Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng, ký kết ngày 26/10/1961

Các nước ký kết, với mong muốn bảo hộ quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, và các tổ chức phát sóng, đã nhất trí như sau:

Điều 1 [ Bảo đảm sở hữu cá nhân quyền tác giả ]

Sự bảo hộ theo Công ước này là thống nhất và không hề ảnh hưởng đến sự bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật. Do vậy, không ai được phép giải thích bất kỳ điều khoản nào của Công ước này theo cách làm phương hại tới sự bảo hộ đó.

Điều 2 [ Sự bảo hộ theo Công ước. Định nghĩa thế nào là đối xử quốc gia]

1. Theo mục đích của Công ước này, đối xử quốc gia được hiểu là sự đối xử theo luật quốc gia của Nước ký kết  nơi công bố bảo hộ:

a) những người biểu diễn là công dân của nước đó, đối với các buổi biểu diễn được thực hiện, phát sóng hoặc định hình lần đầu trên lãnh thổ nước đó;

b) những nhà sản xuất bản ghi âm là công dân của nước đó, đối với các bản ghi âm được định hình lần đầu hay công bố lần đầu trên lãnh thổ nước đó;

c) tổ chức phát sóng có trụ sở tại lãnh thổ nước đó, đối với các buổi phát sóng được truyền từ các đài phát đặt tại lãnh thổ nước đó.

2. Đối xử quốc gia phải tuân thủ sự bảo hộ đã được bảo đảm một cách cụ thể, tuân thủ các điều hạn chế quy định cụ thể trong Công ước này.

Điều 3 [ Định nghĩa: (a) người biểu diễn; (b) bản ghi âm; (c) nhà sản xuất bản ghi âm; (d) công bố; (e) sao chép; (f) phát sóng; (g) tái phát sóng]

Theo mục đích của Công ước này:

a) “người biểu diễn" là các diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác đóng vai diễn, hát, đọc, ngâm, trình bày, hoặc thể hiện các tác phẩm

văn học và nghệ thuật;

b) "bản ghi âm" là bất kỳ một bản định hình thuần túy về âm thanh của các âm thanh của buổi biểu diễn hoặc của các âm thanh khác;

c) "nhà sản xuất bản ghi âm" là một cá nhân hoặc pháp nhân đầu tiên định hình âm thanh của buổi biểu diễn hoặc của các âm thanh khác;

d) "công bố" là cung cấp các bản sao của một bản ghi âm tới công chúng với số lượng hợp lý;

e) "sao chép" là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của một bản ghi âm;

f) "phát sóng" là việc truyền bằng phương tiện vô tuyến những âm thanh hoặc những  hình ảnh và âm thanh để công chúng thu.

g) "tái phát sóng" là sự phát sóng đồng thời bởi một tổ chức phát sóng một buổi phát sóng của một tổ chức phát sóng khác.

Điều 4 [Các buổi biểu diễn được bảo hộ. Các tiêu chuẩn gắn với người biểu diễn]

Mọi nước ký kết đều dành sự đối xử quốc gia cho những người biểu diễn, nếu bất kỳ một trong các điều kiện sau đây được đáp ứng:

a) Buổi biểu diễn được thực hiện trong một nước thành viên khác.

b) Buổi biểu diễn được định hình vào một bản ghi âm, mà bản ghi âm đó được bảo hộ theo Điều 5 của Công ước này.

c) Buổi biểu diễn không được định hình vào một bản ghi âm nhưng lại được phát trong một buổi phát sóng được bảo hộ theo Điều 6 của Công ước này.

Điều 5 [Bản ghi âm được bảo hộ: 1. Các tiêu chuẩn gắn với nhà sản xuất bản ghi âm; 2. Công bố đồng thời; 3. Quyền loại trừ một số tiêu chuẩn]

1. Mọi nước thành viên đều phải dành sự đối xử quốc gia cho nhà sản xuất bản ghi âm nếu một trong các điều kiện sau đây được đáp ứng:

a) Nhà sản xuất bản ghi âm là một công dân của một nước thành viên khác (tiêu chí về quốc tịch).

b) Việc định hình âm lần đầu được thực hiện tại một nước thành viên khác (tiêu chí về định hình).

c) Bản ghi âm được công bố lần đầu tại một nước thành viên khác (tiêu chí về nơi công bố).

2. Nếu bản ghi âm đã được công bố lần đầu tại một nước không phải là thành viên, đồng thời nếu bản ghi âm này cũng được công bố trong vòng 30 ngày

kể từ lần công bố đầu tiên, trong một nước thành viên (công bố đồng thời) thì bản ghi âm này phải được coi là công bố lần đầu tại nước thành viên đó.

3. Bằng một thông báo gửi cho Tổng thư ký Liên Hợp quốc, bất kỳ nước thành viên nào cũng có thể tuyên bố rằng nước mình sẽ không áp dụng tiêu chí

về công bố, hoặc không áp dụng tiêu chí về định hình âm. Bản thông báo như vậy có thể trao vào thời điểm phê chuẩn, chấp thuận, hoặc gia nhập, hoặc

vào bất kỳ thời điểm nào sau đó; trong trường hợp nộp sau, thông báo bắt đầu có hiệu lực sau sáu tháng tính từ khi nộp.

Điều 6 [ Các buổi phát sóng được bảo hộ: 1. Các điểm quy về tổ chức phát sóng; 2. Quyền bảo lưu]

1. Mỗi nước thành viên sẽ dành sự đối xử quốc gia cho tổ chức phát sóng nếu một trong hai điều kiện sau đây được đáp ứng:

a) Trụ sở của tổ chức phát sóng đặt trong lãnh thổ của một nước thành viên khác.

b) Buổi phát sóng đã được phát từ một đài phát đặt trong một nước thành viên khác.

2. Bằng một bản thông báo gửi tới Tổng thư ký Liên Hợp quốc, bất kỳ nước thành viên nào cũng có thể tuyên bố rằng nước đó chỉ bảo hộ các buổi phát

sóng khi trụ sở của tổ chức phát sóng đặt trong một nước thành viên khác và các buổi phát sóng này được phát từ một đài phát cũng đặt trong nước

thành viên đó. Bản thông báo như vậy có thể trao nộp vào thời điểm phê chuẩn, chấp thuận hoặc gia nhập hoặc vào bất kỳ thời điểm nào sau đó; trong

trường hợp nộp sau, thông báo bắt đầu có hiệu lực sau sáu tháng tính từ khi nộp.

Điều 7 [Bảo hộ tối thiểu dành cho người biểu diễn: 1. Các quyền cụ thể; 2. Mối quan hệ giữa người biểu diễn và các tổ chức phát sóng]

1. Sự bảo hộ quy định cho người biểu diễn theo Công ước này bao gồm quyền ngăn cấm:

a) Phát sóng hoặc truyền phát tới công chúng buổi biểu diễn của người biểu diễn  mà không có thoả thuận, trừ khi bản thân buổi biểu diễn đã là một

chương trình  phát sóng hoặc được thực hiện từ một bản ghi âm;

b) Định hình buổi biểu diễn chưa được định hình của người biểu diễn không có sự thoả thuận;

c) Sao chép bản ghi buổi biểu diễn không có sự thoả thuận:

i. Nếu thực hiện việc định hình chính bản ghi âm gốc không có sự thoả thuận;

ii. Nếu sự sao chép này thực hiện với mục đích khác với các mục đích đã thoả thuận với những người biểu diễn;

iii.Nếu định hình bản gốc theo các quy định của Điều 15 của Công ước nhưng sự sao chép lại thực hiện với mục đích khác với các mục đích đã ghi trong các quy định đó.

2.

(1) Nếu việc phát sóng đã được những người biểu diễn đồng ý, thì luật quốc gia nơi công bố bảo hộ có quyền quy định sự bảo hộ chống tái phát sóng, quy

định việc định hình với mục đích phát sóng và việc sao chép bản ghi âm nhằm mục đích phát sóng đó.

(2) Các điều khoản và điều kiện khống chế sự sử dụng các bản ghi âm do các tổ chức phát sóng thực hiện  nhằm mục đích phát sóng phải được xác định phù hợp với luật quốc gia của nước thành viên nơi công bố bảo hộ.

(3) Tuy nhiên, không được phép áp dụng luật pháp của nước trong điểm (1) và (2) của khoản này để tước bỏ quyền kiểm soát của người biểu diễn đối với quan hệ của họ với các tổ chức phát sóng thông qua hợp đồng.

Điều 8 [ Đại diện của những người biểu diễn]

Bất kỳ nước thành viên nào đều có thể, thông qua luật pháp của nước mình, quy định cụ thể phương thức chọn người đại diện thực hiện các quyền của họ nếu nhiều người tham gia vào cùng  một cuộc biểu diễn.

Điều 9 [ Nghệ sĩ tạp kỹ và xiếc]

Bất kỳ nước thành viên nào cũng có thể, thông qua luật pháp của nước mình, mở rộng sự bảo hộ được quy định trong Công ước này cho các nghệ sĩ không biểu diễn tác phẩm văn học hoặc nghệ thuật.

Điều 10 [ Quyền sao chép của nhà sản xuất bản ghi âm]

Các nhà sản xuất bản ghi âm được hưởng quyền uỷ thác hoặc cấm sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp các bản ghi âm của họ.

 

Điều 11 [ Thủ tục đối với bản ghi âm]

Nếu nước thành viên, theo luật quốc gia mình đòi hỏi phải tuân thủ các thủ tục hình thức đối với các bản ghi âm như điều kiện bảo hộ các quyền của nhà sản xuất bản ghi âm hoặc của người biểu diễn hoặc của cả hai, thì các thủ tục đó được coi là đã hoàn thành nếu tất cả các bản sao thương mại của bản ghi âm đã được công bố hoặc bao gói của chúng mang dấu hiệu gồm biểu tượng P, cùng với năm công bố lần đầu. Biểu tượng này cần  tạo ra dấu hiệu hợp lý về quyền được bảo hộ thông qua cách trình bày của mình; Nếu các bản sao hoặc bao gói không xác định nhà sản xuất hoặc người được nhà sản xuất cấp giấy phép (tên của người đó, hoặc nhãn hiệu thương mại hoặc các ký hiệu thích hợp khác), thì biểu tượng phải đưa thêm tên của chủ sở hữu các quyền của nhà sản xuất. Ngoài ra, nếu bản sao hoặc bao gói không xác định người biểu diễn chính, thì biểu tượng phải đưa thêm tên của người sở hữu các quyền của những người biểu diễn đó theo luật của nước nơi thực hiện việc định hình.

Điều 12 [Sử dụng lại bản ghi âm]

Nếu một bản ghi âm đã được công bố vì mục đích thương mại, hoặc một bản sao của bản ghi âm ấy được sử dụng trực tiếp để phát sóng hoặc truyền phát tới công chúng thì người sử dụng trả cho người biểu diễn hoặc nhà sản xuất bản ghi âm hoặc cả hai một khoản tiền thù lao hợp lý. Trong trường hợp không có sự thoả thuận giữa các bên, luật quốc gia có thể quy định các điều kiện để phân chia khoản thù lao này.

Điều 13 [ Quyền tối thiểu của các tổ chức phát sóng]

Các tổ chức phát sóng có quyền uỷ thác hoặc cấm:

a) Tái phát sóng các buổi phát sóng của họ;

b) Định hình các buổi phát sóng của họ;

c) Sao chép :

i.  Các bản định hình của các buổi phát sóng của họ, không có sự thoả thuận;

ii. Các bản định hình các buổi phát sóng của họ thực hiện theo quy định của Điều 15 nhưng không phục vụ mục đích khác với mục đích đã nêu trong các quy định đó.

d) Truyền phát tới công chúng các buổi phát sóng truyền hình của họ nếu sự truyền phát đó thực hiện tại các địa điểm mà công chúng phải trả tiền vào cửa. Luật quốc gia của nước nơi công bố bảo hộ quyền này có quyền đưa ra điều kiện thực thi quyền này.

Điều 14 [ Thời hạn bảo hộ tối thiểu]

Thời gian bảo hộ được hưởng theo Công ước này phải kéo dài ít nhất cho đến khi hết thời hạn là 20 năm kể từ cuối năm:

a) Thực hiện định hình bản ghi âm  đối với các bản ghi âm và đối với các tiết mục biểu diễn trong bản ghi âm đó.

b) Tổ chức biểu diễn  đối với các buổi biểu diễn không định hình trong các bản ghi âm.

c) Phát sóng  đối với các buổi phát sóng.

Điều 15 [ Các ngoại lệ được phép: 1. Các hạn chế cụ thể; 2. Tương đương với quyền tác giả ]

1. Bất kỳ một nước thành viên nào đều có thể quy định trong luật pháp của nước mình các ngoại lệ đối với sự bảo hộ quy định trong Công ước này đối với:

a) Sử dụng cá nhân;

b) Sử dụng các trích dẫn ngắn nhằm mục đích đưa tin thời sự;

c) Ghi âm tạm thời do một tổ chức phát sóng thực hiện bằng các phương tiện riêng  phục vụ buổi phát sóng của chính họ;

d) Sử dụng chỉ nhằm mục đích nghiên cứu và giảng dạy.

2. Ngoài Khoản 1 của Điều này, bất kỳ một nước thành viên nào cũng có thể quy định trong luật pháp của nước mình các hạn chế tương tự đối với việc bảo hộ những người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng, giống như các hạn chế mà nước đó quy định trong luật pháp của mình đối với sự bảo hộ quyền tác giả của các tác phẩm văn học, nghệ thuật. Tuy nhiên, giấy phép bắt buộc có thể chỉ cấp theo quy định của Công ước này.

Điều 16 [ Bảo lưu ]

1. Bất kỳ Nước nào khi trở thành thành viên của Công ước này đều bị ràng buộc bởi tất cả các nghĩa vụ và được hưởng tất cả các lợi ích của Công ước. Tuy nhiên, mọi nước vào bất cứ lúc nào có thể gửi cho Tổng thư ký Liên Hợp quốc một thông báo tuyên bố rằng:

a) Đối với Điều 12:

i.  Nước đó sẽ không áp dụng các quy định của Điều này;

ii. Nước đó sẽ không áp dụng các quy định của Điều này đối với một số cách sử dụng;

iii. Nước đó sẽ không áp dụng Điều này đối với các bản ghi âm mà nhà sản xuất không phải là công dân của một nước thành viên khác;

iv. Nước đó sẽ hạn chế sự bảo hộ theo Điều này đối với các bản ghi âm mà nhà sản xuất là công dân của một nước thành viên khác về phạm vi và thời hạn mà nước thành viên khác dành sự bảo hộ đối với các bản ghi âm được định hình lần đầu bởi công dân của nước đưa ra bản tuyên bố. Tuy nhiên, phạm vi bảo hộ không bị coi là khác biệt khi nước thành viên mà nhà sản xuất bản ghi âm mang quốc tịch không dành sự bảo hộ cho cùng một người hoặc những người thụ hưởng như là nước đưa ra tuyên bố;

b/ Đối với Điều 13, nước đó sẽ không áp dụng Điểm (d) của Điều này; Nếu một nước thành viên đưa ra một tuyên bố như vậy, thì các nước thành viên khác sẽ không buộc phải giao quyền, như quy định trong Điều 13 Điểm (d), cho các tổ chức phát sóng có trụ sở trong nước đó.

2. Nếu thông báo, như đã nói đến trong Khoản (1) của Điều này, đưa ra sau ngày nộp văn bản xin phê chuẩn, chấp thuận hoặc gia nhập, thì tuyên bố đó sẽ bắt đầu có hiệu lực sau sáu tháng tính từ ngày nộp.

Điều 17 [Chỉ áp dụng tiêu chí “ nơi định hình của một số nước]

Bất kỳ Nước nào, vào ngày 26 tháng 10 năm 1961, công bố bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chỉ theo tiêu chí định hình mà thôi đều có thể gửi một thông báo cho Tổng thư ký Liên Hợp quốc vào thời điểm phê chuẩn, chấp thuận hoặc gia nhập Công ước để tuyên bố rằng tuân thủ mục đích của Điều 5 về tiêu chí định hình và Khoản 1 (a) (iii), (iv) của Điều 16 mình sẽ áp dụng tiêu chí định hình thay cho tiêu chí quốc tịch.

 

Điều 18 [ Rút lại bảo lưu]

Bất kỳ Nước nào đã nộp thông báo theo Khoản 3 Điều 5, Khoản 2 Điều 6, Khoản 1 Điều 16 hoặc Điều 17 có thể thu hẹp phạm vi hoặc rút lại thông báo bằng một thông báo tiếp theo gửi cho Tổng thư ký Liên Hợp quốc.

Điều 19 [Quyền của người biểu diễn đối với phim ảnh]

Không đi ngược lại quy định của  Điều nào trong Công ước này, một khi người biểu diễn đã đồng ý đưa buổi biểu diễn của mình vào một bản ghi hình hoặc một bản định hình nghe - nhìn, thì Điều 7 không được áp dụng tiếp.

Điều 20 [ Không hồi tố ]

1. Công ước này sẽ không làm phương hại đến các quyền được hưởng tại bất kỳ Nước thành viên nào trước ngày Công ước này bắt đầu có hiệu lực đối với nước thành viên đó.

2. Không một nước thành viên nào bị buộc phải áp dụng các quy định của Công ước này đối với các buổi biểu diễn hoặc phát sóng đã được thực hiện hoặc đối với các bản ghi đã được định hình trước ngày Công ước này bắt đầu có hiệu lực đối với nước đó.

Điều 21 [ Bảo hộ bằng các biện pháp khác]

Sự bảo hộ được quy định trong Công ước này không làm phương hại đến bất kỳ sự bảo hộ nào khác dành cho người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và các tổ chức phát sóng.

Điều 22 [ Các thoả thuận đặc biệt]

Các nước thành viên bảo lưu quyền tham gia vào các thoả thuận đặc biệt giữa các nước với nhau dành cho người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm hoặc tổ chức phát sóng sự bảo hộ rộng hơn sự bảo hộ được hưởng theo Công ước này, hoặc các thoả thuận có các quy định khác nhưng không trái với  Công ước này.

 

Điều 23 [ Ký kết và nộp lưu chiểu]

Công ước này phải gửi cho Tổng thư ký Liên Hợp quốc. Công ước này để mở thời gian ký kết đến ngày 30/06/1962 cho bất kỳ nước nào được mời tham dự Hội nghị ngoại giao về bảo hộ quốc tế người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng, mà các nước này là một bên ký Công ước bản quyền tác giả toàn cầu, hoặc là thành viên của Liên hiệp thế giới về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật.

Điều 24 [ Việc trở thành một thành viên của Công ước]

1. Công ước này là đối tượng phê chuẩn hoặc chấp thuận của các nước ký kết.

2. Công ước này để ngỏ cho việc gia nhập của bất kỳ nước nào được mời tham dự Hội nghị đã nói đến trong Điều 23 và của bất kỳ nước thành viên nào của Liên Hợp quốc, với điều kiện là nước thuộc hai diện trên hoặc là một Bên ký Công ước Bản quyền tác giả Toàn cầu hoặc là một thành viên của Liên hiệp thế giới về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật.

3. Việc phê chuẩn, chấp thuận, hoặc gia nhập sẽ có hiệu lực thông qua việc nộp một văn bản về việc đó cho Tổng thư ký Liên Hợp quốc.

Điều 25 [ Bắt đầu có hiệu lực]

1. Công ước này bắt đầu hiệu lực ba tháng sau ngày nộp văn bản thứ sáu về phê chuẩn, chấp thuận hoặc gia nhập.

2. Sau đó, Công ước này bắt đầu hiệu lực đối với từng nước ba tháng sau ngày nộp văn bản phê chuẩn, chấp thuận hoặc gia nhập của nước đó.

Điều 26 [ Thực thi Công ước thông qua quy định của luật quốc gia]

1. Mỗi nước thành viên cam kết ban hành các biện pháp cần thiết để bảo đảm sự áp dụng Công ước này, phù hợp với Hiến pháp của nước đó.

2. Vào thời điểm gửi văn bản xin phê chuẩn, chấp thuận hoặc gia nhập, mỗi nước phải có đủ khả năng thực hiện được các điều khoản của Công ước theo luật quốc gia của nước mình.

Điều 27[ áp dụng Công ước đối với một số vùng lãnh thổ]

1. Bất kỳ nước nào, vào thời điểm phê chuẩn, chấp thuận hoặc gia nhập Công ước hoặc vào một thời điểm nào khác sau đó, cũng có thể gửi thông báo tới Tổng thư ký Liên Hợp Quốc tuyên bố rằng Công ước này được áp dụng cho tất cả hoặc bất kỳ vùng lãnh thổ nào nơi nước đó chịu trách nhiệm về quan hệ quốc tế, với điều kiện là Công ước Quyền tác giả Toàn cầu hoặc Công ước quốc tế về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật được áp dụng cho lãnh thổ hoặc các vùng lãnh thổ có liên quan. Thông báo này có hiệu lực ba tháng sau ngày nhận thông báo.

2. Thông báo nói đến trong Khoản 3 Điều 5, Khoản 2 Điều 6, Khoản 1 Điều 16, Điều 17 và Điều 18 có thể được mở rộng đến toàn bộ hoặc bất kỳ vùng lãnh thổ nào như đã ghi  trong Khoản 1 của Điều này.

Điều 28[ Rút khỏi Công ước]

1. Bất kỳ nước thành viên nào cũng có thể rút khỏi Công ước này nhân danh chính nước đó hoặc nhân danh tất cả hoặc bất kỳ vùng lãnh thổ nào như đã nói trong Điều 27.

2. Việc rút khỏi Công ước phải được thực hiện thông qua một thông báo gửi cho Tổng thư ký Liên Hiệp quốc và có hiệu lực 12 tháng sau ngày nhận được thông báo đó.

3. Quyền rút khỏi Công ước không được phép thực hiện bởi bất kỳ nước thành viên nào trước khi kết thúc một thời hạn là 5 năm kể từ ngày Công ước này bắt đầu có hiệu lực với nước đó.

4. Một Nước thành viên chấm dứt là thành viên Công ước này kể từ thời điểm nước này không còn là một bên của Công ước Quyền tác giả Toàn cầu cũng không còn là một thành viên của Liên hiệp quốc tế về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật.

5. Công ước này phải chấm dứt áp dụng đối với bất kỳ vùng lãnh thổ nào như đã nói trong Điều 27 kể từ thời điểm khi Công ước Quyền tác giả Toàn cầu cũng như Công ước Quốc tế về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật đều không áp dụng cho vùng lãnh thổ đó.

Điều 29[ Sửa đổi Công ước]

1. Sau khi Công ước này đã có hiệu lực 5 năm, bất kỳ nước thành viên nào đều có thể yêu cầu việc triệu tập một hội nghị nhằm nghiên cứu sửa đổi Công ước bằng cách có thông báo gửi cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc thông báo yêu cầu này cho tất cả các nước thành viên. Nếu trong vòng sáu tháng kể từ ngày có thông báo của Tổng thư ký Liên Hợp quốc không dưới một nửa số các nước thành viên có thông báo tới Tổng thư ký là họ ủng hộ yêu cầu đó, thì Tổng thư ký thông báo cho Tổng giám đốc của Tổ chức Lao động quốc tế, Tổng giám đốc của Tổ chức Văn hoá Giáo dục và Khoa học Liên Hợp quốc, và Giám đốc Văn phòng Liên hiệp quốc tế về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật, những người triệu tập Hội nghị nghiên cứu sửa đổi có sự hợp tác với Uỷ ban Liên Chính phủ như quy định tại Điều 32.

2. Việc thông qua bất kỳ sự sửa đổi nào của Công ước này cần phải được số phiếu thuận của ít nhất là 2/3 số nước tham dự Hội nghị Sửa đổi với điều kiện là đa số này bao gồm 2/3 số Nước mà tại thời điểm của Hội nghị Sửa đổi là thành viên của Công ước này.

3. Trong trường hợp thông qua một Công ước sửa đổi toàn bộ hoặc một phần Công ước này và nếu Công ước sửa đổi không có quy định khác thì:

a) Công ước này sẽ chấm dứt để ngỏ cho việc phê chuẩn, chấp thuận hoặc gia nhập kể từ ngày Công ước sửa đổi bắt đầu có hiệu lực.

b) Công ước này sẽ duy trì hiệu lực đối với các quan hệ giữa hoặc với các nước thành viên không tham gia Công ước sửa đổi.

Điều 30 [ Giải quyết tranh chấp]

Bất kỳ một tranh chấp nào có thể nảy sinh giữa hai hay nhiều nước thành viên liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Công ước này và khi các tranh chấp đó không giải quyết được bằng thương lượng đều phải được đưa ra giải quyết tại Toà án Quốc tế, theo yêu cầu của bất kỳ một bên nào trong các bên tranh chấp, trừ khi họ thoả thuận một phương thức giải quyết khác.

Điều 31 [ Hạn chế đối với các bảo lưu]

Ngoài các quy định tại Khoản 3 Điều 5, Khoản 2 Điều 6, Khoản 1 Điều 16 và Điều 17, không một bảo lưu nào đối với Công ước này được chấp nhận.

Điều 32 [ Uỷ ban Liên chính phủ]

1. Một Uỷ ban Liên Chính phủ được thành lập với các nhiệm vụ sau:

a) Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc áp dụng và điều chỉnh của Công ước này; và

b) Thu thập các đề nghị và chuẩn bị tài liệu về khả năng sửa đổi Công ước này.

2. Uỷ ban này phải bao gồm đại diện của các nước thành viên, được lựa chọn có chú trọng thích đáng đến sự phân chia đồng đều về địa lý. Số thành viên là 6 nếu tổng số nước thành viên là 12 hoặc ít hơn, là 9 nếu tổng số nước thành viên là từ 12 đến 18, là 12 nếu tổng số Nước thành viên là trên 18.

3. Uỷ ban phải được thành lập 12 tháng sau khi Công ước này bắt đầu có hiệu lực thông qua bầu cử giữa các nước thành viên, mỗi nước phải có một phiếu bầu, do Tổng thư ký của Tổ chức Lao động quốc tế, Tổng giám đốc của Tổ chức Văn hoá Giáo dục và Khoa học Liên Hợp Quốc, Giám đốc của Văn phòng Liên Hiệp Quốc tế về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật tổ chức, phù hợp với quy chế bầu cử được đa số các nước thành viên thông qua trước đó.

4. Uỷ ban này sẽ bầu Chủ tịch và các quan chức khác của mình. Uỷ ban sẽ thiết lập quy chế và thủ tục hoạt động của riêng mình. Các quy chế này phải đặc biệt quy định về các hoạt động tương lai của Uỷ ban và về cách thức lựa chọn thành viên của nó trong tương lai sao cho đảm bảo được sự luân phiên giữa các nước thành viên.

5. Các quan chức của Tổ chức Lao động Quốc tế, Tổ chức Văn hoá Giáo dục và Khoa học Liên Hợp Quốc và Văn phòng Liên Hiệp quốc tế về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật được Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của các tổ chức đó chỉ định sẽ thành lập Ban thư ký của Uỷ ban này.

6. Các phiên họp của Uỷ ban phải được triệu tập bất kỳ khi nào mà đa số thành viên của Uỷ ban thấy là cần thiết, phải được tổ chức lần lượt tại trụ sở của Tổ chức Lao động Quốc tế, Tổ chức Văn hoá Giáo dục và Khoa học Liên Hợp Quốc và Uỷ ban của Liên Hiệp Quốc tế về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật.

7. Các chi phí cho các thành viên của Uỷ ban do Chính phủ của các nước hữu quan chịu.

Điều 33 [ Ngôn ngữ ]

1. Công ước này được soạn thảo bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha, ba bản có giá trị ngang nhau.

2. Ngoài ra, văn bản chính thức của Công ước này sẽ được soạn thảo bằng tiếng Đức, tiếng ý và tiếng Bồ Đào Nha.

Điều 34 [ Thông báo ]

1. Tổng thư ký Liên Hợp quốc phải thông báo cho các Nước được mời tham dự Hội nghị nêu trong Điều 23 và mọi nước thành viên Liên Hợp quốc, cũng như thông báo cho Tổng thư ký của Tổ chức Lao động quốc tế, Tổng thư ký của Tổ chức Văn hoá, Giáo dục và Khoa học Liên hợp quốc, Giám đốc của Văn phòng Liên hiệp quốc tế về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật về các vấn đề sau:

a) Nộp văn kiện phê chuẩn, chấp thuận hoặc gia nhập;

b) Ngày Công ước bắt đầu có hiệu lực;

c) Tất cả các thông báo, tuyên bố hoặc thông tin quy định trong Công ước này;

d) Nếu bất kỳ một tình huống nào đã nói đến ở Khoản 4 và 5 Điều 28 xảy ra.

2. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cũng thông báo cho Tổng Giám đốc của Tổ chức lao động quốc tế, Tổng giám đốc của Tổ chức Văn hoá, Giáo dục và Khoa học Liên Hợp quốc và Giám đốc của Văn phòng Liên hiệp về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật về các yêu cầu được chuyển tới Tổng giám đốc như quy định ở Điều 29, cũng như bất kỳ một thông tin nào nhận được từ các nước thành viên liên quan đến việc sửa đổi Công ước này./.

 

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website