Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo

Ðoàn kết lương, giáo, đoàn kết giữa những người theo đạo với những người không theo đạo, giữa những người theo các tôn giáo khác nhau là một bộ phận cấu thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. 

Quan điểm đoàn kết tôn giáo, theo Hồ Chí Minh, trước hết phải lấy mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội làm điểm tương đồng, dùng cái tương đồng để khắc phục sự dị biệt. Giải phóng dân tộc ở nước ta là mục tiêu trước nhất, là nền tảng cho sự giải phóng giai cấp, là điều kiện để có độc lập, tự do cho các tôn giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Nước không độc lập thì tôn giáo không được tự do, nên chúng ta phải làm cho nước độc lập đã". Độc lập rồi phải quan tâm đến đời sống người dân, vì "nước độc lập, mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập chẳng nghĩa lý gì". Sự đoàn kết và phát triển theo xu hướng tích cực, tiến bộ của tôn giáo sẽ góp phần giành và giữ vững nền độc lập cho Tổ quốc, nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: "Phải đoàn kết chặt chẽ giữa đồng bào lương và đồng bào các tôn giáo, cùng nhau xây dựng đời sống hòa thuận, ấm no, xây dựng Tổ quốc". Lời kêu gọi của Người đã tạo nên sự nhất trí cao của toàn dân trong đó có đồng bào các tôn giáo với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Đồng thời đây cũng là cơ sở vững chắc để bác bỏ mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù lợi dụng tôn giáo, hòng chia rẽ, phá hoại chính sách tôn giáo và dân tộc, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân của Đảng ta. 

Để đoàn kết tôn giáo, Người còn chỉ rõ là phải hết lòng chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các tôn giáo, phải đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, không tín ngưỡng, quyền sinh hoạt tôn giáo theo đúng pháp luật. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: tự do tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần không thể thiếu được của một bộ phận nhân dân, là lĩnh vực thiêng liêng của mỗi người mà không ai có thể xâm phạm được; vì vậy, thừa nhận quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là tôn trọng nhân dân, tôn trọng tự do, dân chủ của mọi người. 

Tư tưởng đoàn kết tôn giáo của Hồ Chí Minh hơn 70 năm qua đã được Đảng ta kế thừa và phát triển cho phù hợp với tình hình mới. Nghị quyết 24-NQ/TW Bộ Chính trị (khóa VII) ngày 16-10-1990 đã khẳng định "Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện đoàn kết lương, giáo, đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cần khắc phục nhận thức thiển cận đối với tôn giáo và thái độ hẹp hòi, thành kiến, phân biệt đối xử đối với đồng bào có đạo". Và gần đây nhất trong Nghị quyết Hội nghị TW lần thứ bảy (khóa IX) của Đảng ta đã chỉ rõ: "Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc. Ðoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo…Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời, nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia". 

Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng ta về tôn giáo rất rõ ràng, thế nhưng các thế lực phản động trong và ngoài nước luôn có ý đồ lợi dụng và xuyên tạc chính sách tôn giáo để chia rẽ dân tộc, xâm phạm chủ quyền đất nước như gần đây nhất ngày 17-9-2003, Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế của Quốc hội Mỹ đã có khuyến nghị sai trái về vấn đề tôn giáo ở Việt Nam, kêu gọi Ngoại trưởng Mỹ C.Powell xếp Việt Nam vào diện quốc gia "đặc biệt lo ngại về tự do tôn giáo". Rõ ràng đây là điều phi lý và sai sự thật. Chúng ta, những người Việt Nam yêu chuộng hòa bình, có truyền thống đoàn kết, truyền thống khoan dung tôn giáo quyết không thể chấp nhận được. 

TS. Lương Văn Tám

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác với cán bộ cấp dưới

(ĐCSVN) - Ngày 23/5/2024, đồng chí Lương Cường đã ký ban hành Quy định 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Quy định về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

(ĐCSVN) - Ngày 9/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website