Khối hiệp ước quân sự Ô-xtrây-li-a – Niu Dilân - Mỹ (ANZUS) - Australia, New Zealand, United States Security Treaty (ANZUS)

Cấu trúc của khối hiệp ước

Ban đầu đây là hiệp ước đầy đủ giữa cả 3 nước. Tuy nhiên sau cuộc tranh cãi giữa Mỹ và Niu Dilân về quyền cập cảng Niu Dilân của các tàu chiến vũ trang hạt nhân Mỹ năm 1984 thì hiệp ước không còn hiệu lực giữa Mỹ và Niu Dilân nữa. Mặc dù vậy hiệp ước vẫn còn hiệu lực giữa Niu Dilân và Ô-xtrây-li-a. Vì thế hiện nay Ô-xtrây-li-a là nước duy nhất duy trì hiệp ước với cả 2 nước còn lại.

Các hoạt động của khối quân sự này chủ yếu diễn ra giữa hai nước Mỹ và Ô-xtrây-li-a. Các cơ quan phụ trách hệ thống phòng thủ của cả 2 nước thường tham gia các cuộc họp thường niên. Cuộc họp này do Tổng chỉ huy quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương và Tổng chỉ lực lượng phòng vệ quốc gia của Ô-xtrây-li-a đứng đầu và chủ trì. Ngoài ra còn có các cuộc thảo luận dân sự và quân sự thường xuyên ở cấp độ thấp hơn. Các cuộc họp hàng năm bàn về vấn đề phòng thủ của ANZUS được diễn ra giữa bộ ngoại giao hai nước, viết tắt là AUSMIN. AUSMIN lần thứ 17 được diễn ra tại Adelaide, Ô-xtrây-li-a  vào tháng 11 năm 2005.

Không giống như NATO, ANZUS không có cấu trúc phòng thủ phối hợp hay một lực lượng chuyên biệt nào. Dù vậy trong hiệp ước quy định một số lượng các hoạt động chung khá đa dạng giữa Mỹ và Ô-xtrây-li-a . Các hoạt động này bao gồm các cuộc tập trận chung trên biển, đối phó với tình huống đổ bộ, tham gia công tác trao đổi và huấn luyện sĩ quan, chuẩn hóa trang thiết bị và học thuyết quân sự. Hai nước cũng tham gia tổ chức một số cơ sở phòng thủ ở Ô-xtrây-li-a , chủ yếu là các trạm mặt đất cho hệ thống cảnh báo sớm qua vệ tinh và trạm thu thông minh thu tín hiệu từ Đông Nam Á và Đông Á, đây là một phần của hệ thống ECHELON.

Trong lịch sử, 3 nước đã cùng nhau tham gia nhiều vấn đề như chiến tranh Việt Nam, Hàn Quốc, Malaysia, ly khai của Đông Timor, phức tạp chính trị ở Đài Loan, hạt nhân của bán đảo Triều Tiên và các cuộc chiến chống khủng bố.

Lịch sử và tình hình hiện tại

Khối hiệp ước bắt đầu xuất phát từ mối liên hệ gần gũi về quân sự giữa 3 nước trong thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ hai, thời gian khi Ô-xtrây-li-a đang đứng trước nguy cơ bị Nhật Bản xâm chiếm. Kết thúc chiến tranh, Mỹ mong muốn bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản, tuy nhiên, Niu Dilân và Ô-xtrây-li-a lại cực lực phản đối việc thông qua một hiệp định hoà bình với Nhật Bản, điều mà sẽ cho phép Nhật Bản khả năng tái thiết vũ khí. Cả hai nước chỉ nhượng bộ khi một hiệp ước an ninh ba bên được ký kết với sự chấp nhận của Mỹ.

Hiệp ước được ký kết tại San Francisco vào ngày 1 tháng 9 năm 1951, chuyển thành khối quân sự vào 29 tháng 4 năm 1952. Hiệp ước quy định ba nước sẽ cùng thảo luận và bày tỏ lập trường về bất cứ cuộc tấn công vũ trang nào trong khu vực Thái Bình Dương. Nếu cuộc tấn công được coi là ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh của mỗi nước cũng như các nước khác. Ba quốc gia cũng cam kết sẽ duy trì và phát triển cả riêng lẻ lẫn cùng nhau khả năng chống đỡ các cuộc tấn công.

Đến năm 1985 có sự thay đổi quan trọng trong khối liên minh. Niu Dilân và Ô-xtrây-li-a đã có mối bất hòa từ lâu với sức mạnh hạt nhân của Pháp và Mỹ, hai nước này đã thử nghiệm hạt nhân trên các đảo Nam Thái Bình Dương. Với sự thắng lợi của đảng Lao Động ở Niu Dilân  năm 1984, Thủ tướng David Lange đã đề ra các điều luật  cấm tầu hạt nhân hoặc tầu trang bị vũ khí hạt nhân sử dụng các cảng của Niu Dilân . Do Hải quân Mỹ không thừa nhận nhưng cũng không phủ nhận việc có tầu hạt nhân của mình ở các cảng của  Niu Dilân nên các điều luật có hiệu lực từ chối tất cả các tàu của Hải quân Mỹ. Tháng 2 năm 1985, yêu cầu cập cảng cho tàu USS Buchaman của Mỹ bị  từ chối do tàu này có khả năng trang bị và phóng ngư lôi hạt nhân. Sau khi thảo luận với Ô-xtrây-li-a và sau khi thương lượng với Niu Dilân thất bại, Mỹ thông báo đình chỉ vô thời hạn hiệp ước với Niu Dilân cho đến khi tàu của hải quân Mỹ được phép cập cảng Niu Dilân trở lại. Ngày nay Mỹ đang tìm cách nối lại quan hệ quân sự với Niu Dilân, đặc biệt là trong vấn đề Afghanistan và tái thiết Iraq.

BVK (biên soạn)

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

(ĐCSVN) - Ngày 10/7, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường đã ký ban hành Chỉ thị số 37-CT/TW về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Nghị định quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang

(ĐCSVN) - Nghị định này quy định mức lương cơ sở áp dụng quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở là 2,34 triệu đồng/tháng thay cho mức 1,8 triệu đồng/tháng như hiện tại.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác với cán bộ cấp dưới

(ĐCSVN) - Ngày 23/5/2024, đồng chí Lương Cường đã ký ban hành Quy định 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website