Học Bác thì không được nói suông, nói chung chung...

Học Bác thì không được nói chung chung mà phải thể hiện cụ thể ngay trong hệ thống chính trị của Đảng, phải xây dựng được cơ chế vững chắc về pháp luật. Nói đến cơ chế thì phải thưởng phạt kịp thời và nghiêm minh. 

Không phải đến bây giờ ta mới đặt vấn đề học tập tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, sau đó là cuộc kháng chiến chống Mỹ và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội... xuyên qua các thời kỳ đó thì tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh luôn luôn được đề cập tới, tạo nên sức mạnh tinh thần, sức mạnh vật chất quan trọng cho dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh hoàn thành những sự nghiệp cao đẹp. 

Khẩu hiệu "Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại" đã có ý nghĩa thiêng liêng, mỗi người đều cố gắng thực hiện theo khẩu hiệu đó trong phạm vi hoạt động của mình, từ đó tạo ra sức mạnh to lớn cho toàn dân. 

Sang thời kỳ cơ chế thị trường, chúng ta chứng kiến sự suy thoái về đạo đức, tinh thần, kể cả trong bộ máy Đảng và chính quyền. Đó là thực tế đáng buồn. Lãnh đạo Đảng đã nhận thức được nguy cơ này nên có Chỉ thị 06 - CT/TW ra ngày 7.11.2006: "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". 

Cần phải chú ý trong chỉ thị này có hai vế tương quan đẳng lập là "học tập" và "làm theo". Bởi qua thực tế, chúng ta đã có kinh nghiệm: có thể học tập, có thể nói rất hay, nhưng lại xem nhẹ việc làm theo. Tệ hơn nữa, có thể tránh không làm theo hoặc làm trái với những gì họ nói. Chính vì thế, Chỉ thị 06/BCT của thời đại này mới đặc biệt chú ý đến việc lời nói đi đôi với việc làm. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói học tập rèn luyện nâng cao phẩm chất cách mạng của mình là việc thường xuyên, cũng như rửa mặt hàng ngày để cho mặt mày sáng sủa. 

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống toàn diện, đề cập đến tất cả các lĩnh vực với rất nhiều yêu cầu nhưng đi vào cụ thể những vấn đề lớn, quan trọng nhất thì Bác đã tổng kết một cách ngắn gọn đó là "cần kiệm liêm chính, chí công vô tư". 

Với những chữ ngắn gọn như vậy thì cần phải suy nghĩ thật kỹ để hiểu được nội dung của nó. Gần đây báo chí có nêu những yêu cầu thiết thân nhất như chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí... đấy chính là những nhiệm vụ, yêu cầu trước mắt của chúng ta, nằm trong hệ thống đạo đức Hồ Chí Minh. Nếu chúng ta nói sống theo gương Hồ Chí Minh tức là phải thực hiện thật tốt những điều đó. 

Muốn làm theo gương Bác thì phải có tinh thần yêu dân, có ý thức trách nhiệm với nhân dân, hoàn thành công việc với chất lượng cao. Không phải nói chung, mà phải thể hiện cụ thể ngay trong hệ thống chính trị của Đảng, phải xây dựng được cơ chế vững chắc về pháp luật. Nói đến cơ chế thì phải thưởng phạt kịp thời và nghiêm minh. Tôi muốn nhấn mạnh chữ kịp thời, bởi hiện nay không có sự kịp thời. Có tội rành rành nhưng vẫn không phạt, có công nhưng mãi chẳng được khen thưởng. 

Phải bảo đảm được tính minh bạch, công bằng trong cách xử lý mọi trường hợp. Chúng ta cũng đã có khẩu hiệu "sống và làm việc theo pháp luật" nhưng chưa thật sự làm theo. Phải sống theo pháp trị, và khi nói đến pháp trị thì đồng thời phải gắn liền với đức trị, mà đức trị chính là vấn đề làm gương. Trong cuộc đời hoạt động của Bác, có một điều cần nhấn mạnh bởi chính điều này quyết định mọi thứ đó là tinh thần yêu nước một cách đúng đắn, kiên định. Đã yêu nước thì phải thương dân. Bác Hồ là tấm gương sáng của lòng yêu nước, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. 

Nhìn ra những nước phát triển, họ vẫn làm những việc về cơ bản có tác dụng như tư tưởng, đạo đức của Hồ Chí Minh. Họ cũng chống tham nhũng, chống lãng phí, đề cao cần kiệm liêm chính. Chỉ như thế thì bộ máy chính trị của họ mới thông suốt, mới mạnh được. Tham nhũng là bệnh của tầng lớp có quyền lực. Một trong những yêu cầu quan trọng của lãnh đạo là phải chống triệt để bệnh quyền lực, phải chặn đứng nạn chạy theo quyền lực. 

Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh là giá trị trường tồn, là đúc kết đỉnh cao của tư tưởng cách mạng triệt để của một nhân cách vĩ đại đã toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, là động lực thúc đẩy xã hội ta phát triển, tùy theo điều kiện lịch sử của từng thời kỳ mà có sự vận dụng thích hợp, nhấn mạnh điểm này hay điểm khác. 

Nước ta vào thời hội nhập, ta phải song hành với các nước, phát triển trong bối cảnh hợp tác đoàn kết, lại càng cần đặt quyền lợi của dân tộc lên trên để hội nhập mạnh mẽ, phát huy bản lĩnh, mặt mạnh của mình, tiếp thu những mặt mạnh của thế giới. Bản lĩnh Việt Nam, bản sắc văn hóa dân tộc càng cần phát huy trong hội nhập. Mỗi cá nhân trong những công việc cụ thể hàng ngày khi cố gắng làm tốt nhất thì sẽ đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội. 

Theo Báo Thái Nguyên



Học Bác thì không được nói chung chung mà phải thể hiện cụ thể ngay trong hệ thống chính trị của Đảng, phải xây dựng được cơ chế vững chắc về pháp luật. Nói đến cơ chế thì phải thưởng phạt kịp thời và nghiêm minh. 

Không phải đến bây giờ ta mới đặt vấn đề học tập tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, sau đó là cuộc kháng chiến chống Mỹ và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội... xuyên qua các thời kỳ đó thì tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh luôn luôn được đề cập tới, tạo nên sức mạnh tinh thần, sức mạnh vật chất quan trọng cho dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh hoàn thành những sự nghiệp cao đẹp. 

Khẩu hiệu "Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại" đã có ý nghĩa thiêng liêng, mỗi người đều cố gắng thực hiện theo khẩu hiệu đó trong phạm vi hoạt động của mình, từ đó tạo ra sức mạnh to lớn cho toàn dân. 

Sang thời kỳ cơ chế thị trường, chúng ta chứng kiến sự suy thoái về đạo đức, tinh thần, kể cả trong bộ máy Đảng và chính quyền. Đó là thực tế đáng buồn. Lãnh đạo Đảng đã nhận thức được nguy cơ này nên có Chỉ thị 06 - CT/TW ra ngày 7.11.2006: "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". 

Cần phải chú ý trong chỉ thị này có hai vế tương quan đẳng lập là "học tập" và "làm theo". Bởi qua thực tế, chúng ta đã có kinh nghiệm: có thể học tập, có thể nói rất hay, nhưng lại xem nhẹ việc làm theo. Tệ hơn nữa, có thể tránh không làm theo hoặc làm trái với những gì họ nói. Chính vì thế, Chỉ thị 06/BCT của thời đại này mới đặc biệt chú ý đến việc lời nói đi đôi với việc làm. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói học tập rèn luyện nâng cao phẩm chất cách mạng của mình là việc thường xuyên, cũng như rửa mặt hàng ngày để cho mặt mày sáng sủa. 

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống toàn diện, đề cập đến tất cả các lĩnh vực với rất nhiều yêu cầu nhưng đi vào cụ thể những vấn đề lớn, quan trọng nhất thì Bác đã tổng kết một cách ngắn gọn đó là "cần kiệm liêm chính, chí công vô tư". 

Với những chữ ngắn gọn như vậy thì cần phải suy nghĩ thật kỹ để hiểu được nội dung của nó. Gần đây báo chí có nêu những yêu cầu thiết thân nhất như chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí... đấy chính là những nhiệm vụ, yêu cầu trước mắt của chúng ta, nằm trong hệ thống đạo đức Hồ Chí Minh. Nếu chúng ta nói sống theo gương Hồ Chí Minh tức là phải thực hiện thật tốt những điều đó. 

Muốn làm theo gương Bác thì phải có tinh thần yêu dân, có ý thức trách nhiệm với nhân dân, hoàn thành công việc với chất lượng cao. Không phải nói chung, mà phải thể hiện cụ thể ngay trong hệ thống chính trị của Đảng, phải xây dựng được cơ chế vững chắc về pháp luật. Nói đến cơ chế thì phải thưởng phạt kịp thời và nghiêm minh. Tôi muốn nhấn mạnh chữ kịp thời, bởi hiện nay không có sự kịp thời. Có tội rành rành nhưng vẫn không phạt, có công nhưng mãi chẳng được khen thưởng. 

Phải bảo đảm được tính minh bạch, công bằng trong cách xử lý mọi trường hợp. Chúng ta cũng đã có khẩu hiệu "sống và làm việc theo pháp luật" nhưng chưa thật sự làm theo. Phải sống theo pháp trị, và khi nói đến pháp trị thì đồng thời phải gắn liền với đức trị, mà đức trị chính là vấn đề làm gương. Trong cuộc đời hoạt động của Bác, có một điều cần nhấn mạnh bởi chính điều này quyết định mọi thứ đó là tinh thần yêu nước một cách đúng đắn, kiên định. Đã yêu nước thì phải thương dân. Bác Hồ là tấm gương sáng của lòng yêu nước, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. 

Nhìn ra những nước phát triển, họ vẫn làm những việc về cơ bản có tác dụng như tư tưởng, đạo đức của Hồ Chí Minh. Họ cũng chống tham nhũng, chống lãng phí, đề cao cần kiệm liêm chính. Chỉ như thế thì bộ máy chính trị của họ mới thông suốt, mới mạnh được. Tham nhũng là bệnh của tầng lớp có quyền lực. Một trong những yêu cầu quan trọng của lãnh đạo là phải chống triệt để bệnh quyền lực, phải chặn đứng nạn chạy theo quyền lực. 

Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh là giá trị trường tồn, là đúc kết đỉnh cao của tư tưởng cách mạng triệt để của một nhân cách vĩ đại đã toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, là động lực thúc đẩy xã hội ta phát triển, tùy theo điều kiện lịch sử của từng thời kỳ mà có sự vận dụng thích hợp, nhấn mạnh điểm này hay điểm khác. 

Nước ta vào thời hội nhập, ta phải song hành với các nước, phát triển trong bối cảnh hợp tác đoàn kết, lại càng cần đặt quyền lợi của dân tộc lên trên để hội nhập mạnh mẽ, phát huy bản lĩnh, mặt mạnh của mình, tiếp thu những mặt mạnh của thế giới. Bản lĩnh Việt Nam, bản sắc văn hóa dân tộc càng cần phát huy trong hội nhập. Mỗi cá nhân trong những công việc cụ thể hàng ngày khi cố gắng làm tốt nhất thì sẽ đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội. 

Theo Báo Thái Nguyên

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng

(ĐCSVN) - Ngày 10/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định số 190-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phong phú, sinh động gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024, 2025.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website