Đổi mới cách học tập tư tưởng Hồ Chí Minh

Từ Đại hội Đảng lần thứ VII đến nay, tư tưởng Hồ Chí Minh đã được chính thức ghi vào điều lệ của Đảng: Đảng lấy “chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động'' của Đảng và nhân dân ta. 

Chấp hành chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, từ thành thị đến nông thôn, từ trong Đảng đến ngoài Đảng, không khí học tập tư tưởng Hồ Chí Minh rất sôi nổi, phấn khởi. Qua việc học tập và thi báo cáo viên, tuyên truyền viên về tư tưởng Hồ Chí Minh ở một số nơi, thiết nghĩ cũng cần nêu lên một số vấn đề: 

1 - Bên cạnh tuyệt đại đa số cán bộ đảng viên và nhân dân thấy việc học này là rất cần thiết và còn cho rằng bây giờ mới tổ chức học tập là quá muộn so với tình hình của xã hội, thì cũng còn có ý kiến cho rằng người về hưu, già rồi học để làm gì? Ý kiến như vậy là chưa thấu đáo, bởi lẽ tư tưởng Hồ Chí Minh bao trùm toàn bộ các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa-xã hội v.v... mà từ người già đến người trẻ đều cần học, cần nắm vững để làm cho đúng và để soi xét lại mình. 

2- Các tầng lớp xã hội đang rất hoan nghênh bài báo của đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp ''Làm theo lời Bác” đăng trên báo Quân đội nhân dân ngày 31 tháng 10 năm 2003. Đồng chí Đại tướng đã nhắc lại những điều căn dặn của Bác Hồ mà suốt cả cuộc đời hoạt động Cách mạng đồng chí không thể nào quên được, đó là: 

- Bác dặn người cách mạng phải “dĩ công vi thượng” đặt việc công lên trên hết; đặt lợi ích của nước, của dân, của Đảng lên trên hết. 

- Bác dạy về đạo đức cách mạng, tập trung vào bốn chữ: ''cần, kiệm, liêm, chính”. 

- Bác dạy: Dân chủ là phải dựa vào lực lượng của quần chúng, đi đúng đường lối quần chúng và chống tác phong quan liêu, xa rời quần chúng. 

Đồng chí Võ Nguyên Giáp đề nghị: Phải đổi mới cách học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, học phải đi đôi với hành, nói phải đi đôi với làm. Đọc “Làm theo lời Bác”, bài báo của Đại tướng, mà tôi như thấy Bác Hồ ở trước mặt đang nhắc nhở chúng ta phải làm gì đây để đưa non sông đất nước này đi lên, đi theo con đường mà Đảng và Bác đã chọn. Và trước mắt, học tập tư tưởng của Người như thế nào cho có hiệu quả? 

- Hầu hết các nơi đều mời thầy giảng có trình độ lý luận cao cấp về để lên lớp. Đương nhiên là có nhiều lý luận sâu sắc, nhưng tuyệt đại đa số người nghe là đảng viên cán bộ có trình độ sơ cấp. Bài giảng của một số giảng viên còn nặng về lý luận, trong khi đó lại rất ít liên hệ với thực tiễn, nhất là thực tiễn của địa phương mình, cơ quan đơn vị mình để từ đó rút ra điều cốt lõi nhất là: Việc làm theo lời dạy của Bác có ưu khuyết điểm gì, còn những mặt gì cần phải tập trung chấn chỉnh? 

- Đa số đảng viên, cán bộ ở cấp phường, xã là người cao tuổi, ngồi nghe hai, ba ngày liền thì xương cốt mỏi quá. Bỏ dở học thì không nên, cố ngồi nghe thì cũng không tập trung tư tưởng, hiệu quả thấp. Cán bộ, đảng viên còn trẻ (đương chức) xem ra đi học không đủ, có nhiều lý do bào chữa thật là hợp lý. Số đến học thì nghe không say sưa như các đồng chí già. 

3- Việc tổ chức thi các báo cáo viên và tuyên truyền viên giỏi là việc cần làm để rèn luyện, nâng cao trình độ, rồi đây mở rộng mạng lưới tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên, nhân dân. Nhưng việc lựa chọn báo cáo viên, tuyên truyền viên phải là những người thực sự được cán bộ, đảng viên ở cơ quan nhà nước, ở đảng bộ và nhân dân cấp phường xã tín nhiệm biểu thị trên hai mặt: đạo đức cách mạng và năng lực hiểu biết. Lời nói phát ra là lời nói trung thực, đừng để người nghe phải xì xào: ''Anh ấy nói nhưng không làm, nói một đường làm một nẻo”. 

Những người đi thi báo cáo viên ở nhiều nơi có từ 80%-100% là cán bộ đảng viên đã nghỉ hưu. Số báo cáo viên này có thể phục vụ ở cấp phường, xã. Thế còn khối cơ quan tại chức từ cấp quận, huyện trở lên thì sao? Phải chăng những nơi này đã thấm nhuần và làm đầy đủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh, không cần phải làm tiếp công tác tuyên truyền nữa? 

Các nơi cũng lại mời các thầy ở cơ quan cao cấp về làm giám khảo cho các cuộc thi. Giám khảo cấp trên sẽ xem xét báo cáo viên trên các mặt: lý luận, phương pháp sư phạm, trình độ tâm lý khi tuyên truyền. Nhưng mục đích cao nhất của việc báo cáo viên tuyên truyền là phải làm cho người nghe hiểu được tư tưởng Hồ Chí Minh. Có khi nói rất có lý luận nhưng lại không vào tai người nghe. Vậy giám khảo cao nhất ở đây phải là quần chúng nghe giảng, việc cho điểm của Ban giám khảo phải phù hợp với ý kiến của người nghe. 

Thực tế đã có cuộc thi, ngoài ban giám khảo, đã tổ chức lấy thêm ý kiến của khán giả các nơi gửi đến, nhưng cuối cùng ban giám khảo vẫn là người quyết định. Cho người được giải nhất mà lại không được một lá phiếu nào của quần chúng nhân dân công nhận là sao nhỉ? Có phải đã có định hướng trước không? Nếu thi báo cáo viên, tuyên truyền viên tư tưởng Hồ Chí Minh mà nơi nào đó cũng vướng vào cách làm như vậy thì hiệu quả thực tế sẽ rất thấp. 

4- Học rồi, thi diễn đạt, truyền đạt tư tưởng Hồ Chí Minh rồi, nhưng hành động thực tiễn mới là quan trọng nhất. Hành động thiết thực nhất là ở từng cấp, từng ngành, từng địa phương, từng tổ chức, cơ quan đến từng con người, sai chỗ nào có kế hoạch sửa ở chỗ ấy. Chúng tôi hoàn toàn nhất trí và tâm đắc với ý kiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là phải phát động cuộc vận động trong cả nước “Làm theo lời Bác”. Phải thực sự tạo ra không khí hào hứng trong phong trào quần chúng nhân dân làm theo lời Bác, tôn vinh điển hình tiên tiến, biểu dương người tốt việc tốt. Cán bộ đảng viên đi sát, bám sát nhân dân, giải quyết đúng nỗi lo âu của họ. Thế cán bộ mới thực sự là “Nô bộc” của nhân dân. 

Tư tưởng Hồ Chí Minh không phải học một vài ngày là xong, nên chia ra thành nhiều nội dung chuyên đề nhỏ, tổ chức thảo luận (đối thoại) ở các buổi sinh hoạt Đảng, sinh hoạt của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội. Được làm thường xuyên như vậy chắc là có kết quả tốt./. 

(QĐND)

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website