Luận điệu đòi "xoay trục" sự phát triển đất nước nhất định bị phá sản!

Hiện nay, các thể lực thù địch và một số phần tử cơ hội chính trị còn lên mặt ra vẻ cổ vũ cho những thành tựu mà nhân dân ta đã đạt được qua hơn 30 năm đổi mới đất nước, nhưng lại ra sức lợi dụng những hạn chế, khó khăn để chống phá. Chúng lập luận rằng, đổi mới tuy đã đạt được thành tựu đáng ghi nhận, nhưng đến nay nó đã “hết động lực” rồi, bây giờ đã đến lúc cần phải đổi mới theo hướng “triệt để hơn nữa”, đặc biệt là đổi mới về chính trị, có như thế thì đất nước với phát triển được! Bổ sung cho mệnh đề đó, chúng đưa ra “kiến nghị” với Đại hội XIII là cần phải “xoay trục về với nhân dân, với dân tộc”!

Cần nhận thức rõ rằng, không phải cho đến hôm nay vấn đề "xoay trục" nêu trên mới được các thế lực thù địch đặt ra. Xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta, hướng đất nước theo tư bản, là âm mưu cơ bản lâu dài mà các thế lực thù địch đã và đang thực hiện từ nhiều năm nay đối với Việt Nam. Ngay từ khi nước ta bước vào đổi mới, chúng đã lớn tiếng kêu gọi chúng ta phải đổi mới “triệt để”, tức là phải đổi mới theo hướng tư bản chủ nghĩa, có như thế thì mới khắc phục được tình hình mà họ gọi là “đầu Ngô, mình Sở” giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa! Khi sự nghiệp đổi mới đất nước thực hiện sâu rộng, đạt được những kết quả quan trọng, họ lại khuyên nhủ chúng ta phải đổi mới “triệt để hơn nữa”, phải nhanh chóng và triệt để chuyển sang thể chế chính trị tư sản, từ bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.


Ảnh minh họa.

 

Đến bây giờ chúng cũng phần nào hiểu rằng, nếu cứ nói thẳng thừng là phải “chuyển sang thể chế chính trị tư sản” cỏ vẻ như “không ăn” lắm với nhân dân Việt Nam, nên chúng đã đưa ra “kiến nghị”: “xoay trục về với nhân dân, với dân tộc”! Điều đó có vẻ như làm cho “kiến nghị” đó đi vào lòng người hơn! Có những cuốn sách, tờ báo, tờ rơi, “tâm thư”, “giác thư”, "thư ngỏ", “tuyên cáo”,... tung lên mạng internet công khai nói rõ điều đó.

Rõ ràng, kịch bản thay đổi thể chế chính trị nước ta được các thế lực thù địch thực hiện một cách rất bài bản, với những chiêu thức tinh vị, xảo quyệt, vừa công khai, trắng trợn lại vừa ngụy trang che dấu kín đáo, thậm chí còn núp dưới cái vỏ bọc “vì dân, vì nước” và càng trở nên nguy hiểm hơn. Ngón đòn gắn việc thay đổi thể chế chính trị với việc đòi hỏi Đại hội XIII của Đảng phải “quay lại” về với nhân dân và dân tộc là chiêu thức thâm độc, nhưng rất khéo léo và tinh vi. Ngón đòn này thật sự nguy hiểm. Nó làm cho một số người trong chúng ta dễ lầm tưởng rằng, các thế lực thù địch “hình như” không đặt vấn đề xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, thay đổi chế độ, mà chỉ đơn giản là yêu cầu Đảng phải gắn bó hơn với nhân dân, với dân tộc.

Dùng ngón đòn này, các thế lực thù địch có vẻ như đã rất “khách quan” làm cho mọi người thấy là Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay không phải là (không còn là) của nhân dân Việt Nam nữa, không phải là của dân tộc Việt Nam nữa, và do đó, tất yếu phải “xoay trục”, và nếu không “xoay trục” được, thì cần phải thay Đảng! Thực chất yêu sách “xoay trục” không phải là “quay lại” về với nhân dân, dân tộc như họ nói, mà là nhằm lái sự phát triển của đất nước này theo hướng tư bản chủ nghĩa, từ bỏ sự lãnh đạo của Đảng ta. Đó là dã tâm thực sự của các thế lực thù địch và sự “mong ước” của một số phần tử cơ hội chính trị.

Mọi người Việt Nam đều biết, mục tiêu, con đường xã hội chủ nghĩa và vai trò lịch sử của Đảng đối với vận mệnh và tương lai của dân tộc là tất yếu khách quan, do chính lịch sử dân tộc Việt Nam lựa chọn, quy định; và do chính bản chất cách mạng và tính tiền phong của Đảng mới có được. Điều đó đã được khẳng định sinh động trong thực tiễn lịch sử Việt Nam suốt chín thập kỷ qua không chỉ trên phương diện giữ nước, mà còn cả trên phương diện dựng nước, không ai có thể bác bỏ và phủ nhận. Cần khẳng định rõ rằng, vấn đề đặt ra đối với nước ta hiện nay không phải là lựa chọn một đảng hay nhiều đảng, không phải là thay đổi chế độ chính trị, mà là củng cố hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng, tăng  cường, thực hiện tốt hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với xã hội; củng cố hơn nữa chế độ chính trị mà nhân dân ta đã lựa chọn. Điều đó được bạn bè thế giới ghi nhận nể phục không chỉ cả trong chiến tranh mà cả trong hòa bình xây dựng đất nước…

Chúng ta tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới hơn nữa với vị thế mới, sức mạnh mới và những động lực phát triển mới, chứ không phải là đổi mới đã "hết động lực"; đổi mới đất nước là theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, chứ không phải là "xoay trục" theo hướng tư bản chủ nghĩa như luận điệu, thủ đoạn rêu rao, xuyên tạc của chúng. Tiếp tục đổi mới chính trị, nhưng đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng và Nhà nước ta, mà là đổi mới cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy, kiện toàn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đổi mới phương thức công tác, lề lối làm việc, cải cách hành chính, chống quan liêu, lãng phí, tham nhũng gây phiền hà cho dân, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị... Suy cho cùng là gần dân, sát dân, vì dân, ngày càng đáp ứng, phục vụ nhân dân tốt hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia. 

Không thể vì những hạn chế, khuyết điểm nào đó mà nói bừa rằng, sự nghiệp đổi mới đã “hết động lực”; rằng Đảng không còn là của nhân dân, của dân tộc, đất nước cần phải "xoay trục", rồi kích động nhân dân chống lại Đảng và chế độ!

Sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng là sự nghiệp của nhân dân, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, do nhân dân làm chủ và nhằm đem lại hạnh phúc cho chính nhân dân. Sự nghiệp ấy chúng ta vẫn tiếp tục đẩy mạnh; đó cũng là hướng đích của Đại hội XIII mà Đảng ta đang chuẩn bị, tiến hành. Luận điệu đòi "xoay trục" sự phát triển đất nước không đánh lừa được ai, đã và nhất định bị phá sản./.


Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Bộ Chính trị yêu cầu tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh, sinh viên. Tiếp tục hoàn thiện và triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới, tập trung đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người dạy và người học.

Điều chỉnh quy định về tuổi nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý

(ĐCSVN) – Ngày 26/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 99/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm p khoản 1 Điều 2 Nghị định số 83/2022/NĐ-CP ngày 18/10/2022 của Chính phủ quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website