Phúc lớn

Hội thi kể chuyện "Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" ở Học viện Quân y để lại ấn tượng tốt đẹp, thể hiện tình cảm sâu sắc với Bác Hồ kính yêu và nhận thức của họ về đạo đức, nhân cách vĩ đại của Người. Hơn 200 báo cáo viên, tuyên truyền viên tham gia Hội thi cấp cơ sở là những nhà giáo, thầy thuốc, cán bộ khoa học, học viên, nhân viên, chiến sĩ… phần đông sinh ra sau khi Bác đã đi xa. Nhưng bằng tất cả tình cảm thiêng liêng tích tụ ngay từ khi còn ở tuổi ấu thơ và đồng hành suốt cuộc đời họ, lớn dần qua năm tháng, đầy ắp trong con tim mỗi người. Bởi vậy, Hội thi "Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" không ồn ào, cuồng nhiệt như các hội thi khác mà là sự sâu lắng, xúc động vô bờ. 

Quá trình diễn ra Hội thi ở các cấp có nhiều tình tiết hết sức thú vị, khiến ai cũng vừa vui vừa rưng rưng xúc động. Trong Hội thi của Trường trung học Quân y 1, học viên Nguyễn Thị Tuyết (Bí thư chi đoàn, lớp 350D) và bố là trung tá Nguyễn Tuấn Phi, Chính trị viên tiểu đoàn cùng thi và cùng vượt qua hơn 50 người dự thi vòng loại để cùng 8 báo cáo viên khác lọt vào vòng chung kết của Trường. Khen thay bố con anh, ở vòng thi này cả hai đều đạt giải cao nhất, con đạt giải nhất, bố đạt giải nhì. Phát biểu cảm nghĩ khi cả hai bố con cùng đạt giải cao, trung tá Nguyễn Tuấn Phi nói trong xúc động: 

- Từ xưa cha ông ta đã nói: "Con hơn cha là nhà có phúc", nhưng con hơn cha về nhận thức tư tưởng và đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì đó càng là một phúc lớn…" 

Do số lượng tuyên truyền viên được lựa chọn dự thi cấp hệ và cấp học viện mỗi đơn vị chỉ một đến hai người, trong khi đó rất nhiều người muốn tham gia Hội thi để thể hiện tình cảm và nhận thức của mình về tấm gương đạo đức của Bác. Để được dự thi, học viên khóa dài hạn 40 hệ Đại học (tất cả tuổi đời chưa đến 20) đã có sáng kiến độc đáo, họ đã dàn dựng màn múa hát gồm 35 người tham gia phụ họa cho tuyên truyền viên Nguyễn Thị Hòa trong Hội thi cấp hệ và cấp Học viện. 

Trong số 12 báo cáo viên được các đơn vị cơ sở lựa chọn tham gia hội thi cấp Học viện, Ban tổ chức "rất áy náy", băn khoăn cho báo cáo viên Nguyễn Thị Kim Nam, một cô giáo nuôi dạy trẻ, vì chị đang trong giai đoạn bụng mang dạ chửa. Sợ chị vất vả và ảnh hưởng tới sức khỏe, một cán bộ khuyên nên để người khác dự thi. Nam "bức xúc" nói trong xúc động: 

- Cháu may mắn và hạnh phúc được sinh ra trên quê hương Bác và cũng rất may mắn được lựa chọn tham gia Hội thi kể chuyện về Người. Bởi vậy, cháu đã dành tất cả tâm huyết và tình cảm để chuẩn bị nội dung dự thi. Cháu nghĩ đây là một vinh dự mang lại hạnh phúc lớn cho đời cháu và con cháu nữa, nên mọi vất vả cháu ráng chịu. Đề nghị các chú cứ để cháu dự thi. 

Trước sự nhiệt tình của Nam, tất cả các thành viên trong Ban tổ chức vô cùng cảm động và điều thỏa đáng nhất họ có thể làm là vẫn để Nam tham gia Hội thi. Biết thế Nam rất phấn khởi, nhưng chị vẫn chưa thật yên tâm. Tối hôm đó, chị về đọc lại Quy chế Hội thi, sáng sớm hôm sau, chị lên Ban Tuyên huấn Học viện, giọng nghiêm nghị: "Đề nghị các chú đọc lại Quy chế Hội thi, trong Quy chế không hề quy định cấm phụ nữ mang bầu tham gia Hội thi". Khi thấy chị quả quyết và "chắc chắn" đến mức ấy, ai cũng cảm kích, xúc động trước tình cảm và sự nhiệt thành của người con gái xứ Nghệ đối với Bác Hồ. 

Trong Hội thi cấp Học viện, bằng nhiều hình thức thể hiện, với lối kể chuyện truyền cảm và đặc biệt bằng tình cảm trìu mến thiết tha đối với Bác muôn vàn kính yêu, các báo cáo viên đã tái hiện sinh động những câu chuyện, những việc làm xúc động lúc sinh thời của Người. 

Học viên Nguyễn Thị Kim Anh (khóa dài hạn Dân y 4), hồn nhiên, nhưng giọng kể lại những câu chuyện nói về những khó khăn, gian khổ mà Người phải chịu đựng trong hàng chục năm bôn ba khắp năm châu bốn biển tìm đường cứu nước, cứu dân. Đó là cái buốt giá của trời Âu mà nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc phải chịu đựng trong những năm tháng quét tuyết trên đường phố nước Anh… Là những cực hình mà Người phải chịu đựng trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch. Mặc dù mới 19 tuổi, nhưng Kim Anh đã khắc họa rất ấn tượng một trong những phẩm chất cao qúy của Bác. Đó là càng trải qua khó khăn, gian khổ Người càng tỏa sáng một nghị lực và trí tuệ phi thường… 

Y tá Nguyễn Thị Thuần (Viện Bỏng Quốc gia), với năng khiếu kể chuyện thiên bẩm, đã tái hiện hình ảnh của một vị Chủ tịch nước biết bao công việc bề bộn, trong thời khắc mọi gia đình chuẩn bị đón một giao thừa đặc biệt, giao thừa đầu tiên đất nước độc lập, Bác vẫn dành thời gian đến thăm một gia đình của một người đạp xích lô ở ngõ Nguyễn Sinh Từ, phố Hàng Lọng. Sáu năm sau ngày miền Bắc giải phóng (năm 1960), cũng vào thời điểm giao thừa, Bác lại đến thăm nhà chị Tý, một lao động nghèo làm nghề gánh nước thuê ở phố Hàng Chĩnh (Hà Nội), làm chị ngỡ ngàng, xúc động rơi cả gánh nước… Bởi chị không thể ngờ một vị Chủ tịch nước lại đến thăm nhà mình vào thời khắc thiêng của mọi nhà, mọi người… 

Mới vào học tập tại Học viện được mấy tháng, tuổi đời chưa đầy 19, nhưng học viên Nguyễn Thị Hòa làm cả Hội thi phải ngạc nhiên với lối kể chuyện hồn nhiên, truyền cảm và rất tự tin. Thông qua câu chuyện Bác Hồ tặng cuốn sổ tiết kiệm 25.000 đồng (đây là toàn bộ số tiền Người dành dụm được từ tiền viết sách, viết báo và số tiền lương còn lại sau khi đã trừ tiền ăn) tặng bộ đội Phòng không, khi Người biết các chiến sĩ trực chiến trên nóc Hội trường Ba Đình không có nước uống. Đó là một khoản tiền lớn thời bấy giờ, nhưng lớn gấp bội phần là tình cảm, lòng nhân ái của Bác đối với các chiến sĩ ngày đêm canh giữ bầu trời Tổ quốc… 

Tham gia Hội thi, mỗi người có một phong thái, một phương pháp kể chuyện riêng, nhưng đan kết tất cả lại là một bầu trời tình cảm mênh mông, dạt dào và rất đỗi thiêng liêng đối với Bác. Từ nhận thức và tình cảm đó, họ đều liên hệ, vận dụng chủ đề các câu chuyện vào thực tiễn đơn vị và soi vào thực tiễn học tập, luyện rèn, công việc, công tác và cuộc sống của bản thân, mà phần lớn tuổi đời còn rất trẻ. Bởi vậy, tôi lại càng tâm đắc với câu nói của trung tá Nguyễn Tuấn Phi: "… Con hơn cha nhận thức về tư tưởng và đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì đó càng là một phúc lớn…". 

Theo QĐND

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website