Ghêoocghi Đimitơrôp (1882 – 1949)
 

Ghêoocghi Đimitơrôp

(1882 – 1949)

Ghêoocghi Đimitơrôp (Georgi Dimitrov) xuất thân từ một gia đình lao động, ông chỉ được học hết tiểu học và hai năm trung học. Năm 12 tuổi, ông học nghề sắp chữ và trở thành công nhân ngành in ở Xôphia. Năm 16 tuổi, ông tham gia hoạt động cách mạng làm công tác công đoàn và viết báo. Năm 1902, Đimitơrôp tham gia Đảng công nhân xã hội dân chủ Bungari. Năm 1904, ông là Bí thư Đảng bộ Xôphia, đồng thời được bầu vào Ban Chấp hành Tổng nghiệp đoàn công nhân Bungari. Từ năm 1909, là ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Bungari. Ông lãnh đạo cuộc đình công của công nhân mỏ ở Pecnic và giành được thắng lợi. Mùa hè năm 1912, Đimitơrôp bị bắt. Nhưng trước sức mạnh đấu tranh của nhân dân, Chính phủ tư sản Bungari phải trả lại tự do cho ông. Cuối năm 1913, Đimitơrôp được bầu vào Quốc hội Bungari. Tại Quốc hội, ông đã cùng các đại biểu phái tả của Đảng Xã hội dân chủ đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp vô sản và nhân dân lao động, kiên quyết phản đối việc Bungari tham gia chiến tranh thế giới I. Trong chiến tranh thế giới I (1914 - 1918) Bungari tham gia bên cạnh nước Đức, Đimitơrôp đã nhiều lần tới các thành phố gần mặt trận, vận động binh sĩ phản chiến. Tháng 8-1918, tòa án quân sự kết án ông ba năm tù về tội xúi giục binh sĩ nổi loạn. Nhưng do đấu tranh của quần chúng nhân dân, ba tháng sau ông lại được tha.

Sau chiến tranh, nước Bungari bại trận, bị quân Đồng minh chiếm đóng. Nạn đói lan tràn khắp nơi. Đimitơrôp đứng hàng đầu trong cuộc đấu tranh của nhân dân đòi cải thiện đời sống. Năm 1920, Đimitơrôp tham gia đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Matxcơva. Tháng 1-1921, Đimitơrôp sang Nga dự Đại hội Công đoàn toàn nước Nga và dự Đại hội Quốc tế Cộng sản. Lần này Đimitơrôp đã được gặp Lênin và được Lênin góp nhiều ý kiến về phương hướng hoạt động của phong trào cách mạng. Năm 1923, bọn phát xít Bungari tổ chức cuộc đảo chính lật đổ chính phủ dân chủ, thành lập chính quyền phát xít. Chúng tiến hành bắt bớ và bắn giết hàng loạt những người cộng sản và nhân dân. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Bungari quyết định khởi nghĩa. Ủy ban cách mạng trung ương được thành lập, trong đó có G.Đimitơrôp tham gia. Cuộc khởi nghĩa nổ ra ở một số nơi, nhưng cuối cùng bị thất bại. Đimitơrôp phải lưu vong ra nước ngoài. Năm 1933, Hitle và Đảng Quốc xã lên cầm quyền ở Đức. Chúng tổ chức vụ đốt tòa nhà Quốc hội Beclin để vu cáo cho Đảng Cộng sản Đức và Quốc tế Cộng sản. Đimitơrôp khi đó đang ở Beclin đã bị cảnh sát Đức bắt. Bọn phát xít Đức đưa ông ra tòa, vu cho ông đốt nhà Quốc hội. Tại tòa án phát xít ở Laixich, ông đã vạch trần âm mưu của bọn chúng và buộc chúng phải tha ông. Chính phủ Liên Xô nhận ông là công dân và đòi chúng giao trả ông về Matxcơva. Năm 1935, trong Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản, Đimitơrôp được bầu làm Chủ tịch Quốc tế Cộng sản. Năm 1936, cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha bùng nổ. Theo sáng kiến của Đimitơrôp, nhiều đội tình nguyện quốc tế đã được thành lập sang chiến đấu bên cạnh nhân dân Tây Ban Nha chống bọn phát xít Phơrăngcô. Đội tình nguyện của vùng Đông Nam Âu được mang tên "binh đoàn Ghêoocghi Đimitơrôp".

Chiến tranh thế giới II bùng nổ, Đimitơrôp và Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Bungari quyết định phát động cuộc đấu trang vũ trang ở Bungari. Sau khi lật đổ chính quyền phát xít ngày 15-9-1946, Bungari tuyên bố thành lập nước Cộng hòa nhân dân. Đimitơrôp được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Chính phủ cho đến khi mất (1949).

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website