Quyết định số 52/2016/QĐ-TTg, ngày 6/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động thông tin cơ sở
  • Ban hành Quy chế hoạt động thông tin cơ sở
  • 52/2016/QĐ-TTg
  • Quyết định
  • Thông tin - Truyền thông
  • 06/12/2016
  • 01/02/2017
  • Thủ tướng Chính phủ
  • Vũ Đức Đam
Nội dung:

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 52/2016/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN CƠ SỞ


Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật báo chí ngày 05 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Luật xuất bản ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

Căn cứ Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về Quy chế hoạt động thông tin cơ sở.

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động thông tin cơ sở.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2017.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chtịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

 

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG

(đã ký)

Vũ Đức Đam

 

---------

QUY CHẾ

HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 52/2016/QĐ-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Ch
ính phủ)


Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định nội dung hoạt động thông tin cơ sở, trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động thông tin cơ sở; quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia quản lý và thực hiện hoạt động thông tin cơ sở.

2. Quy chế này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia quản lý và thực hiện các hoạt động thông tin cơ sở.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hoạt động thông tin cơ sở là hoạt động cung cấp thông tin thiết yếu theo quy định tại Điều 3 Quy chế này đến người dân ở xã, phường, thị trấn thông qua hoạt động phát thanh, truyền thanh của Đài Truyền thanh cấp xã; bản tin thông tin cơ sở; tài liệu không kinh doanh phục vụ hoạt động thông tin cơ sở; thông tin trực tiếp qua báo cáo viên, tuyên truyền viên thông tin cơ sở; bảng tin công cộng và các hình thức hoạt động thông tin cơ sở khác.

2. Bản tin thông tin cơ sở là sản phẩm thông tin có tính chất báo chí xuất bản định kỳ, sử dụng thể loại tin tức để cung cấp thông tin thiết yếu nêu tại Điều 3 Quy chế này đến người dân ở xã, phường, thị trấn thông qua các ấn phẩm in hoặc qua Internet.

3. Tài liệu không kinh doanh phục vụ hoạt động thông tin cơ sở là xuất bản phẩm không dùng để mua, bán, nhằm cung cấp thông tin thiết yếu nêu tại Điều 3 Quy chế này đến người dân ở xã, phường, thị trấn.

4. Báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở là những người thực hiện công tác tuyên truyền miệng trực tiếp đưa thông tin thiết yếu theo quy định tại Điều 3 Quy chế này tới người dân ở xã, phường, thị trấn.

5. Bảng tin công cộng bao gồm bảng tin điện tử và bảng tin được làm bằng các chất liệu khác được cố định tại một địa điểm và dùng để truyền tải thông tin thiết yếu theo quy định tại Điều 3 Quy chế này bằng chữ viết, hình ảnh đến người dân ở xã, phường, thị trấn.

Điều 3. Nội dung hoạt động thông tin cơ sở

1. Cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Nhà nước, thông tin những sự kiện quốc tế, trong nước liên quan trực tiếp đến người dân ở địa phương, cơ sở.

2. Cung cấp thông tin, kiến thức thiết yếu đối với đời sống hằng ngày của người dân địa phương phù hợp với đối tượng, điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng, miền, bao gồm:

a) Thông tin về dự án, chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương;

b) Thông tin liên quan đến chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương và kiến thức khoa học, kỹ thuật;

c) Thông tin liên quan đến trật tự, an toàn xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương;

d) Thông tin về sự cố, các tình huống khẩn cấp xảy ra ở địa phương hoặc có ảnh hưởng đến địa phương;

đ) Thông tin về gương tập thể, cá nhân điển hình trong các lĩnh vực;

e) Thông tin về các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống của người dân địa phương.

3. Phục vụ nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị cơ sở.

Điều 4. Nguyên tắc hoạt động thông tin cơ sở

1. Tuân thủ chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và phù hợp với phong tục tập quán lành mạnh của địa phương.

2. Bảo đảm thông tin thiết yếu phải kịp thời, chính xác đến với người dân, chú trọng người dân ở các vùng nông thôn, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

3. Kinh phí thực hiện hoạt động thông tin cơ sở từ nguồn ngân sách nhà nước; huy động từ các tổ chức, cá nhân và các nguồn hợp pháp khác.

Điều 5. Trách nhiệm quản lý nhà nước về thông tin cơ sở

1. Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thông tin cơ sở, có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, hướng dẫn tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển và các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động thông tin cơ sở;

b) Tổ chức cung cấp thông tin, quản lý nội dung thông tin của hệ thống thông tin cơ sở trên phạm vi cả nước;

c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan phổ biến, giáo dục pháp luật về thông tin cơ sở;

d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động thông tin cơ sở;

đ) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nhân lực trong hoạt động thông tin cơ sở;

e) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện hợp tác quốc tế trong hoạt động thông tin cơ sở;

g) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê của hệ thống thông tin cơ sở; xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ các báo cáo về hoạt động thông tin cơ sở;

h) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động thông tin cơ sở;

i) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động thông tin cơ sở theo thẩm quyền.

2. Các bộ, cơ quan ngang bộ

Các bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về thông tin cơ sở, có trách nhiệm:

a) Xây dựng quy hoạch hệ thống thông tin cơ sở trực thuộc;

b) Tổ chức cung cấp thông tin, quản lý nội dung thông tin và hoạt động thông tin cơ sở chuyên ngành;

c) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cung cấp thông tin chuyên ngành kịp thời cho địa phương;

d) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê của hệ thống thông tin cơ sở trực thuộc theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông; định kỳ hoặc đột xuất cung cấp thông tin, báo cáo, thống kê cho Bộ Thông tin và Truyền thông để phục vụ công tác quản lý nhà nước.

3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan quản lý nhà nước về thông tin cơ sở tại địa phương, có trách nhiệm:

a) Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển thông tin cơ sở của địa phương theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông và theo quy định của pháp luật;

b) Xây dựng, tổ chức thực hiện, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, các quy chế, quy định về thông tin cơ sở; phổ biến, giáo dục pháp luật về thông tin cơ sở tại địa phương;

c) Tổ chức cung cấp thông tin, quản lý nội dung thông tin của hệ thống thông tin cơ sở tại địa phương;

d) Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan trong hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động thông tin cơ sở tại địa phương;

đ) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nhân lực trong hoạt động thông tin cơ sở tại địa phương;

e) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê của hệ thống thông tin cơ sở tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông; định kỳ hoặc đột xuất cung cấp thông tin, báo cáo, thống kê cho Bộ Thông tin và Truyền thông để phục vụ công tác quản lý nhà nước;

g) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động thông tin cơ sở tại địa phương;

h) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động thông tin cơ sở theo thẩm quyền.

4. Ủy ban nhân dân cấp huyện

Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan quản lý nhà nước về thông tin cơ sở của địa phương, có trách nhiệm:

a) Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển thông tin cơ sở của địa phương theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về thông tin cơ sở; phổ biến, giáo dục pháp luật về thông tin cơ sở của địa phương;

c) Tổ chức cung cấp thông tin, quản lý nội dung thông tin của hệ thống thông tin cơ sở của địa phương;

d) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê của hệ thống thông tin cơ sở của địa phương theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; định kỳ hoặc đột xuất cung cấp thông tin, báo cáo, thống kê cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để phục vụ công tác quản lý nhà nước;

đ) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động thông tin cơ sở theo thẩm quyền.

5. Ủy ban nhân dân cấp xã

Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:

a) Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển thông tin cơ sở của địa phương theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về thông tin cơ sở; phổ biến, giáo dục pháp luật về thông tin cơ sở của địa phương;

c) Tổ chức cung cấp thông tin, quản lý nội dung thông tin của hệ thống thông tin cơ sở tại địa phương;

d) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê của hệ thống thông tin cơ sở của địa phương theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp huyện; định kỳ hoặc đột xuất cung cấp thông tin, báo cáo, thống kê cho Ủy ban nhân dân cấp huyện để phục vụ công tác quản lý nhà nước.

Chương II

HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN CƠ SỞ

Mục 1. PHÁT THANH, TRUYỀN THANH CỦA ĐÀI TRUYỀN THANH CẤP XÃ

Điều 6. Hoạt động phát thanh của Đài Truyền thanh cấp xã

1. Sản xuất các chương trình phát thanh bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc để phát sóng trên hệ thống truyền dẫn, phát sóng phát thanh của Đài Truyền thanh cấp xã.

2. Phối hợp với Đài Truyền thanh - Truyền hình, Đài Truyền thanh cấp huyện sản xuất các chương trình phát thanh để phát sóng trên hệ thống truyền dẫn, phát sóng phát thanh của Đài Truyền thanh - Truyền hình, Đài Truyền thanh cấp huyện.

3. Nội dung các chương trình phát thanh của Đài Truyền thanh cấp xã tập trung thông tin về hoạt động chỉ đạo, điều hành của chính quyền cấp xã; cung cấp thông tin, kiến thức thiết yếu đối với đời sống hằng ngày của người dân địa phương phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan trực tiếp đến người dân ở địa phương; những quy định của chính quyền xã và hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội ở địa phương, cơ sở.

4. Việc sản xuất và phát sóng các chương trình phát thanh của Đài Truyền thanh cấp xã thực hiện theo các quy định của pháp luật về nội dung thông tin và không vi phạm các quy định của pháp luật về truyền dẫn, phát sóng phát thanh.

Điều 7. Hoạt động truyền thanh của Đài Truyền thanh cấp xã

1. Tùy theo điều kiện thực tế, Đài Truyền thanh cấp xã thực hiện việc tiếp sóng, phát lại chương trình thời sự và các chương trình phát thanh khác của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh, Đài Phát thanh - Truyền hình cấp tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình, Đài Truyền thanh cấp huyện để phục vụ nhu cầu thông tin thiết yếu của nhân dân địa phương trên hệ thống truyền dẫn, phát sóng phát thanh của Đài Truyền thanh cấp xã.

2. Phát sóng các chương trình phát thanh phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin, tuyên truyền thiết yếu của quốc gia và địa phương theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trên hệ thống truyền dẫn, phát sóng phát thanh của Đài Truyền thanh cấp xã.

3. Quản lý, vận hành hệ thống thiết bị kỹ thuật chuyên ngành để thực hiện việc tiếp sóng, phát lại các chương trình phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh, Đài Phát thanh - Truyền hình cấp tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình, Đài Truyền thanh cấp huyện phù hợp với Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020.

Điều 8. Quy định về hoạt động của Đài Truyền thanh cấp xã

Ủy ban nhân dân cấp xã quy định cụ thể nội dung chương trình, thời điểm, địa điểm, thời lượng, âm lượng phát thanh, truyền thanh phù hợp với đặc điểm riêng có của từng địa phương, cơ sở; bảo đảm các yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin, tuyên truyền thiết yếu của hệ thống thông tin cơ sở; đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân trên địa bàn; phù hợp với quy định tại Quy chế này và các quy định của pháp luật có liên quan.

Mục 2BẢN TIN THÔNG TIN CƠ SỞ

Điều 9. Xuất bản bản tin thông tin cơ sở

Việc xuất bản bản tin thông tin cơ sở để cung cấp các thông tin thiết yếu theo quy định tại Điều 3 Quy chế này tuân theo các quy định của Luật báo chí và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật báo chí.

Điều 10. Xuất bản bản tin thông tin cơ sở điện tử (trang thông tin điện tử)

Việc xuất bản bản tin thông tin cơ sở điện tử (trang thông tin điện tử) để cung cấp các thông tin thiết yếu theo quy định tại Điều 3 Quy chế này tuân theo các quy định của Luật báo chí và các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.

Mục 3TÀI LIỆU KHÔNG KINH DOANH PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN CƠ SỞ

Điều 11. Xuất bản tài liệu không kinh doanh phục vụ hoạt động thông tin cơ sở

Việc xuất bản tài liệu không kinh doanh phục vụ hoạt động thông tin cơ sở để cung cấp các thông tin thiết yếu theo quy định tại Điu 3 Quy chế này thực hiện theo các quy định tại Điều 25 của Luật xuất bản và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật xuất bản.

Mục 4THÔNG TIN TRỰC TIẾP QUA BÁO CÁO VIÊN, TUYÊN TRUYỀN VIÊN CƠ SỞ

Điều 12. Tiêu chuẩn báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ s

Tiêu chuẩn của báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở do các cơ quan có thẩm quyền công nhận quy định cụ thể phù hợp yêu cầu nhiệm vụ thông tin tuyên truyền của cơ quan đó, nhưng phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, có tín nhiệm trong công tác; không trong thời gian thi hành hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức và pháp luật về lao động.

2. Có khả năng truyền đạt; sử dụng thông thạo ngôn ngữ nói bằng tiếng Việt hoặc tiếng các dân tộc thiểu số tại địa phương.

3. Nắm vững lĩnh vực chuyên môn mà báo cáo viên, tuyên truyền viên thông tin cơ sở thực hiện công tác tuyên truyền miệng.

4. Có thời gian hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn mà báo cáo viên, tuyên truyền viên thông tin cơ sở thực hiện công tác tuyên truyền miệng ít nhất 3 năm liên tục.

Điều 13. Nội dung, hình thức thông tin trực tiếp qua báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ s

1. Nội dung thông tin báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở cung cấp là những thông tin về chính sách, pháp luật của Nhà nước, những sự kiện quốc tế, trong nước liên quan trực tiếp đến người dân ở địa phương, cơ sở; những quy định của chính quyền địa phương và các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội ở địa phương, cơ sở; hướng dn thực hiện các hoạt động chỉ đạo, điu hành của chính quyền, lãnh đạo cơ quan, đơn vị cơ sở; các kiến thức thiết yếu đối với đời sống hàng ngày của người dân địa phương; tiếp nhận thông tin từ người dân để phục vụ công tác chỉ đạo, điu hành của cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo cơ quan, đơn vị cơ sở phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị quản lý báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở.

2. Hoạt động và nội dung thông tin do báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở cung cấp không vi phạm các quy định của pháp luật.

3. Hình thức, quy mô, thời gian, địa điểm thực hiện công tác tuyên truyền miệng đến người dân phải bảo đảm hiệu quả thông tin, phù hợp với các quy định của pháp luật.

Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của báo cáo viên, tuyên truyền viên thông tin cơ sở

1. Quyền của báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở:

a) Được cung cấp văn bản quy phạm pháp luật, thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền miệng theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị;

b) Được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền miệng theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị;

c) Được trang bị các phương tiện kỹ thuật phù hợp để thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền miệng;

d) Được hưởng thù lao, chế độ theo quy định của pháp luật.

2. Nghĩa vụ của báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ s:

a) Thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền miệng theo sự phân công của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền; truyền đạt đy đủ, chính xác, kịp thời nội dung thông tin cần cung cấp đến đúng người nghe;

b) Không được tiết lộ bí mật nhà nước và thực hiện các hành vi bi cấm khác theo quy định của pháp luật;

c) Thực hiện đúng các quy định có liên quan tại Quy chế này;

d) Có trách nhiệm báo cáo định kỳ và đột xuất về hoạt động thông tin, tuyên truyền miệng do mình thực hiện và kết quả tiếp nhận thông tin phản hi từ người dân với cơ quan, đơn vị có thm quyn.

Điều 15. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị quản lý báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ s

Các cơ quan, đơn vị quản lý báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở có trách nhiệm bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện cần thiết cho công tác tuyên truyền miệng theo quy định của pháp luật.

Mục 5BẢNG TIN CÔNG CỘNG

Điều 16. Đối tượng và điều kiện được phép lập bảng tin công cộng

1. Đối tượng được phép lập bảng tin công cộng là các cơ quan, tổ chức bao gồm các cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ dân cư, khu dân cư, trường học, bệnh viện.

2. Việc lập bảng tin công cộng phải thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và phải tuân thủ các quy định về bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa; hành lang an toàn giao thông, đê điều, lưới điện quốc gia, không được che khuất đèn tín hiệu giao thông, bảng chỉ dẫn công cộng; không được chăng ngang đường giao thông làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông; không ảnh hưởng đến kiến trúc, cảnh quan và phải tuân theo quy hoạch của địa phương và quy chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

3. Không dùng âm thanh để truyền tải thông tin trong bảng tin thông tin cơ sở điện tử công cộng.

Điều 17. Nội dung thông tin và hình thức trình bày của bảng tin công cộng

1. Nội dung thông tin trên bảng tin công cộng thông báo chính sách, pháp luật của nhà nước, những sự kiện quốc tế, trong nước liên quan trực tiếp đến người dân ở địa phương, cơ sở; những quy định của chính quyền địa phương, cơ sở và các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội ở địa phương, cơ sở; các hoạt động chỉ đạo, điều hành của chính quyền, lãnh đạo cơ quan, đơn vị cơ sở; các thông tin thiết yếu đối với đời sống hàng ngày của người dân phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị lập bảng tin công cộng.

2. Nội dung thông tin và hình thức trình bày của bảng tin công cộng không vi phạm các quy định của pháp luật.

3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức lập bảng tin công cộng chịu trách nhiệm về nội dung thông tin trên bảng tin công cộng do mình lập ra.

4. Đối tượng được phép lập bảng tin công cộng có thể phối hợp với các doanh nghiệp để đầu tư xây dựng, vận hành bảng tin công cộng và được dành tỷ lệ phù hợp theo quy định của pháp luật trên bảng tin công cộng để thực hiện các nội dung quảng cáo. Việc quảng cáo trên bảng tin công cộng phải thực hiện theo các quy định của pháp luật về quảng cáo.

Điều 18. Quản lý bảng tin công cộng

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt bảng tin công cộng có trách nhiệm quản lý việc lập bảng tin công cộng và nội dung thông tin trên bảng tin công cộng theo các Quy định của pháp luật.

Mục 6. CÁC HÌNH THỨC THÔNG TIN CƠ SỞ KHÁC

Điều 19. Các hình thức thông tin cơ sở khác

1. Tùy theo điều kiện thực tế, Nhà nước sử dụng các hình thức thông tin cơ sở khác để thực hiện việc cung cấp các thông tin thiết yếu theo quy định tại Điều 3 Quy chế đến người dân ở xã, phường, thị trấn.

2. Nhà nước có thể huy động tài sản, cơ sở vật chất của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động thông tin cơ sở trên cơ sở thỏa thuận; bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân và lợi ích của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

3. Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ Nhà nước trong việc đưa thông tin thiết yếu đến đông đảo người dân ở cơ sở.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 20. Tổ chức thực hiện

1. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện Quy chế này theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao.

2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã và các tổ chức thực hiện hoạt động thông tin cơ sở có trách nhiệm bảo đảm kinh phí xây dựng cơ sở vật chất và duy trì hoạt động thông tin cơ sở từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và các nguồn tài chính hợp pháp khác.

Điều 21. Hướng dẫn thi hành và báo cáo

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, theo dõi đánh giá, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình, kết quả thực hiện Quy chế này./.

 

Văn bản khác

Số hiệu
Trích yếu
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
File

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website