Kỷ niệm về Bác

"Ghế của Bác chứ có phải ngại đâu mà các chú ngại” Ông Nguyễn Ngọc Châu, 83 tuổi, nguyên Chính ủy Trung đoàn 600 bảo vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh từ 1953-1969 xúc động kể lại: Mỗi tối thứ 7, anh em bảo vệ lại được quây quần cùng xem phim với Bác trong tình cảm chan hòa như tình ông-cháu, cha-con ruột thịt, không hề có cảm giác xa cách. Bác cũng thường hay nói đùa nên không khí rất vui vẻ. Có lần xem một bộ phim thần thoại của Pháp, đồng chí thuyết minh chưa kịp xem trước, chỉ căn cứ vào bản dịch để đọc nên không khớp với hình ảnh. Bác bèn bảo: "Chú thuyết minh như thế thì làm hỏng phim mất. Chú đứng lên !", rồi Bác ngồi vào ghế thuyết minh liền cả 3 tập. Kết thúc buổi chiếu, tôi để ý thấy mọi người đều nói: "Hôm nay mà không có Bác dịch thì hỏng cả buổi xem phim". 

Nhiều lần xem phim sau này, hễ thấy thuyết minh không đạt là Người lại làm thay công việc đó, rồi chỉ ghế của mình bảo: "Các chú ra ghế của Bác mà ngồi. Có phải là cái ngai đâu mà các chú ngại". Vậy là ghế của Bác thì người thuyết minh ngồi, còn ghế của người thuyết minh thì Bác ngồi ! Nhiều anh em chiến sĩ trông đợi buổi xem phim cuối tuần để được nhìn Bác, nghe Bác giới thiệu. Sau này khi Bác đã đi xa, những buổi chiếu phim tối thứ 7 vẫn được đồng chí Phạm Văn Đồng duy trì nhưng dường như thiếu vắng hình ảnh Bác, buổi chiếu không có "hồn". Nhớ mãi hình ảnh Bác, ông Nguyễn Ngọc Châu đã viết thành một câu chuyện nhỏ mang tên "Đồng chí thuyết minh tóc bạc". 

Các cháu có “tủ” gì mới không ? 

Nhiều lần được biểu diễn phục vụ Bác, bà Trần Thị Ngà, nguyên là nghệ sĩ Đoàn văn công Tổng cục Chính trị nhớ mãi sự quan tâm, chăm lo tận tình của Người đối với anh chị em làm nghệ thuật nói chung và những kỷ niệm về những ngày tháng được kề cận bên Bác. Từ 1960-1969, cô văn công Trần Thị Ngà được vào Phủ Chủ tịch hát, đọc sách báo cho Người nghe, giúp Người tiếp khách quốc tế. Một kỷ niệm vui mà cô nhớ mãi là lần chuẩn bị biểu diễn văn nghệ phục vụ buổi tiếp đoàn Tiệp Khắc, Bác hỏi: Hôm nay các cháu có "tủ" gì mới không ? Cô trả lời: "Thưa Bác, hôm nay chúng cháu sẽ hát một bài hát của Tiệp Khắc bằng tiếng Việt ạ". Bác cười, dặn dò: "Các cháu phải hát làm sao đừng để lúc hát tiếng Việt mà khách tưởng là đang hát tiếng Tiệp, còn khi các cháu hát tiếng Tiệp, khách lại tưởng là đang hát tiếng Việt". Có lần, Bác chia đôi cốc sữa của mình đưa cho Ngà uống và hóm hỉnh nói: "Đồng cam cộng khổ với Bác chứ !" khi cô không dám nhận. Người còn gửi thư cho anh chị em văn công Tổng cục Chính trị đi biểu diễn tại Trung Quốc năm 1964 với lời dặn dò ấm áp và chan chứa yêu thương: "Mong các cháu đoàn kết nội bộ, đoàn kết với anh em Trung Quốc, biểu diễn tốt, cố gắng học hỏi các đồng chí Trung Quốc, nhờ các đồng chí Trung Quốc thẳng thắn phê bình để không ngừng tiến bộ, giữ gìn sức khỏe. Chúc các cháu thành công !..." 

Từ ngày Bác đi xa, hàng năm cứ đến ngày sinh của Người, bà Trần Thị Ngà và những người đã từng kề cận, gắn bó bên Bác lại tụ về bên ngôi Nhà sàn thiêng liêng, tưởng nhớ Người và cùng ôn lại những năm tháng mà đối với họ là đẹp đẽ và vui sướng nhất cuộc đời. 

Buổi học không bao giờ quên 

Đối với ông Chi Phan, Phó Tổng Biên tập báo Cựu chiến binh Việt Nam, buổi chiều 1/4/1959 là "buổi học không bao giờ quên". Đây cũng chính là tên bài viết của cậu học trò Chi Phan, khi ấy đang học lớp 8D trường Bưởi - Chu Văn An, ngay sau lần đầu tiên được gặp Bác Hồ, đăng trên trang nhất của tuần báo Văn. Ông kể: "Chiều hôm đó, khi lớp chúng tôi đang học bài thơ "Sáng tháng Năm", đến đoạn "Bàn tay con nắm tay Cha. Bàn tay Bác ấm vào da, vào lòng. Bác ngồi đó lớn mênh mông. Trời xanh, biển rộng, ruộng đồng nước non" thì có tiếng reo "Bác Hồ ! Bác Hồ !" rồi Bác xuất hiện nơi cửa lớp, thật mà lại như mơ. Bác chuyện trò, căn dặn chúng tôi chăm chỉ học hành, giúp đỡ bà con, xứng đáng với truyền thống lâu đời của nhà trường". Kể từ buổi chiều thiêng liêng ấy, Chi Phan luôn tự hào là học sinh của ngôi trường được Bác tặng 8 chữ vàng "Yêu nước, cách mạng, dậy tốt, học tốt". Ông mãi khắc ghi trong tâm khảm hình ảnh của Bác và những phút giây ngắn ngủi được gặp mặt, được Bác xoa đầu ân cần dạy bảo. 

Sau đó hơn 1 năm, tháng 8/1960, tại vườn hoa Bách Thảo, khi đang cùng 1.500 học sinh Hà Nội lập dàn hợp xướng chuẩn bị biểu diễn chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3, Chi Phan lại được gặp Bác khi Người đến thăm, chúc các cháu học sinh hát hay, hát tốt hơn nữa những bài hát ca ngợi Đảng, đất nước và quê hương. Sau này còn vinh dự được gặp Bác 3 lần nữa nhưng đối với ông Chi Phan, hình ảnh Bác cầm cây đũa chỉ huy bắt nhịp dàn hợp xướng hát bài ca Kết đoàn trong ngày mùa thu tháng tám rực rỡ nắng vàng ấy mãi mãi để lại dấu ấn sâu đậm nhất, xúc động nhất cuộc đời./. 

BTK-TTXVN

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website