• Ăng-gô-la (Angola)

    Nằm ở Tây Nam châu Phi, phía Bắc giáp Cộng hòa Công-gô, Cộng hòa dân chủ Công-gô, phía Đông giáp Dăm-bi-a, Nam giáp Na-mi-bi-a và phía Tây giáp Đại Tây Dương.

  • An-giê-ri (Angiéri)

    Nằm ở Bắc Phi, giáp Địa Trung Hải, Tuy-ni-di, Li-bi, Ni-giê, Ma-li, Mô-ri-ta-ni, Tây Xa-ha-ra, Ma-rốc. Thể loại âm nhạc An-giê-ri nổi tiếng nhất trên thế giới là raï, một loại nhạc có khuynh hướng pop, dựa trên âm nhạc dân gian. 

  • A-rập Ai cập

    Gồm hai bộ phận lãnh thổ ngăn cách bởi kênh Suez: Phần lãnh thổ chủ yếu ở Đông Bắc châu Phi và phần lãnh thổ ở bán đảo Sinai phía tây châu Á. Ai Cập giáp Địa Trung Hải, Ixraen, biển Đỏ, Xuđăng và Libi. Kiểm soát bán đảo Sinai, con đường bộ duy nhất nối châu Phi và châu Á; kiểm soát kênh đào Suez, con đường biển ngắn nhất giữa Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải.

  • Bê-nanh (Benin)

    Nằm ở Vịnh Bê-nanh thuộc Tây Phi, Bắc giáp Ni-giê và Buốc-ki-na Pha-xô; Đông giáp Ni-giê-ri-a, Tây giáp Tô-gô, Nam giáp Đại Tây Dương. Vào thế kỷ XV, người Bồ Đào Nha đặt chân lên vùng đất Đa-hô-mây (Bê-nanh ngày nay). Trải qua nhiều biến động, đến tháng 11-1975, Đa-hô-mây đổi tên thành Bê-nanh.

  • Bốt-xoa-na (Botswana)

    Nằm ở phía nam châu Phi, phía Bắc và Đông Bắc giáp Dim-ba-bu-ê, Nam và Đông Nam giáp Nam Phi, tây giáp Na-mi-bi-a. Dân số tập trung chủ yếu ở phía đông của đất nước. Năm 1885 thực dân Anh đổi tên Bốt-xoa-na thành Bê-xua-na-len và tuyên bố nước này là đất bảo hộ của mình. Ngày 30/9/1966 nước này giành được độc lập và lấy lại tên cũ.

  • Buốc-ki-na Pha-sô (Burkina faso)

    Buốc-ki-na Pha-sô (trước tháng 8-1984 là Cộng hòa Thượng Vôn-ta) nằm ở Tây Phi, giáp Ma-li, Ni-giê, Bê-nanh, Tô-gô, Ga-na và Cốt Đi-voa. Hai đặc trưng chính làm nên bản sắc văn hóa là mặt nạ và khiêu vũ. Những mặt nạ được dùng trong nghi lễ hy sinh tới những vị thần và tinh thần hồn nhiên, vui vẻ trong làng, thể hiện sự ao ước của nông dân được ấm no, hạnh phúc.

  • Bu-run-đi (Burundi)

    Nằm ở Trung Phi, giáp Ru-an-đa, Tan-da-ni-a, hồ Tan-gia-ni-ka và Cộng hòa dân chủ Công-gô. Nghèo tài nguyên thiên nhiên, công nghiệp kém phát triển chủ yếu là chế biến các sản phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, là chỗ dựa cho hơn 90% dân số, sản xuất cà phê, bông, chè, chăn nuôi.

  • Ca-mơ-run (Cameroon)

    Nằm trên bờ biển Tây Phi, giáp Ni-giê-ri-a, Sát, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Công-gô, Ga-bông, Ghi-nê Xích đạo và vịnh Bi-a-phra. Ca-mơ-rum có một nền văn hóa mang đậm bản sắc châu Phi. Dầu mỏ là nguồn tài nguyên quan trọng đóng góp tài chính cho ngân quỹ quốc gia.

  • Cáp-ve (Cape verde)

    Nằm ở Tây Phi, bao gồm một nhóm gồm 10 đảo lớn và một số đảo nhỏ trên Đại Tây Dương, cách bờ biển Xê-nê-gan trên 500 km. Có vị trí chiến lược trên tuyến đường chính bắc - nam trên bờ biển Tây Phi. 

  • Cô-mo (Comoros)

    Là nước hải đảo nằm ở vịnh Mô-dăm-bích trên Ấn Độ Dương. Cô-mo có vị trí quan trọng ở đầu phía bắc của eo biển Mô-dăm-bích. Khai thác lâm sản và đánh bắt cá đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Hàng năm phải nhập khẩu một lượng lớn lương thực đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.

1 2 3 4 5 6

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website