Quyết định số 2356/QĐ-TTg, ngày 6/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang gắn với phát triển du lịch đến năm 2025
  • Phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang gắn với phát triển du lịch đến năm 2025
  • 2356/QĐ-TTg
  • Quyết định
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • 06/12/2016
  • 06/12/2016
  • Thủ tướng Chính phủ
  • Vũ Đức Đam
Nội dung:

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2356/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ BẢO QUẢN, TU BỔ, PHỤC HỒI VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ QUỐC GIA ĐẶC BIỆT TÂN TRÀO, TỈNH TUYÊN QUANG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẾN NĂM 2025


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản Văn hóa và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật di sản Văn hóa;

Căn cứ Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 09 năm 2012 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thng cảnh;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang gắn với phát triển du lịch đến năm 2025, với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. PHẠM VI, QUY MÔ, MỤC TIÊU QUY HOẠCH

1. Phạm vi, quy mô và ranh giới quy hoạch:

a) Phạm vi, quy mô quy hoạch bao gồm: 138 di tích và cụm di tích (Danh mục tại Phụ lục kèm theo) thuộc vùng bảo vệ di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào, có diện tích khoảng 3.100 ha, trên địa bàn 11 xã: Tân Trào, Minh Thanh, Trung Yên, Bình Yên và Lương Thiện (thuộc huyện Sơn Dương), Kim Quan, Trung Sơn, Hùng Lợi, Trung Minh, Đạo Viện và Công Đa (thuộc huyện Yên Sơn).

b) Ranh giới được xác định: Phía Bắc giáp huyện Chiêm Hóa; phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn và tnh Thái Nguyên; phía Nam giáp xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương và phía Tây giáp các xã: Tân Tiến, Phú Thịnh và Tiến Bộ huyện Yên Sơn.

2. Mục tiêu Quy hoạch:

a) Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử của các di tích hiện còn nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, phục vụ nghiên cứu khoa học, đáp ng nhu cu sinh hoạt văn hóa của nhân dân trong vùng; góp phn phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng căn cứ cách mạng Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang và vùng phụ cận.

b) Xác định chức năng và diện tích đất sử dụng cho khu vực di tích, khu dân cư, khu vực bảo vệ môi trường sinh thái. Tổ chức không gian và bố trí hệ thống hạ tầng trong từng giai đoạn bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

c) Định hướng kế hoạch, lộ trình và các nhóm giải pháp tổng thể quản lý, đầu tư xây dựng, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào.

d) Kết nối các điểm tham quan di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh để xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái của vùng trung du và miền núi phía Bắc.

đ) Tạo căn cứ pháp lý cho công tác lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai các dự án thành phần bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị khu di tích gắn với phát triển du lịch theo đồ án Quy hoạch được duyệt.

II. NỘI DUNG QUY HOẠCH CHỦ YẾU

1. Định hướng quy hoạch không gian

a) Phân vùng chức năng

- Vùng bảo vệ di tích gốc là 156 ha, trong đó vùng bảo vệ I là 111,48 ha và vùng bảo vệ II là 44,52 ha; bao gồm 9 cụm di tích và 129 di tích đơn lẻ.

- Vùng bảo vệ cảnh quan di tích, phục vụ du lịch là 2.944 ha; bao gồm: làng truyền thống Tân Lập, các làng bản khác, núi rừng, đồng ruộng gắn với các hoạt động cách mạng bao quanh di tích gốc; khu quản lý - đón tiếp, bảo tàng ATK (an toàn khu), công viên Tân Trào, công trình công cộng, nhà ở, khu lễ hội và khu lưu trú - dịch vụ du lịch.

b) Định hướng quy hoạch không gian, kiến trúc cảnh quan

- Hình thành trung tâm bố cục chính cho toàn khu di tích, có vị trí cạnh ngã ba thôn Bòng (giáp quốc lộ 2C và đường vào cụm di tích Tân Trào), tạo không gian kết nối mạng với 9 cụm di tích và 129 di tích đơn lẻ.

- Đối với không gian vùng bảo vệ di tích gốc:

+ Định hướng bảo tồn nguyên trạng: Giữ nguyên bố cục không gian, kiến trúc cảnh quan đối với 4 cụm di tích và 17 di tích (Danh mục tại Phụ lục I) còn tương đối nguyên vẹn và đã được tu bổ, tôn tạo, phục hồi trong thời gian gần đây; bổ sung một số hạng mục trưng bày nội thất như: hình ảnh hoạt động của cán bộ cách mạng và các hiện vật liên quan đến di tích phục vụ nhu cầu tham quan, nghiên cứu của khách du lịch.

+ Định hướng phục hồi di tích đã mất (Danh mục tại Phụ lục II): Lựa chọn các di tích có giá trị lịch sử quan trọng, có vị trí xung quanh khu di tích Tân Trào, thuận tiện cho việc đi lại, tham quan để phục hồi dựa trên các tư liệu lịch sử, hình ảnh và lời kể của các nhân chứng.

Phục hồi cảnh quan, địa hình, đường mòn, cây xanh, mặt nước.

Phục hồi công trình kiến trúc và nội thất: Sử dụng các vật liệu bền vững cho kết cấu kiến trúc công trình trên cơ sở tạo hình bề mặt giống vật liệu tự nhiên; sử dụng các loại vật liệu sẵn có của địa phương để lợp mái, thưng vách. Bổ sung nội thất gồm các hình ảnh hoạt động của cán bộ cách mạng, vật dụng và biển chỉ dẫn, chú thích các sự kiện quan trọng diễn ra tại địa điểm di tích.

+ Định hướng tôn tạo không gian, kiến trúc cảnh quan di tích đã mất toàn bộ hoặc còn nhưng không được lựa chọn phục hồi hay bảo tồn nguyên trạng gồm 5 cụm di tích và 108 di tích đơn lẻ (Danh mục tại Phụ lục III): Thực hiện việc lắp đặt bia lưu niệm; có thể xây dựng nhà che bia với kiến trúc theo phong cách truyền thống miền núi; chỉnh trang sân đường, cảnh quan.

+ Trồng bổ sung những loài cây có giá trị cảnh quan như đa, đại, phách, đinh lát nhội, tre... Kết hợp với loài cây hiện có để tăng cường không gian xanh bao che di tích.

- Định hướng phát triển không gian vùng bảo vệ cảnh quan di tích, phục vụ du lịch:

+ Khu Quản lý - đón tiếp, diện tích khoảng 15,54 ha: Có vị trí tại ngã ba thôn Bòng với các không gian chức năng chính như đón tiếp, giao lưu văn hóa dân gian, dịch vụ du lịch, bãi đỗ xe, lưu trú, tạo không gian cảnh quan. Vật liệu xây dựng công trình chủ yếu là tre và gỗ, hình thức kiến trúc phù hợp với không gian núi rừng, truyền thống văn hóa của đồng bào các dân tộc trong khu vực.

+ Biểu tượng “Cổng chào ATK” được xây dựng tại ngã ba, lối vào di tích giao với quốc lộ 2C.

+ Bảo tàng ATK Tân Trào: Được xây dựng mới và mở rộng trên vị trí nhà Ban quản lý và khu bảo tàng hiện nay. Thực hiện di dời, bố trí khu làm việc cũ về ngã ba thôn Bòng và khu nhà ở của cán bộ Ban quản lý về khu tái định cư mới, cạnh quốc lộ 2C.

Công trình nhà bảo tàng có nhiều chức năng khác nhau, như: tưởng niệm, trưng bày, bảo quản, dịch vụ văn hóa, không gian tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, không gian trải nghiệm văn hóa lịch sử, không gian lễ hội và các công trình phụ trợ như bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng, quầy dịch vụ...

Định hướng kiến trúc nhà bảo tàng: Nhà bảo tàng và các hạng mục công trình khác được xây dựng theo phong cách truyền thống dân tộc ít người khu vực Tân Trào trên cơ sở sử dụng vật liệu hiện đại; trưng bày nội thất theo phong cách hiện đại. Sân vườn bố trí theo bố cục tự do, sử dụng cây có nguồn gốc bản địa.

+ Khu công viên Tân Trào: Có vị trí tại phía trước Bảo tàng ATK Tân Trào, gần suối Khuôn Pén, hình thành một khu công viên thực vật giới thiệu các loài cây đặc trưng của núi rừng Tuyên Quang; là không gian đệm của khu di tích Tân Trào, có các chức năng cắm trại, giao lưu văn hóa, tổ chức lễ hội...

+ Khu du lịch sinh thái tại xã Tân Trào: Kết hợp mặt nước và khung cảnh núi rừng tạo không gian sinh thái xanh, phục vụ tổ chức các hoạt động dã ngoại, ngoài trời như cắm trại, câu cá, leo núi...

+ Nhà ở và các không gian công cộng trong khu vực quy hoạch:

Cải tạo điều kiện cơ sở hạ tầng, chỉnh trang khu làng xóm hiện có: Tôn tạo đường làng, ngõ xóm, mặt đường không vỉa hè. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật (cấp điện, cấp thoát nước, thông tin, internet...) ngầm; cột đèn đường có hình thức phù hợp với không gian chung.

Bảo tồn cấu trúc truyền thống khu làng Tân Lập của người dân tộc Tày, di tích cây đa Tân Trào, nhà ông Nguyễn Tiến Sự, nhà ông Hoàng Trung Dân.

Khu vực dân cư mới bố trí theo quy hoạch xây dựng. Mật độ xây dựng không quá 40%. Không xây dựng mới các công trình có quy mô lớn, chiều cao vượt trên nóc đình xung quanh di tích đình Tân Trào.

+ Khu vực đồi núi: Trồng xen lẫn loài cây lá rộng với cây bản địa, bổ sung cây có tán, có hoa và thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng của khu vực tạo không gian, phong cảnh đẹp của rừng thực vật.

+ Bảo vệ nguyên trạng, nghiêm cấm các hình thức khai thác làm ảnh hưởng tới cảnh quan thiên nhiên, không gian mặt nước gắn liền với các địa điểm lịch sử như: Sông Phó Đáy, suối Khuôn Pén, hồ Nà Lừa...

+ Khu vực đồng ruộng: Cải tạo các cánh đồng hiện có thành các điểm tham quan du lịch.

c) Định hướng phát triển du lịch

- Về cơ sở lưu trú, cơ sở dịch vụ du lịch: Xây dựng khu lưu trú, khu dịch vụ du lịch hai bên bờ sông Phó Đáy. Khuyến khích phát triển cơ sở lưu trú và dịch vụ lưu trú tại nhà dân (homestay).

Về sản phẩm du lịch:

+ Du lịch văn hóa - lịch sử (du lịch về nguồn, du lịch hoài niệm): Trải nghiệm các hoạt động cách mạng, tham gia các lễ hội, các hoạt động văn hóa, trò chơi dân tộc, tìm hiểu phong tục tập quán, đời sống sinh hoạt, văn nghệ, ẩm thực, nghề truyền thống... của người dân tộc;

+ Du lịch sinh thái: các hoạt động ngoài trời, thể thao leo núi, câu cá, tham quan các làng truyền thống... Tăng cường kết nối với các điểm tiềm năng du lịch sinh thái của Tuyên Quang;

+ Du lịch nghỉ dưỡng: Kết hợp khai thác tiềm năng du lịch nghỉ dưỡng của Tuyên Quang; trong đó tập trung khai thác tiềm năng du lịch khu suối khoáng Mỹ Lâm.

- Các tuyến du lịch:

+ Các tuyến quốc tế: Kết nối khu di tích Tân Trào và các điểm di tích trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang tới thủ đô Hà Nội và đi quốc tế (qua cảng hàng không quốc tế Nội Bài); kết nối với tỉnh Hà Giang đi Châu Vân Sơn (Trung Quốc); kết nối với tỉnh Lào Cai đi thành phố Côn Minh (Trung Quốc); kết nối với tỉnh Lạng Sơn đi thành phố Bằng Tường (Trung Quốc); kết nối với thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh đi thành phố Nam Ninh (Trung Quốc).

+ Các tuyến liên tỉnh: kết nối khu di tích Tân Trào với các cụm di tích, điểm di tích trong vùng di tích chiến khu cách mạng ATK liên tỉnh Tuyên Quang - Thái Nguyên - Bắc Kạn và với các tỉnh khác trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc; với thủ đô Hà Nội và các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc.

+ Các tuyến liên huyện và nội tỉnh: Tân Trào - đền Hạ - đền Thượng - đền Ỷ Lan và đền thờ Bác Hồ (thành phố Tuyên Quang); Tân Trào - khu di tích Kim Bình - đền Bách Thần - đền Đầm Hồng - thác Bản Ba - chùa Bảo Ninh Sùng Phúc (huyện Chiêm Hóa); Tân Trào - Thủy điện Tuyên Quang - đền Pác Tạ - thác Mơ (huyện Na Hang); Tân Trào - danh thắng Thượng Lâm - động Song Long - thác Nặm Me (huyện Lâm Bình); Tuyến Tân Trào - đền Bắc Mục - đền Thác Cái - động Tiên.

+ Các tuyến nội vùng: Thôn Bòng - Lập Binh - Tân Trào - Minh Thanh - Trung Yên - Kim Quan - Nà Ho; Thôn Bòng - Trung Sơn - Kim Quan - Trung Yên - Minh Thanh - Tân Trào. Tân Trào - Khu nghỉ dưỡng Suối khoáng Mỹ Lâm (xã Phú Lâm) - Chùa Phật Lâm (xã Nhữ Hán) - Di tích lịch sử cách mạng Lào (xã Mỹ Bằng); Tân Trào - Đền Thượng (thị trấn Sơn Dương) - Đền Ba Khuôn (xã Vĩnh Lợi) - Bia Chiến thắng Bình Ca - Tân Trào - Kim Bình (Chiêm Hóa) - Na Hang.

2. Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật

a) Giao thông

- Giao thông đối ngoại: Nâng cấp quốc lộ 2C thành tuyến giao thông quan trọng và thuận lợi để thu hút khách du lịch đến với khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào; điều chuyển đoạn quốc lộ 2C tiếp cận với di tích ra ngoài vùng ảnh hưởng di tích. Cải tạo, nâng cấp tuyến đường nối khu di tích ATK Tân Trào với khu di tích ATK Định Hóa (Thái Nguyên) thành tuyến giao thông quan trọng và thuận lợi để thu hút khách du lịch.

- Giao thông đối nội: Đầu tư cải tạo, nâng cấp đường nội bộ trong khu vực di tích và đường kết nối tới các điểm di tích phù hợp với cảnh quan, môi trường.

- Giao thông tĩnh: Bố trí bãi đỗ xe vận chuyển khách du lịch tại phân khu phát huy giá trị di tích; sử dụng các phương tiện vận chuyển thân thiện môi trường trong nội bộ khu di tích.

b) Chuẩn bị kỹ thuật san nền

Hạn chế việc san lấp nhằm giữ gìn cảnh quan thiên nhiên và độ ổn định của nền đất, bảo đảm không ảnh hưng đến khu vực di tích. Hạn chế tối đa việc thay đổi địa hình. Cao độ thiết kế bảo đảm cho việc thoát nước nhanh, không gây ngập úng cục bộ, xói lở, hài hòa với kiến trúc cảnh quan khu vực. Độ dốc nền thuận tiện cho giao thông trong khu du lịch, phù hợp với địa hình tự nhiên.

c) Về cấp nước, thoát nước và vệ sinh môi trường

- Cấp nước: Bảo đảm cung cấp đủ nước cho toàn bộ khu dân cư của khu quy hoạch; sử dụng hệ thống cấp nước tập trung từ trạm cấp nước địa phương và sử dụng nguồn nước tại chỗ.

- Thoát nước: Bảo đảm đầy đủ, đồng bộ hệ thống thoát nước. Thiết kế riêng hệ thống thoát nước thải, nước mưa. Nước thải được xử lý trước khi đổ ra môi trường.

- Vệ sinh môi trường: Phân loại chất thải rắn tại nguồn. Bố trí hệ thống thu gom chất thải rắn trong khu vực di tích, khu vực công trình dịch vụ công cộng và trên các trục đường... phù hợp với cảnh quan khu di tích.

d) Cấp điện và thông tin liên lạc:

- Xây dựng, cải tạo ngầm hóa hệ thống điện (lưới điện trung áp và hạ áp). Trạm biến áp (xây hoặctreo) bảo đảm an toàn, mỹ quan môi trường di tích.

- Lưới điện chiếu sáng: Bảo đảm tất cả các tuyến đường trong khu di tích đều được chiếu sáng phù hợp với cảnh quan.

- Thông tin liên lạc: Bảo đảm đấu nối đồng bộ hệ thống cáp thông tin liên lạc khu vực Tân Trào và vùng phụ cận với tuyến cáp quốc gia hiện có.

3. Các nhóm dự án thành phần và phân kỳ đầu tư

a) Các nhóm dự án thành phần:

- Nhóm dự án số 1: Đền bù, giải phóng mặt bằng và cắm mốc giới khoanh vùng bảo vệ di tích; lắp đặt biển, bảng chỉ dẫn di tích; rà phá bom mìn.

- Nhóm dự án số 2: Cải tạo, tu bổ, phục hồi di tích Đình Tân Trào, cụm di tích Lán Nà Nưa và cụm di tích ATK - Kim Quan; cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất nhà trưng bày Bảo tàng Tân Trào, quảng trường Tân Trào; xây dựng các công trình phát huy giá trị di tích; cải tạo đường nội bộ và đường nối xuống suối Khuôn Pén.

- Nhóm dự án số 3: Tôn tạo các cụm di tích và di tích còn lại.

- Nhóm dự án số 4: Cải tạo, chỉnh trang làng Tân Lập, các khu cư trú truyền thống và cảnh quan khu vực bảo vệ di tích.

- Nhóm dự án số 5: Xây dựng khu lưu trú và dịch vụ du lịch, hỗ trợ phát huy giá trị di tích.

- Nhóm dự án số 6: Cải tạo quốc lộ 2C, đường nối các khu di tích.

- Nhóm dự án số 7: Nâng cao năng lực quản lý di tích gắn với phát triển du lịch.

Kinh phí thực hiện dự án được xác định cụ thể theo tổng mức đầu tư của từng nhóm dự án.

b) Phân kỳ đầu tư:

- Giai đoạn 2016 - 2020: Triển khai thực hiện nhóm dự án số 1, 2 và 3.

- Giai đoạn 2021 - 2025: Tiếp tục thực hiện các nhóm dự án trên và triển khai thực hiện các nhóm dự án còn lại.

Thứ tự, mức độ ưu tiên đầu tư hằng năm có thể được điều chỉnh, bổ sung căn cứ yêu cầu thực tế về bảo tồn, phát triển, khả năng huy động vốn và nguồn vốn cấp theo kế hoạch của trung ương, địa phương.

c) Vốn đầu tư thực hiện quy hoạch: Vốn ngân sách nhà nước và các nguồn khác theo quy định, trong đó:

- Vốn ngân sách Trung ương, chương trình mục tiêu phát triển văn hóa bố trí trực tiếp để hỗ trợ thực hiện Nhóm dự án số 2 (theo Quyết định số 2113/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ);

- Vốn hỗ trợ từ Chương trình nông thôn mới và các nguồn hợp pháp khác (Nhóm dự án số 6);

- Vốn ngân sách địa phương (Nhóm dự án số 1, số 4, số 7 và phần còn lại của Nhóm dự án số 2 và số 3);

- Vốn xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác (Nhóm dự án số 3 và số 5):

+ Vốn huy động từ sự đóng góp của tổ chức, cá nhân ở các cơ quan có di tích liên quan; vốn doanh nghiệp và các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài; nguồn vốn đóng góp của nhân dân;

+ Vốn thu từ hoạt động khai thác du lịch;

+ Các nguồn huy động hợp pháp khác.

4. Giải pháp thực hiện quy hoạch

a) Giải pháp về quản lý

- Quản lý theo Quy hoạch tổng thể, phân vùng quy hoạch (chi tiết trong Hồ sơ quy hoạch tổng thể được duyệt); các quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành khác có liên quan trong phạm vi quy hoạch này cần thực hiện theo Quy hoạch này.

- Hoàn thiện tổ chức và nâng cao năng lực của Ban quản lý Khu du lịch lịch sử văn hóa và sinh thái Tân Trào.

- Phối hợp với chính quyền và các tổ chức xã hội tại địa phương làm tốt công tác an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, xây dựng cảnh quan khu di tích xanh, sạch, đẹp.

b) Giải pháp về liên kết và đầu tư

- Khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch tại khu di tích; lựa chọn, ưu tiên đầu tư bảo tồn và phục hi các di tích quan trọng tại trung tâm khu di tích Tân Trào, hình thành sản phẩm du lịch mới, độc đáo, hấp dẫn du khách.

- Căn cứ từng dự án thành phần cụ thể liên quan đến khai thác dịch vụ du lịch tại khu di tích để có thể giao cho doanh nghiệp hợp tác đầu tư khai thác (hình thức hợp tác công - tư).

- Kết hp triển khai với các chương trình dự án có liên quan và phù hợp trên địa bàn như: Các chương trình, dự án về phát triển du lịch trong Vùng trung du và miền núi phía Bắc, Chương trình nông thôn mới, Chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch...

- Phát huy mối liên kết giữa người dân, chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý có liên quan tạo sự thống nhất trong việc tổ chức triển khai các hoạt động bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá tr di tích gn với phát triển kinh tế - xã hội và phát triển du lịch của địa phương.

c) Giải pháp huy động nguồn lực bảo vệ và quản lý di tích

- Hợp tác với cơ quan giáo dục về bảo tn di tích; hướng dẫn doanh nghiệp, cộng đồng tham gia bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống và bảo vệ di tích.

- Khuyến khích phát triển các nghề truyền thống; bảo tồn và phát huy các di sản - văn hóa phi vật thể của địa phương.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang:

a) Tổ chức công bố Quy hoạch, xác định mc giới các khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích, lắp đặt biển chỉ dẫn, di dời các hộ dân trong khu vực di tích; bàn giao đất để triển khai dự án đầu tư.

b) Chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm tài liệu để hoàn thiện hồ sơ khoa học, phục vụ việc lập các nhóm dự án thành phần theo các giai đoạn, phù hợp với nguồn kinh phí đầu tư, trên cơ sở đồ án quy hoạch đã được phê duyệt.

c) Phê duyệt các nhóm dự án thành phần và quản lý hoạt động bảo tồn và xây dựng theo Điều lệ quản lý quy hoạch được duyệt.

d) Cân đi nguồn vốn ngân sách địa phương; tổ chức huy động nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện Quy hoạch.

2. Trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

a) Thẩm định nội dung chuyên môn các nhóm dự án thành phần thuộc nội dung Quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt.

b) Giám sát, kiểm tra tiến độ thực hiện Quy hoạch; phối hợp với các địa phương kết nối các tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, vùng trung du và miền núi phía Bắc và cả nước nhằm góp phần phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào gắn với phát triển du lịch một cách hiệu quả nhất.

3. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính: Căn cứ chức năng nhiệm vụ, xem xét cân đi ngun vn ngân sách Nhà nước để thực hin các nhóm dự án thành phần liên quan đến di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia thuộc nội dung Quy hoạch đã được phê duyệt; bảo đảm tiến độ cấp vốn phù hợp với kế hoạch thực hiện được duyệt, quy định của Luật ngân sách nhà nước.

4. Các Bộ, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn có trách nhiệm phối hợp, theo dõi, giám sát, tạo điều kiện thun lợi trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

 

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG

(đã ký)

Vũ Đức Đam

 

---------

PHỤ LỤC I

DANH MỤC CÁC DI TÍCH BẢO TỒN NGUYÊN TRẠNG
(Kèm theo Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)


TT

Tên di tích

Diện tích bảo vệ (m2)

Khu vực bảo vệ I

Khu vực bảo vệ II

Tổng

1

Cụm di tích Nà Lừa, bao gồm các di tích: Lán Nà Nưa, lán cảnh vệ, lán điện đài, lán đồng minh và Lán họp Hội nghị toàn quốc của Đng

19.120

0

19.120

2

Cây đa Tân Trào

4.726

0

4.726

3

Đình Tân Trào

5.335

0

5.335

4

Ban Nông vận Trung ương

575

1365

1.940

5

Ban Tổ chức Trung ương

900

5780

6.680

6

Làng Tân Lập

283.778

0

283.778

7

Nhà ông Nguyễn Tiến Sự

980

0

980

8

Nhà ông Hoàng Trung Dân

1.080

0

1.080

9

Trường Quân chính kháng Nhật - Khuổi Kịch

7.205

9220

16.425

10

Lán Hang Bòng

5.903

3447

9.350

11

Lán hang Thia

60.112

0

60.112

12

Đình Hồng Thái

3.204

7893

11.097

13

Cụm di tích Trung Yên, bao gồm: di tích hầm và lán an toàn của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, di tích Ban Thường trực Quốc hội và di tích Mặt trận Liên Việt

18.646

0

18.646

14

Cụm di tích Chtịch phủ - Thủ tướng phủ, bao gồm các di tích: Văn phòng Chủ tịch phủ - Thủ tướng phủ; Hội trường Văn phòng Chủ tịch phủ - Thủ tướng phủ; Nhàở và làm việc của đồng chí Phạm Văn Đồng và Phòng 7; Phòng Bí thư Chủ Tịch phủ; Nhà khách Văn phòng Chủ tịch phủ - Thủ tướng phủ; Phòng Hành chính Văn phòng Chủ tịch phủ - Thủ tướng phủ; Phòng Nghiên cứu Văn phòng Chủ tịch phủ - Thủ tướng phủ và Ban Thanh tra Chính phủ

74.224

0

74.224

15

NhaCông an Trung ương

114.783,3

194.014,4

308.797,7

16

Sân bay Lũng Cò

3.340

3.580

6.920

17

Nha Thông tin

1.358

0

1.358

18

BTư pháp

805

1.849

2.654

19

Đình Thanh La

2.451

5.494

7.945

20

Cụm di tích ATK Kim Quan, bao gồm các di tích: Hầm an toàn và Lán ở, làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Hm an toàn của Trung ương Đảng; Hm an toàn của Chính ph; Nha làm việc của Tổng Bí thư Trường Chinh; Văn phòng Trung ương Đảng; Ban Tổ chức Trung ương và di tích Vc Nhù

330.827

0

330.827

21

Khấu Lu - Vực Hồ

4.042

3.371

7.413

 

Tổng

943.394,3

236.013

1.179.408

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC CÁC DI TÍCH PHỤC HỒI
(Kèm theo Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên di tích

Diện tích bo vệ (m2)

Khu vực bảo vệ I

Khu vực bảo vệ II

Tổng

1

Lán đồng chí Tôn Đức Thắng-Đồng Man

100

300

400

2

Văn phòng Trung ương Đảng

800

450

1.250

3

Văn phòng Tổng Bí thư Trường Chinh

1.600

0

1.600

4

Lán ở, làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

1.980

2.755

4.735

 

Tổng

4.480

3.505

7.985

 

28

Ban Thanh tra Lao động - Bộ Lao đng

133,5

160,5

294

Nhà bia

29

Đa điểm tổ chứclễ ăn th

75

1442

1517

Bia lưu niệm

30

Bản Ngòi Nho

1865

967

2832

Bia lưu niệm

31

Vit Nam Thông tn xã

229

0

229

Nhà bia

32

Bộ Nội vụ

2488

4980

7468

Nhà bia

33

Nhà ông Triu Văn Hiến

2500

7500

10000

Bia lưu niệm

34

Nơi ở, làm việc của Chủ tịch Tôn Đức Thắng

1525

1055

2580

Bia lưu niệm

35

Cơ quan chuyên gia Trung Quốc

240

671

911

Nhà bia

36

Ban Thường trcQuc hội

900

1460

2360

Nhà bia

37

Cơ quan An toàn khu

1770

1712

3482

Bia lưu niệm

38

Đồng Đình - Vc Do

1675

1094

2769

Bia lưu niệm

39

Bnh xá 303

225

400

625

Bia lưu niệm

40

Cửa hàng Mu dch Trung ương

800

0

800

Bia lưu niệm

41

Trm Thông tin Vô tuyến

100

700

800

Bia lưu niệm

42

Nhà ở của gia đình đồng chí Phạm Văn Đồng

96

0

96

Bia lưu niệm

43

Lán của đồng chí Lê Dục Tôn

449

825

1274

Bia lưu niệm

44

Bến Gành

1125

1653

2778

Bia lưu niệm

45

Trm Thông tin Vô tuyến

25

75

100

Bia lưu niệm

46

Ngoi Thương cc

767

716

1483

Bia lưu niệm

47

Sở Mu dch Trung ương

270

430

700

Bia lưu niệm

48

BCông thương

1050

750

1800

Nhà bia

49

Nhà ở và làm việc của đồng chí Trần Đi Nghĩa

1200

800

2000

Bia lưu niệm

50

BTư pháp

450

434

884

Nhà bia

51

BCông an

800

632

1432

Nhà bia

52

Rc Hán - Ao Gà

1225

1275

2500

Bia lưu niệm

53

Lán Vc Đảo

460

1155

1615

Bia lưu nim

54

Cầu treo Lê Dung

705

1155

1860

Bia lưu niệm

55

BLao đng

736

1604

2340

Nhà bia

56

Đèo Chn

7180

2390

9570

Bia lưu niệm

57

Ban Giao thông hỏa tc

695

773

1468

Bia lưu niệm

58

Trm Thông tin Vô tuyến

400

250

650

Bia lưu niệm

59

Nhà ông Nguyễn Văn Cừ

25

75

100

Bia lưu niệm

60

BGiao thông Công chính

300

420

720

Nhà bia

61

Cơ quan Chuyên gia Trung Quốc

500

500

1000

Bia lưu niệm

62

BCông thương

3038

0

3038

Nhà bia

63

Trsở Ban châu Tự Do

1225

1275

2500

Bia lưu niệm

64

Nhà ông Nguyễn Văn Cờ

100

300

400

Bia lưu niệm

65

BLaođng

400

1200

1600

Bia lưu niệm

66

Trụ sở Trung ương Đoàn và Báo Tiền phong - Thiếu niên

218

403

621

Nhà bia

67

Nhà ông Ma Văn Kim

1600

900

2500

Bia lưu niệm

68

Nhà ông Ma Văn Đạo

400

1200

1600

Bia lưu niệm

69

Nhà ông Nguyễn Đức Đại

400

500

900

Bia lưu niệm

70

Nhà ông Nguyễn Minh Châu

610

813

1423

Bia lưu niệm

71

BCanh nông

625

947

1572

Nhà bia

72

BNgoi giao

4293

0

4293

Nhà bia

73

Lán Thâm Thi

1200

1800

3000

Bia lưu niệm

74

Viện Vi trùng học Trung ương Việt Bắc

625

1124

1749

Nhà bia

75

Tổng Liên đoàn Lao động

121

225

346

Nhà bia

76

Bộ Nội vụ

239

377

616

Bia lưu niệm

77

Ban Thường trc Quốc hội

784

1425

2209

Bia lưu niệm

78

Nhà ông Ma Văn Yến

400

1392

1792

Bia lưu niệm

79

Ngân hàng Quốc gia Việt Nam

3407

916

4323

Nhà bia

80

Trường Trung cấp CA

463

0

463

Bia lưu niệm

81

BTài chính

900

700

1600

Nhà bia

82

Cụm di tích thôn Khuôn Trạn, bao gm các di tích: thôn Khuôn Trạn,lán Gốc Máng, lán Ba Hòn, nhà ông Lý Khuân, nhà ông Triệu Siu Hương, lán họp Hội nghị ba xã Tân Trào, Lương Thiện, Kháng Nhật và trm gác Mùng Mìn

3.750

8.250

12.000

Nhà bia

83

Ban Biên tập báo Nhân dân

297

285

582

Nhà bia

84

Cơ quan đại diện Chính phủ Lào và Campuchia

291

468

759

Nhà bia

85

Văn phòng Chủ tịch Phủ - Thủ tướng Phủ

766

1329

2095

Nhà bia

86

Nhà xuất bản SThật

2467

1597

4064

Nhà bia

87

Nhà ở gia đình đồng chí Phạm Văn Đồng

460

476

936

Bia lưu niệm

88

Nhà ông Nguyễn Đình Đa

218

1235

1453

Bia lưu niệm

89

BKinh tế

423

253

676

Nhà bia

90

Cụm di tích Ban châu Hồng Thái (Ivà II)

3.225

7.400

10.625

Nhà bia

91

Nhà ông Sầm Văn Nhì

225

400

625

Bia lưu niệm

92

Nhà ông Hoàng Văn Ngọc

225

400

625

Bia lưu niệm

93

Lán Đng Mèo

6370

3629

9999

Bia lưu niệm

94

Tiểu đoàn 600

2176

2262

4438

Bia lưu niệm

95

Đài Tiếng nói Việt Nam

1600

2000

3600

Bia lưu niệm

96

Cơ quan Chuyên gia Trung Quốc

625

1400

2025

Bia lưu niệm

97

Cụm di tích Bản Pài, bao gồm các di tích: Bản Pài; Hang cất dấu vũ khí; Nhà ông Triệu Kim Thắng và Nhà ông Đng Tà Sênh

29010

12718

41728

Nhà bia

98

Bản Pình

6.907

2.499

9.406

Nhà bia

99

Cụm di tích Bản Chương, bao gm các di tích: Bản Chương; Nhà ông Lương Văn Yến; Nhà ông Hà Văn Tung; Nhà ông Hà Văn Lai và Nhà ông Ma Văn Khoa

13.633

3.954

17.587

Nhà bia

100

Lán Chủ tịch Hồ Chí Minh

2.500

10.617

13.117

Bia lưu niệm

101

Ủy ban hành chính kháng chiến Bắc Bộ

225

400

625

Bia lưu niệm

102

Nha Thông tin

225

400

625

Nhà bia

103

Nhàông Nông Văn Phương

400

500

900

Bia lưu niệm

104

Làng Bum

900

1.600

2.500

Nhà bia

105

Trạm liên lạc làng Oăng

3.214

26.789

30.003

Bia lưu niệm

106

Trạm Liên lạc KhuônUông

3.214

26.789

30.003

Bia lưu niệm

107

Cục Kỹ thuật nghiệp vụ I

5.104

2.595

7.699

Bia lưu niệm

108

Đài Tiếng nói Việt Nam

1.225

1.275

2.500

Bia lưu niệm

109

Nha Lâm chính

100

213

313

Bia lưu niệm

110

Một bộ phận nhà in Tô Hiệu

152

161

313

Bia lưu niệm

111

Bộ Tư pháp

114

237

351

Nhà bia

112

Hang đá Yên Thượng

2.500

7.500

10.000

Bia lưu niệm

113

Đình Yên Thượng

316,2

430,8

747

Bia lưu niệm

 

Tổng

166.912

205.690

372.602

 

 

 

Văn bản khác

Số hiệu
Trích yếu
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
File
52/2016/QĐ-TTg
06/12/2016
01/02/2017

Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng

(ĐCSVN) - Ngày 10/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định số 190-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phong phú, sinh động gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024, 2025.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website