Ngày Quốc tế Phụ nữ 8 tháng 3 (8/3/1857)

Ngày 8 tháng 3 năm 1857 các nữ công nhân ngành dệt đã biểu tình chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại New York (Ảnh tư liệu)

Lịch sử của ngày quốc tế phụ nữ bắt đầu từ năm 1857. Ngày 8 tháng 3 năm 1857 các nữ công nhân ngành dệt đã biểu tình chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại New York: 12 giờ làm việc một ngày. Hai năm sau, cũng trong tháng Ba, các nữ công nhân Mỹ trong một số hãng dệt thành lập công đoàn (syndicat) đầu tiên đã đấu tranh để được bảo vệ và giành được một số quyền lợi.

Năm mươi năm sau, ngày 8 tháng 3 năm 1908, 15.000 phụ nữ diễu hành trên các đường phố New York đòi giảm giờ làm việc, tăng tiền lương và hủy bỏ lao động trẻ con. Khẩu hiệu của họ "Bread and Roses" (Bánh mì và hoa hồng). Bánh mì tượng trưng cho bảo đảm kinh tế gia đình, Hoa hồng tượng trưng cho đời sống tốt đẹp hơn.

Sau đó, Đảng Xã hội Mỹ tuyên bố ngày 28 tháng 02 năm 1909 là ngày Quốc tế phụ nữ. Phụ nữ cử hành lễ này vào ngày chủ nhật cuối của tháng 2 cho tới năm 1913.

Trong cuộc họp mặt quốc tế, kỳ thứ II các phụ nữ Đảng Xã hội, 8 tháng 3 năm 1910, 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Chủ tịch kỳ họp Clara Zetkin, phụ nữ Đức, đã đề nghị ấn định một ngày quốc tế phụ nữ để nhớ ơn những người nữ đã đấu tranh vì quyền phụ nữ trên toàn thế giới. Cuộc họp đã chọn ngày 19 tháng 3 năm 1911 làm ngày phụ nữ quốc tế.

Không đầy một tuần sau, ngày 25 tháng 3 năm 1911, 145 nữ công nhân, phần lớn là di dân Airơlen và người Do thái của hãng Triangle Shirtwaist Company tại New York đã chết trong một vụ cháy trong xưởng dệt. Họ không có ngõ thoát do vì cửa xưởng đã được khóa chặt để công nhân không được ra ngoài trước khi hết giờ làm việc (Ðiều này đã thúc đẩy việc sửa đổi luật lệ lao động). 80.000 người diễu hành trong các đường phố để đưa đám tang lớn của 145 nạn nhân chết cháy.

Một năm sau, 1912, 14.000 công nhân ngành dệp may đình công và la lớn "Better to starve fighting than starve working" (Chết đói vì chiến đấu hơn chết vì làm việc). Nữ công nhân đình công, nghỉ việc trong 3 tháng.

Cùng với các cuộc đấu tranh của nữ công nhân Mỹ, các phụ nữ Đức cũng kiên trì đòi quyền bầu cử, ngày 12 tháng 10 năm 1918 được chấp thuận. Ngày 23 tháng 2 năm 1917 theo lịch Nga, nhằm ngày 8 tháng 3 dương lịch các nữ công nhân Nga đã xuống đường biểu tình đình công, đòi bánh mì và đòi trả chồng con họ trờ về từ chiến trận. Cuộc đình công này đã khiến Sa hoàng Nicolas đệ nhị phải thoái vị, góp phần vào thắng lợi cuộc Cách mạng tháng 10 ở Nga.

Ngày 21 tháng 4 năm 1944 Quốc hội Pháp chấp nhận quyền bầu cử cho phụ nữ Pháp. Phụ nữ Pháp đã đi bầu Hội đồng thành phố lần đầu tiên vào ngày 20 tháng 4 năm 1945.

Từ năm 1950 tại Việt Nam, vào ngày mùng 6 tháng hai âm lịch hàng năm đều tổ chức ngày lễ Hai Bà Trưng ở Sài Gòn, đó có thể coi là ngày Phụ nữ Việt Nam. Mỗi năm đều chọn một nữ sinh trường Trưng Vương và một nữ sinh trường Gia Long đóng vai Hai Bà Trưng ngồi trên bành voi trong dịp cử hành lễ.

Năm 1971, Thụy Sĩ chấp nhận quyền bầu cử cho phụ nữ.

Ngày 8 tháng 3 năm 1975, Liên hợp quốc bắt đầu chú ý và tổ chức ngày Quốc tế phụ nữ. Năm 1977, nghĩa là hai năm sau, Liên hợp quốc quyết định dành một ngày vì quyền lợi của phụ nữ và hòa bình thế giới đó là ngày Quốc tế phụ nữ 8 tháng 3.

Từ đó ngày 8 tháng 3 trở thành ngày đấu tranh chung của phụ nữ lao động trên toàn thế giới, ngày biểu dương ý chí của phụ nữ khắp nơi trên thế giới đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội; vì quyền lợi, hạnh phúc của phụ nữ và nhi đồng.

Ở nước ta, ngày 8 tháng 3 còn là ngày kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, 2 vị nữ anh hùng dân tộc đầu tiên đã đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại chủ quyền dân tộc. Niềm tự hào và ý chí vươn lên của phụ nữ Việt Nam, một phần cũng có cội nguồn từ truyền thống dân tộc độc đáo đó.

 

Ban Tư liệu - Văn kiện (tổng hợp)

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng

(ĐCSVN) - Ngày 10/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định số 190-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phong phú, sinh động gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024, 2025.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website