Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc

(ĐCSVN)Thắng lợi của chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản do chính Người sáng lập trong hơn 75 năm đã qua cho phép chúng ta có thể khẳng định rằng: Trong một quốc gia dân tộc, bao giờ cũng có các giai cấp, tầng lớp xã hội, các tộc người, các tôn giáo khác nhau, song bao giờ cũng có lợi ích chung và cao cả của cả dân tộc. Dân tộc Việt Nam dù có nhiều giai cấp xã hội, tộc người và tôn giáo khác nhau song người Việt Nam đều là con Hồng, cháu Lạc có lịch sử hình thành dân tộc lâu đời, có một cội nguồn văn hoá chung, có chủ nghĩa dân tộc truyền thống vững bền, có lợi ích cao cả là độc lập, tự do. 

Việt Nam là một quốc gia dân tộc đã hình thành sớm trong quá trình dựng nước và giữ nước. Nhân dân Việt Nam có ý thức sâu bền về quyền tự chủ quốc gia dân tộc. Quá trình dựng nước và giữ nước đã tạo dựng và phát triển cho dân tộc Việt Nam một nền văn hoá tư tưởng rực rỡ, trong đó chủ nghĩa dân tộc, ý chí độc lập và khát vọng tự do là dòng chứ lưu của lịch sử. Đó là nền tảng văn hoá tư tưởng của sự hội tụ và đoàn kết dân tộc, là động lực vĩ đại và duy nhất của nhân dân Việt Nam trong lịch sử xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 

Trên cơ sở giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, Hồ Chí Minh đã khảo sát, nghiên cứu, tiếp biến, tổng hoà và phát triển biện chứng tinh hoá văn hoá của phương Đông và cuộc cách mạng ở các nước phương Tây thế kỷ XVII, XVIII, đặc biệt là thế giới quan và phương pháp duy vật biện chứng của học thuyết Mác-Lênin và kinh nghiệm của cuộc cách mạng vô sản trên thế giới thế kỷ XX để xây dựng một hệ thống quan điểm toàn diện và sáng tạo về tư tưởng giải phóng và phát triển dân tộc, trong đó cốt lõi là tư tưởng độc lập tự do làm kim chỉ nam cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì nhu cầu phát triển của đất nước theo xu thế tiến bộ của thời đại mới. Hệ thống quan điểm cách mạng của Hồ Chí Minh là cơ sở của tư tưởng và chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Người trong cuộc đấu tranh giải phóng và phát triển đất nước trong thế kỷ XX. 

Độc lập, tự do và tư tưởng cách mạng vĩ đại của Hồ Chí Minh là chìa khoá để mở đường hội tụ thắng lợi của chiến lược: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công''. 

1. Để thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc, trước hết phải có cương lĩnh đúng đắn phù hợp với thực tiễn của đất nước qua các thời kỳ cách mạng khác nhau. Ngay từ ngày đầu mới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh đã soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, được hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930 thông qua, trong đó đã nêu cao khẩu hiệu ''Việt Nam độc lập'', Việt Nam tự do và chính sách đoàn kết dân tộc rộng rãi, uyển chuyển. Cương lĩnh nêu rõ: trên cơ sở coi công nông là gốc cách mạng, Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, tập hợp, lôi kéo phú nông, tư sản, trung và tiểu địa chủ về phía cách mạng. Thực tiễn cao trào cách mạng 1930-1931 ở Nghệ An và Hà Tĩnh, không chỉ có công nông đông đảo mà còn có phần lớn trí thức, một số sĩ phu, trung tiểu địa chủ cũng có xu hướng theo cách mạng rõ rệt. Sự thật lịch sử đó sớm minh chứng giá trị khoa học và thực tiễn cách mạng của tư tưởng độc lập tự do và chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh. 

Tình hình đất nước và thế giới càng biến chuyển, chiến lược và đường lối chủ trương cách mạng càng sát hợp với nhu cầu phát triển của dân tộc thì sức mạnh hội tụ và đoàn kết dân tộc càng rộng lớn, cách mạng càng giành được thắng lợi to lớn và có ý nghĩa lịch sử vĩ đại và tính thời đại sâu sắc. 

Sự thay đổi chiến lược cách mạng tư sản dân quyền có tính chất phản đế và phản phong kiến thành chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh (được Hội nghị lần thứ VIII của Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhất trí thông qua tháng 5 năm 1941) có sức mạnh cuốn hút cả dân tộc đứng lên tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa thắng lợi. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời tháng 8 năm 1945 đã mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. 

Với đường lối kháng chiến và kiến quốc (1945-1954), đặc biệt là Chính cương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 2 - 1951), tiếp đến là đường lối chiến lược tiến hành đồng thời cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc với cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, nhân dân ta đã tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước với quyết tâm ''Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Vì đại nghĩa của dân tộc, vì lương tâm và danh dự của nhân loại tiến bộ, Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh đứng đầu đã huy động sức mạnh quá khứ và hiện tại của dân tộc, kết hợp với sức mạnh tiến bộ của thời đại mới đưa dân tộc Việt Nam giành được những thắng lợi vĩ đại trong 30 năm kháng chiến chống xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. 

Đường lối Đổi mới được đề ra trong Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với thực tiễn đất nước và xu thế của thế giới trong giai đoạn hiện nay đã đóng vai trò quyết định đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, giành được những thành tựu to lớn trong chặng đường 20 năm đã qua, tạo niềm tin của quần chúng, động viên sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc và trí tuệ của mọi người Việt Nam thành một quốc gia dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. 

Thắng lợi của chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hơn 75 năm qua trước hết là thắng lợi của Cương lĩnh, chiến lược đường lối cách mạng khoa học và sáng tạo, là thắng lợi của tư tưởng cách mạng cao cả và vĩ đại của Hồ Chí Minh - tư tưởng độc lập, tự do. 

2. Khối quần chúng đông đảo chỉ trở thành sức mạnh vô địch khi được giác ngộ về mục tiêu chiến đấu cao cả, được tổ chức lại thành một khối vững chắc trên cơ sở của Mặt trận dân tộc thống nhất, được hình thành và phát triển ngày càng hoàn thiện trong tiến trình cách mạng. 

Năm 1941, cùng với chủ trương thay đổi chiến lược cách mạng, Hồ Chí Minh đã quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh giữa lúc nhân dân Việt Nam đang sống quằn quại trong cảnh nước sôi, lửa nóng, lúc quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy, ai cũng muốn độc lập, tự do. 

Thành lập Mặt trận Việt Minh là một điển hình sáng tạo của Hồ Chí Minh về chiến lược đại đoàn kết dân tộc đưa đến thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, một nhà nước của dân tộc, do dân tộc và vì dân tộc. 

Tiếp đến trong thời kỳ kháng chiến kiến quốc 1945-1954, mặt trận dân tộc thống nhất tiếp tục được củng cố và mở rộng. Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam đã ra đời, thực hiện sự đoàn kết quốc dân để làm cho nước Việt Nam được độc lập, thống nhất, dân chủ, phú cường. Hội ra đời tạo điều kiện mới để đoàn kết và tranh thủ những ai có thể tranh thủ được nhằm thống nhất lực lượng quốc gia dân tộc, chống chia rẽ. Lúc này, bao nhiêu thành kiến giai cấp, bao nhiêu phân tranh Đảng phái, bao nhiêu đố kỵ về tôn giáo và nòi giống phải hất văng ra khỏi con đường tiến triển của dân tộc Việt Nam. Thống nhất dân tộc là một vũ khí sắc bén chống lại kẻ thù dân tộc. Vũ khí ấy, ta phải giữ lấy như một của báu…Lúc này bí quyết của sự thành công là ở tinh thần đoàn kết. Đây là mặt sáng tạo mới về đại đoàn kết dân tộc, dân chủ được thành lập trong cả nước, song lại đứng trước một tình thế hiếm nghèo như ''ngàn cân treo sợi tóc'' và phải bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong tương quan đối sánh lực lượng giữa ta và địch như ''châu chấu đá voi”, nhưng cuối cùng ta đã thắng, địch đã thua. 

Trong cuộc chiến đấu chống Mĩ cứu nước, Hồ Chí Minh đã giương cao ngọn cờ ''Không có gì quý hơn độc lập, tự do'' và chiến lược đại đoàn kết dân tộc để đẩy mạnh cuộc cách mạng ở miền Nam, thống nhất đất nước. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ra đời, kế tục sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc của Mặt trận Liên Việt. 

Năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đã được thành lập nhằm tạo điều kiện để mở rộng khối đoàn kết dân tộc dưới ngọn cờ của Mặt trận. Đầu năm 1968, Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hoà bình miền Nam Việt Nam ra đời. Đây là một tổ chức thích hợp để thu hút các tầng lớp trung gian và thượng lưu ở thành thị miền Nam vào khối đại đoàn kết dân tộc chống Mĩ cứu nước. 

Trải qua hơn 20 năm chiến đấu, cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã thắng lợi hoàn toàn. Non sông đã thu về một mối. Năm 1976, các tổ chức Mặt trận trong cả nước đã được thống nhất lại thành một mặt trận chung lấy tên là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thực hiện sứ mạng đại đoàn kết dân tộc, cùng nhau xây dựng lại đất nước Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, làm cho Việt Nam thành một quốc gia dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. 

3. Sau khi cách mạng thành công, nhà nước của dân, do dân tộc và vì dân tộc được thành lập, chiến lược đại đoàn kết quốc gia dân tộc không chỉ được thực thi bằng cách tập hợp lực lượng quần chúng rộng rãi, phong phú về nội dung và hình thức tổ chức mà còn phải liên hiệp quốc dân ở trong Quốc hội, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan hành chính cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Hồ Chí Minh đề xuất và tổ chức thành công Quốc dân đại hội Tân Trào, lập ra Uỷ ban Giải phóng Dân tộc tháng 8 năm 1945 trong đêm trước cuộc Tổng khởi nghĩa, đặc biệt là tổ chức cuộc Tổng tuyển cử toàn dân vào tháng 1 năm 1946, để bầu ra quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Quốc hội của độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và của đại đoàn kết toàn dân, và quốc hội đã lập chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà 1à một chính phủ chung của cả dân tộc chứ không phải là chính phủ riêng của một đảng phái, một giai cấp nào. Đây cũng là một điển hình thành công sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc trong tổ chức nhà nước Pháp quyền của dân tộc, do dân tộc và vì dân tộc, là một bài học vô cùng quý báu của việc thực thi chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh trong lĩnh vực xây dựng, tổ chức nhà nước. 

Để khối đại đoàn kết dân tộc được vững bền, Hồ Chí Minh chủ trương sau khi có chính quyền, chính phủ phải triển khai mới hoạt động của mình trên tất cả các lĩnh vực của chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. . . “Chính phủ tỏ rõ một ý muốn duy nhất làm sao đem lại cho dân chúng được tự do độc lập hoàn toàn và để cho tất cả mọi phần tử quốc dân được hưởng tự do, độc lập ấy như muôn vật được hưởng ánh ngặt trời" 

Khi một chính phủ, một Nhà nước thực sự là của dân tộc, do dân tộc và vì dân tộc phấn đấu vì lợi ích tối cao của quốc dân là độc lập, tự do và sớm mang lại quyền lợi cho toàn dân trước mắt và cả mai sau thì toàn dân sẽ gắn bó đại đoàn kết thành một khối để bảo vệ sự trường tồn của nhà nước, của dân tộc và cũng là bảo vệ lợi ích chân chính của mình và con cháu mình mai sau. 

Chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc, tập hợp lực lượng quần chúng rộng rãi trong các hội quần chúng và Mặt trận dân tộc thống nhất qua các thời kỳ lịch sử khác nhau được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hồ Chí Minh cũng nêu rõ: ''Đảng không thể đòi hỏi Mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo của mình mà phải tỏ rõ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thành nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hàng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo''. (5) 

Hồ Chí Minh đã thực thi thắng lợi chiến lược đại đoàn kết dân tộc do Đảng Cộng sản là người lãnh đạo duy nhất chính vì Người đã thành công trong việc sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam thành một Đảng đạo đức và văn minh, một “Đảng hiện thân cho trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc, một Đảng cách mạng tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, của dân tộc Việt Nam”. 

Trong tất cả mọi người Việt Nam sống ở trong nước hay ở nước ngoài đều luôn luôn tiềm ẩn tinh thần, ý thức dân tộc trong tâm thức của họ. Vì vậy, khơi nguồn và phát triển đến đỉnh cao sức mạnh dân tộc và trí tuệ của con người Việt Nam, thực thi chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh một cách sáng tạo, quy tụ lực lượng dân tộc bằng nội dung và hình thức tổ chức thích hợp với mọi đối tượng tập thể và cá nhân trên cơ sở lấy liên minh công nông và trí thức làm nòng cốt do Đảng Cộng sản lãnh đạo, phấn đấu vì độc lập của Tổ quốc, tự do, hạnh phúc của của toàn dân là một bài học kinh nghiệm lịch sử có giá trị bền vững lâu dài, đặc biệt có ý nghĩa chính trị quan trọng trong sự nghiệp thực thi đường lối đổi mới, thực hiện cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay. 

PGS.NGND Lê Mậu Hãn

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Liên kết website