Ma-rốc (Morocco)

Vương quốc Ma-rốc (Kingdom of Morocco)

Mã vùng điện thoại: 212              Tên miền Internet: .ma

  Quốc kỳ Vương quốc Ma-rốc

Vị trí địa lý: Ở Tây Bắc châu Phi, giáp Địa Trung Hải, An-giê-ri, Xa-ra-uy và Đại Tây Dương. Có vị trí quan trọng dọc theo eo biển Gibraltar. Tọa độ: 32000 vĩ bắc, 5000 kinh tây.

Diện tích: 446.550 km2

Thủ đô: Ra-bát (Rabat)

Lịch sử: Vương quốc Marốc hình thành vào thế kỷ XI, có nền thương mại rất phát triển buôn bán với nhiều quốc gia Trung cận Đông, châu Âu. Năm 1912, Pháp và Tây Ban Nha đô hộ Ma-rốc, chia Ma-rốc thành 3 vùng: vùng thuộc Pháp, vùng thuộc Tây Ban Nha và vùng "quốc tế" Tan-gi-ê. Năm 1956, Ma-rốc giành được độc lập trở thành một nước thống nhất.

Quốc khánh: 3-3 (1961)

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Quân chủ lập hiến.

Các khu vực hành chính: 37 tỉnh và 2 đặc khu: Agadir, Al Hoceima, Azilal, Beni Mellal, Ban Slimane, Boulemane, Chaouen, El Jadida, El Kelaa des Srarhna, Er Rachidia, Essaouira, Fes, Figuig, Guelmim, Ifrane, Kenitra, Khemisset, Khenifra, Khouribga. Laayoune, Larache, Marrakech, Meknes, Nador, Ouarzazate, Oujda, Safi, Settat, Sidi Kacem, Tanger, Tan-tan, Taounate, Taroudannt, Tata, Taza, Tetouan, Tiznit, Rabat-Sale*, Casablanca*.

Hiến pháp: Thông qua ngày 10-3-1972, được sửa đổi tháng 9-1996.

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước: Vua.

Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng.

Marốc theo chế độ quân chủ cha truyển con nối; Thủ tướng do nhà Vua chỉ định sau cuộc bầu cử cơ quan lập pháp.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội hai viện gồm Thượng viện (270 ghế, được bầu gián tiếp từ các hội đồng địa phương, các tổ chức và các nghiệp đoàn lao động, nhiệm kỳ 9 năm; 1/3 số này sẽ bầu lại 3 năm 1 lần) và Hạ viện (325 ghế, được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm).

Cơ quan tư pháp: Tòa án Tối cao, các thẩm phán được bổ nhiệm dựa trên khuyến nghị của Uỷ ban tối cao về tư pháp do nhà Vua làm chủ tịch.

Chế độ bầu cử: Từ 21 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

Các đảng phái chính: Liên hiệp các lực lượng nhân dân XHCN (USFP), Đảng Istiqlal (IP), Đảng vì chủ nghĩa xã hội và tiến bộ (PPS), Đảng Dân chủ xã hội (PSD), Liên minh Hiến pháp (UC), Phong trào đại chúng (MP), Đảng Dân chủ quốc gia (PND), Phong trào Nhân dân quốc gia (MNP), Phong trào Dân chủ xã hội (MDS), v.v..

Khí hậu: Khí hậu Địa Trung Hải. Nhiệt độ trung bình tháng 1: 10 - 120C, tháng 7: 24 - 280C. Lượng mưa trung bình: 500 - 1000 mm (ở miền Nam: dưới 100 mm).

Địa hình: Có nhiều đồi núi với những cao nguyên rộng lớn; giữa các dãy núi là các thung lũng và đồng bằng phì nhiêu.

Tài nguyên thiên nhiên: Phốt phát (trữ lượng đứng đầu thế giới), quặng sắt, mangan, chì, kẽm, cá, muối.

Dân số: 32.600.000 người (ước tính năm 2012)

Các dân tộc: người A-rập (99,1%), các dân tộc khác (0.7%), người Do Thái (0.2%)

Ngôn ngữ chính: tiếng A-rập, tiếng địa phương Berber, tiếng Pháp.

Tôn giáo: Đạo hồi (98,7%), đạo Thiên chúa (1,1%), đạo Do Thái (0,2%)

Kinh tế:

Tổng quan: Ma-rốc có trữ lượng phốt phát lớn nhất thế giới, 54,7 tỷ tấn, hàng năm sản xuất khoảng 20 triệu tấn. Từ đầu những năm 1980, với sự giúp đỡ của Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới và Câu lạc bộ các nhà doanh nghiệp Pa-ri (Pháp), Ma-rốc đã thực hiện chương trình kinh tế nhằm giảm bớt chi tiêu của Chính phủ, mở rộng các hoạt động kinh tế tư nhân và thương mại với nước ngoài.

Sản phẩm công nghiệp: Phốt phát, thực phẩm, hàng da, hàng dệt, vật liệu xây dựng...

Sản phẩm nông nghiệp: Lúa mạch, lúa mì, rượu vang, rau quả, dầu ôliu, gia súc.

Văn hoá: Ma-rốc là một đất nước có nền văn hóa rực rỡ và phong phú. Đó là sự kết hợp giữa những yếu tố văn hóa của cả phương Đông, phương Tây và phương Bắc, thể hiện ở những đồ thủ công mỹ nghệ và những đền đài, lăng tẩm nguy nga. Kỹ thuật nấu nướng của người Ma-rốc cũng rất nổi tiếng, đặc biệt là các loại hương liệu, gia vị.

Giáo dục: Kể từ những năm 1980, Chính phủ Ma-rốc đã có nhiều nỗ lực trong việc phát triển hệ thống giáo dục, xây dựng trường học và đào tạo giáo viên. Giáo dục tiền học đường tập trung vào việc truyền thụ kiến thức về tôn giáo và lòng yêu nước. Giáo dục tiểu học và trung học dựa theo mô hình của Pháp.

Các thành phố lớn: Casablanca, Marrakech, Fes...

Đơn vị tiền tệ: dirham Ma-rốc (DH); 1 DH = 100 centịme

Quan hệ quốc tế: Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 27/3/1961. Tham gia các tổ chức quốc tế: AfDB, EBRD, ECA, FAO, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IMO, IOC, ISO, ITU, OAS, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WIPO, WMO, WtrO, v.v..

Danh lam thắng cảnh: Rabat, Casablanca, cung điện của quốc vương ở Tanger, quảng trường Dema En Phơna, dãy núi Attatxcơ, v.v..

Cơ quan đại diện:

Đại sứ quán Việt Nam tại Ma-rốc:

Địa chỉ: số 27, phố Mezzouda, Souissi, Rabat, Vương quốc Ma-rốc

Điện thoại: 00 212 5 37 65 92 56

Fax: 00 212 5 37 65 92 10

E-mail: vnambassade@yahoo.com.vn

Đại sứ quán Ma-rốc tại Việt Nam:

Địa chỉ: số 9, phố Chu Văn An, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: 37 345586/87

Fax: 37 345589

E-mail: embamaroc-hanoi@vnn.vn 



Ban Tư liệu - Văn kiện (Tham khảo: mofa.gov.vn)

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website