Tư tưởng Hồ Chí Minh - Tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh trong văn kiện Đại hội IX của Đảng

TS. Lê Vǎn Tích
Phó viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng

Trong Báo cáo Chính trị của Ban cấp hành TW trình bày tại Đại hội lần thứ IX của Đảng ở ngay phần "Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta", đã khẳng định: Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dụng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Khẳng định này là sự tổng kết khoa học thực tiễn phong phú của cách mạng nước ta trong nhiều nǎm qua, là bước phát triển quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta. Bài viết này xin góp phần làm rõ thêm quá trình nhận thức của Đảng ta về tư tưởng Hồ Chí Minh và vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới ngày nay. 

1- Trên con đường nhận thức của Đảng ta về tư tưởng Hồ Chí Minh. 

Trong Vǎn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam nǎm 1991 đã ghi rõ: "Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam hành động cách mạng". Có phải đây là lần đầu tiên Đảng ta nói đến tư tưởng Hồ Chí Minh? Và sự nhận thức của Đảng ta về tư tưởng Hồ Chí Minh từ đó đến nay phát triển như thế nào? 

Thật ra, ngay trong các vǎn kiện do Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh khởi thảo và được thông quá từ Hội nghị thành lập đảng Cộng sản Việt Nam tháng 2 nǎm 1930, đường lối, những quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh để được thể hiện. Những vǎn kiện đầu tiên của Đảng như Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng tuy là khởi thảo, rất ngắn gọn, nhưng đã hàm chứa con đường phát triển của cách mạng Việt Nam là: "Tập hợp đa số quần chúng nông dân, chuẩn bị cách mạng thổ địa và lật đổ bọn địa chủ phong kiến... Tập hợp hoặc lôi kéo phú nông, tư sản và tư sản bậc trung, đánh đổ các đảng phái phản cách mạng như Đảng Lập hiến..." (trích Chương trình tóm tắt của Đảng" (1) và "tranh đấu để tiêu trừ tư bản đế quốc chủ nghĩa, làm cho thực hiện xã hội cộng sản" (trích Tôn chỉ của đảng cộng sản Việt Nam) (2). Như vậy, trong các vǎn kiện lịch sử này tuy chưa đưa ra khái niệm "tư tưởng Hồ Chí Minh", nhưng tư tưởng của Hồ Chí Minh đã chỉ ra con đường phát triển của cách mạng Việt Nam; là cơ sở, nền tảng đường lối của Đảng ta. Đó là con đường cách mạng triệt để: con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. 

Đến Hội nghị TW lần thứ VIII tháng 5-1941, tư tưởng về con đường phát triển của cách mạng Việt Nam được bổ sung và phát triển thêm một bước, góp phần tích cực tạo thành chiến công của Cách mạng Tháng 8 - 1945: Phá tan xiềng xích Pháp Nhật, thành lập nước Việt Nam mới. 

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện trong đường lối kháng chiến kiến quốc, trong đường lối chính trị của Đảng ta. Trong cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, tác phong đạo đức, những quan điểm tư tưởng của Hồ Chí Minh là yếu tố quan trọng tạo thành đường lối kháng chiến là thành nguồn cổ vũ, động viên quân và dân ta kháng chiến thắng lợi. Vì vậy, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng - Đại hội kháng chiến, Đảng ta đã chỉ ra mối quan hệ khǎng khít giữa tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính trị của Đảng ta: "Đường lối chính trị, nề nếp làm việc và đạo đức cách mạng của Đảng ta là đường lối, tác phong và đạo đức của Hồ Chủ tịch...". Vì vậy: "Toàn Đảng hãy ra sức học tập đường lối chính trị, tác phong đạo đức cách mạng của Hồ Chủ tịch, sự học tập ấy là điều kiện tiên quyết làm cho Đảng ta mạnh và làm cho cách mạng đi đến thắng lợi hoàn toàn" (3). 

Trong những nǎm tháng kháng chiến gian lao, chính "đường lối tác phong đạo đức" của Chủ tịch Hồ Chí Minh thực sự là nhân tố quan trọng tạo thành đường lối kháng chiến của dân tộc, động viên quân dân làm nên thắng lợi của kháng chiến. 

Đã hàng nhiều thập kỷ Đảng ta tổng kết những yếu tố làm nên những chiến thắng của dân tộc nhưng chưa có điều kiện đặt ra vấn đề nghiên cứu cuộc đời và tư tưởng Hồ Chí Minh như một nhiệm vụ tương ứng với tầm quan trong vốn có của nó. Tình hình trên đây có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, do bận kháng chiến. Thứ hai, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm đến quyền lợi, hạnh phúc của quần chúng nhân dân, thường "hoãn" lại những công việc ca ngợi công đức hay việc tổ chức Ngày sinh của Người. Còn nhớ, sau Cách mạng Tháng Tám, chính Người đã khuyên nhà báo đến Phủ Chủ tịch xin viết tiểu sử của Người rằng: "chúng ta nên làm những công việc hết sức cần kíp đi ! Còn tiểu sử của tôi... thong thả sẽ nói đến" (4). Có lần, tại cuộc gặp gỡ với đông đảo quần chúng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc một phóng viên liên tục chĩa máy quay phim về Người rằng: Chú hãy hướng máy quay về phía nhân dân đi !. Trong kháng chiến chống Pháp cũng như chống Mỹ, không ít lần Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bố trí đi công tác địa phương trong dịp sinh nhật của Người. Tấm gương trong sáng, vì nước, vì dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh thực sự là nguồn cổ vũ mọi tầng lớp nhân dân nghe theo Đảng, Bác, phục vụ kháng chiến. Cả dân tộc tôn kính Người, gọi Người là vị "Cha già dân tộc" (5). Mặt khác, đây cũng là một lý do làm cho việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh có phần muộn hơn so với tầm quan trọng vốn có của nó. 

Là Tổng Bí thư của Đảng ta, đồng chí Trường Chinh sớm thấy rõ vai trò đặc biệt quan trọng của Hồ Chí Minh cùng với tư tưởng của Người đối với tiến trình cách mạng Việt Nam. Đồng chí Trường Chinh là người lãnh đạo cấp cao của Đảng ta sớm có những tổng kết, những bài viết có giá trị khoa học, chính trị cao về Chủ tịch Hồ Chí Minh (như "Hồ Chủ tịch - người sáng lập, rèn luyện và lãnh đạo Đảng ta", "Kính chúc Hồ Chủ tịch mạnh khoẻ sống lâu" nǎm 1951). 

Tuy nhiên cũng phải đến giữa nǎm 1960, nhân địp kỷ niệm 70 nǎm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh thì khái niệm "Tư tường" mới được đề cập đến trong việc nghiên cứu về Hồ Chí Minh. Trong bài viết : "Hồ Chủ tịch, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam", đồng chí Trường Chinh đã chỉ rõ mối quan hệ máu thịt giữa Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam, giữa vai trò to lớn của tư tưởng đạo đức của Người đối với việc giáo dục tư tưởng đạo đức cho cán bộ đảng viên. Đồng chí Trường Chinh viết: "Ngày 19 tháng 5 nǎm nay, đồng chí Hồ Chí Minh Chủ tịch kiêm Tổng Bí thư Đảng Lao động Việt Nam và Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, vừa đúng 70 tuổi. Giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam ra sức thi đua yêu nước lấy thành tích chúc thọ vị lãnh tụ kính yêu của mình. Nhân dịp này, chúng ta hãy ôn lại tiểu sử và sự nghiệp của Hồ Chủ tịch, tìm hiểu và học tập tư tưởng, đạo đức và tác phong của Người để phục vụ nhân dân được tốt hơn" (6). Đây là cái mốc quan trọng đánh dấu sự nhận thức của Đảng ta đối với vấn đề nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh. Vấn đề cần được ghi nhận ở ngay mốc đầu tiên này là đồng chí Trường Chinh và Đảng ta đã sớm thấy rõ bản chất cách mạng, vai trò to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp phục vụ Tổ quốc phục vụ nhân dân. 

Trên thực tế, đường lối chính trị, tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh vẫn luôn luôn góp phần tích cực tạo dựng đường lối của Đảng ta. Tuy nhiên phải từ sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, việc nghiên cứu về cuộc đời và tư tưởng của Người mới được triển khai mạnh hơn. Đặc biệt là, bầu bạn, đồng chí quốc tế và không ít người trước đây đã từng "đối diện" với Hồ Chí Minh lại sớm có nhiều công trình nghiên về Người từ nhiều giác độ. Có nhiều người đánh giá rất cao về Hồ Chí Minh, không chỉ về tư cách một chính khách, người anh hùng giải phóng dân tộc mà cả về tư cách nhà vǎn hoá lớn - một phẩm chất, một tư cách mà nhiều người Việt Nam còn chưa thấy được. 

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (3-1982) đã tiến thêm một bước trong việc đánh giá về ý nghĩa vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh. Đại hội xác định nhiệm vụ to lớn trước mắt là: "Đảng ta phải đặc biệt coi trọng việc tổ chức học tập một cách có hệ thống tư tưởng, đạo đức, tác phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong toàn Đảng". 

Đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991), vấn đề nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng. Hơn thế, Đảng ta còn khẳng định trong các vǎn kiện Đại hội chính thức rằng: "Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động".(7) 

Đây là mốc có ý nghĩa đặc biệt trong việc xác định đúng đắn vị trí tư tưởng Hồ Chí Minh đối với toàn bộ tiến trình của cách mạng Việt Nam. Đây là "một bước phát triển hết sức quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận Đảng"(8). Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, bước phát triển này đã được chuẩn bị từ rất lâu. Có thể kể ra từ Đại hội lần thứ hai của Đảng nǎm 1951, khi Đảng ta đặt vấn đề học tập đường lối, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh. Nǎm 1991 là thời điểm tổng kết kinh nghiệm, bài học của cách mạng Việt Nam trong hơn 40 nǎm mà rút ra kết luận quan trọng về tư tưởng Hồ Chí Minh. 

2- Phát huy sức mạnh cách mạng của tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới. 

Nửa đầu những nǎm 80, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia xã hội chủ nghĩa khác lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội. Đối mặt trực tiếp với tình trạng này, mỗi nước đều ra sức tìm kiếm con đường thoát khỏi khủng hoảng, truy tìm "chủ thuyết" xây dựng lý luận mới phù hợp với con đường giữ gìn và chấn hưng đất nước trong tình hình mới. Đối với Trung Quốc, đó và con đường cải cách mở cửa, đối với Liên Xô là Cải tổ. Còn đối với Việt Nam là Đổi mới. Nhiều nước xã hội chủ nghĩa khác cũng cố gắng tìm con đường đi cho mình, nhưng phần lớn họ đã không thành công. Dẫn ra bối cảnh trên đây để thấy rằng: Đảng ta khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam hành động cho Đảng ta là một sự lựa chọn lịch sử, là cuộc đấu tranh tư tưởng lý luận. Đây là sự lựa chọn chưa có trong lịch sử, chưa có tiền lệ. Sự lựa chọn đúng sai sẽ liên quan đến vận mạng của cả dân tộc. ở đây cần thấy rõ cả 2 mặt của vấn đề lựa chọn. Một là, bản chất cách mạng triệt để, tính nhân đạo sâu sắc của tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác-Lênin là một yếu tố để Đảng và dân tộc ta lựa chọn làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ Nam cho hành động. Hai là, Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện đã mang trong mình tính cách mạng triệt để, tính chủ động sánh tạo trong mọi hoàn cảnh, nên trước bối cảnh cực kỳ khắc nghiệt này, Đảng ta đã sáng suốt khẳng định chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở lý luận, chỗ dựa tinh thần cho việc giữ vững độc lập và chấn hưng đất nước. Và trên thực tế đó là sự lựa chọn cực kỳ đúng đắn. Đảng ta tiếp tục dẫn đường đi cho dân tộc trong bối cảnh khủng hoảng. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Việt Nam đang phát triển với những triển vọng tốt đẹp. 

Có thể nói, tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở của công cuộc Đổi mới. Chính vì vậy, đến Đại hội lần thứ VII (1996), Đảng ta tiếp tục khẳng định vai trò to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh trong đường lối của mình. Trong 6 bài học được rút ra sau 10 nǎm đổi mới, thì bài học thứ nhất là: Phải "kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh" (Cùng với: giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong quá trình đổi mới, nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc) (9). 

Đến Đại hội lần thứ IX của Đảng (2001), tư tưởng Hồ Chí Minh chiếm phần quan trọng trong đường lối chiến lược của Đảng. Lần đầu tiên, khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh được trình bày khá đầy đủ trong Vǎn kiện của Đại hội, trong phần "Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta". Đó là: "Tư tương Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiệu cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa vǎn hoá của nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn nền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc, về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, về phát triển kinh tế và vǎn hoá, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; về chǎm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân... 

Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta" (10). 

Vǎn kiện còn khẳng định: "Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh."(11). Việc khẳng định một lần nữa: Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ Nam cho hành động là bước phát triển quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta. 

Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng cộng sản Việt Nam lãnhd dạo đã chỉ ra rằng : mọi thắng lợi của cách mạng đều gắn liền với đường lối cách mạng mang tính triệt để và sáng tạo của Đảng ; trong đó : tư tưởng Hồ Chí Minh là một yếu tố cực kỳ quan trọng đảm bảo cho đường lối của Đảng luôn mang tính cách mạng và sáng tạo trong mọi hoàn cảnh. Ngày nay, khi công cuộc đổi mới càng triển khai toàn diện, đi vào bề sâu thì Đảng ta càng tìm thấy ở tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin nhiều quan điểm, kinh nghiệm quý báu. Bởi vậy, Đảng ta, một lần nữa trong các vǎn kiện Đại hội IX đã trình bày khá toàn diện về nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh, ở một vị trí cực kỳ quan trọng trong vǎn kiện : "Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta". Đây là một sự khẳng định và một sự đảm bảo chắc thắng cho con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đó là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta. Cố Thủ tướng Phạm Vǎn Đồng đã có lần chỉ cho chúng ta giá trị của nguồn tài sản này : tư tưởng Hồ Chí Minh là một kho tàng đầy quý báu, là di sản chứa đựng biết bao giá trị, gia trị đó nói cho cùng là giá trị vǎn hoá mà chúng ta khai thác chưa được bao nhiêu./. 

(1),(2) Hồ Chí Minh, Toàn tập, 1995, Nxb CTQG, tập 3, tr.5. 
(3) ĐCSVN, Vǎn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II, Ban NCLSĐTW, H, 1965, tr.15. 
(4) Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb CTQG&Nxb TN, H, 1994, tr.8. 
(5),(6) Trường Chinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam, Nxb TTLL, H, 1991, tr.18 và 20. 
(7) ĐCSVN, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Nxb ST, H, 1991, tr.21. 
(8) ĐCSVN, Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay, số 09 NQ/TW, ngày 18-2-1995, tr.7. 
(9) ĐCSVN, Vǎn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb CTQG, H, 1996, tr,76. 
(10),(11) ĐCSVN, Vǎn kiện Đại hôij đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, H, 2001, tr.83, 84.

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Liên kết website