Theo Chương XII Hiến chương Liên hợp quốc, Hệ thống Quản thác với nhiệm vụ giám sát các vùng lãnh thổ quản thác được đặt trong Hệ thống theo các thoả thuận riêng với quốc gia quản lý các vùng lãnh thổ này. Hệ thống này áp dụng với: 1) các vùng lãnh thổ nằm trong nhiệm vụ quản lý do Hội quốc liên đưa ra; 2) các vùng lãnh thổ do các quốc gia từ các quốc gia kẻ thù sau Chiến tranh thế giới thứ hai; 3) các vùng lãnh thổ do các quốc gia có trách nhiệm quản lý được tự nguyện đặt trong Hệ thống. Mục tiêu căn bản của Hệ thống là thúc đẩy tiến bộ chính trị, kính tế, xã hội tại các vùng lãnh thổ quản thác và sự phát triển của các vùng này hướng tới chính phủ tự quản và độc lập.
Thành phần
Hội đồng quản thác gồm những thành viên sau đây của Liên hợp quốc:
- Những thành viên được quyền quản lý những vùng lãnh thổ quản thác;
- Những thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an (Anh, Hoa Kỳ, Nga, Pháp và Trung Quốc);
- Một số thành viên do Đại Hội đồng bầu ra trong thời hạn ba năm để đảm bảo đủ số lượng thành viên của Hội đồng;
- Quản thác được phân bổ ngang nhau giữa những thành viên Liên hợp quốc quản lý các lãnh thổ quản thác và những thành viên không quản lý những lãnh thổ đó.
Chức năng, quyền hạn
- Xem xét những báo cáo của nhà đương cục được giao quản lý lãnh thổ quản thác;
- Nhận xét và đơn thỉnh cầu sau khi tham khảo ý kiến nhà đương cục nói trên;
- Cử người đến quan sát định kỳ từng lãnh thổ do nhà đương cục nói lên quản lý theo thời hạn được thoả thuận với nhà đương cục ấy;
- Tiến hành những việc trên hay những việc khác theo đúng những điều khoản của các hiệp định về quản thác.
Tình hình hiện nay
Với việc kết thúc Hiệp định Quản thác cho vùng lãnh thổ quản thác của các hòn đảo thuộc Thái Bình Dương theo Nghị quyết 956 (1994) và việc Palau trở thành thành viên 185 của Liên hợp quốc, Hội đồng Quản thác đã hoàn thành nhiệm vụ được Hiến chương Liên hợp quốc giao phó đối với lãnh thổ cuối cùng trong 11 lãnh thổ quản thác nằm trong Hệ thống quản thác. Năm 1994, trong Báo cáo thường niên về công việc của Liên hợp quốc, Tổng Thư ký đã đề nghị Đại hội đồng giải tán cơ quan này theo điều 108 của Hiến chương Liên hợp quốc.
Năm 1997, trong Báo cáo về chương trình cải tổ Liên hợp quốc, Tổng Thư ký đã đề xuất tổ chức lại Hội đông Quản thác thành một diễn đàn để các nước thành viên thực hiện quản thác tập thể vì sự toàn vẹn của môi trường toàn cầu và các khu vực chung như đại dương, khí quyển và khoảng không vũ trụ; đồng thời, làm nhiệm vụ cầu nối giữa Liên hợp quốc và xã hội dân sự trong việc giải quyết các lĩnh vực thuộc mối quan tâm của toàn cầu.
(Theo Các tổ chức quốc tế và Việt Nam, NxbCTQG, HN,2005)