Công ước về thông báo sớm sự cố hạt nhân (IAEA) năm 1985. Việt Nam thông qua ngày 26/9/1986

CÁC QUỐC GIA THAM GIA CÔNG ƯỚC NÀY:

NHẬN THỨC rằng các hoạt động hạt nhân đang được tiến hành ở một số Quốc gia,

LƯU Ý rằng các biện pháp toàn diện đã và đang được tiến hành nhằm bảo đảm cao độ tính an toàn trong các hoạt động hạt nhân nhằm phòng ngừa các tại nạn hạt nhân và giảm đến mức tối thiểu hậu quả của mọi tai nạn hạt nhân nếu nó xảy ra.

MONG MUỐN tăng cường hơn nữa sự hợp tác quốc tế trong việc sử dụng an toàn và phát triển năng lượng hạt nhân,

GHI NHẬN sự hữu ích của các thoả thuận song phương và đa phương về trao đổi thông tin trong lĩnh vực này,

ĐÃ THOẢ THUẬN như sau:

Điều 1. Phạm vi áp dụng

1. Công ước này sẽ áp dụng trong trường hợp xảy ra bất kỳ sự cố hạt nhân nào dính líu đến các thiết bị, cơ sở hoặc hoạt động được nêu trong mục 2 dưới đây của một Quốc gia tham gia Công ước, của các cá thể hoặc thực thể luật pháp có quyền hạn hoặc quyền kiểm soát đối với các thiết bị hoặc cơ sở đó. Sự cố đó dẫn đến thất thoát vật liệu phóng xạ hoặc tương tự và gây ra hoặc có thể gây ra lan truyền phóng xạ quốc tế, làm ảnh hưởng đến an toàn bức xạ đối với các Quốc gia khác.

2. Các thiết bị và hoạt động liên quan trong mục 1 là:

a) Lò phản ứng hạt nhân ở bất kỳ địa điểm nào;

b) Thiết bị dùng cho chu trình nhiên liệu hạt nhân;

c) Cơ sở quản lý chất thải phóng xạ;

d) Việc vận chuyển hay lưu giữ nhiên liệu hạt nhân hoặc chất thải phóng xạ;

e) Việc chế tạo, sử dụng, lưu giữ, sở hữu và vận chuyển đồng vị phóng xạ dùng cho nông nghiệp, công nghiệp, y tế và các mục đích nghiên cứu khoa học, và

f) Việc sử dụng đồng vị phóng xạ để phát năng lượng trong các vật thể vũ trụ.

Điều 2. Thông báo và thông tin

Trong trường hợp xảy ra một sự cố cụ thể như ghi trong Điều 1 (dưới đây gọi là sự cố hạt nhân), Quốc gia tham gia Công ước theo như điều đó sẽ:

a) Ngay lập tức, bằng cách trực tiếp hoặc qua Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (dưới đây gọi là Cơ quan) thông báo cho các Quốc gia bị hoặc có thể bị ảnh hưởng do ngẫu nhiên như ghi trong Điều 1 và Cơ quan về sự cố hạt nhân.

b) Trực tiếp hoặc thông qua Cơ quan, cung cấp ngay cho các Quốc gia ghi trong mục a) và Cơ quan những thông tin có được liên quan đến việc giảm đến mức tối thiểu hậu quả phóng xạ ở các Quốc gia đó, như cụ thể ở Điều 5.

Điều 3. Những sự cố hạt nhân khác

Để làm giảm đến mức tối thiểu những hậu quả phóng xạ, các Quốc gia tham gia Công ước có thể thông báo trong trường hợp xảy ra sự cố hạt nhân ngoài sự cố cụ thể như ghi trong Điều 1.

Điều 4. Chức năng của Cơ quan

Cơ quan sẽ:

a) Thông tin ngay lập tức cho các Quốc gia tham gia Công ước, các Quốc gia thành viên, các Quốc gia khác bị hoặc có thể bị ảnh hưởng như cụ thể ghi trong Điều 1, các tổ chức Quốc tế, tổ chức liên Chính phủ hữu quan (dưới đây gọi là các tổ chức quốc tế) về thông báo đã nhận được theo mục a của Điều 2, và

b) Cung cấp ngay cho mọi Quốc gia tham gia, mọi Quốc gia thành viên hoặc tổ chức Quốc tế hữu quan, theo yêu cầu các thông tin nhận được theo mục b của Điều 2.

Điều 5. Thông tin cần cung cấp

1. Thông tin cần được cung cấp theo mục b của Điều 2 bao gồm các số liệu sau đây ngay sau khi Quốc gia cần thông báo có được:

a) Thời gian, địa điểm chính xác và bản chất của sự cố;

b) Thiết bị hoặc hoạt động có liên quan;

c) Nguyên nhân dự đoán hay đã xác định được và diễn biễn dự đoán của sự cố hạt nhân liên quan đến việc lan truyền vật liệu phóng xạ;

d) Những đặc điểm chung của sự rò rỉ phóng xạ bao gồm bản chất, trạng thái lý hoá, số lượng, thành phần và mức độ ảnh hưởng có thể có ở mức tối đa;

e) Thông tin về các điều kiện khí tượng, thủy văn hiện hành và dự báo cần thiết cho việc dự báo sự lan truyền vật liệu phóng xạ;

f) Các kết quả kiểm tra môi trường phóng xạ có liên quan đến sự lan truyền vật liệu phóng xạ;

g) Các biện pháp an toàn được tiến hành hoặc có kế hoạch tiến hành ở ngoài địa điểm;

h) Biện pháp xử lý được dự kiến sau khi rò rỉ phóng xạ;

2. Những thông tin đó sẽ được bổ sung theo khoảng cách thời gian thích hợp bằng các thông tin liên quan đến diễn biến tình trạng khẩn cấp, kể cả việc kết thúc thực tế hay dự đoán tình trạng đó.

3. Những thông tin nhận được theo mục b của Điều 2 có thể được sử dụng không hạn chế trừ khi thông tin đó được Quốc gia cung cấp thông báo bí mật.

Điều 6. Sự thảo luận

Quốc gia cung cấp thông tin theo mục b của Điều 2 cần phải thực hiện một cách hợp lý, phản ứng một cách mau lẹ đối với các thông tin tiếp diễn hoặc tiến hành thảo luận với Quốc gia bị nạn với mục đích hạn chế tới mức thấp nhất các tác động.

Điều 7. Cơ quan thẩm quyền và đầu mối liên lạc

1. Từng Quốc gia tham gia Công ước trực tiếp hoặc thông qua Cơ quan và các Quốc gia tham gia khác về cơ quan thẩm quyền và đầu mối liên lạc của Quốc gia mình chịu trách nhiệm cung cấp và thu nhận thông báo thông tin theo Điều 2. Các đầu mối liên lạc đó và một đầu mối tập trung ở Cơ quan sẽ luôn thường trực.

2. Từng Quốc gia tham gia Công ước sẽ thông báo ngay cho Cơ quan về mọi thay đổi có thể xảy ra trong thông tin ghi mục 1.

3. Cơ quan sẽ nắm một danh sách được cập nhập về các cơ quan thẩm quyền và đầu mối liên lạc như vậy cũng như các đầu mối liên lạc của các tổ chức Quốc tế và sẽ cung cấp danh sách đó cho các Quốc gia tham gia Công ước, các Quốc gia thành viên và các tổ chức Quốc tế hữu quan.

Điều 8. Trợ giúp các Quốc gia tham gia Công ước

Cơ quan sẽ tiến hành công tác điều tra khả năng và xây dựng một hệ thống kiểm xạ môi trường thích ứng, phù hợp với Điều lệ của Cơ quan và theo đề nghị của một Quốc gia tham gia Công ước không có hoạt động hạt nhân và biên giới với Quốc gia có chương trình hạt nhân hoạt động mà không tham gia Công ước, nhằm tạo điều kiện cho việc đạt được mục tiên Công ước này.

Điều 9. Các thoả thuận song phương và đa phương

Vì quyền lợi chung của mình, trong trường hợp thích đáng, các Quốc gia tham gia Công ước có thể ký kết các thoả thuận song phương hay đa phương về các vấn đề liên quan ghi trong Công ước này.

Điều 10. Quan hệ với các thoả ước Quốc tế khác

Công ước này sẽ không ảnh hưởng đến quyền lợi tương thích và các nghĩa vụ của các Quốc gia tham gia Công ước nằm trong các thoả thuận Quốc tế có liên quan đến những vấn đề được đề cập đến trong công ước này hoặc nằm trong các thoả thuận quốc tế sẽ được ký kết phù hợp với đối tượng và mục đích của Công ước này.

Điều 11. Giải quyết bất đồng

1. Trong trường hợp các Quốc gia tham gia Công ước hay giữa một Quốc gia tham gia Công ước với Cơ quan có bất đồng về dịch thuật hoặc vận dụng Công ước này, các bên có bất đồng sẽ tham khảo ý kiến nhằm giải quyết bất động bằng thương lượng hay bằng bất kỳ các biện pháp hoà bình nào khác mà họ có thể chấp nhận.

2. Khi một bất đồng giữa các Quốc gia tham gia không thể giải quyết được trong vòng một năm từ khi có yêu cầu tham khảo ý kiến theo như Mục 1, bất đồng đó sẽ được đưa ra trọng tài phân xử hoặc Toà án Quốc tế quyết định theo đề nghị của bất kỳ một bên có bất đồng nào. Khi một bất đồng cần được đưa ra trọng tài nhưng các bên có bất đồng không thể thống nhất được việc tổ chức trọng tài trong vòng 6 tháng kể từ ngày có đề nghị, một bên có thể yêu cầu Chánh Toà án Quốc tế hay Tổng thư ký Liên hiệp quốc chỉ định một hay nhiều trọng tài viên. Trong trường hợp các bên có yêu cầu khác nhau thì yêu cầu đối với Tổng thư ký Liên hiệp quốc được quyền ưu tiên.

3. Khi ký kết, phê chuẩn, chấp nhận, thông qua hay tán thành Công ước này, một Quốc gia có thể tuyên bố rằng không coi mình không nằm trong một hay cả hai biện pháp giải quyết bất đồng ghi ở Mục 2. Các quốc gia khác tham gia Công ước sẽ không nằm trong biện pháp giải quyết bất đồng ghi ở Mục 2 đối với Quốc gia đã tuyên bố điều đó.

4. Một Quốc gia tham gia Công ước đã tuyên bố như ghi ở Mục 3 có thể rút tuyên bố bất kỳ lúc nào bằng việc thông báo cho chủ sở hữu Công ước.

Điều 12. Hiệu lực

1. Công ước này sẽ mở để tất cả các Quốc gia và Namibia do Hội đồng dân tộc thống nhất Namibia thay mặt ký kết tại trụ sở Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế ở Viên từ 16-9-1986 và trụ sở Liên Hiệp quốc tại New York từ 06-10-1986, cho đến khi Công ước có hiệu lực hoặc cho đến 12 tháng tuỳ thuộc thời hạn nào dài hơn.

2. Một Quốc gia và Namibia do Hội đồng dân tộc thống nhất Namibia thay mặt có thể biểu thị sự tán thành tham gia Công ước bằng cách ký kết hoặc uỷ thác một văn kiện phê chuẩn, chấp thuận hay thông qua sau khi ký phê chuẩn, chấp thuận hoặc thông qua hoặc bằng cách uỷ thác văn kiện bổ sung. Các văn kiện phê chuẩn, chấp thuận, thông qua hay bổ sung sẽ được đưa vào lưu trữ.

3. Công ước này sẽ có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày được ba Quốc gia thông báo tán thành.

4. Đối với từng Quốc gia thông báo tham gia Công ước sau khi nó đã có hiệu lực, Công ước này sẽ có hiệu lực đối với Quốc gia đó sau 30 ngày kể từ ngày Quốc gia này thông báo tham gia.

5. a) Công ước này sẽ được mở để lấy ý kiến bổ sung theo như ghi ở Điều này, của các tổ chức Quốc tế, các tổ chức liên vùng do các Quốc gia có chủ quyền thành lập, các tổ chức đó có đủ thẩm quyền về thương lượng, ký kết và áp dụng các thoả thuận Quốc tế trong các vấn đề được Công ước này đề cập đến.

b) Trong phạm vi thẩm quyền của mình, các tổ chức quốc tế đó sẽ đại diện cho chính mình thực hiện quyền hạn và nghĩa vụ do Công ước này quy định đối với các Quốc gia tham gia Công ước.

c) Khi uỷ thác văn kiện bổ sung tổ chức đó thông báo rõ cho chủ sở hữu Công ước mức độ thẩm quyền của tổ chức mình về các vấn đề thuộc phạm vi Công ước này.

d) Các tổ chức Quốc tế sẽ không được quyền bỏ phiếu ngoài số phiếu của các thành viên của mình.

Điều 13. Áp dụng tạm thời

Ngay từ khi ký kết hoặc bất kỳ ngày nào trước khi Công ước này có hiệu lực đối với một Quốc gia ký kết, Quốc gia đó có thể tuyên bố tạm thời áp dụng Công ước.

Điều 14. Sửa đổi

1. Từng Quốc gia tham gia Công ước có thể đề nghị những sửa đổi đối với Công ước này. Đề nghị sửa đổi cần được chuyển Người lưu trữ Công ước, Người lưu trữ sẽ thông báo cho tất cả các Quốc gia tham gia Công ước.

2. Nếu đa số các Quốc gia tham gia Công ước yêu cầu Người lưu trữ triệu tập một hội nghị xem xét các đề nghị sửa đổi, Người lưu trữ sẽ mời tất cả các Quốc gia tham gia dự hội nghị này được tiến hành không sớm hơn 30 ngày từ ngày gửi giấy mời. Mọi sửa đổi được thông qua tại hội nghị bởi 2/3 tổng Quốc gia tham gia sẽ được ghi vào biên bản để tất cả các Quốc gia tham gia ký kết tại Viên và New York.

3. Biên bản sẽ có hiệu lực sau 30 ngày kể từ khi được hai Quốc gia thông báo chấp thuận. Đối với mỗi Quốc gia thông báo chấp thuận sau khi biên bản đã có hiệu lực thì biên bản sẽ có hiệu lực đối với từng Quốc gia đó sau ngày Quốc gia đó thông báo tham gia.

Điều 15. Bãi ước

1. Một Quốc gia có thể thông báo bãi ước đối với Công ước này bằng việc gửi văn bản thông báo cho Người lưu trữ.

2. Việc bãi ước sẽ có hiệu lực một năm sau ngày Người lưu trữ nhận được văn bản thông báo.

Điều 16. Người lưu trữ

1. Tổng giám đốc Cơ quan là Người lưu trữ Công ước này.

2. Tổng Giám đốc Cơ quan sẽ thông báo ngay cho các Quốc gia tham gia và các Quốc gia khác về:

a) Từng Quốc gia ký kết Công ước hoặc từng biên bản sửa đổi;

b) Từng Quốc gia uỷ thác văn kiện phê chuẩn, chấp thuận, thông qua hoặc bổ sung đối với Công ước hoặc biên bản sửa đổi;

c) Từng tuyên bố rút lui theo Điều 11;

d) Từng tuyên bố áp dụng tạm thời Công ước theo Điều 13;

e) Việc có hiệu lực của Công ước và của từng biên bản sửa đổi; và

f) Từng tuyên bố bãi ước theo Điều 15.

Điều 17. Các văn bản có giá trị và các bản sao hợp lệ

Các bản gốc của Công ước này bằng tiếng Arập, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nga và Tây Ban Nha có giá trị ngang nhau và được uỷ thác cho Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế - Người sẽ gửi văn bản sao hợp lệ cho tất cả các Quốc gia tham gia Công ước và các Quốc gia khác.

ĐỂ CHỨNG THỰC VỀ ĐIỀU NÀY, những người tham gia ký, sau khi đã được uỷ quyền đầy đủ, đã ký vào Công ước này mà đã được đưa ra để ký như đã nói trong Mục 1 Điều 12,

ĐƯỢC THÔNG QUA bởi Đại Hội đồng của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế nhóm họp trong Phiên họp đặc biệt tại Viên ngày 26 tháng 9 năm 1986.

 

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng

(ĐCSVN) - Ngày 10/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định số 190-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phong phú, sinh động gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024, 2025.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website