Nhân tố văn hoá và con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh

(ĐCSVN)Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi Văn hoá và Con người là điều kiện đầu tiên để xã hội tồn tại và phát triển, và sức mạnh vô hạn để hoàn thành mọi nhiệm vụ, khắc phục mọi khó khăn, đánh thắng mọi kẻ thù. Văn hoá và Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực quan trọng nhất trong sự nghiệp cách mạng. 

Hồ Chí Minh nắm vững điều này bởi Người vừa dựa vào cốt lõi của Chủ nghĩa Mác- Lê nin, vừa rút ra được bài học vô giá từ truyền thống lâu đời của dân tộc. 

Văn hoá và Con người chỉ có thể tồn tại với điều kiện hai nhân tố ấy gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động và bổ sung cho nhau. Không thể có Văn hoá ở ngoài Con người cũng như không thể có sự tồn tại và phát triển của con người, không dựa trên cơ sở của Văn hoá. 

Văn hoá là tổng hoà những giá trị vật chất và tinh thần của con người, của cộng đồng người, nói tóm lại là của cá nhân và xã hội qua các giai đoạn phát triển của lịch sử. 

Giá trị vật chất và tinh thần, những di sản vật thể và phi vật thể của dân tộc chính và thước đo trình độ văn hoá ở con người và thể hiện bản sắc của con người trong Văn hoá. Nói Văn hoá và tổng hoà những giá trị vật chất và tinh thần của con người chỉ và một cách nói giản dị để cho dễ hiểu. Những đền đài, lăng miếu cổ kính, những phát hiện mới ở khu Hoàng Thành- Hà Nội được gọi là sản phẩm Văn hoá của dân tộc, không phải ở gỗ đá, ở sự tôn tạo vật chất của nó mà trưóc hết ở nhân tố tinh thần nằm sâu ở bên trong mô hình vật chất ấy. 

Trải qua bao nhiêu ngàn năm vừa chống thiên tai, vừa chống địch hoạ, vũ khí quan trọng bậc nhất của nhân dân ta trước hết là Văn hoá và Con người. Trong quan hệ với thiên nhiên, dân tộc ta đã cải tạo rừng rậm và đầm lầy biến thành đồng ruộng rộng lớn và phì nhiêu và rút ra những bài học quý giá trong nông nghiệp vùng lúa nước. Vì đâu có được những thành công to lớn ấy? Vì đặc trưng của Con người và Văn hoá Việt Nam. 

Suốt bao ngàn năm, trải bao gian khổ để bảo vệ Tổ quốc và giành lại Độc lập, dân tộc ta đã đánh thắng được những quân xâm lược lớn mạnh nhất qua nhiều thời kỳ lịch sử. Thành công ấy thuộc về Văn hoá và Con người Việt Nam. 

Hồ Chí Minh đã dành cả cuộc đời phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới. Trong sự nghiệp vĩ đại ấy, Hồ Chí Minh đã rèn luyện cho bản thân mình những phẩm chất tinh thần và văn hoá cao đẹp, nêu lên một kiểu đạo đức hoàn toàn mới. 

Ngay từ năm 1926, Hồ Chí Minh đã dành chương đầu tiên của cuốn Đường Cách Mệnh để nhấn mạnh gương mẫu về đạo đức ở cán bộ, đảng viên.Cho đến lúc sắp về với thế giới vĩnh hằng, Người con dặn lại: ''Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân''. 

Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới phẩm chất đạo đức ở người cách mạng, chính vì đạo đức là nhân tố đầu tiên của văn hoá, là yêu cầu khẩn thiết trong cách mạng Việt Nam. 

Cách mạng Việt Nam nhất định thắng lợi. Đó là tất yếu lịch sử mà Hồ Chí Minh tin tưởng chắc chắn. Nhưng con đường tất thắng của cách mạng lại là con đường vô cùng khó khăn và gian khó, nhất là ở Việt Nam. 

Cách mạng nhất định sẽ thành công, nhưng thời gian của nó sẽ nhanh hay chậm, mức độ của nó sẽ lớn hay nhỏ, con đường của nó sẽ qua nhiều đổ vỡ hay thuận lợi, thắng lợi của nó sẽ bền vững hay mỏng manh? Tất cả điều đó tuỳ thuộc vào nhân tố Văn hoá và Con người theo nghĩa là nhân tố chủ quan, là trình độ giác ngộ và ý chí chiến đấu của quần chúng, là yếu tố tinh thần trong sự nghiệp cách mạng. 

Trong khi có nhiều người đã hiểu chủ nghĩa Duy vật một cách thô thiển, chỉ nhấn mạnh yếu tố vật chất mà coi nhẹ yếu tố tinh thần và văn hoá, thì Người nhấn mạnh: ''Có người nói: Lúc này mà xem trọng tinh thần, tư tưởng là không duy vật biện chứng. Các cô các chú có biết vì sao mà cách mạng của ta thành công không? Vì tinh thần! Lúc bấy giờ, thực dân, phong kiến có quân đợi, cảnh sát, chính quyền tất cả Đảng ta chỉ có hai bàn tay không. Vậy vì sao ta thành công? Vì ta đoàn kết! Lấy gì mà đoàn kết? Lấy tinh thần! 

Trong kháng chiến, địch có hải, lục, không quân, ta thì về hải quân, không quân không có mà ngay lục quân thì súng đủ các loại: Súng kíp, súng Nhật, súng Mỹ, súng Pháp. Đạn cũng lung tung, thuốc men không có, cán bộ thì từ du kích mà ra. Vậy vì sao ta thắng lợi? Vì ta đoàn kết! Vì sao đoàn kết? Là do tinh thần! 

Các đồng chí chúng ta hoạt động cách mạng trong thời kỳ bí mật, khi bị địch bắt, nó treo, nó kẹp, nó tra tấn, nó bắn, nhưng nhất định không khai, chẳng những không nói mà còn chửi vào mặt nó. Đấy là vật chất hay tinh thần? 

Trong kháng chiến có chiến sĩ lấy thân mình lấp lỗ châu mai, hay ngay ở Hải Phòng có mấy người mà đánh được trường bay Cát Bi, thì đó là tinh thần hay vật chất? - Tinh thần! 

Chính vì sự nghiệp cách mạng của Việt Nam mà Hồ Chí Minh đã nêu vấn đề đại đức như yêu cầu bậc nhất của Văn hoá và Con người Việt Nam. 

Có thể nói trong 76 năm kể từ ngày ra đời của Đảng và qua 60 năm chính quyền của dân, do dân, vì dân, Hồ Chí Minh đã bỏ nhiều công sức để xây dựng văn hoá và cơn người Việt Nam. Và bằng chính bản thân mình, Bác đã nêu một tấm gương sáng về mặt học tập và tu dưỡng về văn hoá. 

Trí, nhân, dũng 
là ba mặt rèn luyện của con người theo Nho giáo cũng là ba đức tính hoàn chỉnh ở Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhà thơ Viên Ung đã coi Bác là bậc Đại trí, Đại nhân, Đại dũng. Đồng chí Trường Chinh trong cuốn sách viết về Bác Hồ cũng giải thích về sự hoàn chỉnh của ba đức tính ấy của Bác. 

Bác là bậc Đại trí, bởi từ đỉnh cao của truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hoá của nhân loại, đặc biệt và chủ nghĩa Mác - Lê nin, Bác đã phát huy trí tuệ của mình để định hưóng và chỉ đạo sự nghiệp cách mạng của Việt Nam. 

Bác là bậc Đại nhân bởi suốt đời, Bác mang những tình cảm yêu thương vô hạn đối với tổ quốc và, đồng bào, đối với giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. 

Bác là bậc Đại dũng vì suốt đời Bác đã chiến đấu kiên cường trong nhà tù, ngoài xã hội trước mọi gian nan thử thách, với tinh thần Giàu sang không quyến rũ, Nghèo khổ không chuyển lay, Uy vũ không khuất phục. 

Ba đức tính nói trên cũng là ba phẩm chất truyền thống và bất diệt của Văn hoá Việt Nam và của Con người Việt Nam. 

Với nền Văn hoá ấy và những Con người ấy, nhân dân ta đã đạt được những thành tích vẻ vang nhất trong lịch sử dân tộc, tạo ra bước ngoặt lớn nhất để đưa Văn hoá và Con người Việt Nam lên một tầm cao mới. 

Trong hoàn cảnh đất nước sau chiến tranh còn nhiều việc phải giải quyết, nhân dân ta còn gặp rất nhiều khó khăn mới, lần lượt lần nữa, lịch sử đòi hỏi dân tộc ta phát huy sức mạnh vô tận của mình về văn hoá và con người để mở đường thắng lợi nhơ dân tộc ta trong thời đại mới. 

Đường lối đổi mới của Đảng ta chính là một sản phẩm kịp thời và lớn lao của trí tuệ Việt Nam, hay nói cho đúng hơn là của Văn hoá Việt Nam. 

Đường lối đổi mới của Đảng là một bông hoa xuyên tuyết (Perce - neige) đã vươn thẳng lên ánh sáng mặt trời, mở đường cho mùa xuân của đất nước. 

Đường lối đổi mới của Đảng đã tạo điều kiện cho sự phát triển trí tuệ và tài năng của nhân dân ta, đạt tới những thành tựu lớn về phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội và nhanh chóng thay đổi bộ mặt của đất nước ta. 

Những thành tựu đạt được mặc dầu là to lớn nhưng vẫn chỉ là bước đầu. Bao nhiêu gian nan thử thách còn ở phía trước. Chúng ta phải đương đầu và giải quyết không chỉ những khó khăn của thời đại ngày nay, những khó khăn từ bên ngoài đưa tới mà còn những khó khăn do sự bất cập, của chính nền Văn hoá và những Con người Việt Nam hôm nay. 

GS. Vũ Khiêu

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng

(ĐCSVN) - Ngày 10/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định số 190-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phong phú, sinh động gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024, 2025.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website