừ doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được cấp có thẩm quyền giao ch tiêu kế hoạch hoặc duyệt giá sn phẩm).

- Doanh nghiệp xếp loại C.

a) Hoàn thành nhiệm vụ: Các trường hợp còn lại.

Điều 20. Đánh giá kết quả hoạt động của Người quản lý doanh nghiệp

Đánh giá kết quả hoạt động của Người quản lý doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 28 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó:

1. Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của Người quản lý doanh nghiệp thực hiện theo Thông tư số 147/2016/TT-BQP ngày 21/9/2016 của Bộ Quốc phòng quy định về quản  Người gi chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hu hạn một thành viên mà nhà nước nm giữ 100% vn điều lệ do Bộ Quốc phòng quản lý và Người đại diện phần vn nhà nước tại doanh nghiệp mà Nhà nước nm giữ trên 50% vn điều lệ do Bộ Quốc phòng làm chủ s hữu.

2. Mức độ hoàn thành ch tiêu nhà nước giao về tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu: Là tỷ lệ hoàn thành đạt, vượt hoặc thấp hơn tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu do chủ sở hữu giao đầu năm.

3. Kết quả phân loại doanh nghiệp do chủ s hữu thẩm định và công bố.

Điều 21. Trách nhiệm thực hiện đánh giá, xếp loại doanh nghiệp và Người quản lý doanh nghiệp

1. Cục Tài chính căn cứ tiêu chí đánh giá phân loại doanh nghiệp và Người quản  doanh nghiệp thực hiện đánh giá, xếp loại doanh nghiệp và Người qun lý đối với công ty mẹ, công ty TNHH MTV độc lập trực thuộc Bộ Quốc phòng và doanh nghiệp độc lập có vốn nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng.

2. Cơ quan tài chính căn cứ tiêu chí đánh giá phân loại doanh nghiệp và Người quản lý doanh nghiệp thực hiện đánh giá, xếp loại doanh nghiệp và Người quản lý đối với các Công ty mẹ, công ty TNHH MTV độc lập thuộc phạm vi quản lý.

3. Công ty mẹ căn cứ hướng dẫn tại Quy chế này thực hiện đánh giá, xếp loại doanh nghiệp và Người quản lý tại công ty con là công ty TNHH MTV. Đối với công ty con là công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty mẹ thực hiện đánh giá và xếp loại doanh nghiệp theo quy định tại Điều 25 Quy chế này.

Điều 22. Báo cáo đánh giá hiệu quả và xếp loại doanh nghiệp

1. Đối với doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng:

a) Định kỳ hàng năm doanh nghiệp trực thuộc Bộ lp báo cáo đánh giá theo Biểu mẫu số 04.A và Biểu mẫu số 04.B ban hành kèm theo Thông tư này, gửi báo cáo đánh giá hiệu quả và xếp loại về Cục Tài chính cùng với báo cáo tài chính năm theo quy định.

b) Doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh gửi Cục Tài chính 01 bộ;

c) Các doanh nghiệp kinh doanh gửi Cục Tài chính 02 bộ.

2. Đối với doanh nghiệp thuộc các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng:

Định kỳ hàng năm doanh nghiệp trực thuộc đơn vị đu mối trực thuộc Bộ lập báo cáo đánh giá theo Biểu mẫu số 04.A và Biểu mẫu số 04.B ban hành kèm theo Thông tư này gửi về cơ quan tài chính 01 bộ, Cục Tài chính 01 bộ cùng với Báo cáo tài chính năm, không muộn hơn ngày 31 tháng 3 của năm liền kề năm báo cáo.

3. Cơ quan tài chính thực hiện thẩm định báo cáo đánh giá hiệu quả, xếp loại doanh nghiệp và Người quản lý của các doanh nghiệp trực thuộc. Đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp và xếp loại doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp (kèm theo Biểu mẫu số 04.A, 04.B, 04.C) gửi về Cục Tài chính cùng với Báo cáo quyết toán tài chính năm nhưng không muộn hơn ngày 20 tháng 4 của năm liền kề năm báo cáo.

4. Cục Tài chính thực hiện thm định báo cáo đánh giá hiệu qu, xếp loại doanh nghiệp và Người quản lý của các doanh nghiệp trực thuộc Bộ; tng hp và báo cáo Bộ Quốc phòng kết quả đánh giá hiệu quả và xếp loại doanh nghiệp, Người quản lý.

Trường hợp không thống nhất kết quả đánh giá hiệu quả, xếp loại doanh nghiệp và Người quản lý của cơ quan tài chính hoặc công ty mẹ, Cục Tài chính yêu cầu cơ quan tài chính hoặc công ty mẹ giải trình, làm rõ đ thống nhất đánh giá hiệu quả, xếp loại doanh nghiệp và Người quản lý tại doanh nghiệp.

Chương III

GIÁM SÁT TÀI CHÍNH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN GÓP CỦA NHÀ NƯỚC

Mục 1. GIÁM SÁT TÀI CHÍNH

Điều 23. Giám sát tài chính doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ

1. Định kỳ 6 tháng, hàng năm. Người đại diện lp Báo cáo giám sát tài chính đối với doanh nghip theo các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 33 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ, cụ thể như sau:

a) Thông tin chung về doanh nghiệp có vốn góp: Các thông tin cơ bản; Vốn điều lệ; Vn thực góp đến thời điểm báo cáo (về giá trị, tỷ lệ nắm giữ); Cơ cấu quản trị của doanh nghiệp (Thành phần Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên; Ban kim soát; Ban Điều hành; Người đại diện theo pháp luật); Ngành ngh kinh doanh.

b) Thông tin về Người đại diện (số lượng người đại diện, danh sách người đại diện, s lượng c phiếu nắm giữ của từng người đại diện).

c) Việc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng vốn.

d) Việc quản lý và sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp:

- Hot động đầu tư vốn, tài sản tại doanh nghiệp và hoạt động đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp (nguồn vốn huy động gắn với dự án đầu tư, tiến độ thực hiện dự án đầu tư, tiến độ giải ngân vốn đầu tư); Tình hình đầu tư và huy động vn đ đu tư vào các dự án đầu tư hình thành tài sản cố định và xây dựng cơ bn; Đánh giá tiến độ thực hiện dự án/kế hoạch; Các vấn đề phát sinh; Điều chỉnh mục tiêu; Hiệu qu mang lại;

- Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn huy động; phát hành trái phiếu;

- Tình hình quản lý tài sản, quản lý nợ tại doanh nghiệp, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, hệ số nợ phải tr trên vốn chủ sở hu;

- Tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.

đ) Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:

- Kết quả hoạt động kinh doanh: Doanh thu, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA);

- Việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, ngân sách quốc phòng.

e) Việc thực hiện kế hoạch thoái vốn nhà nước, thu hồi vốn nhà nước, thu lợi nhuận, c tức được chia từ doanh nghiệp (Tỷ lệ c tức được chia, giá trị, số c tức thực nhận trong năm báo cáo).

g) Vướng mắc khó khăn của doanh nghiệp.

2. Căn cứ Báo cáo giám sát tài chính của Người đại diện, Cục Tài chính hoặc cơ quan tài chính lập Báo cáo kết quả giám sát đối với các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý theo các nội dung sau:

a) Đánh giá tình hình tài chính tại doanh nghiệp có vốn góp.

b) Đánh giá về quản lý, hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp có vốn góp.

c) Kết luận của cơ quan đại diện chủ sở hữu: Có tiếp tục đầu tư hay thoái vốn.

3. Thời hạn nộp báo cáo

a) Đối với doanh nghiệp trực thuộc Bộ: Người đại diện nộp Báo cáo giám sát tài chính về Cục Tài chính trước ngày 05 tháng 8 của năm báo cáo (đối với báo cáo 06 tháng); trước ngày 10 tháng 4 của năm liền kề năm báo cáo (đối với báo cáo năm);

b) Đối với doanh nghiệp thuộc đầu mối trực thuộc Bộ: Người đại diện nộp Báo cáo giám sát tài chính về cơ quan tài chính trước ngày 31 tháng 7 ca năm báo cáo (đi với báo cáo 06 tháng); cùng với báo cáo tài chính năm (đối với báo cáo năm) trước ngày 10 tháng 4 của năm liền kề năm báo cáo;

c) Cơ quan tài chính gửi báo cáo Kết quả giám sát tài chính đối với doanh nghiệp (theo phân cấp quản lý kèm theo Báo cáo giám sát tài chính của từng doanh nghiệp) về Cục Tài chính trước ngày 10 tháng 8 của năm báo cáo (đối với báo cáo 06 tháng); cùng với báo cáo quyết toán tài chính năm (đối với báo cáo năm) nhưng không muộn hơn ngày 20 tháng 4 của năm liền kề năm báo cáo.

Điều 24. Giám sát tài chính doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ

1. Định kỳ hàng năm, Người đại diện hoặc đơn vị/cá nhân quản lý lập Báo cáo giám sát tài chínhđối với doanh nghiệp do Nhà nước nm giữ không quá 50% vốn điều lệ thuộc Bộ Quốc phòng theo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 33 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ, cụ thể như sau:

a) Thông tin chung về doanh nghiệp: Vốn Điều lệ; Vốn thực góp đến thời điểm báo cáo (giá trị, tỷ lệ nm giữ); Cơ cấu quản tr doanh nghiệp; ngành nghề kinh doanh.

b) Việc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

c) Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn huy động.

d) Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Doanh thu, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA).

2. Căn cứ Báo cáo giám sát tài chính của Người đại diện, Cục Tài chính và cơ quan tài chính lập Báo cáo kết quả giám sát đối với các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý theo các nội dung sau:

a) Đánh giá tình hình tài chính tại doanh nghiệp có vốn góp;

b) Đánh giá về quản lý, hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp có vốn góp;

c) Kết luận của đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng: Tiếp tục đầu tư hay thoái vốn.

3. Thời hạn nộp báo cáo.

a) Đối với doanh nghiệp trực thuộc Bộ: Người đại diện nộp Báo cáo giám sát tài chính về Cục Tài chính trước ngày 05 tháng 8 ca năm báo cáo (đối với báo cáo 06 tháng); trước ngày 10 tháng 4 của năm liền k năm báo cáo (đối với báo cáo năm).

b) Đối với doanh nghiệp thuộc đầu mối trực thuộc Bộ: Người đại diện nộp Báo cáo giám sát tài chính về cơ quan tài chính trước ngày 31 tháng 7 của năm báo cáo (đối với báo cáo 06 tháng); trước ngày 10 tháng 4 của năm liền kề năm báo cáo (đối với báo cáo năm);

c) Cơ quan tài chính gửi báo cáo Kết quả giám sát tài chính đối với doanh nghiệp (theo phạm vi quản lý kèm theo Báo cáo giám sát tài chính của từng doanh nghiệp) về Cục Tài chính trước ngày 10 tháng 8 của năm báo cáo (đối với báo cáo 06 tháng); cùng với báo cáo quyết toán tài chính năm đối với báo cáo năm.

Mục 2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ XẾP LOẠI DOANH NGHIỆP

Điều 25. Đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại đối với doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ

1. Định kỳ hàng năm Người đại diện lập Báo cáo đánh giá hiệu quả và xếp loại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước là công ty mẹ, công ty độc lập theo quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 7 Điều 18; Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 19 và Biểu mẫu số 04.C ban hành kèm theo Thông tư này.

Đối với Ch tiêu Tổng doanh thu và Ch tiêu lợi nhuận sau thuế và t suất lợi nhuận sau thuế, khi xếp loại được căn cứ vào Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thường niên hoặc Nghị quyết của Hội đồng thành viên.

Báo cáo đánh giá hiệu quả và xếp loại doanh nghiệp hàng năm, Người đại diện gửi cơ quan tài chính trước 31/3 năm sau (đối với doanh nghiệp thuộc đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng); gửi Cục Tài chính cùng báo cáo tài chính năm (đối với doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng).

2. Cơ quan tài chính thẩm định Báo cáo đánh giá hiệu qu và xếp loại của doanh nghiệp thuộc đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng, tổng hợp báo cáo Cục Tài chính cùng báo cáo quyết toán ngân sách năm.

3. Cc Tài chính phân tích, đánh giá Báo cáo đánh giá hiệu quả và xếp loại của các doanh nghiệp đ thực hiện:

a) Báo cáo Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định việc tiếp tục mở rộng đầu tư hay thoái vn nhà nước tại doanh nghiệp;

b) Đề xuất cấp có thẩm quyền xây dựng kế hoạch, giao nhiệm vụ cho Người đại diện những năm tiếp theo;

c) Xem xét khen thưởng Người đại diện căn cứ vào kết quả đánh giá và xếp loại doanh nghiệp.

Điều 26. Đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ

Căn cứ Báo cáo giám sát tài chính của người đại diện quy định tại khoản 1 Điều 24, Cục Tài chính phân tích, đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 25 Quy chế này.

Chương IV

TỔ CHỨC THI HÀNH

Điều 27. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân

1. Cục Tài chính

a) Chủ trì lập và tổng hợp kế hoạch giám sát tài chính doanh nghiệp hàng năm báo cáo Bộ Quốc phòng theo quy định, quyết định kế hoạch giám sát tài chính đột xuất;

b) Phi hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, căn cứ Quy chế này và tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để xác định mục tiêu giám sát đối với từng doanh nghiệp trong từng thời k;

c) Chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện giám sát tài chính; phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện giám sát tài chính các doanh nghiệp:

- Giám sát tài chính, tổng hợp kết quả giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ; tổng hợp kết của giám sát tài chính các doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng;

- Thu thập các Báo cáo tình hình đầu tư vốn ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ, phân tích tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của các dự án đầu tư ra nước ngoài đ cảnh báo các dấu hiệu rủi ro kịp thời cho doanh nghiệp và báo cáo Bộ Quốc phòng;

d) Tổ chức giám sát chặt chẽ, đầy đủ, kịp thời theo đúng kế hoạch. Khi phát hiện tình hình tài chính, công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp có du hiệu xấu phải cảnh báo cho doanh nghiệp, đồng thời báo cáo Bộ Quốc phòng chỉ đạo doanh nghiệp có giải pháp kịp thời nn chặn, khắc phục yếu kém.

e) Căn cứ vào kết quả giám sát tài chính doanh nghiệp và các quy định quản lý tài chính doanh nghiệp, đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp theo các mức độ: An toàn; có dấu hiệu mất an toàn.

g) Kiến nghị với Bộ Quốc phòng thực hiện chế độ giám sát tài chính đặc biệt, đồng thời có biện pháp chấn chnh, xử lý kịp thời các vấn đề liên quan đối với doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn tài chính.

h) Kiến nghị với Bộ Quốc phòng xử lý k luật đối với lãnh đạo doanh nghiệp trong các trường hợp không thực hiện chế độ báo cáo đúng quy định và không chấp hành các khuyến nghị, chỉ đạo trong Báo cáo giám sát tài chính làm cho tình hình tài chính, công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp mất an toàn;

i) Đề xuất, kiến nghị với Bộ Quốc phòng (nếu cần thiết) thuê tổ chức dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán, kim toán độc lập thực hiện việc soát xét số liệu, hoạt động tài chính của doanh nghiệp để có cơ sở đưa ra đánh giá, nhận xét và kết luận giám sát.

k) Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành.

2. Cục Kinh tế/BQP chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Bộ Quốc phòng giám sát việc thực hiện các chính sách đối với người lao động trong doanh nghiệp, trong đó có các nội dung về chi phí tiền lương, thu nhập của người lao động, Người quản lý của công ty mẹ, công ty TNHH MTV độc lập và doanh nghiệp có vn của Bộ Quốc phòng.

3. Cơ quan tài chính

a) Trực tiếp thực hiện:

- Lập Báo cáo giám sát tài chính, tổng hợp Báo cáo kết quả giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước thuộc phạm vi quản lý trình Thủ trưởng đơn vị phê duyệt.

- Thu thập các Báo cáo tình hình đu tư vốn ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý, phân tích tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của các dự án đầu tư ra nước ngoài đ cảnh báo các dấu hiệu rủi ro kịp thời cho doanh nghiệp và báo cáo Thủ trưởng đơn vị.

b) Thực hiện các nội dung thuộc phạm vi quản lý như quy định tại Điểm b, d, e Khoản 1 Điều này.

4. Các cơ quan chức năng thuộc Bộ Quốc phòng có liên quan đến quản lý các nội dung hoạt động đầu tư tài sản tại doanh nghiệp, hoạt động đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp có trách nhiệm tham gia phối hợp với Cục Tài chính thực hiện giám sát tài chính doanh nghiệp.

5. Phòng (Ban) Kinh tế hoặc cơ quan được giao quản lý doanh nghiệp thuộc đơn vị đu mối trực thuộc Bộ giám sát việc thực hiện các chính sách đối với người lao động trong doanh nghiệp, gồm: Các nội dung về chi phí tiền lương, thu nhập của người lao động, Người quản lý của công ty mẹ, công ty TNHH MTV độc lập và doanh nghiệp có vốn của Bộ Quốc phòng theo phân cấp quản lý.

6. Kim soát viên tại các tập đoàn, tổng công ty, công ty TNHH MTV có trách nhiệm thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Nhà nước và BQP.

7. Các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng:

a) Thực hiện việc lập Báo cáo đánh giá tình hình tài chính: Báo cáo giám sát tài chính, Báo cáo kết quả giám sát tài chính, Báo cáo đánh giá tình hình đầu tư vốn ra nước ngoài (nếu có) theo quy định tại Điều 8, 9, 10 và Điều 14 Quy chế này:

b) Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan giám sát tài chính, Kiểm soát viên, các cơ quan chức năng thực hiện giám sát tài chính trực tiếp tại doanh nghiệp;

c) Khi có cảnh báo của cơ quan giám sát tài chính về những nguy cơ rủi ro về tài chính, về công tác qun lý tài chính của doanh nghiệp, phải xây dựng và thực hiện ngay các biện pháp để ngăn chặn, khắc phục các nguy cơ rủi ro để tình hình tài chính, công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp tốt lên;

d) Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chỉ đạo, khuyến nghị của Bộ Quốc phòng trong các báo cáo giám sát. Trường hợp không thống nhất với các chỉ đạo, khuyến nghị đó, doanh nghiệp có quyền báo cáo ý kiến của mình với cơ quan đưa ra chỉ đạo, khuyến nghị. Khi chủ sở hữu đưa ra ý kiến cuối cùng thì doanh nghiệp có trách nhiệm phải thực hiện các ý kiến đó.

e) Tự tổ chức giám sát tài chính trong nội bộ doanh nghiệp

Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty sử dụng bộ máy trong tổ chức của doanh nghiệp đ thực hiện việc giám sát tài chính trong nội bộ doanh nghiệp. Định kỳ 06 (sáu) tháng, hàng năm hoặc theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng, doanh nghiệp phải báo cáo công tác giám sát tài chính nội bộ theo quy định tại Quy chế này.

8. Người đại diện

a) Thực hiện việc lp Báo cáo giám sát tài chính theo quy định tại Điều 23, Điều 24 Quy chế này.

b) Phi hợp cơ quan đầu mối giám sát tài chính thực hiện việc kiểm tra, giám sát đột xuất nhằm phát hiện sớm những sai sót và hạn chế thiệt hại cho doanh nghiệp.

Điều 28. Sửa đổi, bổ sung

1. Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu tại Quy chế này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới ban hành.

2. Trong quá trình thực hiện Quy chế này, trường hợp có những nội dung vướng mắc phát sinh, Cục Tài chính có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Bộ Quốc phòng đ sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

DANH MỤC

BIỂU MẪU BÁO CÁO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 48/2017/TT-BQP ngày 05/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)

TT

Biểu số

Tên biu

Thời gian định kỳ báo cáo

Tên cơ quan, đơn vị lập báocáo

1

01A

Tình hình đầu tư và huy động vốn để đầu tưvào các dự án hình thành tài sản cố định và XDCB

6 tháng,năm

Doanh nghiệp

2

01.B

Báo cáo tình hình đu tư vào công ty con, công ty liên kết và đu tư tài chính 6 tháng (năm)....

nt

nt

3

01.C

Tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính 6tháng (năm)....

nt

nt

4

01.D

Tình hình thực hiện sản phẩm công ích

nt

nt

5

01.Đ

Tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước năm và tình hìnhtrích lập, sử dụng các quỹ năm...

nt

nt

6

2

Báo cáo kếtquảgiám sát tài chính

Năm

nt

7

03.A

Báo cáo tình hình đầu tư vốn ra nước ngoài vàthuhi vốn đầu tư về Việt Nam

nt

nt

8

03.B

Tình hình tài chính và kết quả hoạtđộng sn xuất kinh doanh của các dự án đầu tư ra nước ngoài

nt

nt

9

04.A

Đánh giá hiệu quả hoạt độngvà xếp loại doanh nghiệp năm..

nt

Chủ sở hữu

10

04.B

Đánh giá hiệu quhoạt động của ngườiquản lý doanh nghiệp năm...

nt

nt

11

04.C

Đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp năm..

nt

nt

 


TÊN CƠ QUAN/DOANH NGHIỆP

Biểu mẫu số 01.A

 

TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VÀ HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ ĐẦU TƯ VÀO CÁC DỰ ÁN HÌNH THÀNH TSCĐ VÀ XDCB

ĐVT: triệu đồng

TT

Tên dự án

Quyết định phê duyệt

Tổng mức vốn đầu tư

Thời gian đầu tư theo kế hoạch

Nguồn vốn huy động

Giá trị khối lượng thực

Giải ngân đến ngày

Giá trị tài sản đã hình thành và đưa

Tng

Vốn chủ sởhữu

%

Vốn huy động

%

Tổng số

Thời hạn vay

Lãisuất (%)

Kỳ trước chuyển sang

Thực hiện trong kỳ

Thực hiện đến hết ngày…

Kỳ trước chuyển sang

Thực hiện trong kỳ

Thực hiện đến hết ngày…

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

A

Các dự án nhóm A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B

Các dự án nhómB

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C

Các dự ánkhác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: S liệu từ cột (2) đến cột (12) theo Quyết định phê duyệt dự án đầu tư của cấp có thẩm quyền.

Các dự án nêu trên là dự án do doanh nghiệp làm chủ đầu tư hoặc thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp.

Số liệu đưa vào báo cáo 6 tháng là số liệu tại thời điểm 30/6 năm báo cáo, báo cáo năm là số liệu tại thời điểm 31/12 năm báo cáo

 

Người lập biểu
(Ký)

(Tổng) Giám đốc doanh nghiệp
(Ký, đóng dấu)

 

TÊN CƠ QUAN/DOANH NGHIỆP

Biểu mẫu số 01.B

 

BÁO CÁO TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VÀO CÔNG TY CON, CÔNG TY LIÊN KẾT VÀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH 6 THÁNG (NĂM) ……..

ĐVT: triệu đồng

TT

Tên công ty con, công ty liên kết

Vốn góp của doanh nghiệp, giá trị đu tư

VốnĐiềul

Vốn chủ sở hữu của côngty con, công ty liên kết

Doanh thu

Lợi nhuận sau

Cổ tức hoặc lợi nhuận được chia năm báo cáo

Tỷ lệ lợi nhuận được chia trên vốn đầu tư (%)

Hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn của công ty con, công ty

Hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu của công ty con, công ty LK

Giá trị vốn góp

Tỷ lệ vốn góp (%)

Kỳ/ Năm trước

Kỳ/ Năm báo cáo

Kỳ/ Năm trước

Kỳ/ Năm báo cáo

Kếhoạch

Năm trước

Tại thời điểm 30/6/20.. hoặc 31/12/20..

Kếhoạch

Năm trước

Tại thời điểm 30/6/20.. hoặc 31/12/20..

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16= 15/5

17

18

I

Công ty con

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Côngtyliên kết

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Đầu tư tài chính

 

 

 

 

 

 

x

x

x

x

x

x

 

 

x

x

 

 

 

 

 

 

 

 

x

x

x

x

x

x

 

 

x

x

 

 

 

 

 

 

 

 

x

x

x

x

x

x

 

 

x

x

Ghi chú

Cột "3" đến "8": số vốn góp, vốn đầu tư của doanh nghiệp ti công ty con, công ty liên kết, giá gốc của khoản đầu tư

Cột "9": Vốn Điều l của công ty con, công ty liên kết

Cột "10": Vốn chủ sở hữu của công ty con, công ty liên kết tại thời điểm báo cáo

Cột "11" và "12": doanh thu của công ty con, công ty liên kết

Cột "13" và "14": lợi nhuận của công ty con, công ty liên kết

Cột "15": c tức hoặc lợi nhuận được chia của năm báo cáo căn cứ Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên của doanh nghiệp có vốn góp

 


TÊN CƠ QUAN/DOANH NGHIỆP

Biểu mẫu số 01.C

 

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 6 THÁNG (NĂM)...

ĐVT: triệu đng

Nội dung

Cùng kỳ năm X-2

Cùng kỳ năm X-1

Thực hiện năm X

Biến động so với (tỷ lệ %)

Kế hoạch năm

Thc hiện kỳ

Cùng kỳ năm X-2

Cùng knăm X-1

Kế hoạch năm

1

2

3

4

5= 4/1

6= 4/2

7= 4/3

A. Chỉtiêu sản xuất kinh doanh

 

 

 

 

 

 

 

1. Sản lượng sản xuất SP chủ yếu

 

 

 

 

 

 

 

2. Sản lượng tiêu thụ SP chủ yếu

 

 

 

 

 

 

 

3. Tồn kho cuối kỳ

 

 

 

 

 

 

 

B. Chỉ tiêu tài chính

 

 

 

 

 

 

 

1. DT thuần về bánhàng và cung cấp dịchvụ

 

 

 

 

 

 

 

2. Giá vốn hàng bán

 

 

 

 

 

 

 

3. LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

 

 

 

 

 

 

 

4. Doanh thu hoạt động tài chính

 

 

 

 

 

 

 

5. Chi phí tài chính

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: Chiphí lãi vay.

 

 

 

 

 

 

 

6. Chi phíbán hàng

 

 

 

 

 

 

 

7. Chi phí quản lý doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

8. Li nhuậnthuần từ hoạtđng kinh doanh

 

 

 

 

 

 

 

9. Thu nhập khác

 

 

 

 

 

 

 

10.Chi phí khác

 

 

 

 

 

 

 

11. Lợi nhuận khác

 

 

 

 

 

 

 

12. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

 

 

 

 

 

 

 

13. Chi phíthuếTNDN hiện hành

 

 

 

 

 

 

 

14. Chi phí thuế TNDN hoãn lại

 

 

 

 

 

 

 

15. Li nhuận sau thuế thunhập DN

 

 

 

 

 

 

 

16. Tỷsuấtlợi nhuận thực hiện/Vốn Chủ sở hữu

 

 

 

 

 

 

 

17. Tỷ sut lợi nhuận sauthuế/Vn Chủ shữu (ROE)

 

 

 

 

 

 

 

18. Tỷ suấtlợi nhuận sauthuế/Tổng tài sản (ROA)

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Cột (1), (2): Theo Báo cáo tài chính các năm trước liền k năm Báo cáo.

Thông tin v ch tiêu tài chính lấy từ báo cáo tài chính doanh nghiệp nhà nước.

Số liệu đưa vào báo cáo 6 tháng là số liệu tại thời điểm 30/6 năm báo cáo, báo cáo năm là số liệu tại thời điểm 31/12/năm báo cáo

 

Ngườilập biểu
(Ký)

(Tổng) Giám đốc doanh nghiệp
(Ký,đóng dấu)

 

TÊN CƠ QUAN/DOANH NGHIỆP

Biểu mẫu số 01.D

 

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CÔNG ÍCH

Chỉ tiêu

Kế hoạch

Thực hiện

Tỷ lệ so với KH

Tỷ lệ so với cùng kỳ năm trước

1. Khối lượng, snlượngsản phẩm dịchvụ công ích thực hiện trong năm?

(tấn, kg...)

(tấn,kg...)

…..%

…..%

2. Khối lượng, sản lượng sản phẩm, dịch vụ công ích bị lỗi,không đạt yêu cầu?

(tấn, kg...)

(tấn,kg...)

…..%

…..%

3. Số lượng ý kiến phản hồi vchất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp khôngđạt yêu cu?

 

 

…..%

…..%

4. Chi phí phátsinh liênquanđến các sản phẩm,dịch vụ công ích thực hiệntrongnăm

…….tr.đ

…….tr.đ

…..%

…..%

5.Doanh thu thực hiện các sản phẩm, dịch vụ công íchtrongnăm

…….tr.đ

…….tr.đ

…..%

…..%

Số liệu đưa vào báo cáo 6 tháng là số liệu tại thời điểm 30/6 năm báo cáo, báo cáo năm là số liệu tại thời điểm 31/12/năm báo cáo

 

Người lập biểu
(Ký)

(Tng) Giámđốc doanh nghiệp
(Ký, đóngdấu)

 

TÊN CƠQUAN/DOANH NGHIỆP

Biểu mẫu số 01.Đ

  

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ VỚI NGÂN SÁCH VÀ

TRÍCH LẬP, SỬ DỤNG CÁC QUỸ

NĂM...

 

A. THỰC HIỆN NGHĨA VỤ VỚI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Scòn phải nộp năm trướcchuyểnsang

Số phátsinh phải nộp trong năm

Số đã nộp trong năm

Sốcòn phải nộp chuyn sangnăm sau

1. Thuế

 

 

 

 

- Thuế GTGT

 

 

 

 

- ThuếTNDN

 

 

 

 

- ThuếXuất,nhập khẩu

 

 

 

 

- Thuếđất

 

 

 

 

- Các khoảnthuếkhác

 

 

 

 

2. Các khoản phải nộp khác

 

 

 

 

- Phí,lệ phí

 

 

 

 

- Các khoản phải nộp khác

 

 

 

 

3. Nộp Ngân sách nhà nước (Quỹ Hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp)phầnlợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích, lập cácquỹcủa doanh nghiệp theo quy định

 

 

 

 

B. THU NỘP VỚI NGÂN SÁCH QUỐC PHÒNG

ĐVT: triệu đồng

Chtiêu

Scòn phải nộp năm trước chuyn sang

Số phátsinh phải nộptrong năm

Sđã nộp trong năm

Số còn phi nộp chuyn sang năm sau

1. Thuế TNDN thu hộ nhà nước (đối với DN QPAN)

 

 

 

 

2. Thu khu haobản

 

 

 

 

3. Thurà phábom mìn

 

 

 

 

4. Thu tin sửdụng đất quốc phòng

 

 

 

 

5. Thu khác

 

 

 

 

C. TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG CÁC QUỸ

ĐVT: triệu đồng

Chtiêu

Dư đầu năm

Tăng trongnăm

Giảm trong năm

Dư cui năm

1. Quỹ Đầu tư phát triển

 

 

 

 

2. Quỹ Khen thưởng phúc lợi

 

 

 

 

3. Quỹ thưởng VCQLDN

 

 

 

 

4. Quỹ Hỗ trợ sắp xếp DN

 

 

 

 

5. Quỹ đặc thù khác (nếu có)

 

 

 

 

Yêu cầu: Thuyết minh tăng giảm quỹ trong năm (riêng các quỹ đặc thù được trích theo quy đnh của pháp luật phải giải trình cơ sở pháp lý, nguồn trích, cơ chế sử dụng)

Ghi chú: Thông tin lấy từ báo cáo tài chính ca doanh nghiệp nhà nước.

 

Người lập biu
(Ký)

(Tổng) Giám đc doanh nghiệp
(Ký, đóng dấu)

 

BỘ QUỐC PHÒNG
TÊN CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU

Biểu mẫu số 02

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ GIÁM SÁT TÀI CHÍNH

[Năm [Kỳ] Báo cáo:

ĐVT: triệu đồng

TT

Tên doanh nghiệp

Doanh thu

Li nhuận thực hiện

Nộp ngân sách

dấuhiệu mất an toàn về tài chính

Ghi chú

A

Tập đoàn

 

 

 

 

 

 

………………………

 

 

 

 

 

B

Tổng công ty

 

 

 

 

 

 

………………………

 

 

 

 

 

C

Công ty TNHH MTV độc lập

 

 

 

 

 

 

………………………

 

 

 

 

 

Đánh giá và kiến nghị của Cơ quan đại diện chủ sở hữu: trong đó cần đánh giá mức độ mt an toàn về tài chính: cnh báo, tăng cường giám sát hay đưa vào diện giám sát đặc biệt.

 

 

.....,ngày... tháng... năm...
Cơ quan đại diện chủ sở hữu
(Ký, họ tên,đóngdấu)

 


TÊN CƠ QUAN/DOANH NGHIỆP

Biểu mẫu số 03.A

 

BÁO CÁO TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VỐN RA NƯỚC NGOÀI VÀ THU HỒI VỐN ĐẦU TƯ VỀ VIỆT NAM

Kỳ báo cáo: ………………………

Đơn vị: nghìn USD

TT

Tên doanh nghiệp/Dự án

Lĩnh vực đầu tư

Nước tiếp nhận đầu tư

Tổng vốn đầu tư của dự án tại nước ngoài

Tỷ lệ sở hữu của NĐT Việt Nam

Vốn ĐTRNN đăng ký

Vốn ĐTRNN thực hiện

Tình hình thu hồi vốn đầu tư

Độ trễ của Dự án

Tổng vốn đầu tư

Vốn điều lệ

Vốn vay

Tổng vốn đăng ký

Vốn góp

Cho vay

Bảo lãnh vay

Lũy kế đến kỳ trước

Lũy kế đến kỳ báo cáo

Phát sinh trong kỳ báo cáo

Lũy kế đến kỳ trước

Lũy kế đến kỳ báo cáo

Phát sinh trong kỳ báo cáo

Tổng số

Vốn góp

Cho vay

Bảo lãnh vay

Tổng số

Thu hồi vốn đầu tư

Lợi nhuận chuyển về nước

Lãi cho vay chuyển về nước

Thu từ thanh lý, nhượng bán vốn ĐTRNN

1

2

3

3

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

I

Tập đoàn/Tổng công ty

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Công ty mẹ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

DN A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2

DN B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Công ty con

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

DN D

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2

DN E

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Công ty do công ty mẹ và công ty con góp vốn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

DN G

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2

DN H

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Công ty

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

DN K

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

DN M

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

Vốn đầu tư ra nước ngoài theo đăng ký (Cột 9 đến cột 12): lấy theo số đăng ký tên Giấy chứng nhận ĐTRNN tại thời điểm gần nhất so với thời điểm báo cáo

Vốn đầu tư ra nước ngoài thực hiện (Cột 13 đến Cột 18): lấy theo số … và số phát sinh trong kỳ báo cáo

Vốn ĐTRNN dưới hình thức cho vay (Cợt 11, 17): vốn do NĐT Việt Nam cho dự án tại nước ngoài vay vốn và/hoặc cho vay dưới hình thức hợp đồng nhận nợ

Cột (5) = Cột (6) + Cột (7)

Cột (9) = Cộng (10) + Cột (11) + Cột (12)

Cột (15) = Cột (16) + Cột (17) + Cột (18)

Cột (21) = Cột (22) + Cột (23) + Cột (24) + Cột (25)

Độ trễ của dự án (Cột 26): được tính bằng số tháng dự án triển khai chậm tiến độ so với số tháng triển khai theo kế hoạch ban đầu

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)

…….., ngày …. tháng …. năm ….
(Tổng) Giám đốc doanh nghiệp
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

TÊN CƠ QUAN/DOANH NGHIỆP

Biểu mẫu số 03.B

 

TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI

Kỳ báo cáo: ………………….

Đơn vị: nghìn USD

TT

Tên doanh nghiệp/Dự án

Tổng tài sản

Tổng nguồn vốn

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Lợi nhuận và sử dụng lợi nhuận được chia

Thực hiện nghĩa vụ với NSNN trong kỳ

Tổng

Nợ phải trả

Vốn chủ sở hữu

Doanh thu

Lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất lợi nhuận

Lợi nhuận được chia của NĐT VN

Tình hình sử dụng lợi nhuận được chia

Tổng nợ phải trả

Tđó: vay từ NĐT VN

Vốn chủ sở hữu

Vốn đầu tư của CSH

Lợi nhuận/ lỗ lũy kế

Kỳ trước

Kỳ báo cáo

Kỳ trước

Kỳ báo cáo

ROE

ROA

Kỳ trước

Kỳ báo cáo

Tái đầu tư

Chuyển về nước

Sử dụng khác

Phải nộp

Đã nộp

Tổng giá trị các khoản vay

Lãi suất TB các khoản vay

Lãi vay phải trả trong kỳ báo cáo

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

I

Tập đoàn/TCT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Công ty mẹ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

DN A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2

DN B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Công ty con

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

DN D

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2

DN E

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Công ty do công ty mẹ và công ty con

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

DN G

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2

DN H

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Công ty

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

DN K

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

DN M

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

- Các số liệu về tài sản, nguồn vốn, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ Cột (3) đến Cột (15): số liệu báo cáo tài chính của dự án đầu tư tại nước ngoài

- Vay từ NĐT Việt Nam (Cột 6, 8): bao gồm các khoản vay được NĐT Việt Nam bảo lĩnh và các khoản vay từ NĐT Việt Nam

- Lãi suất TB của các khoản vay từ NĐT Việt Nam (Cột 7): tính theo số bình quân gia quyền của các Hợp đồng vay phát sinh trong kỳ báo cáo

- Tỷ suất lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu ROE (Cột 16) = Cột (15)/Cột (9)

- Tỷ suất lợi nhuận/Tổng tài sản ROA (Cột 17) = Cột (15)/Cột (3)

- Thực hiện nghĩa vụ với NSNN (Cột 23, 24): thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp và đã nộp từ lợi nhuận, lãi vay từ các dự án đầu tư tại nước ngoài trong kỳ báo cáo.

 

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

(Tổng) Giám đốc doanh nghiệp
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

TÊN CƠ QUAN/DOANH NGHIỆP

Biểu mẫu số 04.A

 

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ XẾP LOẠI DOANH NGHIỆP NĂM……….

[Tên DN]

Áp dụng đối với doanh nghiệp Quốc phòng An ninh

Chỉ tiêu 1

Doanh thu và thu nhập khác (triệu đồng)

Chỉ tiêu 2

Chỉ tiêu 3

Chỉ tiêu 4 Xếp loại

Chỉ tiêu 5 Xếp loại

Xếp loại DN

Lợi nhuận (triệu đồng)

Vốn CSH bình quân (triệu đồng)

Tỷ suất LN sau thuế/vốn (%)

Xếp loại

Khả năng thanh toán nợ đến hạn

Nợ quá hạn (tr.đồng)

Xếp loại

KH

TH

Xếp loại

KH

TH

KH

TH

KH

TH

TSNH (tr.đồng)

Nợ NH (tr.đồng)

TSNH/Nợ NH (lần)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

+ Cột Xếp loại thuộc Chỉ tiêu 2 chỉ mang tính tham khảo khi thực hiện xếp loại DN

+ Nếu Công ty mẹ thực hiện đánh giá cho các công ty con thì Chủ tịch HĐTV hoặc Chủ tịch Công ty ký, đóng dấu./.

 

Người lập biểu
(Ký)

Đại diện chủ sở hữu
(Ký, đóng dấu)

 


TÊN CƠ QUAN/DOANH NGHIỆP

Biểu mẫu số 04.B

 

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NĂM …….

TT

Tên doanh nghip

Tỷ suất Lợi nhuận sau thuế/Vốn CSH

Kết quả xếp loại Doanh nghiệp

Tình hình chấp hành tiêu chí đánh giá kết quả

Xếp loại hoạt động Người quản lý Doanh nghiệp

Kế hoạch

Thực hiện

% Thực hiện/Kế hoạch

1

2

3

4

5

6

7

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: + Tình nh chấp hành tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của Người quản lý được phân loại theo các mức độ: Thực hiện tốt, Không thực hiện tốt và theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.

+ Nếu đại diện chủ sở hữu thực hiện đánh giá thì đại diện ch sở hữu ký đóng dấu./.

 

Người lập biểu
(Ký)

Đại diện chủ sở hữu
(Ký, đóng dấu)

 


TÊN CƠ QUAN/DOANH NGHIỆP

Biểu mẫu số 04.C

 

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ XẾP LOẠI DANH NGHIỆP NĂM…………

[Tên DN]

Áp dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh

Chỉ tiêu 1

Doanh thu và thu nhập khác (triệu đồng)

Chỉ tiêu 2

Chỉ tiêu 3

Chỉ tiêu 4 Xếp loại

Xếp loại DN

Lợi nhuận (triệu đồng)

Vốn CSH bình quân (triệu đồng)

Tỷ suất LN/vốn (%)

Xếp loại

Khả năng thanh toán nợ đến hạn

Nợ quá hạn (tr.đồng)

Xếp loại

KH

TH

Xếp loại

KH

TH

KH

TH

KH

TH

TSNH (tr.đồng)

Nợ NH (tr.đồng)

TSNH/Nợ NH (lần)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu
(Ký)

Đại diện chủ sở hữu
(Ký, đóng dấu)

 

 

Văn bản khác

Số hiệu
Trích yếu
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
File

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website