Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) - Organization of American States (OAS)
Ý niệm có một tổ chức hợp tác ở Tây bán cầu được đề ra trước tiên bởi Simón Bolívar tại Hội nghị Panama vào năm 1826 nhằm tạo một liên minh các nền cộng hòa ở châu Mỹ trong một hiệp ước liên minh hợp tác quân sự và một nghị viện chung để bảo vệ các nước châu Mỹ Latinh chống lại áp lưc chi phối từ bên ngoài. Tại Hội nghị đó có đại diện của Gran Colombia (nay là các nước Colombia, Ecuador, Panama, và Venezuela), Peru, Mexico và Liên hiệp các tỉnh Trung Mỹ nhưng chỉ riêng Gran Colombia xúc tiến phê chuẩn. Tuy nhiên ý tưởng này không được thực hiện vì sau đó là nội chiến ở Gran Colombia.

Mãi đến năm 1889-90 tại Hội nghị quốc tế các quốc gia châu Mỹ lần thứ nhất ở Washington, DC, 18 nước đã quyết định thành lập Liên hiệp Quốc tế các cộng hòa châu Mỹ, năm 1890 được xem là năm khởi điểm của OAS.

Sau Đại chiến thế giới lần thứ nhất do nhu cầu tăng cường hợp tác để đối phó với mọi tác động của tình hình quốc tế nên các nước thành viên đã cùng ký Hiệp ước Rio (năm 1947) ở Rio de Janeiro. Hiến chương của OAS được ký ngày 30 tháng Tư năm 1948, có hiệu lực từ ngày 01 tháng Chạp năm 1951.

Tháng 5.1948 tại Hội nghị liên Mỹ lần thứ 9, Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) được thành lập thay cho Liên hiệp Quốc tế các cộng hoà châu Mỹ được thành lập từ thế kỉ trước. Hiện nay Tổ chức này bao gồm 34 nước thành viên.

Mục đích của OAS là củng cố hoà bình và an ninh, ngăn ngừa những mối bất đồng và giải quyết các tranh chấp bằng con đường hoà bình, hành động chung trong trường hợp bị xâm lược, thúc đẩy việc giải quyết các vấn đề kinh tế, chính trị và pháp lí của các nước châu Mỹ; thống nhất sự cố gắng vì tiến bộ kinh tế, xã hội, khoa học, kĩ thuật và văn hoá. Hiến chương của OAS là "Châu Mỹ của người châu Mỹ", "Đoàn kết liên Mỹ", "Phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước châu Mỹ". Cơ quan tối cao của OAS là Hội nghị Cấp cao liên Mỹ họp 5 năm một lần. Khi có việc khẩn cấp sẽ tiến hành các cuộc họp cấp ngoại trưởng các nước thành viên. Đối với các tranh chấp ở Tây bán cầu, OAS đặt ưu tiên thuộc thẩm quyền giải quyết của Tổ chức này hơn là thẩm quyền của Liên hợp quốc. Chính quyết định này đã hợp pháp hoá những cuộc xâm lược trong khu vực, khai trừ Cuba ra khỏi tổ chức OAS theo Nghị quyết ngày 31 tháng Giêng năm 1962 thông qua ở Punta del Este, Uruguay với 14 phiếu thuận, 1 phiếu chống (Cuba), và 6 phiếu trắng (Argentina, Bolivia, Brasil, Chile, Ecuador, và México). và cho phép các nước thành viên cắt đứt quan hệ ngoại giao và kinh tế với Cuba (1964). Từ đó đến nay Tổ chức này còn lại 34 nước thành viên. Từ giữa thập kỉ 70 thế kỉ XX, các nước Mỹ Latinh có xu hướng theo đường lối chính trị độc lập; các nghị định thư kí tại Buênôt Airet (Achentina) và Xan Hôxê (Côxta Rica) vào 1967 và 1975 đã bổ sung vào Hiến chương của Tổ chức này làm suy yếu sự khống chế của Hoa Kỳ. Cuộc họp các bộ trưởng ngoại giao quyết định mỗi nước thành viên tự quyết định quan hệ của mình với Cuba (1975). Nhiều nước trong tổ chức đã chống lại việc trừng phạt Cuba, chống việc can thiệp vào Nicaragoa, đòi tôn trọng quyền độc lập dân tộc.

Ngày 17.4.2009, Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) lần thứ năm đã khai mạc tại thủ đô Port of Spain (Trinidad & Tobago). Hội nghị kéo dài trong ba ngày với 34 nguyên thủ quốc gia tham dự.

Chương trình nghị sự tập trung thảo luận các vấn đề về năng lượng, an ninh và khí hậu biến đổi. Hai chủ đề nóng trong thảo luận là quan hệ giữa Cuba với OAS và khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tại Hội nghị, Tổng Thư ký OAS José Miguel Insulza nhấn mạnh ông mong muốn Cuba trở lại OAS vì cơ sở để đình chỉ tư cách thành viên của Cuba đã lỗi thời. Quan hệ Mỹ-Cuba cũng là chủ đề thảo luận tại hội nghị. Các nước Mỹ La-tinh mong muốn Mỹ nhanh chóng cải thiện quan hệ và bãi bỏ cấm vận đối với Cuba. Tại các hội nghị trước, Mỹ luôn phản đối thảo luận về Cuba. Hiện nay, Mỹ là nước duy nhất ở châu Mỹ không quan hệ ngoại giao với Cuba. Ngày 16.4.2009, khi tham dự hội nghị của tổ chức Sự lựa chọn Bolivar cho châu Mỹ ở Venezuela, Chủ tịch Cuba Raul Castro tuyên bố ông sẵn sàng trao đổi với Washington trên cơ sở bình đẳng về mọi vấn đề, từ nhân quyền, tù nhân chính trị đến tự do báo chí. Trước khi Hội nghị khai mạc, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đã dọa sẽ phủ quyết tuyên bố chung của hội nghị bởi tuyên bố ấy chỉ củng cố chiến lược của Mỹ xem các nước Mỹ La-tinh là công cụ phục vụ cho lợi ích của Mỹ. Hiện nay, Mỹ đóng góp hơn 70% ngân sách OAS, do đó Mỹ có một số đặc quyền nhất định trong tổ chức này. Một lý do nữa khiến ông Chavez không hài lòng là nội dung dự thảo tuyên bố chung có nhắc đến tiêu chuẩn dân chủ để tiếp tục loại Cuba ra khỏi OAS.

Tổng thống Obama dẫn đầu đoàn đại biểu Hoa Kỳ (vớikhoảng 1.000 người) tham dự hội nghị. Ông đã có bài xã luận bằng tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trên báo chí 15 nước Mỹ La-tinh và Caribê. Trong bài viết, ông thừa nhận Mỹ đã không nhìn thấy tiến bộ của Mỹ gắn liền trực tiếp với toàn châu Mỹ. Ông cam kết sẽ đổi mới và duy trì lâu dài quan hệ đối tác Mỹ-các nước Mỹ Latinh vì thịnh vượng và an ninh chung và sẽ mở ra một chương mới trong quan hệ đối tác bình đẳng. Ông khẳng định Mỹ sẵn sàng thừa nhận sai lầm trong quá khứ và muốn chấm dứt những bất đồng trước đây giữa Mỹ và các nước Mỹ Latinh.

Về an ninh, ông cho rằng châu Mỹ cần phải cam kết hợp tác chống buôn lậu ma túy và băng nhóm tội phạm. Theo ông, bằng cách giảm nhu cầu tiêu thụ ma túy trong nước, đồng thời ngăn chặn vũ khí bất hợp pháp và nguồn tiền chảy qua biên giới Mexico, Mỹ có thể cải thiện an ninh trong và ngoài nước Mỹ. Ông cam kết sẽ thành lập quỹ hỗ trợ cho vay đối với các nước Mỹ Latinh bị sụt giảm xuất khẩu. Ông cũng đề xuất sáng kiến hợp tác tăng cường an ninh ở khu vực Caribê trị giá 30 triệu USD và một chương trình hợp tác để phát triển nguồn năng lượng thay thế. Ông Obama cũng thừa nhận việc không cho phép người Mỹ gốc Cuba về thăm thân nhân và chuyển tiền về Cuba là không hợp lý. Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu thẳng thắn rằng Mỹ và Cuba sẽ cần một hành trình dài mới vượt qua hàng chục năm nghi kỵ lẫn nhau, tuy nhiên hai nước có thể thực hiện các bước đi quan trọng để hướng đến tương lai.

              BVK

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website