Thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở cho đảng ủy cơ sở: Chỉ thực hiện ở đảng bộ cần thiết
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Quang Dương quán triệt Quy định số 113. 

Tại Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện các quy định mới ban hành của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác tổ chức xây dựng Đảng vừa diễn ra, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Quang Dương đã quán triệt Quy định số 113 ngày 10/7/2023 của Ban Bí thư về “Thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở cho đảng ủy cơ sở mà cấp trên trực tiếp không phải là tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương”.

Theo đó, Quy định số 113 gồm 5 điều, nội dung kế thừa Quy định 196 năm 2008 của Ban Bí thư “Về tổ chức đảng trong các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước” và Hướng dẫn số 38, ngày 9/3/2010 của Ban Tổ chức Trung ương.

3 nguyên tắc thực hiện thí điểm

Quy định 113 nêu rõ: Thực hiện thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở cho đảng uỷ cơ sở mà cấp trên trực tiếp không phải là tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương bảo đảm đúng chủ trương, quy định của Đảng; chặt chẽ, thận trọng và chỉ thực hiện ở những đảng bộ thực sự cần thiết.

Hằng năm, cấp uỷ trực thuộc Trung ương và cấp uỷ cấp trên trực tiếp phải thường xuyên kiểm tra, giám sát, nếu thấy đảng uỷ cơ sở được thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở không thực hiện tốt nhiệm vụ được giao theo quy định thì tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương xem xét, thu hồi quyết định, sau khi có ý kiến thống nhất của Ban Tổ chức Trung ương.

Cấp uỷ cấp trên trực tiếp cần tạo điều kiện để đảng uỷ cơ sở được thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở thực hiện hiệu quả, đúng quy định quyền hạn được giao; bảo đảm phát huy vai trò lãnh đạo của cấp uỷ, tổ chức đảng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị.

Số lượng từ 400 đảng viên trở lên

Quy định nêu rõ điều kiện, thẩm quyền thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở: Có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh; Có nhiều đơn vị thành viên là tổ chức cơ sở trong cùng một cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước; hoạt động phạm vi rộng (nhiều tỉnh, thành phố); Có số lượng từ 400 đảng viên trở lên; Là đảng bộ có 3 năm liền hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

Việc thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở cho đảng uỷ cơ sở do đảng uỷ cấp trên trực tiếp đề nghị, tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương quyết định sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Ban Tổ chức Trung ương.

5 nhiệm vụ, quyền hạn của đảng uỷ cơ sở được thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở

Đảng uỷ cơ sở được thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đảng bộ cơ sở tương ứng trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời, ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định giao cho đảng uỷ cơ sở một số quyền cấp trên cơ sở như sau:

1. Được lập các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc: Ban tổ chức, ban tuyên giáo, cơ quan uỷ ban kiểm tra, văn phòng đảng uỷ. Việc bổ trí cán bộ chuyên trách công tác đảng thực hiện theo các quy định, hướng dẫn hiện hành của Trung ương, do ban thường vụ đảng uỷ và lãnh đạo cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước xem xét, quyết định.

Hình ảnh tại Hội nghị. 

2. Được quyết định thành lập tổ chức cơ sở đảng trực thuộc theo quy định, sau khi được ban thường vụ cấp uỷ cấp trên trực tiếp đồng ý bằng văn bản.

3. Thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm của đảng uỷ được giao quyền cấp trên cơ sở về công tác bảo vệ chính trị nội bộ theo quy định của Đảng.

4. Ban thường vụ đảng uỷ được quyết định kết nạp đảng viên, kỷ luật khai trừ đảng viên, khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên, chuyển sinh hoạt cho tổ chức đảng và đảng viên trực tiếp đến các đảng bộ cấp trên cơ sở; quản lý hồ sơ, dữ liệu đảng viên.

5. Ban thường vụ đảng uỷ mỗi tháng họp một lần, đảng uỷ họp thường lệ ba tháng một lần, họp bất thường khi cần Quy định 113 tiếp tục thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở chỉ áp dụng với Đảng ủy cơ sở trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước. Không áp dụng đối với đảng ủy cơ sở xã, phường, thị trấn và đảng ủy trong lượng vũ trang.

Bảo đảm thực hiện hiệu quả Quy định mới

Đồng chí Nguyễn Quang Dương nêu rõ, bảo đảm thực hiện đúng các quy định của Đảng chặt chẽ thận trọng, chỉ thực hiện ở đảng bộ cần thiết. Trong yêu cầu nguyên tắc lần này đặt vai trò, trách nhiệm của cấp ủy cấp trên trực tiếp và các đơn vị trực thuộc Trung ương phải thường xuyên xem xét, kiểm tra, giám sát, đánh giá và nếu thấy không bảo đảm thực hiện đúng các yêu cầu, quy định phải làm các thủ tục để thu hồi quyết định. Quy định cũng yêu cầu các cấp trên phải tạo điều kiện để cho các đảng bộ cơ sở được thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở thực hiện tốt vai trò, quy định.

Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Quang Dương nhấn mạnh, Ban Bí thư yêu cầu Ban Tổ chức Trung ương đề nghị các tỉnh, thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương cấp ủy cấp trên trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện và phải thu hồi quyết định khi các cấp ủy thực hiện không đúng. Trước khi thu hồi có sự thống nhất của Ban Tổ chức Trung ương bằng văn bản./.

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Quy định mới về thi hành Điều lệ Đảng

(ĐCSVN) - Ban Chấp hành Trung ương vừa ban hành Quy định số 232-QĐ/TW về thi hành Điều lệ Đảng, đồng thời giao Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc nghiên cứu để hướng dẫn những vấn đề thuộc về phương pháp, quy trình, thủ tục và nghiệp vụ để cụ thể hoá những quy định của Điều lệ Đảng, phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tiễn của công tác xây dựng Đảng hiện nay.

Bộ Chính trị điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Chỉ thị 35-CT/TW

(ĐCSVN) – Bộ Chính trị thống nhất điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị khoá XIII về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng (Chỉ thị 35) để thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị.

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Liên kết website