Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN, ngày 31/12/2015 của liên Bộ: Công Thương – Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu
  • Quy định về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu
  • 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN
  • Thông tư
  • Đầu tư - Xây dựng
  • 31/12/2015
  • 31/12/2015
  • Liên Bộ
  • Cao Quốc Hưng, Trần Việt Thanh
Nội dung:

 

BỘ CÔNG THƯƠNG – BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
--------


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2015

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THÉP SẢN XUẤT TRONG NƯỚC VÀ THÉP NHẬP KHẨU

 

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư liên tịch quy định về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi Điều chỉnh:

a) Thông tư liên tịch này quy định về quản lý chất lượng đối với sản phẩm thép sản xuất trong nước và sản phẩm thép nhập khẩu (phân loại theo mã HS) quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.

b) Các sản phẩm thép sau đây không thuộc phạm vi Điều chỉnh của Thông tư liên tịch này:

- Sản phẩm thép sản xuất để xuất khẩu, nhập khẩu theo Hợp đồng gia công hàng xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu, theo Hợp đồng sản xuất hàng để xuất khẩu; sản phẩm thép do các doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp hoạt động trong khu chế xuất nhập khẩu làm nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu;

- Sản phẩm thép đã quy định cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật khác;

- Sản phẩm thép phục vụ Mục đích an ninh, quốc phòng;

- Sản phẩm thép sản xuất trong nước, nhập khẩu để sử dụng trong các dự án, công trình quan trọng quốc gia; dự án, công trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Sản phẩm thép sản xuất trong nước, nhập khẩu phục vụ chế tạo trong nước quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.

2. Đối tượng áp dụng:

a) Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu và sử dụng thép;

b) Các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng thép;

c) Các tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định;

d) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Tiêu chuẩn công bố áp dụng là tập hợp các thông số kỹ thuật bắt buộc theo quy định tại Thông tư liên tịch này và nội dung cần thiết khác về sản phẩm thép do tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thép tự công bố (dựa trên tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn cơ sở).

2. Lô hàng hóa là tập hợp sản phẩm thép được xác định về số lượng, có cùng tên gọi, mác, nhãn hiệu, kiểu loại, đặc tính kỹ thuật, của cùng một cơ sở sản xuất được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu.

3. Các thuật ngữ khác sử dụng trong Thông tư liên tịch này được quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

Chương II

QUY ĐỊNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THÉP

Điều 3. Công bố tiêu chuẩn áp dụng và áp dụng phương pháp thử nghiệm không phá hủy

1. Các sản phẩm thép trước khi lưu thông phải được công bố tiêu chuẩn áp dụng.

2. Đối với các loại thép được phân loại theo mã HS quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này:

a) Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sử dụng tiêu chuẩn cơ sở để công bố áp dụng, tiêu chuẩn cơ sở phải có các yêu cầu kỹ thuật không được thấp hơn các yêu cầu kỹ thuật quy định tại tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) tương ứng của Việt Nam.

b) Trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) của Việt Nam, tiêu chuẩn cơ sở phải có các yêu cầu kỹ thuật không được thấp hơn các yêu cầu kỹ thuật quy định tại tiêu chuẩn quốc gia tương ứng của nước xuất khẩu hoặc tiêu chuẩn quốc tế.

c) Trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam, của nước xuất khẩu hoặc chưa có tiêu chuẩn quốc tế thì tiêu chuẩn cơ sở phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Khoản 4 Điều này.

3. Đối với các loại thép được phân loại theo mã HS quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này:

Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sử dụng tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) tương ứng của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc gia tương ứng của nước xuất khẩu để công bố áp dụng.

4. Tiêu chuẩn công bố phải bao gồm các chỉ tiêu cơ bản của sản phẩm thép như sau:

a) Chỉ tiêu kích thước, ngoại quan và cơ lý:

- Kích thước hình học: đường kính/chiều dày, chiều rộng; chiều dài;

- Ngoại quan: bề mặt, mép cán;

- Chỉ tiêu cơ lý:

+ Giới hạn chảy; giới hạn bền kéo; độ giãn dài tương đối; hoặc

+ Giới hạn chảy; giới hạn bền kéo; độ giãn dài tương đối; giới hạn độ bền uốn; hoặc

+ Giới hạn chảy; giới hạn bền kéo; giới hạn độ cứng; giới hạn độ bền uốn.

- Đối với sản phẩm có phủ/mạ/tráng: công bố bổ sung độ dày của lớp phủ/mạ/tráng và độ bám dính.

b) Chỉ tiêu hóa học:

- Tất cả các sản phẩm thép phải thực hiện công bố hàm lượng của 05 nguyên tố hóa học C, Si, Mn, P, S;

- Đối với sản phẩm thép không gỉ (rỉ) phải công bố bổ sung thêm hàm lượng của 02 nguyên tố hóa học Cr, Ni;

- Đối với sản phẩm thép hợp kim phải công bố bổ sung tối thiểu hàm lượng của 01 nguyên tố hợp kim (theo chủng loại thép hợp kim do tổ chức, cá nhân đăng ký).

5. Các sản phẩm thép sau đây được phép áp dụng biện pháp kiểm tra không phá hủy trong đánh giá chất lượng:

a) Sản phẩm thép có chiều dày từ 10 mm trở lên; thép cây đặc có đường kính từ 50 mm trở lên;

b) Sản phẩm thép góc, thép hình, thép hình lượn sóng;

c) Sản phẩm thép dạng khuôn hộp kín, có chiều rộng trên 150 mm và chiều dày không dưới 4 mm, không ở dạng cuộn và không có hình nổi.

Điều 4. Quy định quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất thép trong nước có trách nhiệm công bố tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm thép của mình. Tiêu chuẩn công bố thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch này.

2. Việc ghi nhãn hàng hóa thực hiện theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;

Thông tư số 09/2007/TT-BKHCN ngày 06 tháng 4 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số Điều của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP và Thông tư số 14/2007/TT-BKHCN ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc bổ sung Thông tư số 09/2007/TT-BKHCN.

Điều 5. Quy định quản lý chất lượng thép nhập khẩu

1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu sản phẩm thép có trách nhiệm công bố tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm thép nhập khẩu. Tiêu chuẩn công bố thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch này.

2. Sản phẩm thép nhập khẩu phải được đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng bởi tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định.

3. Việc ghi nhãn hàng hóa thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Thông tư liên tịch này.

4. Hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với thép nhập khẩu bao gồm:

a) Bản tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm thép sử dụng để công bố;

b) Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn của hàng hóa nhập khẩu do tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc Chứng thư giám định phù hợp tiêu chuẩn của hàng hóa nhập khẩu do tổ chức giám định được chỉ định cấp.

5. Đối với các loại thép được phân loại theo mã HS quy định tại Mục 2 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải bổ sung:

a) Giấy xác nhận nhu cầu nhập khẩu thép của Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động xác nhận nhu cầu nhập khẩu thép để trực tiếp phục vụ sản xuất, gia công cơ khí, chế tạo và cam kết không sử dụng thép nhập khẩu để sản xuất các sản phẩm thép phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép làm cốt bê tông (QCVN 07:2011/BKHCN). Giấy xác nhận của Sở Công Thương có giá trị 06 tháng kể từ ngày ban hành.

b) Bản kê khai thép nhập khẩu có xác nhận của Bộ Công Thương (Vụ Công nghiệp nặng). Bản kê khai nhập khẩu thép có giá trị 01 tháng kể từ ngày Bộ Công Thương (Vụ Công nghiệp nặng) xác nhận.

Trường hợp vi phạm nội dung cam kết, kê khai, tổ chức, cá nhân sẽ phải chịu trách nhiệm theo các qui định của pháp luật về hải quan và thuế. Bộ Công Thương (Vụ Công nghiệp nặng) sẽ tạm đình chỉ việc xác nhận kê khai đối với tổ chức, cá nhân vi phạm cho đến khi sai phạm được khắc phục.

Điều 6. Trình tự, thủ tục xác nhận nhu cầu nhập khẩu thép

1. Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đề nghị xác nhận nhu cầu nhập khẩu thép để trực tiếp phục vụ sản xuất, gia công cơ khí, chế tạo và cam kết không sử dụng thép để sản xuất thép phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép làm cốt bê tông tại Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động, hồ sơ bao gồm:

a) Giấy đề nghị xác nhận nhu cầu nhập khẩu thép để trực tiếp phục vụ sản xuất, gia công cơ khí, chế tạo và cam kết không sử dụng thép nhập khẩu để sản xuất các sản phẩm thép phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép làm cốt bê tông với số lượng nhập khẩu phù hợp với công suất của dây chuyền sản xuất, gia công trong một thời gian nhất định theo kê khai;

b) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của tổ chức, cá nhân;

c) Bản Thuyết minh cơ sở vật chất (diện tích nhà xưởng, kho bãi, dây chuyền công nghệ), năng lực sản xuất của tổ chức, cá nhân, chủng loại sản phẩm và nhu cầu thép làm nguyên liệu sản xuất (tấn/năm) có ký tên, đóng dấu của đại diện tổ chức, cá nhân.

2. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Sở Công Thương sẽ tiến hành xem xét hồ sơ và ban hành văn bản xác nhận. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, Sở Công Thương thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để hoàn chỉnh hồ sơ.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hồ sơ được chỉnh sửa, bổ sung đầy đủ theo quy định, Sở Công Thương ban hành văn bản xác nhận và gửi cho tổ chức, cá nhân theo đường bưu điện vào ngày ban hành.

Điều 7. Trình tự, thủ tục xác nhận kê khai nhập khẩu thép

1. Tổ chức, cá nhân nộp 03 Bản kê khai thép nhập khẩu (theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này) tại Bộ Công Thương, 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội hoặc gửi qua đường bưu điện;

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Bộ Công Thương (Vụ Công nghiệp nặng) tiến hành xem xét và xác nhận trực tiếp vào Bản kê khai nhập khẩu thép. Trường hợp Bản kê khai không phù hợp, Bộ Công Thương (Vụ Công nghiệp nặng) thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để chỉnh sửa. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản kê khai chỉnh sửa đúng quy định, Bộ Công Thương (Vụ Công nghiệp nặng) xác nhận và gửi lại tổ chức, cá nhân theo đường bưu điện vào ngày xác nhận.

Điều 8. Chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp

1. Việc thử nghiệm, giám định, chứng nhận sự phù hợp chất lượng thép sản xuất trong nước, thép nhập khẩu quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này do tổ chức thử nghiệm, tổ chức giám định, tổ chức chứng nhận được chỉ định thực hiện.

2. Bộ Công Thương chỉ định tổ chức thử nghiệm chất lượng thép, cụ thể:

a) Đối với tổ chức thử nghiệm trong nước: trình tự, thủ tục chỉ định được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 09/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp và Thông tư số 11/2011/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 09/2009/TT-BKHCN;

b) Đối với tổ chức thử nghiệm nước ngoài: thực hiện đánh giá năng lực thử nghiệm thực tế của tổ chức thử nghiệm tại nước ngoài theo trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư số 26/2013/TT-BKHCNngày 15 tháng 11 năm 201 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (Thông tư số 26/2013/TT-BKHCN) hoặc thực hiện thừa nhận kết quả thử nghiệm của tổ chức thử nghiệm tại nước ngoài căn cứ trên Hiệp định hoặc Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định tổ chức giám định, tổ chức chứng nhận chất lượng thép. Yêu cầu, trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức giám định, tổ chức chứng nhận được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 09/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 và Thông tư số 11/2011/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 09/2009/TT-BKHCN.

4. Yêu cầu đối với tổ chức thử nghiệm được chỉ định

a) Đối với tổ chức thử nghiệm trong nước:

- Đã đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm theo quy định tại Thông tư số 08/2009/TT-BKHCNngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp, Thông tư số 10/2011/TT-BKHCNngày 30 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN;

- Xây dựng, áp dụng và duy trì hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng đối với phòng thử nghiệm theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005;

b) Đối với tổ chức thử nghiệm nước ngoài: Đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 6 Thông tư số 26/2013/TT-BKHCN.

5. Bộ Công Thương thừa nhận kết quả thử nghiệm (test report/mill test) của tổ chức thử nghiệm tại nước xuất khẩu đối với chỉ tiêu điện từ và độ từ thẩm của thép mỏng kỹ thuật điện nhập khẩu, với các Điều kiện như sau:

a) Tổ chức thử nghiệm tại nước xuất khẩu phải có năng lực được công nhận phù hợp Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005 do tổ chức công nhận là thành viên tham gia ký Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau của Hiệp hội Công nhận phòng thí nghiệm Quốc tế (ILAC-International Laboratory Accreditation Cooperation), Hiệp hội Công nhận phòng thí nghiệm Châu Á-Thái Bình Dương (AP AC- Asian Pacific aboratory Accreditation Cooperation) đánh giá và cấp chứng chỉ công nhận.

b) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu nộp bản sao chứng chỉ công nhận còn thời hạn hiệu lực kèm theo phạm vi được công nhận (có dấu sao y của Tổ chức, cá nhân nhập khẩu) để Bộ Công Thương xem xét, quyết định.

Chương III

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THÉP

Điều 9. Trình tự, thủ tục và nội dung kiểm tra chất lượng thép sản xuất trong nước

Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm thép sản xuất trong nước được thực hiện theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và theo các nội dung tại Điều 4 Thông tư liên tịch này.

Điều 10. Trình tự, thủ tục và nội dung kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu

Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm thép nhập khẩu được thực hiện như sau:

- Bước 1: Đánh giá sự phù hợp về chất lượng của thép do tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định thực hiện.

- Bước 2: Kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với thép nhập khẩu.

1. Đánh giá sự phù hợp về chất lượng của thép do tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định thực hiện:

a) Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu lựa chọn phương thức đánh giá sự phù hợp theo lô hàng nhập khẩu:

Việc đánh giá sự phù hợp của lô hàng được thực hiện theo phương thức 7 (Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hoá) quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và do tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định thực hiện. Chi phí cho hoạt động đánh giá sự phù hợp của lô hàng nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại Khoản 15 Điều 12 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

b) Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu lựa chọn theo phương thức đánh giá sự phù hợp tại nước xuất khẩu:

Việc đánh giá sự phù hợp của sản phẩm thép được thực hiện theo phương thức 5 (Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất) quy định tại Thông tư số28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và do tổ chức chứng nhận được chỉ định thực hiện, cụ thể:

- Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, lập kế hoạch, chương trình đánh giá và tổ chức thực hiện việc đánh giá trên cơ sở hợp đồng ký kết với tổ chức, cá nhân đăng ký và báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ. Sau khi nhận được báo cáo của tổ chức chứng nhận, trong trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ cử thành viên giám sát hoạt động đánh giá chứng nhận tại nước xuất khẩu của tổ chức chứng nhận. Chi phí cho các thành viên giám sát này do tổ chức chứng nhận bảo đảm, mức chi quy định tại Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí.

- Thực hiện đánh giá hệ thống quản lý chất lượng, lấy mẫu điển hình tại nơi sản xuất theo quy định, gửi thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá sự phù hợp của mẫu thử nghiệm. Nếu kết quả đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và kết quả thử nghiệm mẫu điển hình đạt yêu cầu, tổ chức chứng nhận cấp Giấy chứng nhận có thời hạn hiệu lực 03 năm cho tổ chức, cá nhân.

- Kết thúc quá trình đánh giá, tổ chức chứng nhận có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ đánh giá và báo cáo kết quả về Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ.

- Trong thời gian hiệu lực của Giấy chứng nhận đã cấp, tổ chức chứng nhận phải thực hiện việc đánh giá giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc lấy trên thị trường (tại cửa khẩu nhập khẩu) kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất tại nơi sản xuất với tần suất không quá 12 tháng/lần. Kết quả đánh giá giám sát là căn cứ để tổ chức chứng nhận duy trì hoặc đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực của Giấy chứng nhận đã cấp.

2. Trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với thép nhập khẩu.

a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với thép nhập khẩu tại cơ quan kiểm tra nhà nước nơi tổ chức, cá nhân làm thủ tục hải quan, hồ sơ bao gồm:

- Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng của thép nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục V Thông tư liên tịch này;

- Bản sao (có đóng dấu của tổ chức, cá nhân) Hợp đồng (Contract), Danh Mục hàng hóa (Packing list); Hóa đơn (Invoice),Vận đơn (Bill of Lading); Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O);

- Bản sao (có đóng dấu của tổ chức, cá nhân) Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn của thép nhập khẩu do tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc Chứng thư giám định phù hợp tiêu chuẩn của thép nhập khẩu do tổ chức giám định được chỉ định cấp;

- Đối với các loại thép được phân loại theo mã HS quy định tại Mục 2 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này, hồ sơ phải bổ sung thêm Bản kê khai thép nhập khẩu đã được Bộ Công Thương xác nhận và bản sao Giấy xác nhận nhu cầu nhập khẩu thép của Sở Công Thương

b) Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan kiểm tra phải ra Thông báo kết quả kiểm tra hàng hóa nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng theo mẫu quy định Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.

c) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, cơ quan kiểm tra xác nhận các hạng Mục hồ sơ còn thiếu trong Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này và yêu cầu tổ chức, cá nhân nhập khẩu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trong thời gian 25 ngày làm việc. Trường hợp quá thời hạn nêu trên mà vẫn chưa bổ sung đủ hồ sơ thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải có văn bản gửi cơ quan kiểm tra nêu rõ lý do và thời gian hoàn thành.

Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu không hoàn thiện đầy đủ hồ sơ trong thời gian quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn thời gian bổ sung hồ sơ, cơ quan kiểm tra ra Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này, trong thông báo nêu rõ “ ô hàng không hoàn thiện đầy đủ hồ sơ” gửi tới tổ chức, cá nhân nhập khẩu và cơ quan hải quan.

d) Trường hợp thép nhập khẩu có Giấy tờ không phù hợp với hồ sơ nhập khẩu hoặc không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra ra Thông báo kết quả kiểm tra hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu chất lượng theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này, trong đó phải nêu rõ lý do và gửi tới tổ chức, cá nhân nhập khẩu và cơ quan Hải quan.

3. Cơ quan hải quan căn cứ vào Thông báo kết quả kiểm tra hàng hóa nhập khẩu để làm thủ tục thông quan hàng hóa cho tổ chức, cá nhân hoặc xử lý theo quy định tại Luật Hải quan.

Đối với các loại thép được phân loại theo mã HS quy định tại Mục 2 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này, phải bổ sung thêm Bản kê khai thép nhập khẩu đã được Bộ Công Thương (Vụ Công nghiệp nặng) xác nhận và bản sao Giấy xác nhận nhu cầu nhập khẩu thép của Sở Công Thương.

Điều 11. Quy định về áp dụng các hình thức kiểm tra giảm đối với thép nhập khẩu

1. Việc áp dụng hình thức kiểm tra giảm được thực hiện bởi tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định sau khi có Thông báo chấp thuận đồng ý áp dụng hình thức kiểm tra giảm của Bộ Công Thương. Tùy thuộc vào chế độ kiểm tra giảm, có 02 (hai) hình thức kiểm tra giảm như sau:

a) Hình thức 1: lấy mẫu giảm (giảm số lượng mẫu lấy/lô hàng nhập khẩu) để thực hiện thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp theo tiêu chuẩn công bố áp dụng. Loại hình kiểm tra giảm này được áp dụng đối với sản phẩm thép có cùng tiêu chuẩn công bố, cùng mác thép, do cùng một nhà sản xuất, nhập khẩu 03 lần liên tiếp, được đánh giá sự phù hợp tại cùng một tổ chức đánh giá sự phù hợp, đạt yêu cầu về chất lượng. Thời hạn kiểm tra giảm là 01 năm kể từ lần nhập khẩu lần thứ tư (04).

b) Hình thức 2: kiểm tra hồ sơ nhập khẩu so với thực tế lô hàng nhập khẩu, thực hiện giám sát thông qua thử nghiệm mẫu (mẫu được lấy tại cửa khẩu nhập khẩu), đánh giá sự phù hợp của mẫu thử nghiệm theo tiêu chuẩn công bố áp dụng. Loại hình kiểm tra giảm này được áp dụng đối với các trường hợp sau:

- Đối với sản phẩm thép có cùng tiêu chuẩn công bố, cùng mác thép, do cùng một nhà sản xuất, nhập khẩu 10 lần liên tiếp, được đánh giá sự phù hợp tại cùng một tổ chức chứng nhận được chỉ định đạt yêu cầu về chất lượng. Thời hạn kiểm tra giảm là 02 năm kể từ lần nhập khẩu lần thứ mười một (11).

- Lô sản phẩm thép nhập khẩu đã có kết quả thử nghiệm của tổ chức thử nghiệm tại nước ngoài (không hoạt động tại Việt Nam) được thừa nhận hoặc được Bộ Công Thương chỉ định theo quy định hiện hành và có kết quả thử nghiệm đạt yêu cầu theo quy định tại Thông tư liên tịch này.

2. Trình tự, thủ tục kiểm tra giảm đối với thép nhập khẩu:

a) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thép đáp ứng yêu cầu quy định tại Khoản 1 Điều này, lập 01 bộ hồ sơ đề nghị kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu theo hình thức kiểm tra giảm gửi về Bộ Công Thương để được xem xét, xử lý, hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị kiểm tra chất lượng theo hình thức kiểm tra giảm theo mẫu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này;

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với đơn vị đăng ký lần đầu): 01 bản (có đóng dấu sao y bản chính của tổ chức, cá nhân);

- Giấy xác nhận số lần kiểm tra liên tiếp (ứng với từng loại hình đăng ký áp dụng kiểm tra giảm) tại tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định theo mẫu tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.

b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương sẽ xem xét, trả lời việc áp dụng hình thức kiểm tra giảm đối với thép nhập khẩu. Thông báo chấp thuận áp dụng hình thức kiểm tra giảm theo mẫu tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.

c) Căn cứ vào Thông báo chấp thuận áp dụng các hình thức kiểm tra giảm của cơ quan quản lý, tổ chức, cá nhân nhập khẩu thép, tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định thực hiện việc kiểm tra giảm theo quy định tại Khoản Điều này.

3. Quy định về kiểm tra giảm

a) Đối với hình thức 1 quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này:

- Căn cứ vào Thông báo chấp thuận áp dụng hình thức kiểm tra giảm (sau đây viết tắt là Thông báo) của Bộ Công Thương, tổ chức, cá nhân nhập khẩu thép và tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định có tên trong Thông báo tiến hành kiểm tra giảm đối với các lô thép nhập khẩu. Chi phí thực hiện hoạt động đánh giá sự phù hợp của lô thép nhập khẩu theo hình thức kiểm tra giảm do tổ chức, cá nhân nhập khẩu thép chi trả theo quy định tại Khoản 15 Điều 12; Khoản 2 Điều 19 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Việc lấy mẫu kiểm tra giảm thực hiện theo Mục 3.1.22 của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7790-1:2007 Quy trình lấy mẫu để kiểm tra định tính - Phần 1: Chương trình lấy mẫu được xác định theo giới hạn chấp nhận (AQ ) để kiểm tra từng lô.

- Trong quá trình kiểm tra giảm, nếu lô hàng không bảo đảm chất lượng thì tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định phải tiến hành đánh giá sự phù hợp của lô thép nhập khẩu theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 10 của Thông tư liên tịch này, đồng thời gửi báo cáo về Bộ Công Thương để xem xét xử lý hủy bỏ hiệu lực áp dụng hình thức kiểm tra giảm.

- Không áp dụng hình thức kiểm tra giảm đối với nh ng lô hàng nhập khẩu trong thời hạn hiệu lực được áp dụng hình thức kiểm tra giảm khi có sự gia tăng đột biến về khối lượng hoặc số lượng (gấp 1,5 lần bình quân của 03 lô hàng nhập khẩu liên tiếp khi lập hồ sơ đăng ký áp dụng hình thức kiểm tra giảm).

b) Đối với hình thức 2 quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này:

- Căn cứ vào Thông báo chấp thuận áp dụng hình thức kiểm tra giảm (sau đây viết tắt là Thông báo) của Bộ Công Thương, tổ chức, cá nhân nhập khẩu thép và tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định có tên trong Thông báo tiến hành kiểm tra hồ sơ đối với các lô thép nhập khẩu.

- Trong thời hạn hiệu lực của Thông báo, tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định có tên trong Thông báo phải thực hiện đánh giá giám sát với tần suất không quá 06 tháng/lần. Chi phí thực hiện đánh giá giám sát do tổ chức, cá nhân nhập khẩu thép chi trả theo quy định tạiKhoản 15 Điều 12; Khoản 2 Điều 19 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

- Trong quá trình thực hiện nếu kết quả kiểm tra hồ sơ và thực tế lô thép nhập khẩu có sự khác biệt (không phù hợp) thì tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định phải tiến hành đánh giá sự phù hợp của lô thép nhập khẩu theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 10 của Thông tư liên tịch này, đồng thời gửi Báo cáo về Bộ Công Thương để xem xét xử lý hủy bỏ hiệu lực áp dụng hình thức kiểm tra giảm.

- Trong quá trình thực hiện đánh giá giám sát, nếu lô thép nhập khẩu có kết quả đánh giá về chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng thì tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định phải tiến hành đánh giá sự phù hợp của lô thép nhập khẩu theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 10 của Thông tư liên tịch này, đồng thời gửi báo cáo về Bộ Công Thương để xem xét xử lý hủy bỏ hiệu lực áp dụng hình thức kiểm tra giảm.

- Không áp dụng theo hình thức kiểm tra hồ sơ đối với nh ng lô hàng nhập khẩu trong thời hạn hiệu lực được áp dụng hình thức kiểm tra hồ sơ khi có sự gia tăng đột biến về khối lượng hoặc số lượng (gấp 1,5 lần bình quân của 10 lô hàng nhập khẩu liên tiếp khi lập hồ sơ đăng ký theo hình thức kiểm tra hồ sơ).

4. Hoạt động thanh tra, kiểm tra chất lượng của thép nhập khẩu đối với các tổ chức, cá nhân nhập khẩu thép đã được áp dụng các hình thức đánh giá sự phù hợp của thép nhập khẩu bằng hình thức kiểm tra giảm:

Căn cứ vào thông tin phản ánh trên thị trường, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định phối hợp thực hiện việc kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với sản phẩm thép của tổ chức, cá nhân nhập khẩu mặt hàng tương ứng. Chi phí lấy mẫu hàng hóa và thử nghiệm mẫu được thực hiện theo quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

5. Không áp dụng các hình thức kiểm tra giảm đối với các sản phẩm thép nhập khẩu có mã HS quy định trong Danh Mục tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.

Để đáp ứng nhu cầu quản lý Danh Mục các sản phẩm thép quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II và Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này sẽ được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.

Điều 12. Xử lý đối với lô sản phẩm không phù hợp

1. Đối với sản phẩm thép sản xuất trong nước xử lý theo quy định tại Điều 30 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và quy định tại Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19 ngày 7 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

2. Đối với sản phẩm nhập khẩu xử lý theo quy định tại Điều 36 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và quy định tại Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19 ngày 7 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13. Trách nhiệm của Bộ Công Thương

1. Chỉ định, kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức thử nghiệm chất lượng thép được chỉ định.

2. Tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký kiểm tra giảm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu thép và thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương; kiểm tra sự tuân thủ nội dung của Bản kê khai thép nhập khẩu đã được xác nhận. Trường hợp phát hiện tổ chức, cá nhân vi phạm các nội dung trong Bản kê khai, Bộ Công Thương thông báo với cơ quan hải quan và cơ quan thuế để xử lý theo quy định pháp luật về hải quan và thuế.

3. Lập kế hoạch kiểm tra hàng năm về chất lượng thép sản xuất trong nước (kể cả thép làm cốt bê tông) và thép nhập khẩu.

4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện việc kiểm tra chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu.

5. Trong trường hợp cần thiết, giám sát hoạt động đánh giá chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định tại nước xuất khẩu.

6. Sửa đổi, bổ sung Danh Mục các sản phẩm thép quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II và Phụ lục III của Thông tư liên tịch này để bảo đảm các yêu cầu quản lý.

7. Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định do Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định.

Điều 14. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ

1. Chỉ định, kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định chất lượng thép được chỉ định.

2. Trong trường hợp cần thiết, giám sát hoạt động đánh giá chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định tại nước xuất khẩu. Căn cứ kết quả giám sát, quyết định việc đình chỉ, hủy bỏ, duy trì hiệu lực của quyết định chỉ định chứng nhận.

3. Phối hợp với Bộ Công Thương và các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện kiểm tra chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu.

4. Phối hợp với Bộ Công Thương kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức thử nghiệm do Bộ Công Thương chỉ định.

Điều 15. Trách nhiệm của cơ quan Hải quan

1. Chỉ thông quan hàng hóa khi tổ chức, cá nhân nhập khẩu cung cấp bản Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng theo quy định tại Thông tư liên tịch này. Đối với các loại thép được phân loại theo mã HS quy định tại Mục 2 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này, phải bổ sung thêm Bản kê khai thép nhập khẩu đã được Bộ Công Thương (Vụ Công nghiệp nặng) xác nhận và bản sao Giấy xác nhận nhu cầu nhập khẩu thép của Sở Công Thương.

2. Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xử lý đối với lô thép nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về chất lượng theo quy định của Luật Hải quan.

3. Giám sát, thống kê tình hình nhập khẩu thép quy định tại Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này và cung cấp số liệu nhập khẩu hàng quý phục vụ quản lý nhà nước.

Điều 16. Trách nhiệm của các Sở Công Thương

1. Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện thanh tra, kiểm tra chất lượng thép trên địa bàn quản lý.

2. Phối hợp với cơ quan Hải quan, Sở Khoa học và Công nghệ trên địa bàn quản lý thực hiện xử lý đối với lô thép nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về chất lượng theo quy định của Luật Hải quan.

3. Xác nhận nhu cầu nhập khẩu thép đối với các chủng loại thép phân loại theo mã HS quy định tại Mục 2 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.

Điều 17. Trách nhiệm của các Sở Khoa học và Công nghệ

1. Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương tổ chức thanh tra, kiểm tra chất lượng thép trên địa bàn quản lý.

2. Phối hợp với cơ quan Hải quan, Sở Công Thương trên địa bàn quản lý thực hiện xử lý đối với lô thép nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về chất lượng theo quy định của Luật Hải quan.

Điều 18. Trách nhiệm của các Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

1. Tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng thép nhập khẩu theo quy định tại Thông tư liên tịch này.

2. Chủ trì thực hiện việc kiểm tra chất lượng thép lưu thông trên địa bàn quản lý.

3. Tổng hợp, báo cáo kết quả đăng ký kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu định kỳ hàng quý, 6 tháng (trước ngày 15 tháng 7), hàng năm (trước ngày 15 tháng 01 năm sau) hoặc đột xuất theo yêu cầu. Báo cáo gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) và Bộ Công Thương (Vụ Khoa học và Công nghệ).

Điều 19. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thép

1. Tuân thủ và thực hiện các quy định tại Thông tư liên tịch này.

2. Lưu giữ hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với thép.

3. Thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

4. Chịu sự thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật và tuân thủ quyết định thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 20. Trách nhiệm của tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định

1. Tuân thủ và thực hiện các quy định tại Thông tư liên tịch này.

2. Thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và quy định của pháp luật liên quan.

Đối với tổ chức thử nghiệm được chỉ định, trong thời hạn hiệu lực của quyết định chỉ định, phải tham gia chương trình thử nghiệm thành thạo hoặc so sánh liên phòng tối thiểu 01 lần đối với lĩnh vực thử nghiệm thép.

3. Thông báo cho cơ quan ra quyết định chỉ định về mọi thay đổi có ảnh hưởng tới năng lực hoạt động thử nghiệm, chứng nhận, giám định đã đăng ký trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi.

4. Tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định, tổ chức thử nghiệm được chỉ định có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả đánh giá sự phù hợp định kỳ hàng quý, 6 tháng (trước ngày 15 tháng 7); hàng năm (trước ngày 15 tháng 01 năm sau) hoặc đột xuất theo yêu cầu. Báo cáo gửi về Bộ Công Thương (Vụ Khoa học và Công nghệ) và Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ).

5. Chịu sự thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật và tuân thủ quyết định thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 21. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 3 năm 2016 và thay thế Thông tư liên tịch số 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu.

2. Các Quyết định chỉ định tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định, tổ chức thử nghiệm và các Quyết định miễn kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu tại nước xuất khẩu (tại nguồn) có giá trị đến hết ngày có hiệu lực ghi trên Quyết định chỉ định, Quyết định miễn kiểm tra của Bộ Công Thương hoặc Bộ Khoa học và Công nghệ.

Điều 22. Trách nhiệm thi hành

1. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, sử dụng thép; các cơ quan quản lý chất lượng thép; các tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định, tổ chức thử nghiệm được chỉ định và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư liên tịch này.

2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn trong Thông tư liên tịch này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới.

3. Trong quá trình triển khai, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ để có hướng dẫn sửa đổi, bổ sung./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)

Cao Quốc Hưng

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)

Trần Việt Thanh

 

---------


PHỤ LỤC I

DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM THÉP KHÔNG THUỘC PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH CỦA THÔNG TƯ LIÊN TỊCH (NHẬP KHẨU PHỤC VỤ CHẾ TẠO TRONG NƯỚC)
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 58 /2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ)


Mã hàng

Mô tả hàng hóa

7208

Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên, được cán nóng, chưa phủ, mạ hoặc tráng.

7208.10.00

- Dạng cuộn, chưa được gia công quá mức cán nóng, có hình dập nổi

7208.25.00

- - Chiều dày từ 4,75 mm trở lên

7208.26.00

- - Chiều dày từ mm đến dưới 4,75 mm

7208.36.00

- - Chiều dày trên 10 mm

7208.37.00

- - Chiều dày từ 4,75 mm đến 10 mm

7208.38.00

- - Chiều dày từ mm đến dưới 4,75 mm

7208.51.00

- - Chiều dày trên 10 mm

7208.52.00

- - Chiều dày từ 4,75 mm đến 10 mm

7208.53.00

- - Chiều dày từ mm đến dưới 4,75 mm

7209

Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên, cán nguội (ép nguội), chưa dát phủ, mạ hoặc tráng.

7209.17.00

- - Có chiều dày từ 0,5 mm đến 1 mm

7209.18.10

- - - Tấm thép đen (tôn đen) cán để tráng thiếc (Tin - mill blackplate - TMBP)

7209.18.91

- - - - Có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 0,17 mm

7209.18.99

- - - - Loại khác

7209.27.00

- - Có chiều dày từ 0,5 mm đến 1 mm

7209.28.10

- - - Có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 0,17 mm

7209.28.90

- - - Loại khác

7211

Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm, chưa phủ, mạ hoặc tráng.

7211.13.10

- - - Dạng đai và dải, chiều rộng trên 150 mm nhưng không quá 400 mm

7211.13.90

- - - Loại khác

7211.14.11

- - - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm

7211.14.12

- - - - Dạng lượn sóng, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng

7211.14.19

- - - - Loại khác

7211.14.21

- - - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm

7211.14.22

- - - - Dạng lượn sóng, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng

7211.14.29

- - - - Loại khác

7211.19.11

- - - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm

7211.19.12

- - - - Dạng lượn sóng, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng

7211.19.19

- - - - Loại khác

7211.19.21

- - - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm

7211.19.22

- - - - Dạng lượn sóng, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng

7211.19.23

- - - - Loại khác, chiều dày không quá 0,17mm

7211.19.29

- - - - Loại khác

7211.23.10

- - - Dạng lượn sóng

7211.23.20

- - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm

7211.23.30

- - - Loại khác, chiều dày không quá 0,17 mm

7211.23.90

- - - Loại khác

7211.29.10

- - - Dạng lượn sóng

7211.29.20

- - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm

7211.29.30

- - - Loại khác, chiều dày không quá 0,17 mm

7211.29.90

- - - Loại khác

7211.90.10

- - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm

7211.90.20

- - Dạng lượn sóng, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng

7211.90.30

- - Loại khác, chiều dày không quá 0,17 mm

7211.90.90

- - Loại khác

7213

Sắt hoặc thép không hợp kim, dạng thanh và que, dạng cuộn cuốn không đều, được cán nóng.

7213.91.20

- - - Thép cốt bê tông

7213.99.20

- - - Thép cốt bê tông

7214

Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác, chưa được gia công qua mức rèn, cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn nóng, kể cả những dạng này được xoắn sau khi cán.

7214.20.31

- - - - Thép cốt bê tông

7214.20.41

- - - - Thép cốt bê tông

7214.20.51

- - - - Thép cốt bê tông

7214.20.61

- - - - Thép cốt bê tông

7215

Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác.

7215.50.91

- - - Thép cốt bê tông

7215.90.10

- - Thép cốt bê tông

7216

Sắt hoặc thép không hợp kim dạng góc, khuôn, hình.

7216.10.00

- Hình ch U, I hoặc H, chưa được gia công quá mức cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn, có chiều cao dưới 80 mm

7216.22.00

- - Hình ch T

7216.31.00

- - Hình ch U

7216.32.00

- - Hình ch I

7216.33.00

- - Hình ch H

7216.50.10

- - Có chiều cao dưới 80 mm

7216.50.90

- - Loại khác

7217

Dây của sắt hoặc thép không hợp kim.

7217.10.22

- - - Dây tanh; thép dây dẹt cuộn tang; thép dây dự ứng lực; dây thép dễ cắt gọt

7217.10.31

- - - Dây thép làm nan hoa; dây tanh; thép dây dẹt cuộn tang; thép dây dự ứng lực; dây thép dễ cắt gọt

7217.20.10

- - Chứa hàm lượng carbon dưới 0,25% tính theo trọng lượng

7217.20.20

- - Chứa hàm lượng carbon từ 0,25% đến dưới 0,45% tính theo trọng lượng

7217.20.91

- - - Dây thép dùng làm lõi cho cáp dẫn điện bằng nhôm (ACSR)

7217.30.11

- - - Mạ hoặc tráng thiếc

7217.30.19

- - - Loại khác

7217.30.21

- - - Mạ hoặc tráng thiếc

7217.30.29

- - - Loại khác

7217.30.31

- - - Dây thép phủ hợp kim đồng loại dùng để làm tanh lốp cao su loại bơm hơi (dây tanh)

7218

Thép không gỉ ở dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác; bán thành phẩm của thép không gỉ.

7218.10.00

- Ở dạng thỏi đúc và dạng thô khác

7218.91.00

- - Có mặt cắt ngang hình ch nhật (trừ hình vuông)

7218.99.00

- - Loại khác

7219

Các sản phẩm của thép không gỉ cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên.

7219.11.00

- - Chiều dày trên 10 mm

7219.12.00

- - Chiều dày từ 4,75 mm đến 10 mm

7219.13.00

- - Chiều dày từ mm đến dưới 4,75 mm

7219.14.00

- - Chiều dày dưới mm

7219.21.00

- - Chiều dày trên 10 mm

7219.22.00

- - Chiều dày từ 4,75 mm đến 10 mm

7219.23.00

- - Chiều dày từ mm đến dưới 4,75mm

7219.24.00

- - Chiều dày dưới mm

7219.31.00

- - Chiều dày từ 4,75 mm trở lên

7220

Các sản phẩm thép không gỉ được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm.

7220.11.10

- - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm

7220.11.90

- - - Loại khác

7220.12.10

- - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm

7220.12.90

- - - Loại khác

7221.00.00

Thanh và que thép không gỉ được cán nóng, dạng cuộn cuốn không đều.

7222

Thép không gỉ dạng thanh và que khác; thép không gỉ ở dạng góc, khuôn và hình khác.

7222.11.00

- - Có mặt cắt ngang hình tròn

7222.19.00

- - Loại khác

7222.20.10

- - Có mặt cắt ngang hình tròn

7222.20.90

- - Loại khác

7222.30.10

- - Có mặt cắt ngang hình tròn

7222.30.90

- - Loại khác

7222.40.10

- - Chưa được gia công quá mức cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn qua khuôn

7222.40.90

- - Loại khác

7223.00.00

Dây thép không gỉ.

7225

Thép hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên.

7225.11.00

- - Các hạt (cấu trúc tế vi) kết tinh có định hướng

7225.19.00

- - Loại khác

7225.30.10

- - Thép gió

7225.30.90

- - Loại khác

7225.40.10

- - Thép gió

7225.40.90

- - Loại khác

7225.50.10

- - Thép gió

7225.91.10

- - - Thép gió

7225.92.10

- - - Thép gió

7225.99.10

- - - Thép gió

7226

Sản phẩm của thép hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm.

7226.11.10

- - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm

7226.11.90

- - - Loại khác

7226.19.10

- - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm

7226.19.90

- - - Loại khác

7226.20.10

- - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm

7226.20.90

- - Loại khác

7226.91.10

- - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm

7226.92.10

- - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm

7227.10.00

- Bằng thép gió

7227.20.00

- Bằng thép mangan - silic

7228.10.10

- - Có mặt cắt ngang hình tròn

7228.10.90

- - Loại khác

7228.20.11

- - - Chưa được gia công quá mức cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn qua khuôn

7228.20.19

- - - Loại khác

7228.20.91

- - - Chưa được gia công quá mức cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn qua khuôn

7228.20.99

- - - Loại khác

7228.40.90

- - Loại khác

7228.50.90

- - Loại khác

7228.60.90

- - Loại khác

7228.80.11

- - - Có mặt cắt ngang hình tròn

7228.80.19

- - - Loại khác

7228.80.90

- - Loại khác

7229

Dây thép hợp kim khác

7229.20.00

- Bằng thép silic-mangan

7229.90.10

- - Bằng thép gió

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM THÉP PHẢI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN CƠ SỞ, TIÊU CHUẨN QUỐC GIA (TCVN), TIÊU CHUẨN KHU VỰC, TIÊU CHUẨN CỦA CÁC NƯỚC VÀ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ 
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 58 /2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ)

Mã hàng

Mô tả hàng hóa

7206

Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thỏi đúc hoặc các dạng thô khác (trừ sản phẩm có chứa sắt thuộc nhóm 72.03)

7206.10.10

- - Có hàm lượng carbon trên 0,6% tính theo trọng lượng

7206.10.90

- - Loại khác

7206.90.00

- Loại khác

7207

Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng bán thành phẩm

7207.11.00

- - Mặt cắt ngang hình ch nhật (kể cả hình vuông), có chiều rộng nhỏ hơn hai lần chiều dày

7207.12.10

- - - Phôi dẹt (dạng phiến)

7207.12.90

- - - Loại khác

7207.19.00

- - Loại khác

7207.20.10

- - - Phôi dẹt (dạng phiến)

7207.20.21

- - - - Dạng khối được tạo hình bằng cách rèn; phôi dạng tấm

7207.20.29

- - - - Loại khác

7207.20.91

- - - Phôi dẹt (dạng phiến)

7207.20.92

- - - - Dạng khối được tạo hình thô bằng cách rèn; phôi dạng tấm

7207.20.99

- - - - Loại khác

7208

Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên, được cán nóng, chưa phủ, mạ hoặc tráng.

7208.27.10

- - - Chiều dày dưới 2 mm

7208.27.90

- - - Loại khác

7208.39.00

- - Chiều dày dưới mm

7208.40.00

- Dạng không cuộn, chưa được gia công quá mức cán nóng, có hình dập nổi trên bề mặt

7208.54.00

- - Chiều dày dưới mm

7208.90.00

- Loại khác

7209

Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, cán nguội (ép nguội), chưa dát phủ, mạ hoặc tráng.

7209.15.00

- - Có chiều dày từ mm trở lên

7209.16.00

- - Có chiều dày trên 1 mm đến dưới mm

7209.25.00

- - Có chiều dày từ mm trở lên

7209.26.00

- - Có chiều dày trên 1 mm đến dưới mm

7209.90.10

- - Dạng lượn sóng

7209.90.90

- - Loại khác

7210

Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên, đã phủ, mạ hoặc tráng.

7210.11.10

- - - Có hàm lượng carbon từ 0,6% trở lên tính theo trọng lượng

7210.11.90

- - - Loại khác

7210.12.10

- - - Có hàm lượng carbon từ 0,6% trở lên tính theo trọng lượng

7210.12.90

- - - Loại khác

7210.20.10

- - Có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 1,5 mm

7210.20.90

- - Loại khác

7210.30.11

- - - Chiều dày không quá 1,2 mm

7210.30.12

- - - Chiều dày trên 1,2 mm nhưng không quá 1,5 mm

7210.30.19

- - - Loại khác

7210.30.91

- - - Chiều dày không quá 1,2 mm

7210.30.99

- - - Loại khác

7210.41.11

- - - - Chiều dày không quá 1,2 mm

7210.41.12

- - - - Chiều dày trên 1,2 mm nhưng không quá 1,5 mm

7210.41.19

- - - - Loại khác

7210.41.91

- - - - Chiều dày không quá 1,2 mm

7210.41.99

- - - - Loại khác

7210.49.11

- - - - Được phủ, mạ hoặc tráng kẽm bằng phương pháp hợp kim hoá bề mặt có hàm lượng carbon dưới 0,04% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 1,2 mm

7210.49.12

- - - - Loại khác, chiều dày không quá 1,2 mm

7210.49.13

- - - - Chiều dày trên 1,2 mm nhưng không quá 1,5 mm

7210.49.19

- - - - Loại khác

7210.49.91

- - - - Chiều dày không quá 1,2 mm

7210.49.99

- - - - Loại khác

7210.50.00

- Được mạ hoặc tráng bằng oxit crom hoặc bằng crom và oxit crom

7210.61.11

- - - - Chiều dày không quá 1,2 mm

7210.61.12

- - - - Chiều dày trên 1,2 mm nhưng không quá 1,5 mm

7210.61.19

- - - - Loại khác

7210.61.91

- - - - Chiều dày không quá 1,2 mm

7210.61.99

- - - - Loại khác

7210.69.11

- - - - Chiều dày không quá 1,2 mm

7210.69.12

- - - - Chiều dày trên 1,2 mm nhưng không quá 1,5 mm

7210.69.19

- - - - Loại khác

7210.69.91

- - - - Chiều dày không quá 1,2 mm

7210.69.99

- - - - Loại khác

7210.70.10

- - Có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 1,5 mm

7210.70.90

- - Loại khác

7210.90.10

- - Có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 1,5 mm

7210.90.90

- - Loại khác

7212

Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm, đã phủ, mạ hoặc tráng

7212.10.10

- - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm

7212.10.91

- - - Có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng

7212.10.99

- - - Loại khác

7212.20.10

- - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm

7212.20.20

- - Loại khác, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 1,5 mm

7212.20.90

- - Loại khác

7212.30.10

- - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm

7212.30.20

- - Loại khác, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 1,5 mm

7212.30.91

- - - Được phủ, mạ hoặc tráng kẽm bằng phương pháp hợp kim hoá bề mặt có hàm lượng carbon dưới 0,04% tính theo trọng lượng

7212.30.99

- - - Loại khác

7212.40.10

- - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm

7212.40.20

- - Loại khác, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 1,5 mm

7212.40.90

- - Loại khác

7212.50.11

- - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm

7212.50.12

- - - Loại khác, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 1,5 mm

7212.50.19

- - - Loại khác

7212.50.21

- - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm

7212.50.22

- - - Loại khác, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 1,5 mm

7212.50.29

- - - Loại khác

7212.50.91

- - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm

7212.50.92

- - - Loại khác, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 1,5 mm

7212.50.99

- - - Loại khác

7212.60.10

- - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm

7212.60.20

- - Loại khác, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 1,5 mm

7212.60.90

- - Loại khác

7213

Sắt hoặc thép không hợp kim, dạng thanh và que, dạng cuộn cuốn không đều, được cán nóng.

7213.10.00

- Có răng khía, rãnh, gân hoặc các dạng khác được tạo thành trong quá trình cán

7213.20.00

- Loại khác, bằng thép dễ cắt gọt

7213.91.10

- - - Loại dùng để sản xuất que hàn

7213.91.90

- - - Loại khác

7213.99.10

- - - Loại dùng để sản xuất que hàn

7213.99.90

- - - Loại khác

7214

Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác, mới chỉ qua rèn, cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn nóng, kể cả công đoạn xoắn sau khi cán.

7214.10.11

- - - Có mặt cắt ngang hình tròn

7214.10.19

- - - Loại khác

7214.10.21

- - - Có mặt cắt ngang hình tròn

7214.10.29

- - - Loại khác

7214.20.39

- - - - Loại khác

7214.20.49

- - - - Loại khác

7214.20.59

- - - - Loại khác

7214.20.69

- - - - Loại khác

7214.30.00

- Loại khác, bằng thép dễ cắt gọt

7214.91.10

- - - Có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng

7214.91.20

- - - Có hàm lượng carbon từ 0,6% trở lên tính theo trọng lượng

7214.99.10

- - - Có hàm lượng carbon từ 0,6% trở lên tính theo trọng lượng, loại trừ dạng mặt cắt ngang hình tròn

7214.99.90

- - - Loại khác

7215

Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác.

7215.10.00

- Bằng thép dễ cắt gọt, chưa được gia công quá mức tạo hình nguội hoặc gia công kết thúc nguội

7215.50.10

- - Có hàm lượng carbon từ 0,6% trở lên tính theo trọng lượng, trừ dạng mặt cắt ngang hình tròn

7215.50.99

- - - Loại khác

7215.90.90

- - Loại khác

7216

Sắt hoặc thép không hợp kim dạng góc, khuôn, hình.

7216.21.00

- - Hình ch

7216.40.00

- Hình ch hoặc ch T, chưa được gia công quá mức cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn, có chiều cao từ 80 mm trở lên

7216.61.00

- - Thu được từ các sản phẩm cán phẳng

7216.69.00

- - Loại khác

7216.91.00

- - Được tạo hình hoặc hoàn thiện trong quá trình gia công nguội từ các sản phẩm cán phẳng

7216.99.00

- - Loại khác

7217

Dây của sắt hoặc thép không hợp kim.

7217.10.10

- - Có hàm lượng carbon dưới 0,25% tính theo trọng lượng

7217.10.29

- - - Loại khác

7217.10.39

- - - Loại khác

7217.20.99

- - - Loại khác

7217.30.32

- - - Loại khác, mạ hoặc tráng thiếc

7217.30.39

- - - Loại khác

7217.90.10

- - Có hàm lượng carbon dưới 0,25% tính theo trọng lượng

7217.90.90

- - Loại khác

7219

Các sản phẩm của thép không gỉ cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên.

7219.32.00

- - Chiều dày từ mm đến dưới 4,75 mm

7219.33.00

- - Chiều dày trên 1 mm đến dưới mm

7219.34.00

- - Chiều dày từ 0,5 mm đến 1 mm

7219.35.00

- - Chiều dày dưới 0,5 mm

7219.90.00

- Loại khác

7220

Các sản phẩm của thép không gỉ được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm.

7220.20.10

- - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm

7220.20.90

- - Loại khác

7220.90.10

- - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm

7220.90.90

- - Loại khác

7224

Thép hợp kim khác ở dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác; các bán thành phẩm bằng thép hợp kim khác.

7224.10.00

- Ở dạng thỏi đúc và dạng thô khác

7224.90.00

- Loại khác

7225

Thép hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên.

7225.50.90

- - Loại khác

7225.91.90

- - - Loại khác

7225.92.90

- - - Loại khác

7225.99.90

- - - Loại khác

7226

Sản phẩm của thép hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm.

7226.91.90

- - - Loại khác

7226.92.90

- - - Loại khác

7226.99.19

- - - - Loại khác

7226.99.11

- - - - Mạ hoặc tráng kẽm

7226.99.91

- - - - Mạ hoặc tráng kẽm

7226.99.99

- - - - Loại khác

7227

Các dạng thanh và que, của thép hợp kim khác, được cán nóng, dạng cuộn không đều.

7227.90.00

- Loại khác

7228

Các dạng thanh và que khác bằng thép hợp kim khác; các dạng góc, khuôn và hình, bằng thép hợp kim khác; thanh và que rỗng, bằng thép hợp kim hoặc không hợp kim.

7228.30.10

- - Có mặt cắt ngang hình tròn

7228.30.90

- - Loại khác

7228.40.10

- - Có mặt cắt ngang hình tròn

7228.50.10

- - Có mặt cắt ngang hình tròn

7228.60.10

- - Có mặt cắt ngang hình tròn

7228.70.10

- - Chưa được gia công quá mức cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn qua khuôn

7228.70.90

- - Loại khác

7229

Dây thép hợp kim khác

7229.90.90

- - Loại khác

7306

Các loại ống, ống dẫn và thanh hình có mặt cắt rỗng khác, bằng sắt hoặc thép (ví dụ, nối mở, hàn, tán đinh hoặc ghép bằng cách tương tự)

7306.50.90

- - Loại khác

 

PHỤ LỤC III

DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM THÉP PHẢI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA (TCVN) CỦA VIỆT NAM, TIÊU CHUẨN QUỐC GIA CỦA NƯỚC XUẤT KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ)

1. Danh Mục các sản phẩm thép phải kiểm tra chất lượng

Mã hàng

Mô tả hàng hóa

7207

Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng bán thành phẩm

7207.11.00

- - Mặt cắt ngang hình ch nhật (kể cả hình vuông), có chiều rộng nhỏ hơn hai lần chiều dày

7207.12.10

- - - Phôi dẹt (dạng phiến)

7207.12.90

- - - Loại khác

7207.19.00

- - Loại khác

7207.20.10

- - - Phôi dẹt (dạng phiến)

7207.20.21

- - - - Dạng khối được tạo hình bằng cách rèn ; phôi dạng tấm

7207.20.29

- - - - Loại khác

7207.20.91

- - - Phôi dẹt (dạng phiến)

7207.20.92

- - - -Dạng khối được tạo hình thô bằng cách rèn; phôi dạng tấm

7207.20.99

- - - - Loại khác

7210

Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên, đã phủ, mạ hoặc tráng

7210.11.10

- - - Có hàm lượng carbon từ 0,6% trở lên tính theo trọng lượng

7210.11.90

- - - Loại khác

7210.12.10

- - - Có hàm lượng carbon từ 0,6% trở lên tính theo trọng lượng

7210.12.90

- - - Loại khác

7210.20.10

- - Có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 1,5 mm

7210.20.90

- - Loại khác

7210.30.11

- - - Chiều dày không quá 1,2 mm

7210.30.12

- - - Chiều dày trên 1,2 mm nhưng không quá 1,5 mm

7224

Thép hợp kim khác ở dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác; các bán thành phẩm bằng thép hợp kim khác.

7224.10.00

- Ở dạng thỏi đúc và dạng thô khác

7224.90.00

- Loại khác

7225

Thép hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên.

7225.91.90

- - - Loại khác

7225.92.90

- - - Loại khác

7226

Sản phẩm của thép hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm.

7226.99.11

- - - - Mạ hoặc tráng kẽm

7226.99.91

- - - - Mạ hoặc tráng kẽm

7306

Các loại ống, ống dẫn và thanh hình có mặt cắt rỗng khác, bằng sắt

hoặc thép (ví dụ, nối mở, hàn, tán đinh hoặc ghép bằng cách tương tự)

7306.50.90

- - Loại khác

2. Danh Mục các sản phẩm thép phải kê khai nhập khẩu, xác nhận nhu cầu nhập khẩu thép.

Các sản phẩm thép có mã HS: 7224.10.00; 7224.90.00.

 

PHỤ LỤC IV

MẪU BẢN KÊ KHAI THÉP NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ)

TÊN TỔ CHỨC CÁ NHÂN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:………………
V/v đăng ký xác nhận kê khai thép hợp kim nhập khẩu

……, ngày …… tháng năm ……

 

BẢN KÊ KHAI THÉP NHẬP KHẨU

Kính gửi: Bộ Công Thương

Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31/12/2015 của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu, (tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu) đề nghị Bộ Công Thương xác nhận đăng ký kê khai thép hợp kim nhập khẩu để trực tiếp phục vụ sản xuất, gia công cơ khí, chế tạo; không sử dụng thép hợp kim nhập khẩu để sản xuất các sản phẩm thép dùng làm thép cốt bê tông theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép làm cốt bê tông (QCVN 07:2011/BKHCN).

<st2:sn w:st="on">PHẦN <st2:sn w:st="on">I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu thép hợp kim:

2. Mã số thuế:

3. Địa chỉ của trụ sở chính:

4. Điện thoại: Fax: Email:

5. Họ và tên người đại diện pháp luật:

6. Mục đích sử dụng thép nhập khẩu: trực tiếp phục vụ sản xuất, gia công cơ khí, chế tạo.

Không sử dụng thép hợp kim nhập khẩu để sản xuất các sản phẩm thép phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép làm cốt bê tông.

7. Văn bản xác nhận của Sở Công Thương số:…….ngày…. tháng…. năm….

8. Vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải số:…….ngày…. tháng…. năm….

9. Hóa đơn thương mại số:…….ngày…. tháng…. năm….

10. Cửa khẩu nhập thép:

11. Nhận kết quả:Nhận trực tiếp: □ Chuyển phát thường: □

 

PHẦN II. THÔNG TIN VỀ THÉP HỢP KIM NHẬP KHẨU

TT

Mã HS

Chủng loại thép

Mác thép

Khối lượng

Xuất xứ

1

7224.10.00

 

 

 

 

2

7224.90.00

 

 

 

 

 

Đã đăng ký tại Bộ Công Thương

Hà Nội, Ngày.......tháng......năm 20….

(Đăng ký có giá trị thực hiện 30 ngày kể từ ngày Bộ Công Thương ký xác nhận)

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC CÁ NHÂN

(Ghi rõ chức danh, ký tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC V

MẪU ĐĂNG KÝ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THÉP NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 58 /2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------

………, ngày ………. tháng ……. năm …..

ĐĂNG KÝ
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THÉP NHẬP KHẨU

Kính gửi: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh/thành phố....

Tên tổ chức, cá nhân:….................................................................

Địa chỉ liên lạc:.…......Điện thoại :……..Fax :........... E-mail :. .............................

Đăng ký kiểm tra chất lượng thép sau:

STT

Tên sản phẩm thép nhập khẩu, nhãn hiệu

Xuất xứ, nhà sản xuất

Khối lượng/số lượng

Cửa khẩu nhập

Thời gian nhập khẩu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

▪ Địa chỉ tập kết hàng hóa: .......................................................................................

▪ Hồ sơ kèm theo gồm có các tài liệu sau đây:

- Hợp đồng (Contract) số:.........................................................................................

- Danh Mục hàng hóa (Packing list):.........................................................................

- Hóa đơn số (Invoice):..............................................................................................

- Vận đơn số (Bill of Lading):....................................................................................

- Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O):.............................................................................

- Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc Chứng thư giám định phù hợp tiêu chuẩn:............................do tổ chức......................................cấp.

Chúng tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và chất lượng lô hàng nhập khẩu phù hợp với tiêu chuẩn..................................

 

TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA

Vào số đăng ký số............

Ngày.....tháng......năm 20......

(Đại diện ký tên, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC VI

MẪU PHIẾU TIẾP NHẬN HỒ SƠ ĐĂNG KÝ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THÉP NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /.....

........, ngày....... tháng...... năm 20......

 

PHIẾU TIẾP NHẬN HỒ SƠ
ĐĂNG KÝ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THÉP NHẬP KHẨU

STT

Hạng Mục kiểm tra

Có/không

Ghi chú

1

Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu

 

2

Hợp đồng (Contract) (bản sao)

 

3

Danh Mục hàng hóa (Packing list)

 

4

Hóa đơn số (Invoice) (bản sao)

 

5

Vận đơn số (Bill of Lading) (bản sao)

 

6

Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) (bản sao)

 

7

Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn (bản sao)

 

8

Chứng thư giám định phù hợp tiêu chuẩn (bản sao)

 

 

KẾT LUẬN

□ Hồ sơ đầy đủ về số lượng: Tiếp nhận hồ sơ để kiểm tra các bước tiếp theo.

□ Hồ sơ không đầy đủ về số lượng: tiếp nhận hồ sơ nhưng cần bổ sung các Mục:..................... trong thời gian 25 ngày làm việc. Sau khi hồ sơ đầy đủ thì kiểm tra các bước tiếp theo theo quy định.

 

NGƯỜI NỘP HỒ SƠ

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI KIỂM TRA

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Ghi chú: Đánh dấu √ nếu tài liệu có trong hồ sơ đăng ký nhập khẩu và phần “Kết luận” kiểm tra hồ sơ.

 

PHỤ LỤC VII

MẪU THÔNG BÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THÉP NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:/TB-

............. , ngày......tháng....... năm 20....

 

THÔNG BÁO

Kết quả kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu

STT

Tên sản phẩm thép nhập khẩu, nhãn hiệu

Xuất xứ, nhà sản xuất

Khối lượng/số lượng

Đơn vị tính

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

▪ Cửa khẩu nhập:

▪ Thời gian nhập khẩu:

▪ Thuộc lô hàng có các chứng từ sau:

- Hợp đồng (Contract) số:

- Danh Mục hàng hóa (Packing list):

- Hóa đơn số (Invoice):

- Vận đơn số (Bill of Lading):

- Giấy xuất xứ (C/O):

▪ Người nhập khẩu:

▪ Giấy đăng ký kiểm tra số: ngày tháng năm 20...

▪ Căn cứ kiểm tra: Tiêu chuẩn công bố áp dụng:............................................

▪ Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn/Chứng thư giám định phù hợp tiêu chuẩn số:..........................do tổ chức....................cấp ngày.......tháng......năm 20......

KẾT QUẢ KIỂM TRA

Ghi một trong các nội dung:

Đáp ứng yêu cầu chất lượng hàng hóa nhập khẩu.

hoặc Không đáp ứng yêu cầu chất lượng hàng hóa nhập khẩu (lý do không đáp ứng).

hoặc Lô hàng không hoàn thiện đầy đủ hồ sơ.

 

Nơi nhận:
- Người nhập khẩu;
- Hải quan cửa khẩu;
- Lưu: VT,(Tên đơn vị soạn thảo).

TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA

(Ký tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC VIII

MẪU ĐỀ NGHỊ ÁP DỤNG HÌNH THỨC KIỂM TRA GIẢM ĐỐI VỚI THÉP NHẬP KHẨU THEO LÔ HÀNG HOÁ
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 58 /2015/TTLT-BCT-BKHCN, ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ N HĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
ÁP DỤNG HÌNH THỨC KIỂM TRA GIẢM
ĐỐI VỚI THÉP NHẬP KHẨU THEO LÔ HÀNG HOÁ

Kính gửi: Bộ Công Thương

Tên tổ chức, cá nhân: ....................................................................................

Địa chỉ:..........................................................................................................

Mã số thuế: ...................................................................................................

Điện thoại:...................... Fax: .............................E-mail: ..................................

Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ về áp dụng hình thức giảm kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu, Công ty ... đề nghị Bộ Công Thương cho phép được áp dụng hình thức kiểm tra giảm đối với thép nhập khẩu theo lô hàng cho các chủng loại thép như sau:

STT

Chủng loại sản phẩm thép

Mác thép

Nhà sản xuất

Cảng nhập

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

Hồ sơ đề nghị kiểm tra giảm bao gồm:

- Đơn đề nghị kiểm tra chất lượng theo hình thức kiểm tra giảm;

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với đơn vị đăng ký lần đầu): 01 bản (có đóng dấu sao y bản chính của tổ chức, cá nhân);

- Giấy xác nhận việc kiểm tra các lần liên tiếp tại (Tên tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định).

Kính mong nhận được sự giúp đỡ, giải quyết của Quý Bộ./.

 

 

........, ngày…..tháng….. năm 201…

ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP

(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC IX

MẪU GIẤY XÁC NHẬN SỐ LẦN KIỂM TRA LIÊN TIẾP
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ)

Tên tổ chức chứng nhận,
giám định
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /GXN

............. , ngày ..... tháng....năm 201...

 

GIẤY XÁC NHẬN SỐ LẦN KIỂM TRA
LIÊN TIẾP TẠI MỘT TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP

Kính gửi: Bộ Công Thương

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu;

Căn cứ vào kết quả đánh giá sự phù hợp chất lượng thép 03 lần liên tiếp tại (Tên tổ chức chứng nhận/tổ chức giám định),

(Tên tổ chức chứng nhận, giám định) xác nhận như sau:

Số lần kiểm tra

Tên đơn vị đăng ký kiểm tra

Số Hợp đồng nhập khẩu

Số vận đơn nhập khẩu

Giấy chứng nhận, giám định chất lượng

Kết quả đánh giá sự phù

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.....(Tên tổ chức chứng nhận, giám định).......... xin cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã xác nhận ở trên./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu VT.

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC

(Ký tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC X

MẪU THÔNG BÁO CHẤP THUẬN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THÉP NHẬP KHẨU THEO HÌNH THỨC KIỂM TRA GIẢM
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 58 /2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ)

BỘ CÔNG THƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /TB-

............. , ngày......tháng....... năm 20....

 

THÔNG BÁO

Chấp thuận kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu theo hình thức kiểm tra giảm

Kính gửi:

 

…..(Tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu)

.….(Tên tổ chức chứng nhận, giám định)

Căn cứ vào Đơn đăng ký áp dụng hình thức kiểm tra giảm của ….(tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu);

Căn cứ vào Giấy xác nhận số lần kiểm tra liên tiếp tại cùng một tổ chức chứng nhận/tổ chức giám định của ….. (tên tổ chức chứng nhận, giám định);

Theo đề nghị của Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương,

THÔNG BÁO:

1. Chấp thuận áp dụng hình thức kiểm tra giảm (......ghi cụ thể loại hình kiểm tra giảm quy định tại Khoản 2 Điều 11.....) đối với các lô thép nhập khẩu do…. (tên tổ chức, cá nhân) nhập khẩu đối với các loại thép nhập khẩu như sau:

STT

Tên sản phẩm thép nhập khẩu, nhãn hiệu

Xuất xứ, nhà sản xuất

Tiêu chuẩn công bố áp dụng

Tổ chức giám định/chứng nhận thực hiện Đ SPH

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Thời hạn hiệu lực chấp thuận áp dụng hình thức kiểm tra giảm: Có hiệu lực kể từ ngày.....tháng …năm…. Đến ngày….tháng …. năm….

 

Nơi nhận:
- Người nhập khẩu;
- Tổ chức Đ/Tổ chức CN;
- Hải quan cửa khẩu;
- Lưu VT, KHCN.

BỘ CÔNG THƯƠNG

(Ký tên và đóng dấu)

 

 

Văn bản khác

Số hiệu
Trích yếu
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
File

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website