Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO)

UNIDO gồm 171 thành viên (2003). 
Nhiệm vụ: tăng cường và thúc đẩy công nghiệp hoá của các nước đang phát triển và phối hợp mọi hoạt động trong lĩnh vực phát triển công nghiệp. Cơ quan lãnh đạo: Đại hội đồng gồm tất cả các nước thành viên họp 2 năm một lần. Đại hội đồng bầu Hội đồng Phát triển công nghiệp gồm đại diện của 53 nước hội viên được bầu với nhiệm kì 4 năm theo nguyên tắc bình đẳng về địa lí. Uỷ ban Ngân sách và Chương trình, gồm 27 thành viên với nhiệm kì 2 năm. Cơ quan thường trực: Ban Thư kí và các vụ chuyên môn đứng đầu là tổng giám đốc. 
Nguồn tài chính cho hoạt động của UNIDO lấy từ ngân sách chung của Liên hợp quốc, Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), Ngân hàng Quốc tế về khôi phục và phát triển (IBRD), Quỹ Đặc biệt về phát triển quốc tế của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Các nguồn tài chính được chi vào việc phát triển các kế hoạch công nghiệp, tái thiết và xây dựng các xí nghiệp mới, giúp đỡ kĩ thuật trong các lĩnh vực công nghiệp, các ngành công nghiệp sắt, thép và hoá dầu, đào tạo nhân viên kĩ thuật, khuyến khích công nghiệp quy mô nhỏ, xây dựng các hệ thống thuỷ lợi, vv. 
Trong hoạt động của mình, UNIDO nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của việc thúc đẩy hoà bình và an ninh quốc tế. 
Trụ sở: Viên (Áo). 
Việt Nam có quan hệ với UNIDO ngay từ khi trở thành thành viên của Liên hợp quốc (1977). Thời kỳ 1977 - 96, thông qua UNDP, Tổ chức này đã tài trợ cho Việt Nam dự án gần 70 triệu USD. 

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website