Công ước về An toàn vệ sinh lao động trong nông nghiệp (Việt Nam thông qua ngày 21/6/2001)

Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động quốc tế, Được Hội đồng quản trị của Văn phòng Lao động quốc tế triệu tập tại Giơ-ne-vơ ngày 5 tháng 6 năm 2001, trong kỳ họp thứ 89; và Ghi nhận các Công ước và Khuyến nghị lao động quốc tế có liên quan, đặc biệt là Công ước và Khuyến nghị về các đồng điền, 1958; Công ước và Khuyến nghị về các chế độ thương tật lao động, 1965; Công ước và Khuyến nghị về Thanh tra lao động (trong nông nghiệp), 1969, Công ước và Khuyến nghị về An toàn vệ sinh lao động, 1981; Công ước và Khuyến nghị về Các dịch vụ an toàn vệ sinh lao động, 1985 và Công ước về Các chất hoá học, 1990, và

Nhấn mạnh sự cần thiết có cách tiếp cận chặt chẽ đối với ngành nông nghiệp và xem xét tới một khuôn khổ rộng rãi hơn dành cho các nguyên tắc được nêu trong các văn kiện khác của ILO có thể được áp dụng trong khu vực này, cụ thể là Công ước về Tự do hiệp hội và bảo vệ quyền được tổ chức, năm 1948, Công ước về Quyền được tổ chức và thoả ước Tập thể, năm 1949, Công ước về Tuổi tối thiểu, năm 1973 và Công ước về các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, 1999, và

Phù hợp với tuyên bố 3 bên về các nguyên tắc liên quan đến các công ty đa quốc gia và chính sách xã hội, cũng như các quy phạm thực hành có liên quan, đặc biệt là Quy phạm thực hành về ghi chép và khai báo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, 1996; Quy phạm thực hành về an toàn và vệ sinh trong ngành lâm nghiệp,1998; và

Sau khi quyết định chấp thuận một số đề nghị liên quan tới An toàn và vệ sinh trong nông nghiệp, là nội dung thứ 4 trong chương trình nghị sự của kỳ họp; và

Sau khi quyết định rằng những đề nghị đó sẽ mang hình thức một Công ước quốc tế;

Thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2001, Công ước dưới đây, gọi là Công ước về An toàn vệ sinh lao động trong nông nghiệp, 2001.

I. Phạm vi

Điều 1

Theo Công ước này, khái niệm “ nông nghiệp” gồm:

- Những hoạt động nông, lâm nghiệp tiến hành tại các cơ sở nông nghiệp, bao gồm trồng hoa màu, trồng rừng, chăn nuôi động vật và côn trùng, sơ chế nông sản do cơ sở hoặc nhân danh cơ sở thực hiện;

- Việc sử dụng và bảo dưỡng máy, thiết bị, công cụ, dụng cụ và các nhà xưởng nông nghiệp, kể cả quy trình, kho tàng, phương tiện điều hành hoặc vận chuyển trong cơ sở nông nghiệp nào có liên quan trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp.

Điều 2

Theo Công ước này, khái niệm "nông nghiệp" không bao gồm:

a) trồng trọt tự cung tự cấp;

b) Chế biến công nghiệp có sử dụng những sản phẩm nông nghiệp làm nguyên liệu thô và các dịch vụ có liên quan;

c) Công nghiệp khai thác rừng.

Điều 3

1. Cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên ký Công ước, sau khi tham khảo ý kiến những tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động và người lao động có liên quan:

a) Có thể miễn trừ việc áp dụng toàn bộ hay một số điều khoản của Công ước này đối với một số cơ sở sản xuất nông nghiệp hoặc loại lao động, khi việc áp dụng đó sẽ có thể phát sinh những rắc rối đặc biệt.

b) Trong trường hợp bảo lưu, phải lập kế hoạch để Công ước có thể áp dụng đối với tất cả các cơ sở sản xuất và tất cả các nhóm người lao động.

2. Trong báo cáo đầu tiên về việc áp dụng Công ước này (theo hướng dẫn tại Điều 22 Điều lệ của Tổ chức Lao động quốc tế), mỗi thành viên khi liệt kê mọi trường hợp miễn trừ như đă nêu ở đoạn 1(a) của Điều này, cần giải thích sự miễn trừ đó. Trong những báo cáo sau, phải mô tả những biện pháp thực hiện với quan điểm mở rộng dần những điều khoản của Công ước tới tất cả những người lao động có liên quan.

II. Những điều khoản chung

Điều 4

1.Theo điều kiện và thực tế của quốc gia, sau khi tham khảo ý kiến của các tổ chức đại diện của người lao động, người sử dụng lao động, các Nước thành viên sẽ phải lập và tiến hành rà soát định kỳ những chính sách quốc gia về an toàn vệ sinh lao động trong nông nghiệp. Mục tiêu của chính sách này là ngăn chặn các tai nạn và tổn thương cho sức khoẻ phát sinh, liên quan hoặc xảy ra trong quá trình lao động thông qua việc loại trừ, giảm thiểu hoặc kiểm soát các nguy cơ có trong môi trường lao động nông nghiệp.

2. Điều quan trọng là luật pháp và các tiêu chuẩn quốc gia cần:

a) Cử ra một cơ quan thẩm quyền chịu trách nhiệm thực hiện chính sách, cưỡng chế luật pháp và các quy định quốc gia về an toàn - vệ sinh lao động trong nông nghiệp;

b) Xác lập quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động về an toàn và vệ sinh lao động trong nông nghiệp;

c) Cần phải xem xét đến thực tế và điều kiện cụ thể của quốc gia khi thiết lập những cơ chế điều phối liên khu giữa các cơ quan có thẩm quyền đối với khu vực nông nghiệp và khi xác định chức năng và trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền.

3. Cơ quan có thẩm quyền được cử ra phải đưa ra những biện pháp đúng và những hình phạt thích hợp, phù hợp với luật pháp và các quy định quốc gia,
ở những nơi cần thiết, bao gồm cả ngăn chặn hoặc hạn chế những hoạt động nông nghiệp có thể dẫn đến rủi ro về an toàn - vệ sinh lao động cho người lao động, cho đến khi những điều kiện dẫn đến việc ngăn chặn hoặc hạn chế đó được sửa đổi.

Điều 5

1. Các Nước thành viên phải đảm bảo một hệ thống thanh tra thích hợp và tương xứng về nơi làm việc trong nông nghiệp được thiết lập và trang cấp những phương tiện tương xứng.

2. Tuân thủ luật pháp quốc gia, để có căn cứ hỗ trợ công tác thanh tra, cơ quan có thẩm quyền có thể giao phó chức năng thanh tra khu vực hoặc địa phương cho các cơ quan dịch vụ của chính quyền, các học viện công hoặc tư dưới sự kiểm soát của chính phủ; hoặc có thể liên kết với các dịch vụ đó để thực hiện chức năng này.

III. Các biện pháp phòng chống

Tổng quan

Điều 6

1. Phù hợp với luật pháp và các quy định quốc gia, người sử dụng lao động có nghĩa vụ đảm bảo an toàn và sức khoẻ đối với người lao động ở tất cả mọi khía cạnh liên quan đến công việc.

2. Luật pháp và các quy định của quốc gia hoặc cơ quan có thẩm quyền phải quy định khi tại nơi sản xuất nông nghiệp mà có hai hoặc nhiều người sử dụng lao động thực hiện các hoạt động, hoặc bất cứ khi nào có từ một người sử dụng lao động trở lên và có một hoặc nhiều người lao động tự quản thực hiện hoạt động của mình, thì phải hợp tác trong việc áp dụng những yêu cầu về an toàn vệ sinh - lao động trong nông nghiệp. Tại những nơi cần thiết, cơ quan có thẩm quyền phải quy định những thủ tục chung cho sự hợp tác.

Điều 7

Để phù hợp với chính sách quốc gia đề cập trong Điều 4 của Công ước, luật pháp và những quy định quốc gia hoặc cơ quan có thẩm quyền, sau khi có sự cân nhắc quy mô và bản chất hoạt động của cơ sở, phải yêu cầu người sử dụng lao động:

a) Tiến hành đánh giá những rủi ro liên quan đến an toàn và sức khoẻ của người lao động. Trên cơ sở đó, đưa ra những biện pháp phòng, chống để đảm bảo rằng trong mọi điều kiện tại nơi sản xuất của mình, mọi hoạt động nông nghiệp, mọi nơi làm việc, máy, thiết bị, hoá chất, các dụng cụ và quy trình dưới sự kiểm soát của người sử dụng lao động là an toàn và tuân thủ những tiêu chuẩn bắt buộc về an toàn và vệ sinh.

b) Đảm bảo huấn luyện đầy đủ, phù hợp; cung cấp đủ tài liệu hướng dẫn về an toàn - vệ sinh lao động cũng như chỉ dẫn hoặc tư vấn cần thiết cho người lao động trong nông nghiệp, bao gồm những thông tin về nguy cơ, rủi ro liên quan đến công việc và những hành động phải thực hiện để bảo vệ người lao động. Phải chú ý đến trình độ văn hoá và sự khác biệt về ngôn ngữ.

c) Thực hiện những bước khẩn cấp để đình chỉ ngay tức thì mọi hoạt động tiềm ẩn các hiểm hoạ nghiêm trọng, sắp xảy ra ảnh hưởng tới an toàn, sức khoẻ và để sơ tán người lao động đến nơi thích hợp.

Điều 8

1. Người lao động trong nông nghiệp có quyền:

a) Được thông báo và được hỏi ý kiến về những vấn đề an toàn - vệ sinh lao động, kể cả những rủi ro nẩy sinh từ công nghệ mới.

b) Tham gia trong việc áp dụng, đánh giá các biện pháp an toàn và sức khoẻ, lựa chọn những đại diện về an toàn và sức khoẻ và những đại diện trong Uỷ ban an toàn và sức khoẻ, phù hợp với luật pháp và thực tế của quốc gia,

c) Có quyền rời bỏ nơi làm việc khi có lý do chính đáng để tin rằng tại đó sắp có nguy hiểm, đe doạ nghiêm trọng tới an toàn và sức khoẻ của mình nhưng phải thông báo cho người lãnh đạo trực tiếp của mình ngay lập tức. Họ sẽ không gặp phải khó khăn và rắc rối gì do có hành động như vậy.

2. Người lao động trong nông nghiệp và đại diện của họ có nghĩa vụ tuân thủ những biện pháp an toàn và sức khoẻ theo yêu cầu và hợp tác với người sử dụng lao động để những người sử dụng lao động có thể hoàn thành được nhiệm vụ và trách nhiệm của họ.

3. Quy trình, thủ tục cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ phản ánh trong đoạn 1, 2 sẽ được xác lập bằng luật pháp và các quy định quốc gia, bởi các cơ quan có thẩm quyền, trong thoả ước tập thể và các cách thích hợp khác.

4. Tại nước nào các quy định của Công ước này được thực hiện như quy định tại Đoạn 3 trên, việc tham khảo ý kiến các tổ chức của người lao động, người sử dụng lao động, có liên quan cần được tiến hành trước đó.

An toàn máy móc và Công thái học

Điều 9

1. Luật pháp và các quy định của quốc gia hoặc cơ quan có thẩm quyền phải quy định máy, thiết bị bao gồm cả phương tiện bảo vệ cá nhân, thiết bị và dụng cụ cầm tay được sử dụng trong nông nghiệp, tuân thủ các tiêu chuẩn quốc gia hoặc các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh lao động được công nhận; và phải được lắp đặt, bảo dưỡng, có che chắn thích hợp.

2. Cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện những biện pháp để đảm bảo rằng các nhà sản xuất, người nhập khẩu, người cung cấp, tuân thủ những tiêu chuẩn phản ánh ở Đoạn 1 và cung cấp những thông tin tương xứng thích hợp, bao gồm những ký hiệu cảnh báo nguy hiểm, theo ngôn ngữ chính thức hoặc ngôn ngữ của quốc gia sử dụng tới người sử dụng; và theo yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền.

3. Người sử dụng phải đảm bảo người lao động tiếp nhận và hiểu được thông tin an toàn và sức khoẻ do người sản xuất, người nhập khẩu và người bán hàng cung cấp.

Điều 10

Luật pháp và các quy định quốc gia cần quy định máy, và các thiết bị nông nghiệp:

a) Được sử dụng theo đúng mục đích thiết kế, trừ khi việc sử dụng ngoài mục đích thiết kế ban đầu đã được đánh giá là an toàn, phù hợp với thực tế và luật pháp quốc gia. Đặc biệt, không được sử dụng cho việc chuyên chở người, trừ khi được thiết kế và điều chỉnh để có thể chuyên chở người.

b) Được điều khiển bởi những người có thẩm quyền và đã được huấn luyện, phù hợp với thực tế và luật pháp quốc gia.


Bốc xếp và vận chuyển nguyên vật liệu


Điều 11

1.Cơ quan có thẩm quyền, sau khi tham khảo ý kiến đại diện tổ chức của người lao động và người sử dụng lao động có liên quan, cần phải thiết lập những yêu cầu về an toàn - vệ sinh lao động trong việc sắp xếp và vận chuyển nông sản, đặc biệt là việc mang vác thủ công. Những yêu cầu như vậy phải dựa trên những đánh giá rủi ro, những tiêu chuẩn về kỹ thuật và quan điểm y học, cần xem xét tất cả những điều kiện liên quan mà theo đó công việc được thực hiện phù hợp với luật pháp và thực tế.

2. Người lao động sẽ không bị yêu cầu hoặc được phép tham gia việc mang vác thủ công hoặc vận chuyển vật nặng khi mà trọng lượng hoặc tính chất của vật nặng có thể làm hại đến an toàn và sức khoẻ của người lao động.

Quản lý toàn diện hoá chất

Điều 12

Cơ quan có thẩm quyền cần thực hiện những biện pháp, phù hợp với thực tế và luật pháp quốc gia, để đảm bảo:

a) Có một hệ thống luật pháp thích hợp, hoặc một hệ thống khác do cơ quan có thẩm quyền thiết lập những tiêu chuẩn đặc biệt tiêu thông qua chuẩn đặc biệt cho việc nhập khẩu, phân loại, đóng gói, dán nhãn, cấm hoặc hạn chế sử dụng các loại hoá chất sử dụng trong nông nghiệp.

b) Người sản xuất, nhập khẩu, cung cấp, bán, vận chuyển, lưu trữ hoặc xử lý hoá chất sử dụng trong nông nghiệp tuân thủ với các tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn về an toàn - vệ sinh lao động được công nhận và cung cấp những thông tin thích hợp, tương xứng tới người sử dụng bằng ngôn ngữ chính thức thích hợp hoặc ngôn ngữ của quốc gia và theo yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền, và

c) Có một hệ thống thích hợp cho việc thu gom, tái chế và huỷ bỏ chất thải hoá chất, những hoá chất hết hạn sử dụng và những thùng chứa hoá chất rỗng để tránh việc sử dụng chúng cho những mục đích khác và loại trừ hoặc làm hạn chế những nguy cơ đối với an toàn, sức khoẻ và đối với môi trường.

Điều 13

1. Luật pháp và các quy định quốc gia, hoặc cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo có những biện pháp bảo vệ và ngăn chặn thích hợp cho việc sử dụng hoá chất và xử lý hoá chất thải tại cơ sở.

2. Ngoài ra, những biện pháp đó phải bao gồm:

a) Việc chuẩn bị, xử lý, áp dụng, cất giữ và vận chuyển hoá chất.

b) Những hoạt động nông nghiệp dẫn đến việc phân tán hoá chất.

c) Việc duy trì, sửa chữa và làm sạch các thiết bị, bình chứa hoá chất.

d) Việc huỷ bỏ các thùng rỗng và xử lý, huỷ bỏ chất thải hoá chất và các hoá chất hết hạn sử dụng.

Quản lý và bảo vệ vật nuôi chống lại những rủi ro sinh học

Điều 14

Luật pháp và các quy định của quốc gia cần phải đảm bảo rằng những rủi ro như là nhiễm trùng, dị ứng hoặc nhiễm độc ngăn chặn hoặc được giảm tới mức tối thiểu khi những tác nhân sinh học được xử lý; những hoạt động liên quan đến động vật, vật nuôi và khu nuôi ngựa, tuân thủ với luật pháp quốc gia và các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh lao động khác đã được công nhận.


Máy móc nông nghiệp

Điều 15

Xây dựng, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lắp đặt trong nông nghiệp cần phải tuân thủ đúng luật pháp và các quy định quốc gia và những yêu cầu về an toàn và sức khoẻ trong nông nghiệp.


Phần IV. Những điều khoản khác

Lao động vị thành niên và công việc độc hại

Điều 16

1. Tuổi tối thiểu không được dưới 18 đối với các công việc trong nông nghiệp khi mà theo tính chất và hoàn cảnh cụ thể để tiến hành công việc đó có thể ảnh hưởng tới an toàn và sức khoẻ của người lao động.

2. Loại việc làm hoặc loại công việc áp dụng theo Đoạn 1 cần phải được luật pháp và các quy định quốc gia hoặc do các cơ quan có thẩm quyền xác định, sau khi tham khảo ý kiến tổ chức đại diện của người lao động và người sử dụng lao động có liên quan.

3. Mặc dù quy định tại Đoạn 1, luật pháp và các quy định quốc gia hoặc cơ quan có thẩm quyền, sau khi tham khảo ý kiến với tổ chức đại diện của người lao động và người lao động có liên quan, uỷ quyền thực hiện công việc phản ánh trong đoạn này là từ 16 tuổi với điều kiện đã được huấn luyện, ưu tiên thoả đáng và an toàn và sức khoẻ của lao động vị thành niên được bảo vệ đầy đủ.


Lao động thời vụ và lao động tạm thời

Điều 17

Thực hiện những biện pháp cần thiết đảm bảo người lao động tạm thời và lao động thời vụ cũng được bảo vệ an toàn và sức khoẻ như những người lao động dài hạn trong nông nghiệp.


Lao động nữ

Điều 18

Thực hiện những biện pháp cần thiết để đảm bảo những nhu cầu cần thiết của nữ công nhân nông nghiệp; cần lưu ý đến phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ và sức khoẻ sinh sản.


Các cơ sở phúc lợi và nơi lưu trú

Điều 19

Luật pháp và các quy định quốc gia hoặc cơ quan có thẩm quyền, sau khi tham khảo ý kiến cơ quan đại diện của người lao động và người sử dụng lao động phải quy định:

a) Cung cấp tiện nghi và phúc lợi cho người lao động miễn phí.

b) Những tiêu chuẩn tối thiểu về chỗ nghỉ cho người lao động mà do đặc điểm của công việc họ phải ở tạm thời hoặc lâu dài tại cơ sở sản xuất.


Những quy định về thời giờ làm việc

Điều 20

Thời giờ làm việc, làm đêm và thời giờ nghỉ ngơi cho người lao động trong nông nghiệp phải phù hợp với luật pháp, các quy định quốc gia và các thoả ước tập thể.

Bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

Điều 21

1. Người lao động trong nông nghiệp được bảo vệ bởi hệ thống bảo hiểm hoặc an sinh xã hội chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, các chấn thương và các loại rủi ro với sức khoẻ phù hợp với luật pháp và điều kiện quốc gia, với điều kiện là mức độ bảo vệ phải tương đương với người lao động trong các khu vực kinh tế khác.

2. Hệ thống bảo hiểm này có thể là một phần của quỹ quốc gia hoặc hoặc dưới hình thức phù hợp với luật pháp quốc gia.


Điều 21 đến 29

Những qui định cuối cùng mẫu.

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Các tin khác

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website