Lãnh tụ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế

Từ sau cuộc gặp gỡ Các Mác (C.Mác) năm 1844, Phơ-ri-đơ-rích Ăng-ghen (Ph.Ăngghen) trở thành người bạn, người đồng chí, người cộng sản gần gũi nhất của C.Mác, đã cùng C.Mác sáng lập nên chủ nghĩa Mác - học thuyết khoa học và cách mạng, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và những người cộng sản, vũ khí tư tưởng của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh xoá bỏ chế độ tư bản, xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa.  

Toàn bộ học thuyết của C.Mác và Ph.Ăngghen là kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc và đồ sộ, giải đáp được nhiều vấn đề mà nhân loại đặt ra. Kế thừa những trào lưu tư tưởng tốt đẹp nhất của loài người đến thế kỷ XIX (triết học Đức, kinh tế chính trị Anh và chủ nghĩa xã hội Pháp) và tổng kết thực tiễn trong thời đại mình, Ph.Ăngghen cùng C.Mác đã sáng tạo ra một học thuyết hoàn chỉnh, chặt chẽ và chính xác, trong đó tính khoa học thống nhất với tính cách mạng triệt để. Ngoài việc Ph.Ăngghen góp công trong việc xây dựng học thuyết giá trị thặng dư; góp phần làm cho chủ nghĩa Mác luôn có giá trị khoa học và cách mạng thông qua việc phản biện, xem xét lại quan điểm, học thuyết của mình thông qua nghiên cứu và tổng kết thực tiễn; và khẳng định: chân lý bao giờ cũng cụ thể và cách mạng là sáng tạo; Ph.Ăngghen còn góp phần tạo lập nền tảng tư tưởng và hoàn thiện lý luận cho học thuyết cách mạng. Ph.Ăngghen và C.Mác đã bảo vệ và phát triển triết học duy vật, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, mở ra một bước ngoặt căn bản trong triết học, cung cấp cho loài người một cách nhìn mới mẻ, một vũ khí sắc bén để nhận thức và cải tạo thế giới. Các ông chỉ ra rằng, lực lượng xã hội có khả năng trở thành người sáng tạo xã hội mới là giai cấp công nhân do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Giai cấp công nhân phải tiến hành một cuộc đấu tranh cách mạng gian khổ để lật đổ chủ nghĩa tư bản. Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội có giai cấp.

Các Mác và Ăng-ghen.
Các Mác và Ăng-ghen. Ảnh tư liệu

Ph.Ăngghen và C.Mác đã phát hiện sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân - “điểm trọng yếu trong học thuyết Mác” và phát hiện ra lực lượng xã hội có vai trò chủ đạo trong cuộc đấu tranh nhằm xóa bỏ áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản - đó là giai cấp công nhân; đồng thời vạch ra vai trò của đội tiền phong (chính đảng) của giai cấp công nhân. Cùng với C.Mác, Ph.Ăngghen luôn luôn gắn lý luận và thực tiễn đấu tranh của giai cấp công nhân với tinh thần cách mạng triệt để và khoa học.

Không chỉ hoạt động trong lĩnh vực tư tưởng mang đến cho giai cấp công nhân vũ khí lý luận đấu tranh sắc bén, bản thân Ph.Ăngghen còn dành nhiều tâm sức để hoạt động thực tiễn và có đóng góp không nhỏ vào hoạt động của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Nỗ lực của C.Mác và Ăngghen đã góp phần đưa đến việc cải tổ Ðồng minh những người chính nghĩa thành Liên đoàn những người cộng sản vào năm 1847. Ðây là tổ chức công nhân quốc tế đầu tiên lấy chủ nghĩa Mác làm ngọn cờ tư tưởng, chính thức mở ra giai đoạn chủ nghĩa Mác thâm nhập vào phong trào công nhân. Ph.Ăngghen đã tích cực tham gia Hội liên hiệp công nhân quốc tế (Quốc tế I) do C.Mác sáng lập, tổ chức tuyên truyền chủ nghĩa xã hội khoa học, lãnh đạo phong trào công nhân quốc tế, đấu tranh khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của chủ nghĩa xã hội không tưởng và đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, phản động trong phong trào công nhân. 

Sau khi C.Mác mất, trước yêu cầu mới, năm 1889, Ph.Ăngghen tham gia sáng lập và lãnh đạo Quốc tế xã hội chủ nghĩa (Quốc tế II), nhờ đó đã khôi phục tổ chức quốc tế của giai cấp công nhân sau khi Quốc tế I giải thể vào năm 1876, tiếp tục giương cao ngọn cờ đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ này, với vốn kiến thức uyên bác, với kinh nghiệm phong phú và uy tín của mình, Ph.Ăngghen tiếp tục là người chỉ dẫn, cố vấn tin cậy cho những người xã hội chủ nghĩa ở nhiều nước châu Âu, kể cả những người cách mạng ở Nga. Khi trung tâm cách mạng của thế giới dần dịch chuyển sang Nga, bằng sự am hiểu sâu sắc về lý luận và nhạy cảm chính trị, Ph.Ăngghen đặt nhiều niềm tin vào khả năng tiến triển của chủ nghĩa cộng sản ở Nga cũng như ở nhiều nước khác trên thế giới (1). 

Cùng với C.Mác, Ph.Ăngghen đã đấu tranh không khoan nhượng chống lại những khuynh hướng cải lương và biệt phái (như Pruđông, Latxan, Bacunin...) để củng cố sự thống nhất trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Ph.Ăngghen là người đỡ đầu và có ảnh hưởng to lớn đối với Ðảng Dân chủ - Xã hội Ðức. Những nhà xã hội chủ nghĩa của Pháp, Áo, Anh, Hà Lan, Hunggari, Ba Lan, Tây Ban Nha, Italia, Nga và nhiều nước khác đều nhận được sự giúp đỡ của Ph.Ăngghen. Bằng những nỗ lực không biết mệt mỏi và những đóng góp cực kỳ xuất sắc cả về tư tưởng, lý luận và hoạt động thực tiễn nhằm thúc đẩy phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Ph.Ăngghen đã được tôn vinh là một trong những lãnh tụ vĩ đại nhất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới. V.I.Lênin đã nói: Ph.Ăngghen là "Bó đuốc sáng ngời" trong những trí tuệ anh minh, "là nhà bác học và người thầy lỗi lạc nhất của giai cấp vô sản hiện đại trong toàn thế giới văn minh" (2). 

Đánh giá công lao to lớn của Ph.Ăngghen đối với phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản thế giới, V.I.Lê-nin viết: “Sau bạn ông là C.Mác, Ph.Ăngghen là nhà bác học và người thầy lỗi lạc nhất của giai cấp vô sản hiện đại trong toàn thế giới văn minh. Từ ngày mà vận mệnh đã gắn liền C.Mác và Ph.Ăngghen thì sự nghiệp suốt đời của hai người bạn ấy trở thành sự nghiệp chung của họ”. 

91 năm qua, Việt Nam vẫn đang đi trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội – con đường mà Ph.Ăngghen và C.Mác đã chỉ ra, có sự sáng tạo, phát triển phù hợp với thực tiễn đất nước và thời đại. 91 năm qua, những thành tựu mà cách mạng và nhân dân Việt Nam đạt được đã minh chứng và khẳng định chắc chắn lựa chọn con đường cách mạng vô sản, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là sáng suốt, duy nhất đúng đắn. Với vai trò to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người tìm đường, mở đường và dẫn đường cho dân tộc Việt Nam theo ánh sáng chủ nghĩa Mác – Lênin, Việt Nam đã tiến những bước dài từ thân phận nô lệ lên thành người chủ đất nước, điền tên Việt Nam trên bản đồ thế giới. Đặc biệt, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam – dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam – sau khi hoàn thành sứ mệnh giải phóng dân tộc, đã không ngừng gia tăng về số lượng, trưởng thành về trình độ, ý thức, kỹ năng... Với đội ngũ chiếm khoảng 14% dân số và 27% lực lượng lao động xã hội, hằng năm, tạo ra trên 65% giá trị tổng sản phẩm xã hội và hơn 70% NSNN, giai cấp công nhân đã chứng minh là lực lượng chính cho sự phát triển đất nước, là lực lượng cách mạng, khoa học và đại chúng, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 

Xác định phương hướng phát triển đất nước, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng ta khẳng định “Tiếp tục kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng vận dụng và phát triển sáng tạo phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong từng giai đoạn; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đường lối đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh”(3). Cùng với đó Đảng ta luôn xác định sự lớn mạnh của giai cấp công nhân là nhân tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp với toàn xã hội trong sự nghiệp giữ vững độc lập dân tộc đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Từ đó, Đảng luôn chú trọng xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh cả về số lượng, trình độ giác ngộ giai cấp, tiếp tục thực hiện tốt sứ mệnh lịch sử của mình. Văn kiện Đại hội XIII nêu rõ: "Xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư...”. Từ đó, tiếp tục “Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho giai cấp công nhân. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, nhà ở và phúc lợi xã hội cho công nhân; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân. Đổi mới tổ chức và hoạt động của công đoàn phù hợp với biến đổi cơ cấu lao động, nhu cầu công nhân và yêu cầu hội nhập quốc tế; tập trung làm tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, tập thể công nhân. Định hướng, quản lý tốt sự ra đời, hoạt động của các tổ chức của công nhân tại doanh nghiệp ngoài tổ chức công đoàn hiện nay"(4). 

Lịch sử phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã cho thấy, những quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là “vũ khí lý luận” sắc bén để giai cấp vô sản từng bước bước lên vũ đài chính trị và khẳng định sứ mệnh lịch sử của mình. Những lý luận mà lãnh tụ vĩ đại nhất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới để lại vẫn còn nguyên giá trị, tiếp tục được Đảng ta nghiên cứu và vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước, để xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh./.

----------

 Chú thích 

(1) C.Mác và Ph.Ăng-ghen: Toàn tập, Tập 22, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 632. 

(2) V.I.Lê-nin: Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, tr 3. 

(3) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Hà Nội, 2021, tập 2 tr 348. 

(4) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Hà Nội. 2021, tập 1 tr 166.Thương Huyền

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website