Thông tư số 57/2016/TT-BCA ngày 31/12/2016 của Bộ Công an quy định mua sắm tài sản, hàng hóa trong công an nhân dân
  • Quy định mua sắm tài sản, hàng hóa trong công an nhân dân
  • 57/2016/TT-BCA
  • Thông tư
  • Hành chính
  • 31/12/2016
  • 15/02/2017
  • Bộ Công an
  • Tô Lâm
Nội dung:

BỘCÔNG AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:57/2016/TT-BCA

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2016

 

THÔNG TƯ

QUY ÐỊNH MUA SẮM TÀI SẢN, HÀNG HÓA TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN


Căn cứ Luật Đu thầu năm 2013;

Căn cứ Nghị định s 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;

Căn cứ Nghị định số 106/2009/NĐ-CP ngày 16/11/2009 quy định việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị vũ trang nhân n;

Căn cứ Nghị định s 106/2014/NĐ-CP ngày 17/11/2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kế hoạch và đầu tư, Cục trưởng Cục Tài chính;

Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định mua sắm tài sản, hàng hóa trong Công an nhân dân.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phm vi điều chỉnh

1. Thông  này quy định về thẩm quyền, trình tự đấu thầu mua sắm; cấp phát, thanh quyết toán vốn đầu tư, kinh phí mua sắm và kiểm tra, giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu mua sắm tài sản, hàng hóa trong Công an nhân dân, gồm:

a) Tài sản đặc biệt;

b) Tài sản chuyên dùng;

c) Tài sản phục vụ công tác quản lý;

d) Vật tư, nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất sản phẩm công ích phục vụ công tác Công an từ nguồn vốn ngân sách nhà nước;

đ) Máy móc, trang thiết bị y tế;

e) Dịch vụ bảo trì, bảo dưng, sửa chữa, thuê đường truyền dẫn, kênh thông tin, dịch vụ tư vấn và các dịch vụ khác.

2. Việc tổ chức đấu thầu mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung của Bộ Công an thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu năm 2013 (Luật Đấu thầu), Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu. Về lựa chọn nhà thầu (Nghị định s 63/2014/NĐ-CP) Quyết định s 08/2016/QĐ-TTg ngày 26/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung, Thông tư số 34/2016/TT-BTC ngày 26/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính công bố danh mục tài sản mua sắm tập trung cấp quốc gia, Thông tư số 35/2016/TT-BTC ngày 26/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung, hướng dẫn của Bộ Công an, quy định tại Thông tư này và các văn bản khác có liên quan.

3. Việc mua sắm tài sản, hàng hóa tập trung cấp quốc gia không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với:

1. Các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, đơn vị trực thuộc Bộ Công an; Công an, Cảnh sát phòng cháy và cha cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; học viện, trường Công an nhân dân; doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong Công an nhân dân (sau đây viết gọn là Công an các đơn vị, địa phương).

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động mua sắm tài sản, hàng hóa trong Công an nhân dân.

Điều 3. Nguồn kinh phí mua sắm

1. Kinh phí các dự án, chương trình mục tiêu, chi sự nghiệp, kinh phí dự trữ quốc gia.

2. Kinh phí chi an ninh thường xuyên Bộ Công an giao cho Công an các đơn vị, địa phương.

3. Kinh phí do Ủy ban nhân dân cấp (trừ trường hợp Ủy ban nhân dân có quy định riêng).

4. Nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong Công an nhân dân.

5. Kinh phí hợp pháp khác.

Điều 4. Nguyên tắc mua sắm

1. Tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu mua sắm tài sản, hàng hóa và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Những nội dung liên quan đến mua sắm tài sản, hàng hóa không được quy định tại Thông tư này thì thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu; Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Bảo đảm công bằng, minh bạch, hiệu quả.

3. Bảo đảm yêu cầu về kỹ thuật, môi trường; đáp ứng yêu cầu công tác, chiến đấu và xây dựng lực lượng Công an nhân dân.

4. Bảo đảm đúng tiêu chuẩn, định mức trang bị theo quy định của Nhà nước và của Bộ Công an; trong phạm vi nguồn vốn và số kinh phí được giao.

5. Nghiêm cấm chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu trái với quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm mục đích chỉ định thầu hoặc hạn chế sự tham gia của các nhà thầu.

Điều 5. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thủ trưởng đơn vị mua sắm là chủ đầu tư (đối với dự án đầu tư) hoặc là thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương (đối với mua sắm không lập dự án đầu tư) được cấp có thẩm quyền giao thực hiện mua sắm.

2. Đơn vị thực hiện mua sắm là đơn vị hoặc bộ phận được thủ trưởng đơn vị mua sắm giao nhiệm vụ trực tiếp thực hiện mua sắm.

3. Tài sản đặc biệt là tài sản sử dụng trong chiến đấu, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và hoạt động nghiệp vụ Công an, được quy định trong danh mục tài sản đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành.

4. Tài sản chuyên dùng là tài sản sử dụng thường xuyên phục vụ công tác Công an, được quy định trong danh mục tài sản chuyên dùng do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành.

5. Tài sn phục vụ công tác quản lý là tài sản sử dụng trong công tác, huấn luyện, nghiệp vụ, học tập, nghiên cứu của Công an các đơn vị, địa phương.

6. Dự toán mua sắm là tập hợp các đề xuất về danh mục, số lượng, yêu cầu kỹ thuật cơ bản, đơn giá dự toán, thành tiền, thuyết minh nội dung mua sắm.

Điều 6. Xử lý vi phạm

1. Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu, quy định của Thông tư này và các quy định khác có liên quan thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, cấm tham gia hoạt động đấu thầu, đăng tải quyết định xử lý vi phạm trên Báo đấu thầu, hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, hủy, đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu, bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 90 Luật Đấu thầu, các điều 121, 122, 123 và 124 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan.

2. Thủ trưởng đơn vị mua sắm chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Bộ, trước pháp luật trong công tác mua sắm tài sản, hàng hóa trong Công an nhân dân; trường hợp cán bộ thuộc quyền vi phạm bị xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thủ trưởng đơn vị mua sắm phải chịu trách nhiệm liên đới.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1. THẨM QUYN, TRÌNH T ĐẤU THẦU MUA SM

Điều 7. Điều kiện tổ chức mua sắm

1. Đối với mua sắm theo dự án đầu tư, chỉ tổ chức thực hiện mua sắm khi đủ các điều kiện sau:

a) Có quyết định phê duyệt dự án đầu tư;

b) Có quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán;

c) Có quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của toàn bộ dự án hoặc kế hoạch lựa chọn nhà thầu của một hoặc một số gói thầu cần thực hiện trước;

d) Có thông báo ch tiêu kế hoạch vốn;

đ) Trường hợp có sự thay đổi về nội dung dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán, kế hoạch lựa chọn nhà thầu của dự án đầu tư thì phải có văn bản phê duyệt của người có thẩm quyền.

2. Đối với mua sắm không lập dự án đầu tư, ch tổ chức thực hiện mua sắm khi đủ các điều kiện sau:

a) Có quyết định phê duyệt dự toán mua sắm;

b) Có quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của toàn bộ dự toán mua sắm hoặc quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của một hoặc một số gói thầu cần thực hiện trước;

c) Có thông báo chỉ tiêu kinh phí mua sắm.

Điều 8. Thẩm quyền phê duyệt trong đấu thầu

1. Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với:

a) Các dự án do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định đầu tư;

b) Mua sắm từ nguồn kinh phí chương trình mục tiêu, dự trữ quốc gia, dự phòng chiến đấu; mua sắm quân trang, mua sắm cấp I từ nguồn kinh phí chi an ninh thường xuyên Bộ giao cho các Tng cục, Bộ Tư lệnh và các đơn vị thực hiện; mua sắm tập trung cấp Bộ và mua sắm từ nguồn kinh phí khác do Bộ trưởng phê duyệt dự toán.

2. Thẩm quyền của thủ trưởng đơn vị mua sắm

a) Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án; kế hoạch lựa chọn nhà thầu các dự án đầu tư, dự toán mua sắm được Bộ trưởng phân cấp quyết định đầu tư, phê duyệt dự toán (trừ quy định tại khoản 1 Điều này);

b) Phê duyệt hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, danh sách ngắn; hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu; danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật; danh sách xếp hạng nhà thầu; kết quả lựa chọn nhà thầu. Đối với gói thầu có giá trị trên 10 tỷ đồng hoặc gói thầu có yêu cầu đặc biệt (gói thầu mua sắm tài sản đặc biệt; mua sắm trong trường hợp cấp bách để bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội hoặc theo yêu cầu của lãnh đạo Bộ), thủ trưởng đơn vị mua sắm phải có văn bản báo cáo lãnh đạo Bộ phụ trách đơn vị trước khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định;

c) Thành lập Tổ chuyên gia đu thầu, giao cho đơn vị thuộc quyền có đủ năng lực làm Bên mời thầu. Trong trường hợp cần thiết, báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép lựa chọn một đơn vị tư vấn hoặc đơn vị đấu thầu chuyên nghiệp để thay mình làm bên mời thầu hoặc thực hiện một số nhiệm vụ của Bên mời thầu nhưng phải bảo đảm yêu cầu bảo mật theo quy định;

d) Quyết định chọn đơn vị hoặc thành lập tổ chức có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện công tác thẩm định trong đấu thầu thuộc thẩm quyền phê duyệt;

đ) Trong trường hợp cần thiết, có thể ủy quyền cho cấp phó của mình thực hiện nhiệm vụ của thủ trưởng đơn vị mua sắm đối với toàn bộ dự án đầu tư, dự toán mua sắm hoặc từng gói thầu cụ thể.

Việc ủy quyền phải bằng văn bn, người được ủy quyền làm nhiệm vụ thủ trưởng đơn vị mua sắm không được tham gia thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu; không được ủy quyền lại và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật và trước thủ trưởng đơn vị mua sm trong quá trình thực hiện mua sắm.

Điều 9. Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu

1. Việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại các điều 33, 34 và 35 Luật Đấu thầu và Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT ngày 26/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu (Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT) và có các tài liệu sau để làm cơ sở xây dựng giá gói thầu:

a) Bảng tổng hợp khảo sát giá tài sản, hàng hóa trên cơ sở báo giá của ít nhất 03 nhà cung cấp;

b) Bảng tổng hợp so sánh cấu hình, thông số kỹ thuật cơ bản đối với tài sản, hàng hóa mua sắm của ít nhất 03 nhà sản xuất. Trường hợp có ít hơn 03 nhà sản xuất thì phải có văn bản giải trình;

c) Các tài liệu sau đây (nếu có): Kết quả khảo sát giá trên mạng internet, kết quả thẩm định giá của cơ quan chức năng, hợp đồng tương tự đã ký trước đó.

2. Đối với các dự án đầu tư được bố trí kế hoạch vốn hàng năm, kế hoạch lựa chọn nhà thầu có thể được lập theo từng năm để thực hiện.

3. Đối với kế hoạch lựa chọn nhà thầu điều chỉnh, bổ sung: Thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT.

Điều 10. Thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

1. Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu

a) Đối với dự án đầu tư, dự toán mua sắm do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định đầu tư, phê duyệt dự toán, thủ trưởng đơn vị mua sm có trách nhiệm gửi hồ sơ trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đến đơn vị chủ trì thẩm định theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư này để tổ chức thẩm định, hồ sơ gồm:

- Dự thảo Tờ trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu (theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT);

- Các tài liệu làm căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu quy định tại Điều 34 Luật Đấu thầu và các tài liệu làm cơ sở xây dựng giá gói thầu quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này;

- Dự thảo quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu (theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT);

- Các tài liệu khác có liên quan.

Đơn vị chủ trì thẩm định tổ chức thẩm định và báo cáo Bộ trưởng kết quả thẩm định (theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT) đồng thời gửi thủ trưởng đơn vị mua sắm để hoàn thiện hồ sơ trình Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

b) Đối với dự án đầu tư, dự toán mua sắm thuộc thẩm quyền phê duyệt của thủ trưởng đơn vị mua sắm:

- Đơn vị thực hiện mua sắm có trách nhiệm gửi hồ sơ trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đến đơn vị hoặc tổ chức được giao thẩm định theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này để tổ chức thẩm định, hồ sơ thẩm định gồm các tài liệu quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

- Đơn vị hoặc tổ chức được giao thẩm định tổ chức thẩm định và báo cáo thủ trưởng đơn vị mua sắm kết quả thẩm định, đồng thời gửi đơn vị thực hiện mua sắm để hoàn thiện hồ sơ trình thủ trưởng đơn vị mua sắm phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

2. Trách nhiệm trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

a) Đối với dự án đầu tư, dự toán mua sắm do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định đầu tư, phê duyệt dự toán, thì thủ trưởng đơn vị mua sắm có trách nhiệm trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

b) Đối với dự án đầu tư, dự toán mua sắm thuộc thẩm quyền phê duyệt của thủ trưởng đơn vị mua sắm thì đơn vị thực hiện mua sắm có trách nhiệm trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

3. Hồ sơ trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu gồm:

a) Tờ trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

b) Các tài liệu làm căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điều 34 Luật Đấu thầu và các tài liệu làm cơ sở xây dựng giá gói thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này;

c) Dự thảo Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

d) Báo cáo thẩm định của cơ quan chủ trì thẩm định hoặc của Hội đồng thẩm định;

e) Các tài liệu khác có liên quan.

Điều 11. Hình thức lựa chọn nhà thầu

1. Hình thức chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Các trường hợp quy định tại Điều 22 Luật Đấu thầu, theo hạn mức quy định tại Điều 54 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP;

b) Mua sắm tài sản đặc biệt mang tính chất bí mật nhà nước;

c) Mua sắm trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ mang tính chất bí mật nhà nước để lắp đặt, trang bị cho mục tiêu trọng điểm về an ninh, trật tự;

d) Mua sắm trong trường hợp cấp bách (cần thực hiện ngay để khắc phục kịp thời hậu quả gây ra do sự c bất khả kháng hoặc cn thực hiện ngay theo yêu cầu của lãnh đạo Bộ đ bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội) mang tính chất bí mật nhà nước.

2. Hình thức đấu thầu hạn chế được áp dụng đối với gói thầu mua sắm tài sản đặc biệt (trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này), tài sản chuyên dùng và máy móc, trang thiết bị y tế có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà ch có một số nhà thầu đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.

3. Đối với gói thầu đủ điều kiện áp dụng hình thức chỉ định thầu nhưng vẫn có th áp dụng được các hình thức lựa chọn nhà thầu khác quy định tại các điều 20, 21, 23 và 24 Luật Đấu thầu thì khuyến khích áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu này.

Điều 12. Lựa chọn nhà thầu

1. Việc lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 38 Luật Đấu thầu và từ Điều 11 đến Điều 53, các điều 55, 56, 58, 59, 60, 62, 66, 70 và 74 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.

2. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày kế hoạch lựa chọn nhà thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với mua sắm không lập dự án) hoặc nhận được thông báo chỉ tiêu kế hoạch vốn (đối với mua sắm theo dự án đầu tư), đơn vị thực hiện mua sắm phải hoàn thành việc xây dựng hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu, lựa chọn danh sách ngắn (nếu cần thiết) gửi cơ quan thẩm định để tổ chức thẩm định theo quy định.

3. Khi trình duyệt danh sách nhà thầu tham gia chỉ định thầu hoặc đấu thầu hạn chế, đơn vị thực hiện mua sắm phải gửi kèm theo tài liệu giải trình, chứng minh nhà thầu được đề xuất chỉ định thầu hoặc tham gia đấu thầu hạn chế có đủ năng lực, kinh nghiệm, khả năng cung ứng hàng hóa đáp ứng yêu cầu của gói thầu và có nhu cầu tham gia dự thầu để thực hiện gói thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

4. Lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu dịch vụ tư vấn thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2015/TT-BKHĐT ngày 14/02/2015 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu dịch vụ tư vấn; lập hồ sơ mời thầu mua sắm tài sản, hàng hóa thực hiện theo quy định tại Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa; lập hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu, hồ sơ chào hàng cạnh tranh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 11/2015/TT-BKHĐT ngày 27/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập hồ sơ yêu cầu đối với chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh; lập hồ sơ mời thầu dịch vụ phi tư vấn thực hiện theo quy định tại Thông tư số 14/2016/TT-BKHĐT ngày 29/09/2016 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu dịch vụ phi tư vấn; lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại Thông tư số 23/2015/TT-BKHĐT ngày 21/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu.

5. Đơn vị thực hiện mua sắm có trách nhiệm trình hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, danh sách ngắn; hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu; danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật; kết quả lựa chọn nhà thầu đến đơn vị hoặc tổ chức được thủ trưởng đơn vị mua sắm giao nhiệm vụ thẩm định. Đơn vị hoặc tổ chức được giao thẩm định tổ chức thẩm định, gửi báo cáo kết quả thẩm định đến đơn vị thực hiện mua sắm để hoàn thiện hồ sơ và trình thủ trưởng đơn vị mua sắm quyết định, phê duyệt.

6. Trong tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu và quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu đều phải nêu rõ danh mục, chủng loại, số lượng, nhãn hiệu, ký hiệu, mã hiệu, cấu hình, thông số kỹ thuật cơ bản, xuất xứ của tài sản, hàng hóa trúng thầu, đơn giá trúng thầu, tổng giá trị trúng thầu, các loại thuế, phí (nếu có), tên và địa ch nhà thầu trúng thầu. Đối với các gói thầu do Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, sau khi có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, đơn vị mua sắm có trách nhiệm gửi 01 bản về Cục Kế hoạch và đầu tư để theo dõi, quản lý.

7. Các khoản chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu được quản lý, sử dụng theo quy định tại Thông tư số 190/2015/TT-BTC ngày 17/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc qun lý, sử dụng chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ.

Điều 13. Thẩm quyền thẩm định trong đấu thầu

1. Cục Kế hoạch và đầu tư

a) Ch trì, phối hợp với Cục Tài chính, Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật (đơn vị nghiệp vụ chuyên ngành có liên quan) và các đơn vị liên quan tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu của dự án đầu tư, dự toán mua sắm thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này.

Trường hợp gói thầu có giá trị trên 10 t đồng hoặc yêu cầu cao về kỹ thuật, nếu thy cn thiết thì Cục Kế hoạch và đầu tư đề xuất lãnh đạo Bộ thành lập Hội đồng thẩm định, gồm: Lãnh đạo Cục Kế hoạch và đầu tư là Chủ tịch Hội đồng hoặc Thường trực Hội đồng thẩm định (trường hợp lãnh đạo Bộ là Chủ tịch Hội đồng), đại diện Cục Tài chính, đại diện Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật (đơn vị nghiệp vụ chuyên ngành có liên quan) và các đơn vị có liên quan là thành viên Hội đồng thẩm định;

b) Thẩm định hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu và các nội dung khác trong đấu thầu khi được lãnh đạo Bộ yêu cầu hoặc các đơn vị đề nghị.

2. Thủ trưởng đơn vị mua sắm quyết định đơn vị hoặc tổ chức có chức năng, năng lực để tổ chức thẩm định:

a) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu thuộc thẩm quyền phê duyệt quy định tại điểm a khoản 2 Điều 8 Thông tư này.

b) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về k thuật; kết quả lựa chọn nhà thầu và các nội dung khác theo quy định tại Điều 105 và Điều 106 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.

3. Báo cáo thẩm định trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Thông tư số 19/2015/TT-BKHĐT ngày 27/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập báo cáo thẩm định trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Điều 14. Thời hạn thẩm đnh

1. Thời hạn thẩm định thực hiện theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 12 Luật Đấu thầu, điểm đ khoản 2 Điều 64 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và Điều 3 Thông tư số 19/2015/TT-BKHĐT ngày 27/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập báo cáo thẩm định trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu.

2. Thời hạn kiểm tra hồ sơ trình thẩm định là 02 ngày làm việc, kể từ ngày đơn vị chủ trì thẩm định nhận được hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, đơn vị chủ trì thẩm định có văn bản đề nghị bổ sung hồ sơ.

3. Trường hợp đơn vị chủ trì thẩm định lấy ý kiến tham gia thẩm định bằng văn bản thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản, đơn vị, cá nhân được lấy ý kiến phải có trách nhiệm gửi ý kiến tham gia.

Điều 15. Đăng tải thông tin về đấu thầu

1. Việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu thực hiện theo quy định tại Luật Đấu thầu, Nghi định số 63/2014/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 08/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu qua mạng và quy định tại Thông tư này.

2. Đối với các gói thầu mua sắm hàng hóa mang tính chất bí mật nhà nước được áp dụng hình thức chỉ định thầu thì không đăng tải thông tin về đấu thầu.

Mục 2. CP PHÁT, THANH TOÁN, THM ĐỊNH, KIM SOÁT VÀ QUYT TOÁN VỐN ĐU TƯ, KINH PHÍ MUA SẮM

Điều 16. Cấp phát, thanh toán vốn đầu tư, kinh phí mua sắm

1. Việc quản lý, cấp phát, thanh toán vốn đầu tư, kinh phí mua sắm thực hiện theo quy định của pháp luật đối với từng nguồn vốn đầu tư, kinh phí mua sắm và quy định tại Thông tư này.

2. Cấp phát, thanh toán vốn đầu tư, kinh phí mua sắm được thực hiện dưới hình thức rút dự toán hoặc lệnh chi tin. Đối với hình thức rút dự toán, căn cứ dự toán kinh phí được giao, các đơn vị mua sắm thực hiện rút dự toán và thanh toán theo quy định của Kho bạc Nhà nước. Đối với hình thức lệnh chi tiền, Bộ Tài chính cấp ngoại tệ hoặc tiền Việt Nam về tài khoản tiền gửi của Bộ Công an để cấp phát, thanh toán hoặc cấp trực tiếp ngoại tệ cho đối tác thực hiện hợp đồng theo đề nghị của Bộ Công an; các đơn vị chức năng của Bộ Công an chịu trách nhiệm thẩm định, kiểm soát hồ sơ cấp phát, thanh toán.

Điều 17. Thẩm định, kiểm soát cấp phát, thanh toán vốn đầu tư, kinh phí mua sắm

1. Cục Tài chính thẩm định hồ sơ cấp phát, thanh toán vốn đầu tư, kinh phí mua sắm trong trường hợp sau đây:

a) Đối với hợp đồng ủy thác nhập khẩu, hợp đồng mua bán hàng hóa nhập khẩu thực hiện bằng ngoại tệ, Cục Tài chính thẩm định hồ sơ đề nghị Bộ Tài chính cấp phát trực tiếp cho nhà thầu hoặc chuyển tiền về tài khoản của Bộ Công an để cấp cho chủ đầu tư, đơn vị mua sắm hoặc cấp cho nhà thầu theo đề nghị của chủ đầu tư, đơn vị mua sắm;

b) Đối với các hợp đồng mua sắm trong nước mà Bộ Tài chính chuyển tiền về tài khoản của Bộ Công an, Cục Tài chính thẩm định hồ sơ và cấp cho đơn vị mua sắm hoặc cấp trực tiếp cho nhà thầu theo đề nghị của chủ đầu tư, đơn vị mua sắm.

Trường hợp chủ đầu tư, đơn vị mua sắm đề nghị Cục Tài chính cấp trực tiếp 100% giá trị thanh toán của hợp đồng mua sắm vào tài khoản ký quỹ, tài khoản phong tỏa của nhà thầu thì chủ đầu tư, đơn vị mua sắm phải báo cáo giá trị khối lượng thực hiện và được Cục Tài chính thống nhất bằng văn bản trước khi giải tỏa từ tài khoản ký quỹ, tài khoản phong ta cho các nhà thầu.

2. Hồ sơ thẩm định cấp phát, thanh toán vn đầu tư, kinh phí mua sắm

Chủ đầu tư, đơn vị mua sm gửi Cục Tài chính hồ sơ thẩm định và chỉ gửi 01 lần cho đến khi kết thúc đầu tư, mua sắm (trừ trường hợp có điều chỉnh, bổ sung), bao gồm:

a) Quyết định phê duyệt dự án, quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán (đối với dự án đầu tư); quyết định phê duyệt dự toán mua sắm (đối với mua sắm không lập dự án);

b) Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

3. Đối với từng lần đề nghị cấp phát, thanh toán vốn đầu tư, kinh phí mua sắm, hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị cấp phát, thanh toán vốn đầu tư, kinh phí mua sắm của chủ đầu tư, đơn vị mua sắm;

b) Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;

c) Hợp đồng cung cấp hàng hóa, vật tư, phương tiện và dịch vụ kỹ thuật, kèm theo bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định. Đối với hợp đồng ủy thác nhập khẩu hoặc hợp đồng mua bán hàng hóa nhập khẩu gi kèm hợp đồng nhập khẩu do nhà thầu ký với đối tác nước ngoài có bản dịch Tiếng Việt được công chng, xác nhận dịch thuật;

d) Giấy bảo lãnh tiền tạm ứng, xác nhận tài khoản ký quỹ, xác nhận tài khoản phong tỏa theo quy định;

đ) Báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, biên bản đàm phán, thương thảo hợp đồng với nhà thầu;

e) Hồ sơ, tài liệu khác liên quan đến hợp đồng (nếu có).

4. Trong trường hợp cần thiết, căn cứ tính chất và yêu cầu thực tế của công tác mua sắm, trên cơ sở báo cáo tiến độ thực hiện và đề nghị của chủ đầu tư, đơn vị mua sắm, Cục Tài chính thực hiện chuyển vốn đầu tư, kinh phí mua sắm được Bộ Tài chính cấp về tài khoản của chủ đầu tư, đơn vị mua sắm. Ch đầu tư, đơn vị mua sắm thực hiện kiểm soát chi, chịu trách nhiệm tự kiểm tra, kiểm soát hồ sơ cấp phát, thanh toán theo đúng quy định và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ.

5. Khi kiểm tra, kiểm soát hồ sơ cấp phát, thanh toán, nếu phát hiện khoản chi chưa thực hiện đúng quy định về mua sắm tài sản, hàng hóa của Nhà nước và của Bộ Công an hoặc khi chi mà khả năng sẽ dẫn đến lãng phí, Cục Tài chính tạm thời chưa cấp phát, chi trả; đồng thời, thông báo nội dung trên cho chủ dự án, thủ trưởng đơn vị mua sắm để xem xét lại. Trường hợp cần thiết, Cục Tài chính báo cáo lãnh đạo Bộ Công an đ xin ý kiến chỉ đạo.

6. Đối với vốn đầu tư các dự án thực hiện phương thức cấp qua Kho bạc Nhà nước, chủ đầu tư có trách nhiệm liên hệ với Kho bạc Nhà nước mở tài khoản để thực hiện việc giao dịch của dự án. Chủ đầu tư lựa chọn Kho bạc Nhà nước m tài khoản bảo đảm thuận tiện cho giao dịch của chủ đầu tư và cũng thuận tiện cho việc kiểm soát thanh toán của Kho bạc Nhà nước.

Khi có yêu cầu về việc tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư cho các nhà thầu, chủ đầu tư lập hồ sơ theo quy định gửi Kho bạc Nhà nước để được cấp phát tạm ứng, thanh toán. Trên cơ sở hồ sơ và đề nghị của chủ đầu tư, Kho bạc Nhà nước kiểm soát tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư bảo đảm đúng chế độ quy định hiện hành và thanh toán trực tiếp cho nhà thầu trong phạm vi chỉ tiêu kế hoạch vốn đã bố trí cho dự án.

Kế hoạch vốn trong năm đã bố trí cho dự án (kể cả bổ sung nếu có) thanh toán cho giá trị khối lượng thực hiện đến ngày 31 tháng 12. Chậm nhất tới thời điểm này, chủ đầu tư phải lập, gửi hồ sơ thanh toán tới Kho bạc Nhà nước để được thanh toán. Thời hạn thanh toán đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau; quá thời hạn này, kế hoạch vốn còn lại của dự án sẽ bị thu hồi. Chủ đầu tư tính toán khả năng thực hiện của dự án, nếu khả năng không thực hiện hết chỉ tiêu kế hoạch phải báo cáo về Bộ (qua Cục Kế hoạch và đầu tư, Cục Tài chính) chậm nhất trước 30 tháng 11 năm kế hoạch để điều chnh vốn cho dự án khác.

Điều 18. Quyết toán vốn đầu tư, kinh phí mua sắm

1. Chủ đầu tư, đơn vị mua sắm thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm theo quy định tại Thông tư liên tịch số 54/2004/TTLT-BTC-BCA ngày 10/6/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn lập, chấp hành, quyết toán ngân sách nhà nước và quản lý tài sản nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực an ninh, Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước. Đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước, thực hiện quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách quy định tại Thông tư số 210/2010/TT-BTC ngày 20/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước theo niên độ ngân sách hàng năm.

2. Các dự án hoàn thành thực hiện quyết toán theo quy định tại Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ  trưởng Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước. Các dự án sau khi được phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành mà còn thiếu vốn thì được ưu tiên bố trí kịp thời đủ kế hoạch vốn để thanh toán, nếu còn thừa vốn thì được điều chuyển sang đầu tư cho dự án khác của chủ đầu tư hoặc thu nộp về Bộ để cấp cho dự án khác.

3. Cục Tài chính là cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán dự án đầu tư, dự toán mua sắm hoàn thành, quyết toán vốn đầu tư theo niên độ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt theo ủy quyền.

Mục 3. KIM TRA, GIÁM SÁT, THEO DÕI HOẠT ĐỘNG ĐU THẦU

Điều 19. Kiểm tra hoạt động đấu thầu

1. Cục Kế hoạch và đầu tư là đơn vị chịu trách nhiệm chủ trì thực hiện việc kiểm tra hoạt động đấu thầu trong Công an nhân dân.

2. Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu các dự án đầu tư, dự toán mua sắm do mình quyết định đầu tư, quyết định mua sắm.

3. Việc kiểm tra hoạt động đấu thầu thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 84, khoản 2 Điều 87 Luật Đấu thầu và Điều 125 Nghị định s 63/2014/NĐ-CP Thông tư số 10/2016/TT-BKHĐT ngày 22/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết việc giám sát, theo dõi và kiểm tra hoạt động đấu thầu (Thông tư số 10/2016/TT-BKHĐT).

Điều 20. Giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu

1. Đối với những gói thầu do Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, khi thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, Cục Kế hoạch và đầu tư căn cứ quy mô, tính chất, yêu cầu kỹ thuật của gói thầu để đề xuất những gói thầu cần giám sát, theo dõi trong báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 6, Điều 7 Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT Sau khi có Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, Cục Kế hoạch và đầu tư thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư, bên mời thầu về việc giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện theo quy định.

2. Thủ trưởng đơn vị mua sắm quyết định tổ chức giám sát, theo dõi những gói thầu thuộc thẩm quyền khi thấy cần thiết.

3. Đối với những gói thầu có thắc mắc, kiến nghị hoặc thấy cần thiết phải giám sát, theo dõi trong quá trình thực hiện lựa chọn nhà thầu, Cục Kế hoạch và đầu tư báo cáo Bộ trưởng xem xét quyết định việc thực hiện giám sát, theo dõi và tổ chức thực hiện.

4. Việc giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu thực hiện theo quy định tại Điều 126 Nghị định 63/2014/NĐ-CP Thông tư số 10/2016/TT-BKHĐT.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 21. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2017 và thay thế Thông tư s 62/2010/TT-BCA ngày 24/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định thực hiện mua sắm tài sản hàng hóa trong Công an nhân dân.

2. Đối với dự án đầu tư, dự toán mua sắm tài sản, hàng hóa trong Công an nhân dân đã được phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu và đã có thông báo chỉ tiêu kế hoạch vốn trước khi Thông tư này có hiệu lực thi hành mà chưa xây dựng hồ sơ mời thầu thì phải xây dựng hồ sơ mời thầu theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng trong Thông tư này có sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì các nội dung dẫn chiếu sẽ được áp dụng theo các văn bản mới đã có hiệu lực.

Điều 22. Trách nhiệm thi hành

1. Cục Kế hoạch và đầu tư chủ trì, phối hợp với Cục Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này; hàng năm có kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dưng nâng cao trình độ nghiệp vụ công tác đấu thầu mua sắm cho Công an các đơn vị, địa phương; tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu hàng năm theo quy định.

2. Các Tổng cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ; Giám đốc Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Giám đốc các học viện, Hiệu trưng các trường Công an nhân dân; Giám đốc các doanh nghiệp, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập trong Công an nhân dân chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo, về Bộ Công an (qua Cục Kế hoạch và đầu tư) để kịp thi hướng dẫn.

 

 

 

BỘ TRƯỞNG

(đã ký)

Thượng tướng Tô Lâm

 

Văn bản khác

Số hiệu
Trích yếu
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
File
2045 - CV/BTCTW
29/12/2016
29/12/2016

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website