Trong tác phẩm ''Sửa đổi lối làm việc'' của Bác Hồ được Người viết để dùng làm tài liệu huấn luyện cán bộ, Đảng viên, Từ tháng 10 – 1947, tức là từ 58 năm về trước, ta tiếp nhận được Tư tưởng Hồ Chí Minh về chữ “Trí”.
“Trí vì không có việc tư túi nó làm mù quáng cho nên đầu óc trong sạch, sáng suốt. Dễ hiểu lý luận. Dễ tìm phương hướng. Biết xem người, biết xét việc. Vì vậy mà biết làm việc có lợi, tránh việc có hại cho đoàn thể, biết vì đoàn thể mà cất nhắc người tốt, đề phòng người gian''.
Đây là cách tiếp cận thật sự mới mẻ đến tận gốc rễ, cũng tức là từ thực tiễn hoạt động và giao tiếp ứng xử để nhận biết cái trí của cán bộ đảng viên, để mỗi cán bộ đảng viên học tập rèn luyện cái trí cho chính mình. Theo Hồ Chí Minh, trí không chỉ là trí thức, hiểu biết sách vở lý luận mà là trí tuệ với sự sáng suốt. Sự sáng suốt gắn liền với sự trong sạch. Do vậy trí và đức gắn liền làm một; sáng suốt là không mù quáng, để không mù quáng thì phải trong sạch tức là không đục - bẩn. Muốn vậy thì phải ''không có việc tư túi'', tức là không để cho suy nghĩ và hành động ứng xử của mình bị chi phối bởi những tính toán cá nhân nhằm chiếm đoạt của công.
''Tư túi'' theo Từ điển tiếng Việt là một khẩu ngữ, có nghĩa là ''Lấy của công làm của riêng một cách lén lút''. Khi đã ''tư túi”; thì đầu óc sẽ bị vẩn đục, không trong sạch, do vậy không còn sáng suốt nữa và vì thế sẽ không ''Dễ hiểu lý luận'', ''Dễ tìm phương hướng. Biết xem người, biết xét việc làm việc có lợi, tránh việc có hại… cất nhắc người tốt, để phòng kẻ gian”. Đó chính là những công việc gắn liền với chức trách của mỗi cán bộ Đảng viên: bàn luận, hoạch định chủ trương đường lối, tổ chức và lãnh đạo quần chúng thực hiện, phát triển lực lượng đội ngũ...
Trí như vậy là từ học tập hiểu biết đến hành động, quan hệ với người với việc, với đồng chí, đồng bào, với người tốt và với cả kẻ gian, kẻ thù địch. Trí cũng là ''chí công vô tư”, trước sau như một đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc, của nhân dân lên trên hết, cũng tức là ''Không có việc tư túi”.
“Trí” trong tác phẩm ''Sửa đổi lối làm việc'' của Hồ Chí Minh là một trong năm ''tính tốt là đạo đức cách mạng của cán bộ đảng viên Nhân - Nghĩa - Trí - Dũng - Liêm; Trí cũng là Liêm vì không có việc “tư túi” trí cũng là dũng vì "biết làm việc có lợi; tránh việc có hại cho đoàn thể''' trí đạt trên nền tảng của lòng nhân nghĩa. Vì theo lời Bác thì người hội viên, người cán bộ tốt muốn trở nên người cách mạng chân chính, không có gì là khó cả. Điều đó hoàn toàn do lòng mình mà ra. Lòng mình chỉ biết đoàn thể, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chỗ chí công vô tư. Mình đã chí công vô tư thì khuyết điểm sẽ ngày càng ít, mà những tính tốt như sau, ngày càng thêm''.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khuyên bảo, giáo dục cán bộ đảng viên về chữ Trí, chữ Nhân, chữ Nghĩa, chữ Dũng, chữ Liêm; hơn thế chính Người đã tự mình không ngừng học tập rèn luyện từ thuở thiếu thốn cho đến lúc đi xa sau khi đã trọn vẹn 79 mùa xuân. Người để lại cho đồng chí, đồng bào một di sản vô cùng quý báu đó là Tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh, hòa làm một, thống nhất trong nhân cách Hồ Chí Mirth; bậc Đại nhân, Đại trí, Đại dũng, anh hùng giai phóng dân tộc, danh nhân văn hóa của nhân loai, tỏa sáng những giá trị truyền thống và luôn có ý nghĩa thời đại; dẫn dắt mỗi người chúng ta tiếp nối và hoàn thành sự nghiệp cách mạng.
Theo Nguyễn Đức Thạc
Báo Hà Nội Mới