Cộng đồng các nước Mỹ Latinh và Caribe (CELC) - Community of Latin and the Caribbean (CELC)
Trong tuyên bố thành lập liên minh mới, các đại biểu tham dự đã thống nhất coi tổ chức mới này là một không gian riêng của các quốc gia trong vùng, mang bản sắc riêng và thừa hưởng di sản của tổ chức Nhóm Rio và Hội nghị thượng đỉnh Mỹ Latinh và Caribe (CALC), đề cao nguyên tắc tôn trọng dân chủ, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các nước thành viên, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực, bảo vệ môi trường, nhân quyền và luật pháp quốc tế, kiến tạo hòa bình và an ninh khu vực.

Cộng đồng các nước Mỹ Latinh và Caribe được kỳ vọng sẽ là sự thay thế cho Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) - thể chế lớn nhất khu vực bao gồm cả Mỹ, Canada và là diễn đàn chính cho các vấn đề khu vực trong nửa thế kỷ qua, song chịu nhiều ảnh hưởng của Washington.

Trên tinh thần này, hai tổ chức hiện tại là Nhóm Rio và CALC sẽ tiếp tục hoạt động, thành lập các tổ công tác nhằm tăng cường quá trình hội nhập, bổ sung lẫn nhau và cùng nhau phát triển, đồng thời xúc tiến công tác soạn thảo quy chế, tên gọi, cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của Cộng đồng các nước Mỹ Latinh và Caribe (sẽ gồm 33 nước, kể cả Honduras). Tài liệu mang tính thể chế này sẽ được tiếp tục hoàn thiện tại Hội nghị thượng đỉnh tổ chức ở Venezuela vào năm 2011 và tại Chile vào năm 2012.

Nhiều khả năng Tổng thống Brazil Lula da Silva sẽ được bầu làm người đứng đầu tổ chức Mỹ Latinh và Caribe này. Phát biểu với báo giới tối 22/2, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đã thông báo ý định đề cử ông Lula, một người có kinh nghiệm và uy tín cả trong lẫn ngoài nước cũng như sẽ có nhiều thời gian hơn cho công việc mới sau khi kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống Brazil vào tháng 10 tới.

Phản ứng về việc thành lập Cộng đồng các nước Mỹ Latinh và Caribe, Chủ tịch Cuba Raul Castro đã bày tỏ sự ủng hộ khi cho rằng khu vực này có quyền thành lập một tổ chức và quyền tự bảo vệ mình.

Người đứng đầu nhà nước Cuba cũng tái khẳng định tình đoàn kết và sẵn sàng giúp đỡ nhân dân Haiti vừa phải hứng chịu thảm họa động đất kinh hoàng đồng thời ủng hộ Argentina và Ecuador trong các cuộc tranh chấp quốc tế hiện nay.

Cùng ngày 23/2, Mỹ đã lên tiếng hoan nghênh việc thành lập Cộng đồng các nước Mỹ Latinh và Caribe. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ P.J. Crowley tuyên bố hầu như tất cả các quốc gia tham dự hội nghị ở Cancun đều là những đối tác quan trọng của Washington, và vì thế Mỹ coi hội nghị này là phù hợp với các mục đích của Mỹ ở Tây Bán cầu.

Trước đó, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Tây Bán cầu Arturo Valenzuela cũng khẳng định Washington không cho rằng sự ra đời của Cộng đồng các nước Mỹ Latinh và Caribe là một bất lợi đối với Mỹ và "không nên coi việc thành lập liên minh này là một nỗ lực nhằm thay thế OAS."

Trong khi đó, Brazil đã lên tiếng hối thúc Washington và Mỹ Latinh gạt sang một bên sự ngờ vực lẫn nhau và tìm cách cùng thúc đẩy hợp tác. Lời kêu gọi trên được Bộ trưởng Quốc phòng Brazil Nelson Jobim đưa ra trong cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Robert Gates tại Lầu Năm Góc ngày 23/2. Ông nêu rõ Washington và Nam Mỹ cần từng bước xích lại gần nhau và phải tạo ra những phương thức để xây dựng lòng tin.

Cũng trong phiên bế mạc hội nghị ở Cancun, các nguyên thủ quốc gia và đại diện 32 nước tham dự nhấn mạnh cam kết ủng hộ và giúp đỡ Chính phủ Haiti tái thiết đất nước, tăng cường hội nhập trên lĩnh vực di cư, thăm dò và khai thác dầu khí, đẩy mạnh hợp tác về an ninh, chống biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, giao lưu văn hóa, phòng chống ma túy và phối hợp tại các diễn đàn khu vực và quốc tế.

Ngoài ra, trong số 10 văn kiện được thông qua tại Cancun còn có một số văn kiện nổi bật như tuyên bố bảo vệ chủ quyền của Argentina đối với quần đảo Malvinas và tuyên bố đòi chấm dứt cấm vận kinh tế chống Cuba.

Honduras đã không được mời dự hội nghị ở Cancun với lý do nước chủ nhà Mexico không muốn vấn đề tính hợp hiến của tân Chính phủ Honduras làm "nhiễu" chủ đề chính của hội nghị này./.

Các từ khóa theo tin:

((TTXVN/Vietnam+))

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương.

Khẩn trương xây dựng, ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW tại địa phương

(ĐCSVN) - Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đề nghị các tỉnh uỷ, thành uỷ khẩn trương xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, bảo đảm thiết thực, hiệu quả.

Từ ngày 20/3 không kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3

(ĐCSVN) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa ban hành Hướng dẫn số 15-HD/UBKTTW về sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn 05-HD/UBKTTW ngày 22/11/2022 về thực hiện một số điều trong Quy định 69-QĐ/TW ngày 06/7/2022 của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Hướng dẫn này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/3/2025.

Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

(ĐCSVN) - Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Điều chỉnh phạm vi, đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư vừa ký Thông báo kết luận số 75-TB/TW ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về điều chỉnh phạm vi và đối tượng áp dụng chính sách, chế độ...

Liên kết website