Bảo đảm việc giải quyết bồi thường nhà nước nhanh chóng, hiệu quả

Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 (TNBTCNN) có 9 chương, 78 điều, trong đó đã mở rộng nguyên tắc giải quyết bồi thường, cho phép người bị thiệt hại có quyền khởi kiện ngay ra tòa án khi có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự và thi hành án dân sự; kết hợp giải quyết yêu cầu bồi thường trong quá trình tố tụng hình sự tại Tòa án đối với yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự và thi hành án dân sự. Người bị thiệt hại có quyền lựa chọn cơ chế giải quyết bồi thường phù hợp nhưng khi cơ quan giải quyết bồi thường đã thụ lý yêu cầu bồi thường thì người đó không được quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác giải quyết bồi thường.

Luật bổ sung quy định về trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai.

Ảnh: Đại diên TAND tối cao xin lỗi ông Nguyễn Thanh Chấn người bị án oan. Nguồn: TH.

Tăng thời hiệu yêu cầu bồi thường

Luật TNBTCNN năm 2017 sửa đổi toàn diện quy định về thời hiệu yêu cầu bồi thường như sau: Tăng thời hiệu yêu cầu bồi thường từ 2 năm lên 3 năm. Việc Luật tăng thời hiệu yêu cầu bồi thường là để bảo đảm phù hợp với quy định BLDS năm 2015 về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường..

Luật TNBTCNN quy định trường hợp người bị thiệt hại có một phần lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì Nhà nước chỉ bồi thường phần thiệt hại sau khi trừ đi phần thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người bị thiệt hại. Quy định này là phù hợp với quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại của BLDS năm 2015.

Luật bổ sung nhiều loại thiệt hại được bồi thường, trong đó bổ sung 01 điều về việc xác định thiệt hại; bổ sung quy định về thiệt hại do tài sản bị xâm phạm; Bổ sung quy định về thiệt hại là chi phí khác được bồi thường ; Sửa đổi quy định về thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút, thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết và thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm .

Đáng chú ý, Luật tăng mức bồi thường đối với trường hợp thiệt hại về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm. Việc tăng mức bồi thường cao hơn so với trước đây để “bảo đảm phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”.

Luật bổ sung quy định về cơ quan giải quyết bồi thường là Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự, dân sự và hành chính cho phù hợp với quy định về cơ chế giải quyết bồi thường tại Điều 4 về nguyên tắc bồi thường của Nhà nước.

Bổ sung quy định tạm ứng kinh phí bồi thường

So với Luật TNBTCNN năm 2009, Luật TNBTCNN năm 2017 quy định rất cụ thể về thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường, cụ thể: Rút ngắn thời hạn giải quyết yêu cầu bồi thường từ 95 ngày - 125 ngày xuống còn từ 41 ngày - 71 ngày.

Sửa đổi toàn diện quy định về hồ sơ yêu cầu bồi thường  và  về thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường và bổ sung quy định về cử người giải quyết bồi thường, trong đó quy định rõ trách nhiệm thụ lý hồ sơ, các trường hợp không thụ lý hồ sơ, việc cử người giải quyết bồi thường.

Đáng chú ý, Luật bổ sung 01 Điều mới quy định về tạm ứng kinh phí bồi thường, trong đó quy định rõ các loại thiệt hại mà người yêu cầu bồi thường có quyền đề nghị tạm ứng, trách nhiệm của cơ quan giải quyết bồi thường, cơ quan tài chính có thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện việc tạm ứng và mức tạm ứng (tối thiểu là 50% giá trị các thiệt hại).

Luật TNBTCNN năm 2017 đã sửa đổi toàn diện quy định về khôi phục danh dự tại Điều 51 Luật TNBTCNN năm 2009, cụ thể: Sửa đổi, bổ sung quy định về hình thức phục hồi danh dự (Điều 56), trong đó, quy định rõ các hình thức phục hồi danh dự tương ứng với từng đối tượng được bồi thường. Bổ sung quy định về trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai, trong đó, quy định về trách nhiệm của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại trong việc tổ chức trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai và thành phần tham dự..

Luật quy định tăng mức trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ, thống nhất quy định về lỗi để xác định trách nhiệm hoàn trả trong mọi lĩnh vực và bổ sung quy định về trách nhiệm hoàn trả trong một số trường hợp cụ thể.

Luật quy định cơ quan thống nhất quản lý nhà nước là Chính phủ và Bộ Tư pháp là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện nhiệm vụ này…/.

 

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Liên kết website