Bác Hồ bàn về thực hành tiết kiệm

Từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức đúng và giáo dục cho các chiến sĩ cách mạng tại lớp huấn luyện cán bộ ở Quảng Châu - Trung Quốc (1924-927) về ý nghĩa, tầm quan trọng của tiết kiệm. Người chỉ rõ tư cách một người cách mệnh là: "Tự mình phải: Cần kiệm.... Bí mật" (l).

Ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, trong tình hình khẩn cấp: thù trong giặc ngoài, nạn đói hoành hành... đòi hỏi nhà nước cách mạng non trẻ phải giải quyết. Ngày 3-9-1945, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ cách mạng lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trình bày với các bộ trưởng 6 nhiệm vụ cấp bách cần phải thực hiện. Người nhấn mạnh: "Tôi đề nghị mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: Cần, kiệm, liêm, chính"(2). 

Mặc dù bận giải quyết rất nhiều công việc quan trọng của đất nước trong thời kỳ "nước sôi, lửa bỏng", "ngàn cân treo sợi tóc", Hồ Chí Minh vẫn thường xuyên quan tâm nhắc nhở, kêu gọi mọi người cần phải ra sức tiết kiệm: "Từ đây, tất cả đồng bào ta, tất cả anh chị em lao động ta (lao động bằng óc và lao động bằng chân tay), đều phải cần kiệm chịu khó... tăng gia sản xuất"(3), "Các đồng bào mỗi người phải làm một việc, không nên một ai ăn rồi ngồi không… siêng năng và tiết kiệm" (4), "Ra sức tiết kiệm cho khỏi nạn đói khó"(5). Năm 1969, trong Thư gửi Ban Chấp hành Đảng bộ nghệ An, Người tiếp tục nhắc nhở mọi người "Phải ra sức phát triển sản xuất và thực hành tiết kiệm" (6). 

Xuất phát từ thực tiễn đất nước ta vốn nhỏ, yếu, kinh tế còn nghèo nàn, lại phải tiến hành kháng chiến chống thực dân, đế quốc hùng mạnh, để góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp, đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn, Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi đồng bào, cán bộ quân đội: "... Phải hết sức tiết kiệm, để dành tiền bạc, cơm gạo cho cuộc kháng chiến lâu dài... Bao giờ kháng chiến thắng lợi độc lập thành công, chúng ta sẽ cùng nhau ăn Tết vui vẻ"(7), "Chú ý tiết kiệm sức người và sức của, giữ gìn thật tốt vũ khí. trang bị...". 

Người nhiều lần giải thích rõ về tiết kiệm để mọi người hiểu đúng để thực hiện cho thật tốt: "Kiệm là thế nào? Là tiết kiệm, không xa xỉ không hoang phí, không bừa bãi .. Tiết kiệm không phải là bủn xỉn. Khi không nên tiêu xài thì một hạt gạo, một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù hao bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế, mới đúng là tiết kiệm. Việc đáng tiêu mà không tiêu, là bủn xỉn, dại dột, chứ không phải là kiệm. Tiết kiệm phải kiên quyết chống xa xỉ… Vì vậy, xa xỉ là có tội với Tổ quốc, với đồng bào"(8). 

Hồ Chí Minh chỉ rõ, tiết kiệm không phải đơn thuần chỉ là tiết kiệm tiền của, vật chất thông thường, mà còn phải tiết kiệm cả thời gian, thời gian vô cùng quý báu. Người phê phán bệnh lãng phí tiền của, đồng thời phê phán cả sự lãng phí thời gian. Khi đến dự lễ tốt nghiệp khoá thứ V, Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Người nhắc nhở: "Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người chưa đến. Tôi khuyên anh em làm việc phải cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm"(9). 

Trước lúc "đi xa", một lần nữa, ngay trong Di chúc để lại, Người căn dặn: "Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư... Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân"(10). 

Như vậy, Bác Hồ kính yêu của chúng ta trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vì độc lập tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân luôn luôn quan tâm, nhắc nhở mọi người tiết kiệm. Hơn thế nữa chính bản thân Người còn là hiện thân, là mẫu mực tuyệt vời, là tấm gương sáng ngời về việc thực hiện tiết kiệm để chúng ta noi theo. 

Quán triệt, vận dụng, thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về tiết kiệm trong thời kỳ mới của đất nước, Đảng ta khẳng định cần phải: "Tăng cường quản lý, kiểm tra, ngăn chặn lãng phí, tham nhũng tiền và tài sản công, nhất là trong khu vực doanh nghiệp nhà nước (11), phải "Triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, tăng tích luỹ cho đầu tư phát triển"(12). 

Theo báo Thừa Thiên Huế

Chú thích:
(11) (12): ĐCSVN. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội 2001, tr.20-21, tr 153-154, tr.219, tr.162.
(1): Nguyễn Ái Quốc. Đường cách mênh, Nxb Sư thật, HN 1982, tr.22.
2, 3,4, 5, 7, 9: Hồ Chí Minh. Toàn tập, táp 4. Nxb S ~ HN 1984, tr 7, tr.128, tr.271-272, tr.137.
6, 10: Hồ Chi Minh. Toàn tập, tập 12, Nxb CTQG, HN 2000, tr.482, tr.450-456, tr.510-512.
(8): Hồ Chí Minh, Về đạo đức, Nxb CTQG, HN 1993. tr. 10, tr. 12

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác với cán bộ cấp dưới

(ĐCSVN) - Ngày 23/5/2024, đồng chí Lương Cường đã ký ban hành Quy định 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Quy định về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

(ĐCSVN) - Ngày 9/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website