Chiến dịch Xtalingrat (17/7/1942 – 2/2/1943)

Tình hình chung

- Hình thức: Chiến dịch phòng ngự phản công

- Không gian: Khu vực Xtalingrat (nay là Vôngagrat) và vùng lân cận.

- Thời gian. Từ 17/7/1942 đến 2/2/1943.

- Lực lượng tham chiến:

+ Hồng quân Liên Xô.

Tham chiến trong chiến dịch phòng ngự là Phương diện quân Xtalingrat, gồm 160.000 người, 400 xe tăng, 454 máy bay và 2.200 pháo, cối.

Tham chiến trong chiến dịch phản công gồm bộ đội các phương diện quân Xtalingrat, Sông Đông, Tây Nam và Vôrônhegiơ; tổng cộng 1.106.000 quân, 1.463 xe tăng, 15.500 pháo, cối, 1.350 máy bay.

+ Khối phát xít Đức:

Tham chiến tiến công trên hướng vào Xtalingrat là Tập đoàn quân số 6 và Tập đoàn quân T4 của Đức, gồm 270.000 người, 500 xe tăng và 3.000 pháo cối, dưới sự chi viện của 1.200 máy bay chiến đấu.

Tham chiến trong giai đoạn Hồng quân Liên Xô tiến công là cụm tập đoàn quân “B” gồm 1.011.000 quân, 675 xe tăng, 10.290 pháo cối và 126 máy bay.

- Kết quả: Hồng quân Liên Xô đã tiêu diệt Tập đoàn quân 6 và Tập đoàn quân T4 Đức, Tập đoàn quân 3 và 4 Rumani, Tập đoàn quân B Italia. Khối phát xít bị mất gần 1.5 triệu quân và bị đẩy lùi xa về phía tây sông Vonga.

Diễn biến chính

Mùa Hè năm 1942, tranh thủ thời cơ chưa phải đối phó với mặt trận phía tây, phát xít Đức mở cuộc tiến công lớn ở cánh phía nam mặt trận Xô - Đức hòng nhanh chóng đánh chiếm vùng dầu lửa Capcadơ và các dải đất phì nhiêu của sông Đông, Cuban và Hạ Vonga.

Trước tình hình đó, Tổng hành dinh quân đội Xô viết đã thành lập Phương diện quân Xtalingrat, đảm nhiệm phòng ngự trên mặt trận chính diện với chiều dài toàn tuyến 520km, nhằm chặn đứng cuộc tiến công của địch ở khu vực Xtalingrat, tạo điều kiện thuận lợi để chuyển sang phản công.

Ngày 17-7, chiến dịch phòng ngự bắt đầu. Quân đội phát xít cố gắng tiến công thọc hậu từ hai bên sườn bao vây quân đội Liên Xô ở Calaxơ, rồi từ đó tiếp tục tiến công vào Xtalingrat. Các tập đoàn quân 62 và 64 Hồng quân đã phòng ngự rất ngoan cường và cùng các tập đoàn quân T4 và 4 liên tục phản kích, làm phá sản ý định ban đầu của địch.

Trong tháng 8, Bộ chỉ huy quân sự Đức đã điều thêm lực lượng đến bổ sung, đưa quân số tham chiến tại mặt trận Xtalingrat lên đến 80 sư đoàn. Ngày 23-8, cùng với tiến công trên mặt đất, địch đã dùng trên 2.000 lần chiếc máy bay ném bom tàn phá thành phố. Quân đội Xô viết đã đưa vào chiến đấu lực lượng dự bị gồm Tập đoàn quân 24, 66 và sau đó là Tập đoàn quân CV1 cùng Phương diện quân Xtalingrat và Sông Đông liên tục phản đột kích, chặn đứng quân địch ở ngoại ô thành phố. Từ ngày 12-9, địch tiến công mãnh liệt từ các hướng tây - tây bắc và tây nam. Các trận chiến đấu quyết liệt đã diễn ra trên từng đường phố, từng căn nhà. Địch tập trung mọi nỗ lực cao nhất để đánh chiếm thành phố nhưng không kết quả, lại bị tổn thất quá nhiều, kiệt sức, phải dừng lại.

Ngày 18-11, chiến dịch phòng ngự kết thúc. Hồng quân đã loại khỏi vòng chiến đấu gần 700.000 tên địch, phá huỷ 2.000 pháo, cối, 1.000 xe tăng và 1.400 máy bay, chặn đứng được cuộc tiến công của địch và chuyển sang phản công.

Ngày 19-11, các Phương diện quân Tây Nam và Sông Đông, ngày 20-11, Phương diện quân Xtalingrat bắt đầu những đòn đột kích vào trận địa phòng ngự địch, và đã đẩy quân địch lùi sâu từ 15 - 20km. Ngày 23-11, bằng các cánh vu hồi của các quân đoàn tăng thuộc các phương diện quân Tây Nam và Xtalingrat, cụm 22 sư đoàn (330.000 quân) địch đã bị hợp vây. Giai đoạn 1 chiến dịch phản công hoàn thành, từ đây quyền chủ động chiến lược trên cánh Nam mặt trận Xô - Đức (gồm vùng Capcadơ và Xtalingrat) chuyển vào tay quân đội Xô viết.

Trong tháng 12, những nỗ lực mới của địch nhằm giải vây cho cụm quân Xtalingrat đều vô hiệu.

Cuộc công kích tiêu diệt cụm địch bị hợp vây được tiến hành từ 10-1-1943, sau khi tối hậu thư của Hồng quân bị địch bác bỏ. Phương diện quân Sông Đông đảm đương nhiệm vụ này, và đến cuối tháng 1 đã chia cắt tập đoàn địch làm hai phần. Ngày 31-1, cụm phía nam do Thống chế Paolut trực tiếp chỉ huy đã đầu hàng. Ngày 2-2, cụm phía Bắc chấm dứt kháng cự. Chiến dịch phản công kết thúc thắng lợi với việc Phương diện quân Sông Đông đã bắt 91.000 địch đầu hàng và tiêu diệt 147.000 tên khác.

Những phát triển của nghệ thuật quân sự

Chiến dịch phòng ngự Xtalingrat là mẫu mực của chiến đấu bảo vệ thành phố. Bằng tinh thần chiến đấu hết sức ngoan cường, dựa vào hệ thống trận địa vững chắc và hệ thống hoả lực liên hoàn, tập đoàn quân 62, 64 đã giữ vững được trận tuyến trong điều kiện toàn bộ chiều sâu từ 300 - 600 km đều bị khống chế dưới hoả lực địch. Nổi bật là việc sử dụng lực lượng dự bị cơ động thực hành phản công và phản đột kích liên tục để cải thiện thế trận phòng ngự, luôn giành lấy quyền giáng đòn cuối cùng sau mỗi cuộc chiến để xoá các nỗ lực của địch.

Chiến dịch phản công là mẫu mực kiệt xuất về tổ chức hợp vây và tiêu diệt một tập đoàn rất lớn với trang thiết bị mạnh của địch. Việc thực hiện phản công quy mô cụm phương diện quân và hợp vây là một phát triển mới về nghệ thuật quân sự. Một phát triển mới khác trong nghệ thuật hợp vây, mà các chiến dịch sau này đã áp dụng là việc thiết lập các chính diện vòng ngoài và sử dụng tập trung bộ đội tăng - cơ giới để nâng cao tốc độ phá và phát triển nhân tố quyết định thắng lợi của hợp vây. Xác định chính xác hướng chủ yếu và tung ra thời cơ phản công vào chính lúc địch không còn lực lượng dự bị lại là một nhân tố khác. Hồng quân cũng đạt được yếu tố bất ngờ chiến dịch ở việc tập trung lực lượng dự bị trong nhưng điều kiện khó khăn.

Để hợp vây, tiêu diệt được cụm bị bao vây, phải đánh bại lực lượng ứng cứu giải vây của lực lượng dự bị chiến lược địch vòng ngoài. Nghệ thuật này cũng đã thành công, nên quân địch bị vây chỉ còn một cách là đầu hàng.

 

Ban Tư liệu - Văn kiện (sưu tầm)


Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website