Đảng bộ và nhân dân Chu Hóa mẫi mãi làm theo lời Bác, học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Chu Hóa cách núi Nghĩa Lĩnh khoảng 2 km. Tại đây ngành khảo cổ học đã phát hiện 5 địa điểm lưu giữ hiện vật thuộc thời kỳ đồ đá cũ thuộc nền văn hoá Sơn Vi cách đây hơn một vạn năm. Điều đó khẳng định Chu Hoá là nơi cư trú của người nguyên thủy, địa bàn cư trú của người Việt cổ. 

Ngoài những chứng tích văn hóa vật thể, Chu Hóa còn lưu giữ và truyền tụng những chứng tích văn hóa phi vật thể về thời đại Hùng Vương dựng nước- đó là truyền thuyết ba quả trứng ở chuôm Ngừ, lễ hội chọi trâu, rước chúa Gái...Mảnh đất Chu Hóa là nơi sớm có phong trào cách mạng, tổ chức Việt Minh sớm được hình thành, cùng nhân dân huyện Lâm Thao khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi vào ngày 23- 8- 1945. 

Cuối tháng 10 - 1946, thực dân Pháp không chịu ngừng bắn ở Nam Bộ theo những điều đã cam kết với Chính phủ ta trong bản Hiệp định sơ bộ ngày 6 - 3 và Tạm ước ngày 14- 9. Những hành động bạo ngược của chúng báo hiệu cuộc chiến tranh lan rộng ra toàn quốc đã gần kề. Các cơ quan lãnh dạo chủ chốt của Trung ương Đảng và Chính phủ bí mật rời khỏi Thủ đô Hà Nội lên Việt Bắc để chỉ đạo cuộc kháng chiến. Trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến, Phú Thọ là một tỉnh gần thủ đô, được trung ương chọn làm nơi sơ tán của các cơ quan Trung ương Đảng, Hội đồng Chính phủ, cùng nhiều kho tàng, trường học cùng hàng vạn đồng bào các tỉnh bị địch tạm chiếm tản cư đến. Một vinh dự đối với Đảng bộ và nhân dân Phú Thọ nói chung và Đảng bô, nhân dân Chu Hóa nói riêng là đã được đón tiếp Chủ tịch Hồ Chí Minh đến ở và làm việc trên đường Người từ Hà Nội lên Việt Bắc cùng Trung ương Đảng và Chính phủ lãnh đạo toàn dân kháng chiến. 

Đầu tháng 12- 1946, đồng chí Trần Đăng Ninh phụ trách đội công tác Trung ương về Phú Thọ trực tiếp giao nhiệm vụ cho đồng chí Nguyễn Đức Thắng, Bí thư Tỉnh ủy chuẩn bị sẵn một số địa điểm để Bác và cơ quan trung ương đến ở và làm việc khi cần thiết. Nơi Bác ở phải đạt yêu cầu là: Có phong trào quần chúng tốt, đường ra lối vào thuận tiện nhưng kín đáo, bảm bảo được bí mật. Một trong những nơi như thế là xã Chu Hóa huyện Lâm Thao, nay thuộc thành phố Việt Trì. Qua các câu chuyện truyền lại, qua các tài liệu sách báo, đến nay, Đảng bộ và nhân dân Chu Hóa vẫn còn nhớ như in những ngày giờ lịch sử đó. Vào lúc 17h kém 15 phút ngày 18-3- 1947, khi Hồ Chủ tịch còn ở xã Cổ Tiết huyện Tam Nông thì một số đồng chí trong Ban công tác Trung ương đã đi trước sang Chu Hóa - một xã giáp Đền Hùng, khi đó có tên là xã Cao Thắng, là nơi có phong trào từ thời kỳ tiền khởi nghĩa, tổ chức Việt minh hình thành từ cuối năm 1943- để chuẩn bị. Buổi tối, sau khi họp Hội đồng chính phủ xong, Bác cùng đoàn cán bộ phục vụ qua đò Ghềnh (Ba Triệu) sang xã Xứ Nhu (nay là xã Kinh Kệ), qua phố phủ Lâm Thao (nay là thị trấn Lâm Thao) và xã Xuân Lũng đến Chu Hóa vào lúc 2h 30 phút sáng 19-3. Nhà được chọn làm nơi ở cho Bác là nhà ông Nguyễn Văn Sỹ ở xóm Hòe thôn Chu Hóa. Ngôi nhà bên sườn đồi thoáng mát, có nhiều cửa, trong nhà có đủ bàn ghế. Bác ở căn nhà này đến ngày 29-3- 1947. 

Trong 11 ngày ở Chu Hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì một số cuộc họp của Ban thường vụ Trung ương Đảng và Hội đồng Chính phủ; soạn thảo nhiều văn kiện, viết nhiều thư, điện gửi cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ta. Trong ngày 19, Người đã ký 8 Sắc lệnh; ngày 20 hoàn thành tác phẩm Đời sống mới; ngày 21 nhận quyết tâm thư của nhiều tổ chức, đoàn thể từ khắp nơi gửi về, Người viết thư cảm ơn và trịnh trọng hứa: “Chính phủ quyết tâm làm tròn nhiệm vụ kháng chiến cứu quốc, quyết không phụ lòng trông cậy của quốc dân, và quyết đấu tranh giành lấy quyền thống nhất và độc lập cho Tổ quốc”; ngày 25, Người trả lời phỏng vấn các nhà báo trong nước, gửi thư cho Tổng thống Ấn Độ Nê- Ru; ngày 27, viết thư cho Báo Cứu quốc quân; ngày 28, nhân dịp 100 ngày Toàn quốc kháng chiến, Bác thay mặt Chính phủ và đồng bào ngoài Bắc điện biểu dương tinh thần bền bỉ hy sinh chiến đấu của đồng bào Nam Bộ và miền Nam Trung Bộ... Do phải giữ bí mật nên Bác chỉ làm việc với các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, nhưng thông qua những cán bộ phục vụ, Bác đã kịp thời động viên những mặt làm tốt, chỉ bảo việc làm chưa tốt của cán bộ và nhân dân địa phương. Đồng thời nhân dân luôn luôn đề cao cảnh giác, tăng cường canh phòng, bảo vệ an toàn tuyết đối cho đoàn cán bộ Trung ương. 

19h ngày 29- 3- 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Chu Hóa đến địa điểm mới. 

Chỉ với 11 ngày Bác dừng chân ở và làm việc tại Chu Hóa nhưng ánh sáng trí tuệ cùng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh rạng ngời đã soi sáng con đường kháng chiến, kiến quốc để nhân dân Chu Hóa góp phần cùng với đồng bào cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên, đánh bại thực dân Pháp; làm nên chiến dịch Hồ Chí Minh và đại thắng mùa xuân 1975, đánh thắng Mỹ - ngụy để non sông thu về một mối, cả nước bước vào thời kỳ xây dựng CNXH. 

Tự hào là nơi đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm nơi ở và làm việc trong kháng chiến chống Pháp, nhiều năm qua, Đảng bộ và nhân dân Chu Hóa đã đoàn kết, vượt qua nhiều khó khăn thử thách để phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng quê hương giầu đẹp. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Chu Hóa đã đạt được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, bảo đảm trật tư - an toàn xã hội. Trong thời kỳ 2000- 2005, Chu Hóa đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 9%/ năm, tổng sản lượng lương thực 1672 tấn, bình quân lương thực khẩu nông nghiệp đạt 405kg/ người, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Với hơn 16 tỷ đồng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, Chu Hóa đã có được diện mạo mới của vùng nông thôn cận đô thị với các công trình “điện, đường, trường, trạm” khá hoàn chỉnh, trong đó trường học, trạm y tế đã được công nhân đạt chuẩn quốc gia. Đặc biệt, khu vực nhà ông Nguyễn Văn Sỹ ở xóm Hòe đã được Nhà nước đầu tư để bảo tồn di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh và xây dựng Khu tưởng niệm Người để nơi này trở thành nơi hội tụ tình cảm thành kính của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Chu Hóa với Bác kính yêu; giáo dục các thế hệ về lòng yêu nước, yêu chế độ, bồi đắp niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. 

Năm nay kỷ niệm 60 năm Bác về ở và làm việc tại một số nơi ở Phú Thọ, trong đó có Chu Hóa, đúng vào dịp Đảng ta phát động cuộc vận động toàn Đảng, toàn dân học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Dưới ánh sáng tư tưởng và đạo đức của Người, Đảng bộ và nhân dân Chu Hóa nguyện đoàn kết một lòng, phát huy truyền thống cách mạng, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, có kinh tế phát triển; xã hội công bằng, dân chủ, tiến bộ, văn minh; đời sống nhân dân được cải thiện từng bước vững chắc, để trong một tương lai không xa, Chu Hóa trở thành điểm sáng vùng cận đô thị Việt Trì. 

Theo Báo Phú Thọ điện tử

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng

(ĐCSVN) - Ngày 10/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định số 190-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phong phú, sinh động gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024, 2025.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website