• Ma-đa-ga-xca (Madagascar)

    Phía nam châu Phi, bao gồm đảo Ma-đa-ga-xca và một số đảo nhỏ phụ cận nằm trên Ấn Độ Dương, phía đông Mô-dăm-bích. Là hòn đảo lớn thứ tư trên thế giới, có vị trí chiến lược dọc theo kênh Mô-dăm-bích.

  • Ma-la-uy (Malawi)

    Ở phía nam châu Phi, giáp Tan-da-ni-a, Mô-dăm-bích, Dăm-bi-a và hồ Ni-a-xa. Ma-la-uy là một trong những nước kém phát triển nhất thế giới. Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp với 90% số dân sống ở khu vực nông thôn. Kinh tế phụ thuộc vào sự hỗ trợ kinh tế đáng kể từ IMF, Ngân hàng thế giới và một số nước tài trợ khác.

  • Ma-li (Mali)

    Ở Tây Phi, giáp An-giê-ri, Ni-giê, Buốc-ki-na Pha-xô, Cốt Đi-voa (Bờ biển Ngà), Ghi-nê, Xê-nê-gan, Mô-ri-ta-ni. Ma-li là một trong những trung tâm văn hóa tri thức sống động nhất châu Phi. Các sinh hoạt văn hóa hằng ngày khác biệt của người Mali phản ánh tính đa dạng về sắc tộc và địa lý của đất nước.

  • Ma-rốc (Morocco)

    Ở Tây Bắc châu Phi, giáp Địa Trung Hải, An-giê-ri, Xa-ra-uy và Đại Tây Dương. Có vị trí quan trọng dọc theo eo biển Gibraltar. Ma-rốc có trữ lượng phốt phát lớn nhất thế giới. Ma-rốc cũng là đất nước có nền văn hóa rực rỡ và phong phú, hợp giữa phương Đông, phương Tây và phương Bắc

  • Mô-dăm-bích (Mozambique)

    Ở Đông Nam châu Phi, giáp Tan-da-ni-a, eo biển Mô-dăm-bích, Xoa-di-len, Nam Phi, Dim-ba-bu-ê, Dăm-bi-a, Ma-la-uy. Nền kinh tế nước này cung cấp điện, dịch vụ cảng, giao thông quá cảnh cho các nước láng giềng. 

  • Mô-ri-ta-ni (Mauritania)

    Ở Bắc Phi, giáp An-giê-ri, Ma-li, Xê-nê-gan, Đại Tây Dương và Xa-ra-uy. Phần lớn diện tích là những đồng bằng khô cằn của Xa-ha-ra, nhưng đa số dân cư sống dựa vào nghề nông nghiệp và đánh bắt thuỷ hải sản. Biển Mô-ri-ta-ni là một trong những vùng nhiều cá nhất trên thế giới.

  • Mô-ri-xơ (Mauritius)

    Là quốc đảo ở phía tây Ấn Độ Dương, cách Ma-đa-ga-xca 900 km về phía đông. Mô-ri-xơ là một nước có nền kinh tế đa dạng, thu nhập trung bình, với nền công nghiệp, dịch vụ tài chính, và ngành du lịch đang phát triển

  • Nam Phi (South Africa)

    Nằm ở cực nam châu Phi, giáp Na-mi-bi-a, Bốt-xoa-na, Dim-ba-bu-ê, Mô-dăm-bích, Xoa-di-len, Lê-xô-thô, Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương; bờ biển dài 3000 km. Nam Phi là một nước phát triển nhất ở châu Phi vớiGDP chiếm 1/3 GDP của toàn châu lục; là nước xuất khẩu vàng lớn nhất thế giới và là đầu tàu thúc đẩy sự phát triển của 14 nước miền Nam châu Phi. 

  • Na-mi-bi-a (Namibia)

    Ở Tây Nam châu Phi, giáp Ăng-gô-la, Dăm-bia, Bốt-xoa-na, Cộng hòa Nam Phi và Đại Tây Dương. Namibia là nước xuất khẩu khoáng sản lớn thứ tư ở châu Phi và sản xuất uranium lớn thứ năm trên thế giới, nhưng một nửa dân số sống dựa vào nông nghiệp (chủ yếu là nông nghiệp tự cung tự cấp).

  • Ni-giê (Niger)

    Ở Tây Phi, giáp Li-bi, Sát, Ni-giê-ri-a, Bê-nanh, Buốc-ki-na Pha-xô, Ma-li và An-giê-ri. Ni-giê là một quốc gia nghèo ở Nam Xa-ha-ra, phần lớn là sa mạc cát. Nền kinh tế tự cung tự cấp chủ yếu dựa vào nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, tái xuất khẩu và uranium. 

1 2 3 4 5 6

Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng

(ĐCSVN) - Ngày 10/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định số 190-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phong phú, sinh động gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024, 2025.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website