Quyết định số 1120/QĐ-TTg ngày 28/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ
  • Về việc thành lập tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ
  • 1120/QĐ-TTg
  • Quyết định
  • Cơ cấu - Tổ chức
  • 28/07/2017
  • 28/07/2017
  • Thủ tướng Chính phủ
  • Nguyễn Xuân Phúc
Nội dung:

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:1120/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 28 tháng năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THÀNH LẬP TỔ TƯ VẤN KINH TẾ CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ công tác;

Xét đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Tổ Tư vấn kinh tế) để tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề phát triển kinh tế.

Điều 2. Nguyên tắc hoạt động của Tổ Tư vấn kinh tế

1. Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và Quy chế hoạt động của Tổ Tư vấn kinh tế.

2. Bảo đảm tính độc lập, khách quan trong hoạt động tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ.

3. Thực hiện đúng các quy định về phát ngôn theo Quy chế hoạt động của Tổ Tư vấn kinh tế và các quy định của pháp luật.

4. Quản lý, sử dụng thông tin, tài liệu theo quy định của pháp luật và ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền; bảo mật thông tin tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ.

Điều 3. Nhiệm vụ của Tổ Tư vấn kinh tế

1. Tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về các chiến lược, kế hoạch, đề án, chính sách phát triển kinh tế trong trung hạn và dài hạn; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm.

2. Phân tích, dự báo, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chiến lược, đề án, chính sách phát triển kinh tế; trên cơ sở đó tư vấn, khuyến nghị với Thủ tướng Chính phủ các biện pháp, giải pháp để nâng cao hiệu quả thực thi hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.

3. Tư vấn, khuyến nghị với Thủ tướng Chính phủ các giải pháp, biện pháp ứng phó kịp thời với những biến động bất thường của tình hình kinh tế trong nước và quốc tế.

4. Tham gia ý kiến các báo cáo, đề án lớn về kinh tế của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

5. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Thủ tướng Chính phủ giao.

Điều 4. Quyền hạn của Tổ Tư vấn kinh tế

1. Tổ Tư vấn kinh tế được chủ động làm việc với các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, Viện, Trung tâm nghiên cứu; được đề nghị các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, Viện, Trung tâm nghiên cứu cung cấp các văn bản, tài liệu, thông tin số liệu; được Văn phòng Chính phủ cung cấp thường xuyên các văn bản, tài liệu, thông tin số liệu liên quan đến thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Tổ.

2. Tổ Tư vấn kinh tế được hợp tác với các chuyên gia tư vấn, cộng tác viên là các nhà khoa học, nhà kinh tế trong nước và quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cán bộ quản lý đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, các cơ quan nghiên cứu trong nước và quốc tế để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Tổ.

3. Thành viên Tổ Tư vấn kinh tế được mời tham dự các Hội nghị, cuộc họp, làm việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có nội dung liên quan đến thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Tổ.

Điều 5. Cơ cấu tổ chức của Tổ Tư vấn kinh tế

1. Tổ Tư vấn kinh tế có Tổ trưởng chuyên trách do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

2. Bộ phận thường trực của Tổ Tư vấn kinh tế gồm Tổ trưởng và tối đa 02 thành viên chuyên trách hoặc không chuyên trách.

3. Các thành viên khác của Tổ Tư vấn kinh tế hoạt động không chuyên trách gồm: các nhà khoa học, nhà kinh tế có khả năng nghiên cứu, có trình độ chuyên môn cao, có bộ máy hỗ trợ nghiên cứu; các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm quản lý, điều hành chính sách kinh tế; các nhà khoa học, nhà kinh tế người Việt Nam có trình độ, uy tín đang làm việc ở nước ngoài.

4. Số lượng và nhân sự cụ thể các thành viên chuyên trách và không chuyên trách do Tổ trưởng đề xuất và thống nhất với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

5. Ngoài các thành viên Tổ Tư vấn kinh tế, trong trường hợp cần thiết, Tổ trưởng đề xuất danh sách cộng tác viên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

6. Bộ phận giúp việc của Tổ Tư vấn kinh tế có 02 - 03 cán bộ chuyên trách, được biệt phái từ các cơ quan, Viện, Trung tâm nghiên cứu về Văn phòng Chính phủ.

Điều 6. Quy chế hoạt động của Tổ Tư vấn kinh tế

1. Tổ Tư vấn kinh tế phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động của Tổ Tư vấn kinh tế.

2. Kinh phí hoạt động và các điều kiện làm việc của Tổ Tư vấn kinh tế do Văn phòng Chính phủ bảo đảm theo quy định.

Điều 7. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

2. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan có liên quan và các thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

THỦ TƯỚNG

(đã ký)

Nguyễn Xuân Phúc

 

Văn bản khác

Số hiệu
Trích yếu
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
File

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website