Nghị định số 154/2016/NĐ-CP, ngày 16/11/2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
  • Về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
  • 154/2016/NĐ-CP
  • Nghị định
  • Thuế - Lệ phí
  • 16/11/2016
  • 01/01/2017
  • Chính phủ
  • Nguyễn Xuân Phúc
Nội dung:

 

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 154/2016/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2016

 

NGHỊ ĐỊNH

VỀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI


Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phm vđiều chỉnh

Nghị định này quy định về đối tượng chịu phí, các trường hp miễn phí, người nộp phí, mức thu, kê khai, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

Điều 2. Đối tượng chịu phí

1. Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định này là nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt, trừ trường hợp miễn thu phí theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.

2. Nước thải công nghiệp là nước thải từ:

a) Cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến: Nông sản, lâm sản, thủy sản;

b) Cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến: Thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá;

c) Cơ sở chăn nuôi, giết mổ: Gia súc, gia cầm tập trung;

d) Cơ sở nuôi trồng thủy sản;

đ) Cơ sở sản xuất thủ công nghiệp trong các làng nghề;

e) Cơ sở: Thuộc da, tái chế da;

g) Cơ sở: Khai thác, chế biến khoáng sản;

h) Cơ sở: Dệt, nhuộm, may mặc;

i) Cơ sở sản xuất: Giấy, bột giấy, nhựa, cao su;

k) Cơ sở sản xuất: Phân bón, hóa chất, dược phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, đồ gia dụng;

l) Cơ sở: Cơ khí, luyện kim, gia công kim loại, chế tạo máy và phụ tùng;

m) Cơ sở sản xuất: Linh kiện, thiết bị điện, điện tử;

n) Cơ sở: Sơ chế phế liệu, phá dỡ tàu cũ, vệ sinh súc rửa tàu;

o) Nhà máy cấp nước sạch;

p) Hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp;

q) Cơ sở sản xuất khác.

3. Nước thải sinh hoạt là nước thải từ:

a) Hộ gia đình;

b) Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân (trừ các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến thuộc các đơn vị vũ trang nhân dân);

c) Trụ sở điều hành, chi nhánh, văn phòng của các tổ chức, cá nhân không gắn liền với địa điểm sản xuất, chế biến;

d) Cơ sở: Rửa ô tô, rửa xe máy, sửa chữa ô tô, sửa chữa xe máy;

đ) Bệnh viện; phòng khám chữa bệnh; nhà hàng, khách sạn; cơ sở đào tạo, nghiên cứu; cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác;

e) Các tổ chức, cá nhân và đối tượng khác có nước thải không được quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 3. Cơ quan thu phí

Cơ quan thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải gồm:

1. Sở Tài nguyên và Môi trường thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp. Căn cứ vào yêu cầu thu phí của mỗi địa phương và khả năng quản lý của cơ quan tài nguyên môi trường cấp huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường có thể báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để phân cấp cho Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện thực hiện việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn.

2. Đơn vị cung cấp nước sạch thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt của các tổ chức, cá nhân sử dụng nước sạch.

3. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tự khai thác nước để sử dụng.

Điều 4. Người nộp phí

1. Tổ chức, cá nhân (bao gồm cả chủ hộ gia đình) xả nước thải quy định tại Điều 2 Nghị định này là người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

2. Trường hợp các tổ chức, cá nhân xả nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung và trả tiền dịch vụ xử lý nước thải thì không phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thoát nước là người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải đã tiếp nhận và xả ra môi trường (trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 5 Nghị định này).

3. Đối với cơ sở sản xuất công nghiệp; cơ sở sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản; hệ thống xử lý nước thải tập trung, quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này sử dụng nguồn nước từ đơn vị cung cấp nước sạch cho hoạt động sản xuất, chế biến thì phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp (không phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt).

Điều 5. Các trường hợp miễn phí

Miễn phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trong các trường hợp sau:

1. Nước xả ra từ các nhà máy thủy điện, nước tuần hoàn trong các cơ sở sản xuất, chế biến mà không thải ra môi trường dưới bất kỳ hình thức nào (chất rắn, chất lỏng, chất khí);

2. Nước biển dùng vào sản xuất muối xả ra;

3. Nước thải sinh hoạt của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình ở địa bàn đang được Nhà nước thực hiện chế độ bù giá để có giá nước phù hợp với đời sống kinh tế - xã hội;

4. Nước thải sinh hoạt của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình ở các xã thuộc vùng nông thôn và những nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch;

5. Nước làm mát thiết bị, máy móc không trực tiếp tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm, có đường thoát riêng;

6. Nước mưa tự nhiên chảy tràn (trừ diện tích thuộc khu vực nhà máy hóa chất);

7. Nước thải từ các phương tiện đánh bắt thủy, hải sản của ngư dân;

8. Nước thải sinh hoạt tập trung do đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thoát nước tiếp nhận và đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định xả thải ra môi trường.

Chương II

MỨC PHÍ, KÊ KHAI, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ

Điều 6. Mức phí

1. Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là 10% trên giá bán của 1 m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp cần thiết áp dụng mức thu cao hơn, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định mức cụ thể phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Đối với nước thải sinh hoạt thải ra từ các tổ chức, hộ gia đình tự khai thác nước để sử dụng (trừ hộ gia đình quy định tại khoản 3 và 4 Điều 5 Nghị định này) thì mức phí được xác định theo từng người sử dụng nước căn cứ vào số lượng nước sử dụng bình quân của một người trong xã, phường, thị trấn nơi khai thác và giá bán 1 m3 nước sạch trung bình tại xã, phường, thị trấn.

2. Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được tính như sau:

F = f + C, trong đó:

a) F là số phí phải nộp;

b) f là mức phí cố định 1.500.000 đồng/năm;

c) C là phí biến đổi, tính theo: Tổng lượng nước thải ra; hàm lượng thông số ô nhiễm và mức thu đối với mỗi chất theo Biểu dưới đây:

Số TT

Thông số ônhim tính phí

Mức phíng/kg)

1

Nhu cầu ô xy hóa học (COD)

2.000

2

Chất rắn lơ lửng (TSS)

2.400

3

Thủy ngân (Hg)

20.000.000

4

Chì (Pb)

1.000.000

5

Arsenic (As)

2.000.000

6

Cadmium (Cd)

2.000.000

Cơ sở sản xuất, chế biến có tng lượng nước thải dưới 20 m3/ngày đêm quy định tại điều này, không áp dụng mức phí biến đi.

Điều 7. Xác định số phí phải nộp

1. Đối với nước thải sinh hoạt:

Số phí bảo vệ môi trường phải nộp đối với nước thải sinh hoạt được xác định như sau:

Trong đó:

a) Số lượng nước sạch sử dụng được xác định theo đồng hồ đo lượng nước sạch tiêu thụ của người nộp phí. Trường hợp người nộp phí chưa lắp được đồng hồ đo lượng nước sạch tiêu thụ thì áp dụng theo định mức khoán lượng nước sạch tiêu thụ đối với từng loại đối tượng sử dụng nước sạch do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định phù hợp với từng loại đối tượng sử dụng.

Trường hợp tự khai thác nước thì số lượng nước sạch sử dụng được xác định căn cứ vào số người theo sổ hộ khẩu gia đình (đối với gia đình) hoặc bảng chấm công, bảng lương, hợp đồng lao động (đối với tổ chức không sản xuất, chế biến) và lượng nước sạch bình quân theo đầu người trong xã, phường, thị trấn.

Đối với các cơ sở kinh doanh, dịch vụ tự khai thác nước để sử dụng thì số lượng nước sạch sử dụng được xác định căn cứ vào quy mô hoạt động kinh doanh, dịch vụ do cơ sở tự kê khai và thẩm định của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

b) Giá bán nước sạch là giá bán nước của đơn vị cung cấp nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

c) Mức thu phí được quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này.

2. Đối với nước thải công nghiệp:

Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được xác định như sau:

a) Số phí cố định phải nộp là 1.500.000 đồng/năm;

b) Số phí biến đổi (C) theo quy định tại khoản 2 Điều 6 được tính cho từng chất gây ô nhiễm theo công thức sau:

Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp (đồng)

=

Tổng lượng nước thải thải ra (m3)

x

Hàm lượng chất gây ô nhiễm có trong nước thải (mg/l)

x

10-3

x

Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của chất gây ô nhiễm thải ra môi trường (đng/kg)

- Trường hợp có lượng nước thải trung bình trong năm tính phí dưới 20 m3/ngày đêm, số phí cố định (f) phải nộp là: 1.500.000 đồng/năm;

- Trường hợp có lượng nước thải trung bình trong năm tính phí từ 20 m3/ngày đêm trở lên, số phí phải nộp hàng quý được tính theo công thức sau:

Fq = (f/4) + Cq

Trong đó:

+ Fq là số phí phải nộp trong quý (đồng);

+ f = 1.500.000 đồng;

+ Cq là số phí biến đổi phải nộp trong quý.

c) Xác định lượng nước thải ra:

- Đối với các cơ sở có đồng hồ đo lượng nước thải, lượng nước thải ra được xác định căn cứ vào số đo trên đồng hồ;

- Đối với các cơ sở không có đồng hồ đo lượng nước thải thì lượng nước thải được xác định dựa trên kết quả đo đạc thực tế của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường hoặc được tính bằng 80% lượng nước sử dụng hoặc thông tin trong báo cáo đánh giá tác động môi trường theo định kỳ hàng quý.

Điều 8. Kê khai, thẩm định tờ khai và nộp phí

1. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt:

a) Người nộp phí thực hiện nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải cho đơn vị cung cấp nước sạch đồng thời với việc thanh toán tiền sử dụng nước sạch theo hóa đơn bán hàng hàng tháng.

b) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác định và thu phí đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cơ sở kinh doanh, dịch vụ tự khai thác nước để sử dụng trên địa bàn.

c) Đơn vị cung cấp nước sạch, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn mở tài khoản “Tạm thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt” tại Kho bạc Nhà nước trên địa bàn. Tùy theo số thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải nhiều hay ít mà định kỳ hàng ngày, hàng tuần, nộp số thu phí bảo vệ môi trường vào tài khoản tạm thu phí. Hàng tháng, chậm nhất đến ngày 20 của tháng tiếp theo, đơn vị cung cấp nước sạch, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm nộp số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên tài khoản tạm thu vào ngân sách nhà nước theo quy định.

Hàng tháng, đơn vị cung cấp nước sạch, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tính toán số thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt thu được, lập tờ khai theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này gửi cơ quan thuế trên địa bàn.

Đơn vị cung cấp nước sạch, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải mở sổ sách kế toán theo dõi riêng số tiền thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt. Tiền thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt không hạch toán vào doanh thu của đơn vị cung cấp nước sạch.

d) Kho bạc Nhà nước thực hiện hạch toán số tiền thu phí bảo vệ môi trường do đơn vị cung cấp nước sạch, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nộp vào chương, loại, khoản tương ứng theo quy định hiện hành của Mục lục ngân sách nhà nước.

đ) Hàng năm, trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày 01 tháng 01 năm tiếp theo, đơn vị cung cấp nước sạch, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải thực hiện quyết toán với cơ quan thuế việc thu, nộp tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt thu được theo đúng chế độ quy định.

2. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp

a) Người nộp phí thực hiện:

- Hàng quý, kê khai số phí phải nộp theo quy định tạđiểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định này trong vòng 05 ngày vào đầu tháng đầu tiên của quý tiếp theo với tổ chức thu phí theo Mu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, bảo đảm tính chính xác của việc kê khai và tạo điều kiện cho tổ chức thu phí trong việc thẩm định số phí của cơ sở, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các nguồn thải.

- Nộp đủ và đúng hạn số tiền phí phải nộp vào tài khoản “Tạm thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp” tại Kho bạc Nhà nước theo thông báo của Sở Tài nguyên và Môi trường, nhưng chậm nhất không quá 10 ngày kể từ khi có thông báo về số phí phải nộp của Sở Tài nguyên và Môi trường.

Đối với cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến có tổng lượng nước thải trung bình trong năm tính phí dưới 20 m3/ngày đêm nộp phí cố định theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này, một lần cho cả năm theo thông báo của tổ chức thu phí, thời hạn nộp phí không muộn hơn ngày 31 tháng 3.

- Quyết toán số phí phải nộp hàng năm với tổ chức thu phí trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày 01 tháng 01 của năm tiếp theo.

b) Sở Tài nguyên và Môi trường và Phòng Tài nguyên và Môi trường (khi được phân cấp) có trách nhiệm:

- Phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành rà soát, điều chỉnh phân loại đối tượng nộp phí cố định và phí biến đổi; thông báo đến người nộp phí chậm nhất là ngày 10 tháng 3 hàng năm.

- Thẩm định Tờ khai phí bảo vệ môi trường. Căn cứ để thẩm định là số liệu kê khai của người nộp phí; kết quả đo đạc của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường hoặc kết quả kiểm tra, thanh tra gần nhất nhưng không quá 12 tháng tính đến thời điểm khai, nộp phí.

- Chậm nhất không quá ngày cuối cùng tháng đầu tiên của quý tiếp theo, ra thông báo số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp vào ngân sách nhà nước cho người nộp phí theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

- Mở sổ sách kế toán để theo dõi riêng tiền phí bảo vệ môi trường của người nộp phí trên địa bàn, theo dõi và quản lý, sử dụng phần tiền phí quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này.

- Hàng quý, chậm nhất không quá ngày cuối cùng tháng thứ hai của quý tiếp theo, tổ chức thu phí tổng hợp số phí bảo vệ môi trường thu được gửi cơ quan thuế, định kỳ đối chiếu với Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch.

- Hàng năm, trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày 01 tháng 01 năm tiếp theo, tổ chức thu phí thực hiện quyết toán với cơ quan thuế việc thu, nộp tiền phí bảo vệ môi trường của năm trước theo đúng chế độ quy định.

- Mở tài khoản “Tạm thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp” tại Kho bạc Nhà nước trên địa bàn.

- Định kỳ (chậm nhất không quá ngày 15 tháng thứ hai của quý tiếp theo), tổ chức thu phí phối hợp với Kho bạc Nhà nước (nơi mở tài khoản tạm thu) để thực hiện việc chuyển nộp 75% tổng số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước.

c) Đối với các cơ sở sản xuất, dịch vụ thuộc trách nhiệm quản lý trực tiếp của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng, nếu vì lý do an ninh và bí mật quốc gia, việc thẩm định Tờ khai phí bảo vệ môi trường do Bộ Công an và Bộ Quốc phòng thực hiện và thông báo với Sở Tài nguyên và Môi trường nơi cơ sở hoạt động theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 9. Quản lý và sử dụng phí

1. Đối với nước thải sinh hoạt:

a) Để lại 10% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường thu được cho đơn vị cung cấp nước sạch và 25% cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để trang trải chi phí cho hoạt động thu phí. Trường hợp số tiền chi phí tổ chức thu thấp hơn tỷ lệ để lại này, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định mức tỷ lệ để lại cụ thể phù hợp nhưng tối đa không quá 10% đối với tỷ lệ để lại cho đơn vị cung cấp nước sạch và tối đa không quá 25% đối với tỷ lệ để lại cho Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn.

b) Phần còn lại sau khi trừ số tiền phí được trích để lại, đơn vị cung cấp nước sạch và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nộp vào ngân sách địa phương để sử dụng theo quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Đối với nước thải công nghiệp:

a) Để lại 25% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường thu được cho tổ chức thu phí để trang trải chi phí cho hoạt động thu phí (điều tra, thống kê, rà soát, phân loại, cập nhật, quản lý đối tượng chịu phí); trang trải chi phí đo đạc, đánh giá, lấy mẫu, phân tích mẫu nước thải phục vụ cho việc thẩm định tờ khai phí, quản lý phí; kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với nước thải công nghiệp.

b) Phần còn lại (75% trên tổng số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp thu được) được nộp vào ngân sách địa phương để sử dụng theo quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Phần còn lại, sau khi trừ số tiền phí được trích để lại theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, đơn vị thu phí có trách nhiệm nộp vào ngân sách địa phương để sử dụng cho công tác bảo vệ môi trường; bổ sung nguồn vốn hoạt động cho Quỹ bảo vệ môi trường của địa phương để sử dụng cho việc phòng ngừa, hạn chế, kiểm soát ô nhiễm môi trường do nước thải; tổ chức thực hiện các giải pháp, phương án công nghệ, kỹ thuật xử lý nước thải.

4. Hàng năm, cơ quan thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải có trách nhiệm thông tin công khai số phí mà người dân, doanh nghiệp đã nộp của năm trước trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo địa phương, đài phát thanh địa phương, trang thông tin điện tử của cơ quan thu phí và các hình thức phù hợp khác để người dân và doanh nghiệp được biết.

Điều 10. Trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan tại địa phương

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp bố trí sử dụng nguồn phí bảo vệ môi trường thu được cho công tác bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường và Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp quận, huyện có trách nhiệm:

a) Phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành phân loại đối tượng nộp phí cố định và phí biến đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này.

b) Thẩm định tờ khai phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, ra thông báo số phí phải nộp; quyết toán số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của đối tượng nộp phí.

c) Tổng hợp số liệu về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại địa phương để báo cáo các cơ quan quản lý cấp trên theo quy định.

d) Đề xuất việc sửa đổi, bổ sung về mức thu, quản lý sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

3. Cơ quan thuế có trách nhiệm:

Kiểm tra, đôn đốc, quyết toán việc thu, nộp, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải của đơn vị cung cấp nước sạch và cơ quan tài nguyên môi trường địa phương.

4. Sở Tài chính có trách nhiệm:

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục thuế tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định tỷ lệ để lại về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này.

5. Đơn vị cung cấp nước sạch tại địa phương có trách nhiệm:

a) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan trong quá trình tổ chức thu phí.

b) Tổng hợp số liệu về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt tại địa phương và thông báo cho Sở Tài nguyên và Môi trường.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 11. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 và thay thế Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

2. Các địa phương triển khai thực hiện thu giá dịch vụ thoát nước theo quy định tại Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải thì không thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo quy định tại Nghị định này.

Điều 12. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

a) Quy định chi tiết về nước tuần hoàn và nước mưa tự nhiên chảy tràn quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 5 Nghị định này.

b) Quy định việc đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải công nghiệp để xác định số phí phải nộp theo quy định tại Nghị định này.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể tỷ lệ để lại theo thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

 

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

(đã ký)

Nguyễn Xuân Phúc

 

---------

PHỤ LỤC

(Kèm theo Nghị định số 154/2016/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ)


Mẫu số 01

Tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt

Mẫu số 02

Tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp

Mẫu số 03

Thông báo nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp

Mẫu số 04

Tờ khai phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp

 

Mẫu số 01

TÊN ĐƠN VỊ CẤP NƯỚC HOẶC UBND XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

TỜ KHAI NỘP PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Tháng ……. năm………

Kính gửi:

- Cơ quan thuế……………………
- Kho bạc Nhà nước…
……………

 

Tên đơn vị nộp phí: ………………………………………………………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………….

-MST:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Điện thoại: ………………………..Fax: ………………………. Email: ……………………….

Tài khoản số: …………………………..Tại Ngân hàng:......................................................

TT

Chỉ tiêu

Số tiền
(đồng)

1

Số phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt phát sinh trong tháng:

 

- Sphí thu theo hóa đơn bán nước

 

- Số phí thu đối với trường hợp tự khai thác nước để sử dụng

 

2

Số tiền phí được để lại theo quy định

 

3

Số tiền phí phải nộp ngân sách nhà nước (1 - 2)

 

4

Số tiền phí tháng trước chưa nộp ngân sách nhà nước (nếu có)

 

5

Số tiền phí nộp ngân sách nhà nước thừa tháng trước (nếu có)

 

6

Số tiền phí còn phải nộp ngân sách nhà nước (3 + 4 - 5)

 

Số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt phải nộp ngân sách nhà nước (viết bằng chữ): …………………………………………………………………………

Tôi xin cam đoan số liệu kê khai trên đây là đầy đủ và chính xác./.

 

 

……., ngày…..tháng…..năm .....
(Thủ trưởng đơn vị cấp nước hoặc UBND xã, phường, thị trấn)
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Mu số 02

TÊN NGƯỜI NỘP PHÍ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

TỜ KHAI NỘP PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

(Chỉ áp dụng đi với cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến có lượng nước thải trung bình trong năm tính phí từ 20 m3/ngày đêm trở lên)

Quý …….năm……..

Kính gửi: Sở Tài nguyên và Môi trường .........................

I. THÔNG TIN CHUNG

- Tên người nộp phí: ………………………………………………………………………………

- Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………….

-MST:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Điện thoại: ………………………..Fax: ………………………. Email: ……………………….

Tài khoản số: …………………………..Tại Ngân hàng:......................................................

- Lĩnh vực sản xuất, chế biến: ……………………………………………………………………

- Lượng nước sử dụng trung bình hàng ngày (m3): ……………………………………………

- Phương pháp xử lý nước thải: …………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………….

- Lượng nước thải trung bình trong năm tính phí (m3/ngày đêm): ……………………………

II. THÔNG TIN VỀ HOẠT ĐỘNG TRONG QUÝ TÍNH PHÍ

1. Số phí cố định phải nộp kỳ này: f = ………………….………đồng

(f = 1.500.000 đồng nếu là Tờ khai của Quý I; f = 0 đồng nếu là Tờ khai của các quý II, III và IV)

2. Số phí biến đổi phải nộp trong quý:

a) Tổng lượng nước thải trong quý (m3): ………………………………………………………

Căn cứ để kê khai tổng lượng nước thải trong quý: ………………………………………….

b) Hàm lượng chất gây ô nhiễm trong nước thải tính phí:

Chất gây ô nhiễm

Hàm lượng (mg/l)

Căn cứ đkê khai hàm lượng chất gây ô nhiễm

(ghi rõ tên đơn vị phân tích, thời gian phân tích)

 

 

 

 

 

 

c) Số phí biến đổi phải nộp trong quý: Cq = …………………………….. đng

3. Số phí phải nộp vào ngân sách nhà nước:

TT

Chỉ tiêu

Stin (đng)

1

Số phí phát sinh quý này Fq = (f/4) + Cq

 

2

Số phí từ quý trước chưa nộp hoặc nộp thiếu (nếu có)

 

3

Số phí nộp thừa từ quý trước (nếu có)

 

4

Số phí phải nộp vào ngân sách nhà nước (1 + 2 - 3)

 

III. SỐ TIỀN PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI PHẢI NỘP VÀO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC KỲ NÀY LÀ (viết bng chữ):

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Tôi cam đoan số liệu kê khai trên đây là đúng với thực tế hoạt động của đơn vị./.

 

Sở Tài nguyên và Môi trường
nhận Tờ khai ngày………
(Người nhận ký và ghi rõ họ tên)

……….., Ngày…..tháng….năm…..
(Thủ trưởng đơn vị khai, nộp phí)
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Mu số 03

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG ....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:……/…..

 

 

THÔNG BÁO NỘP PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Quý ……..năm………

(Thông báo lần ….)

- Tên người nộp phí: ...........................................................................................................

- Địa chỉ: ..............................................................................................................................

Căn cứ Tờ khai phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp quý …….năm ……. của đơn vị và kết quả thẩm định, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp đơn vị phải nộp quý này như sau:

TT

Chỉ tiêu

Giá trị theo Tờ khai

Giá trsau thm đnh

Ghi chú

1

Tng lưng nước thải trong quý:
(m3)

 

 

 

2

Hàm lượng chất ô nhim trong nước thải:
(mg/l)

 

 

 

3

Số phí phát sinh quý này: Fq = (f/4) + Cq
(đồng)

 

 

 

4

Sphí từ quý trước chưa nộp hoặc nộp thiếu (nếu có):
(đồng)

 

 

 

5

Sphí nộp thừa từ quý trước (nếucó):
(đồng)

 

 

 

6

Sphí phải nộp vào NSNN (3 + 4 - 5):
(đồng)

 

 

 

Số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp vào ngân sách nhà nước (viết bằng chữ): ……………………………………………………………………

Yêu cầu đơn vị nộp số tiền theo thông báo trên đây vào Kho bạc Nhà nước …………………, Tài khoản số: ………………………..

Hạn nộp trước ngày …….tháng ……năm ………..

 

 

…….., ngày…..tháng…..năm .....
GIÁM ĐC
(Kýtên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Mẫu số 04

(Cơ quan được Bộ Công an hoặc Bộ Quốc phòng ủy quyền thẩm định)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

TỜ KHAI PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Quý ………năm………

Kính gửi:

- Sở Tài nguyên và Môi trường………………
- (người nộp phí)………..

 

- Căn cứ Tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường đi với nước thải công nghiệp quý ……..năm……..của (Tên người nộp phí - tên cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến thuộc Bộ Công an/Bộ Quốc phòng) ………………………………………………………………………………………

- Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………

Bộ Công an/Bộ Quốc phòng xác định số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của (Tên người nộp phí - tên cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến thuộc Bộ Công an/Bộ Quốc phòng)………………………………………. phải nộp quý này như sau:

TT

Chỉ tiêu

Giá trị theo Tờ khai

Giá trị sau thẩm định

Ghi chú

1

Tổng lưng nước thải trong quý:
(m3)

 

 

 

2

Hàm lượng chất ô nhiễm trong nước thải:
(mg/l)

 

 

 

3

Số phí phát sinh quý này: Fq = (f/4) + Cq
(đồng)

 

 

 

4

Số phí từ quý trước chưa nộp hoặc nộp thiếu (nếu có):
(đồng)

 

 

 

5

Số phí nộp thừa từ quý trước (nếu có):
(đồng)

 

 

 

6

Số phí phải nộp vào NSNN (3 + 4 - 5):
(đồng)

 

 

 

Số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp vào ngân sách nhà nước (viết bằng chữ): ............................................

Yêu cầu đơn vị nộp số tiền theo thông báo trên đây vào Kho bạc Nhà nước ……………………, Tài khoản s…………………………………………….

Hạn nộp trước ngày …..tháng …..năm ………..

Đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi việc nộp số phí trên của (Tên cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến thuộc Bộ Công an/Bộ Quốc phòng) ……………………………………. và tổng hợp số liệu, báo cáo theo quy định./.

 

 

………..,ngày…..tháng….năm…..
Thủ trưởng cơ quan
được ủy quyền thẩm định
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng du)

 

 

 

Sphí phảinộp (đồng)

=

Số lượng nước sạch sử dụng(m3)

x

Giá bán nướcsạch (đồng/m3)

x

Mức thuphí

Văn bản khác

Số hiệu
Trích yếu
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
File

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website