Cuộc cách mạng nhân dân ở Mông Cổ (1921 - 1924)

Cuối năm 1920, Mông Cổ bị lực lượng bạch vệ Nga và quân phiệt Trung Quốc thống trị. Mùa xuân năm 1921, ở miền Bắc Mông Cổ đã thành lập những đơn vị du kích.

Ngày 1-3-1921, Hội nghị của các đại biểu du kích được triệu tập và chuyển thành Đại hội thành lập Đảng Nhân dân cách mạng Mông Cổ. Đại hội đã thông qua nghị quyết về việc tiến hành cuộc cách mạng nhân dân nhằm giải phóng đất nước, xây dựng chính quyền độc lập của nhân dân lao động. Ngày 13-3, chính phủ nhân dân lâm thời Mông Cổ được thành lập ở Tơrôixôcốt. Các đơn vị du kích hợp nhất thành Quân đội nhân dân Mông Cổ do Xukhê Bato làm tổng tư lệnh. Quân đội đội nhân dân đã đánh đuổi quân đội chiếm đóng Trung Quốc khỏi miền Bắc Mông Cổ.

Đầu tháng 7 – 1921, Unghéc mở cuộc tấn công Tơrôixôcốt hòng tiêu diệt lực lượng cách mạng Mông Cổ. Cùng với Quân đội nhân dân Mông Cổ, Hồng quân Xô viết theo yêu cầu giúp đỡ của Chính phủ Mông Cổ, đã chiến đấu suốt 3 ngày ở Tơrôixôcốt đánh bại quân bạch vệ Nga Unghéc. Sau đó, Unghéc lại một lần nữa mang tàn quân xâm nhập lãnh thổ Nga Xô viết. Cuộc tấn công này cũng thất bại, bản thân Ungghéc bị bắt sống. Thành phố Uốcga được giải phóng. Với sự giúp đỡ của quân đội Xô viết, Quân đội nhân dân Mông Cổ đã giải phóng toàn bộ lãnh thổ Mông Cổ. Ngày 10-7-1921, chính phủ phong kiến Boócđô Ghêghen chính thức chuyển giao chính quyền cho Chính phủ nhân dân Mông Cổ. Trong bối cảnh lịch sử cụ thể ở Mông Cổ lúc bấy giờ, Boócđô Ghêghen vẫn còn mang danh hiệu người đứng đầu nhà nước, nhưng chỉ có toàn quyền về tôn giáo và phải tuyên thệ không cam dự vào công việc của nhà nước.

Trong những năm 1921 - 1924 Chính phủ nhân dân Mông Cổ thực hiện những biện pháp nhằm xóa bỏ những tàn tích phong kiến như: thủ tiêu những đặc quyền phong kiến, xóa bỏ chế đô nông nô, quốc hữu hóa ruộng đất v.v..Chính quyền phong kiến địa phương cũng được xóa bỏ với sự thành lập các cơ quan dân chủ địa phương, được gọi là “Huran nhân dân”.

Về đối ngoại, tháng 11-1921, Hiệp ước Xô - Mông được kí kết, theo đó Chính phủ Xô viết xóa bỏ mọi đặc quyền của Sa hoàng đối với Mông Cổ và viện trợ về tài chính cho Mông Cổ. Chính phủ cách mạng Mông Cổ cũng đề nghị kiến lập quan hệ ngoại giao bình đẳng với tất cả các nước, đặc biệt là với Trung Quốc, nhưng các nước đế quốc và những thế lực tay sai chẳng những không tán thành mà còn tìm mọi cách đe dọa nền độc lập của Mông Cổ.

Đến năm 1924, tình hình Mông Cổ đã có những thay đối lớn trong đời sống kinh tế và so sánh lực lượng giai cấp. Điều đó đòi hỏi phải xuất phát từ Cương lĩnh của Đảng Nhân dân cách mạng Mông Cổ, đề ra từ Đại hội I, để cụ thể hóa thành những nhiệm vụ trước mắt của cách mạng.

Tháng 3-1924, Đại hội lần thứ II của Đảng Nhân dân cách mạng Mông Cổ tuyên bố lấy học thuyết Mác - Lênin về khả năng các nước lạc hậu tiến theo con đường phi tư bản chủ nghĩa, đi lên chủ nghĩa xã hội. Tháng 5-1924, Boócđô Ghêghen chết, Mông Cổ tuyên bố là nước cộng hòa nhân dân. Tháng 11-1924, Đại hội Huran lần thứ nhất (tức Đại hội đại biểu nhân dân) khai mạc với tư cách là một cơ quan nhà nước có quyền lực cao nhất, đã thông qua Hiến pháp của nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ.

Chính quyền của nhân dân lao động được củng cố về mặt pháp luật. Chúa phong kiến bị tước bỏ quyển sở hữu ruộng đất, thế lực chính trị, hàm tước và tên hiệu. Lạtma giáo tách khỏi nhà nước, thủ đô Uốcga đổi tên thành Ulan Bato (nghĩa là “Dũng sĩ đỏ”).

Cuộc cách mạng nhân dân Mông Cổ (1921 - 1924) trước hết là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, đưa đến việc thành lập nhà nước Mông Cổ độc lập. Đồng thời, đó là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ hướng đất nước theo con đường phát triển phi tư bản chủ nghĩa, tiến tới việc quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

 

Theo "Lịch sử thế giới hiện đại", Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2009

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website