Nghị quyết của toàn kỳ Đại biểu khoáng đại ngày 21, 22, 23 tháng 6-1946

I- Tình hình thế giới

 

1. Trong giai đoạn lịch sử hiện tại, cuộc đấu tranh giữa hai thế lực dân chủ và phản động trên trường quốc tế, đang biểu hiện một cách rõ ràng trong những sự xích mích giữa hai khối: Liên Xô và Mỹ, Anh. Cuộc đấu tranh có tánh cách quốc tế ấy định đoạt một phần quan trọng tình hình riêng của mỗi nước nhỏ lớn, chính quốc cũng như thuộc địa. Hiện nay trong nhiều nước tình hình chính trị chưa được ổn định, một phần lớn là vì tình hình quốc tế chưa yên, và trước hết là vì Liên Xô và Anh, Mỹ còn xung đột nhau trong nhiều vấn đề gay gắt.

 

2. Hệ thống xã hội chủ nghĩa do Liên Xô cầm đầu "là hệ thống tiêu biểu cho những xu hướng dân chủ, cho lợi ích của các lớp cần lao, cho ý chí của các dân tộc bị áp bức, của số đông loài người". Thế lực của nó gồm có:

 

a) Thế lực của Liên Xô ngày càng củng cố về mọi phương diện, quân sự, chính trị, kinh tế, ảnh hưởng của Liên Xô lan tràn khắp thế giới cần lao và tiến bộ làm cho Liên Xô trở thành trụ cột của mặt trận hoà bình dân chủ quốc tế.

 

b) Phong trào dân chủ mới phát triển mạnh khắp các nước, giành được nhiều thắng lợi tốt đẹp ở Trung Âu (Ba Lan, Lỗ1, Tiệp, Nam Tư, Hung) và ở Pháp. ở Anh - Mỹ hàng triệu thợ thuyền tranh đấu đòi cải thiện sinh hoạt. Hội Liên hiệp nghiệp đoàn thế giới đã bao gồm đến 65 triệu công nhân trong tổ chức. Phong trào dân chủ mới có tánh cách của áp lực của đế quốc chủ nghĩa ở Tàu, Ba Tư2, Ai Cập và các chính phủ phản động tay sai của đế quốc chủ nghĩa đang mở rộng và đạt nhiều thắng lợi.

 

c) Cuộc vận động độc lập ở các thuộc địa (ấn Độ, Diến Điện, Ai Cập) và cuộc chiến đấu giải phóng của các nước mới thoát khỏi ách phát xít (Đông Dương, Nam Dương, Cao Ly) đang ở vào giai đoạn giành quyền tự chủ để tiến tới độc lập hoàn toàn.

 

3. Hệ thống đế quốc chủ nghĩa do phe Anh - Mỹ đại biểu đối lập với hệ thống xã hội chủ nghĩa, đang cố gắng tạm thời hoà hoãn quyền lợi với nhau một phần nào để:

 

a) Dung dưỡng các lực lượng phát xít (bọn phát xít còn rớt lại ở Tây Ban Nha, Đức, ý, Nhật và bọn phát xít mới ở Pháp, bọn DGER, bọn Bảo hoàng ở Hy Lạp, ý, Nam Tư, Ba Lan, Anh, các tổ chức phát xít ở Mỹ, bọn quân phiệt phản động ở Tàu.

 

b) Nâng đỡ một phần nào để lôi kéo giai cấp tư sản các xứ khác.

 

c) Tổ chức hàng rào chống ảnh hưởng của Liên Xô và các đảng cộng sản (khối Anglo - Saxon, khối Tây Âu).

 

4. Hai thế lực phản động và dân chủ tranh đấu lẫn nhau. Nhưng không phải vì thế mà cuộc chiến tranh thứ ba bùng nổ ra ngay giữa Liên Xô và Anh, Mỹ, Pháp - Mỹ vì quyền lợi ích kỷ của chúng, cũng thấy cần phải trải qua một thời kỳ tạm thời hoà bình để củng cố vị trí, chuẩn bị lực lượng. Vả lại ý chí hoà bình rất mạnh trong nhân dân khắp thế giới, là một trợ lực rất lớn cho những bọn tư bản tài chính muốn gây lại chiến tranh, phản lại dân chủ.

 

Liên Xô cũng vậy, vì lợi ích của thế giới đang tranh đấu cho hoà bình dân chủ.

 

Bởi vậy cả hai phe Liên Xô và Anh, Mỹ đang tìm cách điều hoà nhân nhượng với nhau, tuy vẫn còn những sự xung đột đổ máu từng nơi, từng lúc giữa các bộ phận đối lập, và đồng thời có những sự tranh đấu lấn bước nhau về chính trị, ngoại giao, kinh tế.

 

II- Tình hình trong nước

 

1. Chính quyền

 

Trong 10 tháng qua, Chính phủ Hồ Chí Minh đã phải đối phó với nhiều nỗi khó khǎn nguy hiểm: chống Pháp thực dân, chống nội phản, trừ nạn đói. Nhờ ở tinh thần chiến đấu anh dũng của quân đội và sự nỗ lực chiến đấu của toàn dân, bản Hiệp định sơ bộ 6-3 đã đảm bảo quyền tự chủ của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

 

Đến nay mặc dầu bọn phản động Pháp luôn luôn bội ước, xâm đoạt thêm lãnh thổ (Tây Nam Trung Bộ) lập Chính phủ Nam Kỳ tự trị với bọn Việt gian Nguyễn Vǎn Thinh, bản Hiệp định 6-3 vẫn chưa phải là đã mất giá trị. Hội nghị trù bị Đà Lạt phái đoàn Phạm Vǎn Đồng và phái bộ Chính phủ đi đàm phán chính thức tại Pháp đang dẫn đến sự liên hiệp giữa hai dân tộc Việt - Pháp chống bọn phản động Pháp. ở Bắc Bộ, bọn phản động Tàu vẫn ủng hộ cho các phần tử thối nát của "Việt cách, Việt quốc", lập cǎn cứ ở Vĩnh Yên, Việt Trì, Yên Bái, Lạng Sơn, dựng chính quyền địa phương đối lập với Chính phủ. Chúng ủng hộ cho bọn Đại Việt duy tân gây thế lực miền thượng du Hoà Bình, Thanh Hoá trong lúc bọn phản động Pháp vận động sáp nhập Lai Châu, Sơn La vào đất Lào cho chúng kiểm soát. Đối với nhân dân trong nước, nói chung, Chính phủ Hồ Chí Minh được hoàn toàn tín nhiệm và ủng hộ. Nhưng các Uỷ ban hành chính địa phương ở nhiều nơi tuy rất tận tụy vẫn chưa giữ được uy tín nguyên vẹn như Chính phủ, vì còn thiếu kinh nghiệm và chưa thi hành đúng chính sách của Chính phủ. ở Trung Bộ, phần đông các Hội đồng nhân dân tỉnh chưa phản chiếu chính quyền nhân dân một cách đúng đắn và trừ vài nơi chưa bao gồm được các lớp tư sản, địa chủ, trí thức tiểu tư sản thành thị, công giáo.

 

2. Kinh tế, tài chính

 

Về nông nghiệp, diện tích cày cấy thêm được 130% . Khẩu hiệu tǎng gia sản xuất được thực hành một cách mạnh mẽ cứu được nạn đói ở Bắc Bộ. ở Trung Bộ từ Thừa Thiên trở ra, mùa mất từ 40 đến 60%. Dịch trâu bò hại nhất ở Quảng Bình (chết 80%). Bạc Việt Nam chưa phát hành đủ vì gặp nhiều trở lực. Vấn đề tiêu thụ bạc 500$ vẫn chưa giải quyết. Các hợp tác xã bắt đầu thành lập.

 

3. Xã hội

 

Gạo tiếp tế miền Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ: 2.000 tấn, mỗi tỉnh đều có tế bần, nhiều tỉnh có nhà dục anh. Trộm cắp bớt rất nhiều. Hủ tục bớt dần, phong trào cải cách ở hương thôn tiến mạnh. Phong trào thể dục bắt đầu.

 

4. Vǎn hoá

 

Chưa ǎn nhịp với sự tiến triển về chính trị. Sức sáng tác chưa phát hiện mạnh mẽ. Âm nhạc tương đối khá hơn hết. Phong trào bình dân học vụ đã đạt nhiều thành tích rực rỡ mặc dầu gặp rất nhiều trở lực. Tỷ số người biết chữ ở Trung Bộ là 29%. Giáo dục ở nhà trường các cấp còn uể oải vì chưa có một chương trình thích hợp và các giáo sư chưa được thấm nhuần tư tưởng tiến bộ.

 

5. Thái độ các giai cấp và các giới trong nước

 

a) Địa chủ: trừ một số địa chủ lớn phản động chạy theo Pháp thực dân ở Nam Bộ.....1) bọn phản động tù ở Bắc Bộ, phần đông các địa chủ Việt Nam còn đứng về phe dân tộc chống lại ngoại xâm. ở Nam Bộ thái độ của phần lớn địa chủ rất cấp tiến, nhiệt liệt ủng hộ cuộc chiến đấu của nhân dân và quân đội. Tuy vậy, ở những miền không trực tiếp chiến đấu, họ vẫn giữ thái độ dè dặt, lừng chừng (một số khá đông ở Trung Bộ). Hạng đại quan lại cũ bị thiệt thòi quyền lợi, có ý bất mãn nhưng không có sức phản động.

 

b) Tư sản: một số tư sản phản động tay sai của thực dân Pháp hay quân phiệt Tàu quấy rối chính quyền, chỉ một số ít nhiệt liệt ủng hộ chính quyền, còn phần đông lừng chừng do dự vì thời cuộc chưa rõ ràng, nên chưa dám mạnh bạo đổ tiền ra kinh doanh, họ ghét bọn thực dân Pháp trở lại nhưng cũng sợ sức phát triển của phong trào thợ thuyền trong nước.

 

c) Tiểu tư sản thành thị: các lớp tiểu thương, tiểu chủ đang lâm vào tình thế phá sản chưa có phương giải quyết nên đâm ra hoang mang (ở những nơi không bị chiến tranh, thì trái lại bị quân Pháp xâm đoạt, tàn phá tài sản, nên phần đông họ rất hǎng hái chiến đấu, nhiệt liệt ủng hộ quân đội). Công chức bị sinh hoạt quẫn bách nên tinh thần rời rạc. Số công chức bị thải hồi chưa có cách sống, một số đâm ra oán chính phủ, rất dễ chịu ảnh hưởng của tụi phản động.

 

d) Dân cày: thoát được nạn đói, được hưởng ruộng đất phân chia công bằng hơn, trừ được tệ nhũng lạm của cường hào, quan lại, sự bóc lột tàn nhẫn của địa chủ, học được chữ, dân cày đã hưởng được nhiều quyền lợi nhờ chính quyền nhân dân. Bởi vậy mặc dầu đời sống còn thiếu thốn, họ rất tin tưởng ở Chính phủ Hồ Chí Minh và rất cương quyết cách mạng nhất là bần nông.

 

đ) Thợ thuyền: đời sống tuy còn hết sức bấp bênh, khổ cực, giai cấp thợ thuyền nhờ tinh thần đoàn kết và bản nǎng cách mạng, giác ngộ vai trò đi tiên phong giải phóng dân tộc, nên tin tưởng hơn ai hết ở chính quyền nhân dân và triệt để ủng hộ Chính phủ.

 

e) Dân tộc thiểu số: vì đời sống họ thiếu thốn nhiều mặt mà chính quyền nhân dân chưa thể mang lại cho họ được nhiều lợi ích trước mắt, vì trình độ vǎn hoá họ quá kém mà chúng ta không đủ cán bộ đắc lực để dìu dắt, nên quốc dân thiểu số nhiều nơi chưa thấy tha thiết với chính quyền mới, nhất là ở miền Bắc T. Bộ1). Tuy nhiên cũng như quốc dân thiểu số ở Khu Giải phóng trước kia ngoài Bắc Bộ, anh em Phadé, Sédang, Jaray, v.v. ở miền Tây Nam Trung Bộ cũng đã sát cánh chiến đấu với quân đội chống thực dân Pháp và cương quyết giữ vững chính quyền.

 

g) Tôn giáo: Công giáo Việt Nam, trừ một vài nơi chịu ảnh hưởng của giáo sĩ ngoại quốc, tay sai của đế quốc chủ nghĩa nên nghi ngờ Chính phủ và chính quyền, các linh mục cũng như con chiên tuy ghét thực dân Pháp vẫn chưa có một thái độ rõ rệt đối với độc lập của Tổ quốc và trong hành động nhiều khi lại tỏ ý phản kháng Chính phủ.

 

Cao đài: bị ảnh hưởng bọn lãnh tụ xấu xa và vì chính sách khủng bố sai lầm của một số cán bộ cách mạng, lúc đầu đâm ra hoang mang và vẫn chưa nhiệt liệt ủng hộ chính quyền.

 

Phật giáo: có thái độ tiến bộ hơn hết, tham gia mọi phong trào cứu quốc và tin tưởng ở Chính phủ Hồ Chí Minh, trừ một số ít phản động trong hàng ngũ Phật giáo trong thời kỳ Pháp Nhật.

 

III- Tình hình đảng bộ trung kỳ (bản thống kê của Xứ uỷ).

 

IV- Tình hình việt minh trung kỳ (bản thống kê của Kỳ bộ V.M)1).

 

V- Tự chỉ trích:

 

1. Vận động nhân dân

 

1. Trí thức, tư sản, tiểu tư sản thành thị (tiểu thương, tiểu chủ, viên chức) trừ một số ít đồng chí có thái độ mềm dẻo đúng đắn, phần đông các đồng chí chúng tôi đã phạm những sai lầm khuyết điểm dưới đây:

 

a) Không có quan niệm đúng đắn đối với vai trò của trí thức tư sản và tiểu tư sản thành thị, quá miệt thị khả nǎng cách mạng ít nhiều của họ, thậm chí cho họ không có tinh thần chiến đấu gì nữa, và liệt họ vào hạng "phản động". Cho nên chỉ thân cận, ủng hộ cho những người nào tán thành Việt Minh ra mặt và tỏ thái độ thù ghét bất cứ ai chỉ trích Việt Minh không kể điều họ chỉ trích đúng hay sai nhiều khi lại trực tiếp hay gián tiếp khủng bố họ.

 

b) Vì sợ lãnh đạo họ không nổi mà nhiều đồng chí không dám gần gũi họ, bắt tay họ để họ lǎng bǎng, không có công việc mà làm cho họ có cảm tưởng bị hắt hủi nghi ngờ nên sinh chán nản. Tính chất kiêu hãnh của trí thức dễ làm cho họ xa mình, mà đồng chí ta không có sáng kiến hay nǎng lực tạo những hoàn cảnh để tiếp xúc họ một cách dễ dàng, do đó hiểu rõ tâm lý và nguyện vọng của họ.

 

c) Trong khi tiếp xúc họ, đồng chí ta không có thái độ mềm dẻo thường ra mặt "làm thầy", cách ǎn nói cũng thiếu điều lễ độ, cung cách của họ làm cho những người nhiều tự ái lấy làm khó chịu. Phần đông đồng chí lại quá cố chấp hẹp hòi chỉ vì đôi tính nết riêng của họ mà sinh chán ghét, không biết uốn lựa mình theo họ để dìu dắt dần dần. Nhất là đối với những người thành tâm ít nhiều trong họ. Một số chúng ta không có thái độ thành thực hay dùng thủ đoạn gây họ một cách vụn vặt các chính sách "bắt tay mà hất chân" thật là một thái độ nguy hiểm. Với những người thành thực, một số trừ đồng chí tỏ vẻ nghi ngờ ra mặt không dám giao cho họ một công tác gì có trách nhiệm rõ rệt và kiểm soát họ một cách rất gay gắt khiến họ cảm thấy bị lợi dụng và lừa dối. Lúc họ làm gì sai chúng ta hoặc là không chỉ trích rõ đàng hoàng, hoặc là chỉ trích một cách khó chịu không có tính cách cảm hoá, lắm khi làm bẽ mặt họ trước quần chúng trong các cuộc tranh luận công khai. Phần đông chúng ta không có sáng kiến, công tác cho họ chỉ dùng lý thuyết chính trị khô khan, không biết lôi kéo về vǎn hoá nghệ thuật một số trí thức trở nên đồng chí được mà chúng ta không có kế hoạch giác ngộ chính trị cho họ hoặc trực tiếp do nǎng lực thuyết phục của mình, hoặc gián tiếp do các sách báo của Đảng và của mặt trận.

 

d) Không chú ý giúp đỡ họ về phương diện sinh hoạt, vật chất (trí thức nghèo, công chức) nhất là đối với các phần tử tốt. Khiến họ vì bận lo sinh kế mà xa rời mình hay cảm thấy mình không để tâm đến họ mà sinh ra ngờ vực lòng thành thực bè bạn của mình (chúng ta quá dè dặt về chi tiêu không dám dùng tiền để làm một phương tiện để giúp vào sự vận động thành hiệu).

 

đ) Đối với những phần tử bất mãn vì thiệt thòi quyền lợi hay vì bị ảnh hưởng tụi phản động, nhiều nơi đồng chí chúng ta không tìm cách cảm hoá, an ủi họ và chỉ nghĩ việc khủng bố, bắt bớ khiến cho sự bất mãn lại càng tǎng thêm trong khi bắt bọn phản động nguy hiểm trong lớp trí thức, tư sản, không biết giải thích cho quần chúng hiểu sự cần thiết, để gây một không khí khủng khiếp chung, làm cho cả lớp người đó sợ hãi và xa lánh mình.

 

e) Chúng ta không thành thực nhận những sai lầm của các đồng chí và không có quyết tâm sửa chữa những lầm lỗi ấy, nên những người bất mãn chính đáng cho ta không thành thực.

 

2. Tôn giáo:

 

a) Đối với Công giáo không tìm cách gần gũi họ (con chiên và linh mục Việt Nam) để thuyết phục, mà chỉ gặp qua loa rồi bỏ lửng. Sự tuyên truyền nhiều nơi có tánh cách bài xích, để cho bọn phản động lợi dụng sự không hiểu chủ nghĩa c.s của quần chúng mà chia rẽ nhân tâm. Không có những tổ chức quần chúng thu hút quần chúng bên giáo (thể dục, vǎn hoá, cứu tế, v.v.). Không ngǎn được những xu hướng quá khích trong dân chúng, nhất là ở thôn quê đòi chia ruộng nhà chung, không ngǎn được cái thái độ quá khích của quần chúng Công giáo cứu quốc, đối với các linh mục, tự do không rửa tội, đọc kinh, v.v.. Không thuyết phục được các linh mục nhân nhượng một ít quyền lợi cho quần chúng con chiên. Tuy vậy cũng đã làm cho một số linh mục có thiện cảm với chính phủ với Việt Minh.

 

.....

 

3. Công nhân: phong trào lên mạnh có quy củ. Sự lãnh đạo của Đảng tương đối chắc chắn. Nhưng còn phạm nhiều xu hướng tả khuynh. Công nhân chưa có một thái độ đúng đối với các giám đốc và tài chủ. Công hội có nơi biến thành tổ chức uy hiếp quyền lợi tư sản bản xứ. Trái lại có nơi để bọn tiểu chủ lợi dụng bóc lột người tiêu thụ (thợ may, cúp, v.v.). Hợp tác xã có nơi uy hiếp cạnh tranh với tiểu chủ gây ác cảm với họ.

 

4. Nông dân: đoàn kết được nông dân chung quanh chính phủ và Việt Minh, lãnh đạo được họ. Nhưng phạm những sai lầm: theo đuôi bần trung nông trong các cuộc tuyển cử vào Hội đồng nhân dân, Uỷ ban hành chánh. Tả khuynh về cải cách tục lệ, về tôn giáo, mê tín, tranh đấu điền địa (chia ruộng). Hợp tác xã uy hiếp phú nông, địa chủ, không sáng kiến những hình thức tổ chức kinh tế, tương tế, thích hợp cần thiết nguyện vọng địa phương khiến quần chúng chán với nông dân cứu quốc dần dần. Nên kém sinh hoạt chính trị, nữ giới ham học hơn nam giới.

 

5. Thanh niên: không đánh trúng được sở thích và lợi dụng khả nǎng của thanh niên để tổ chức sát hợp (thể dục, vǎn hoá, quân sự, v.v.) chưa đánh tan được không khí chia rẽ ngờ vực giữa thanh niên Chính phủ và Thanh niên cứu quốc, đoàn thể này với đoàn thể khác, không phá được ảnh hưởng tai hại của bọn giáo sư lạc hậu. Không có kế hoạch vận động thanh niên, thiếu niên nhi đồng.

 

6. Phụ nữ: không thu hút được phụ nữ trí thức, tư sản, không gần gũi được họ, quá cố chấp, hẹp hòi, chia rẽ, nói xấu, ganh tị.

 

Không chú trọng đào tạo cán bộ phụ nữ. Không sát hoàn cảnh phụ nữ lao động, không có những hình thức tổ chức, không hợp khả nǎng và tình cảm phụ nữ (tương tế, cứu tế) tổ chức mẹ binh sĩ chưa tổ chức được nhiều nơi.

 

7. Dân tộc thiểu số: miền Tây Nam Trung Bộ, sự vận động có kế hoạch, phương pháp đáng khen ngợi. Miền Bắc Trung Kỳ (Thanh Nghệ) thiếu cán bộ vận động nên để xu hướng thổ phỉ, biệt lập chính quyền nhất là ở thanh niên, không kiểm tra trừng trị những phần tử con buôn làm hại tình đoàn kết giữa Việt và các dân tộc thiểu số, không tích cực ủng hộ và nâng cao đời sống của dân tộc thiểu số, còn xu hướng khinh rẽ. Thiếu uỷ ban chuyên trách vận động.

 

8. Pháp kiều và quân đội Pháp: ít chú trọng liên lạc vận động với những phần tử tiến bộ. ít tài liệu tuyên truyền, ít tìm cách chia rẽ quan quân. Sự vận động nói cẩu thả để tài liệu lọt vào tai bọn sĩ quan phản động.

 

9. Hoa kiều: ít chú trọng tổ chức những đoàn thể Hoa kiều dân chủ để ảnh hưởng hơn Hoa kiều nhất là thanh niên (thể dục, vǎn hoá). Hoa - Việt thân thiện hoá thành thử nói suông.

 

10. Vǎn hoá: không có cán bộ vận động vǎn hoá, không có kế hoạch cụ thể, sát với các nhà vǎn hoá. Tổ chức hỗn tạp làm cho các nhà vǎn hoá chân tài không vào, không tích cực ủng hộ các vǎn sĩ, nghệ sĩ có tài (trừ Huế).

 

2. Công tác tuyên truyền

 

1. Nhiều khi và nhiều nơi không đi sát đường lối của Đảng của mặt trận và của Chính phủ, cứ giữ những luận điệu cũ, quá thời.

 

2. Không đi sát đời sống nguyện vọng dư luận và sự việc xảy ra trong địa phương, tuyên truyền không thấm thía và sốt dẻo.

 

3. Không chống kịp thời luận điệu công khai hay bí mật của tụi phản động, khiến cho dân chúng chịu ảnh hưởng nguy hại và hoang mang.

 

4. ít tuyên truyền với Pháp kiều, quân đội Pháp và các kiều dân trong địa phương.

 

5. Xu hướng tả khuynh trong sách báo, tuyên truyền một cách máy móc chủ nghĩa cộng sản, tán dương Liên Xô ầm ỹ.

 

6. Xu hướng hữu khuynh, không dám nói động đến chủ nghĩa cộng sản sợ động lòng kẻ đối lập khiến cho người ta càng hoài nghi thái độ của những người cộng sản.

 

7. Không có kế hoạch tuyên truyền gặp đâu làm đó nói đó không điều khiển được tuyên truyền toàn kỳ.

 

8. Sách, báo, kịch, v.v. không được kiểm duyệt chặt chẽ.

 

9. Khẩu hiệu tuyên truyền không linh động, không biết tuỳ nơi tuỳ lúc là thay đổi.

 

10. Không lợi dụng hết phương tiện tuyên truyền mặc dầu có nơi đủ điều kiện làm sáng kiến về những hình thức mới lạ.

 

11. Tuyên truyền của Chính phủ và của mặt trận nhiều khi không ǎn khớp với nhau.

 

12. Tạp chí ánh Sáng của Hội Nghiên cứu mácxít quá khó khǎn, không phản chiếu sự sinh hoạt thực tế của dân tộc và sự lãnh đạo của Đảng. Tờ báo Quyết thắng hay Dân mới cũng không phản chiếu được sự lãnh đạo của Việt Minh. Báo, sách xuất bản thiếu điều kiện nên kém mỹ thuật, và vì vậy giảm nhiều ảnh hưởng.

 

3. Tổ chức

 

1. Sự kết nạp đảng viên không thống nhất, nơi thì quá rộng như Hà Tĩnh, Quảng Bình, nơi thì quá hẹp như Quảng Ngãi, Bình Định.

 

2. Không chú ý tổ chức đồng chí trong lớp trí thức khiến cho Đảng không lãnh đạo nổi, các lớp tư sản, tiểu tư sản thành thị, các ngành chuyên môn.

 

3. Kỷ luật đảng lỏng lẻo. Có nơi cấp trên không đủ uy tín với cấp dưới. Chỉ thị nghị quyết có nơi không chấp hành triệt để và mau chóng vì một số đồng chí trong các cơ quan chính phủ có khi không phục tùng kỷ luật đảng.

 

4. Các tổ chức cứu quốc trừ công nhân phần nhiều hỗn tạp, và nhiều nơi tan rã dần vì thiếu sinh hoạt tổ chức. Nhiều cấp bộ Việt Minh nhất là ở cấp xã không đủ điều kiện tồn tại làm sai chính sách của mặt trận.

 

5. Kém sáng kiến. Những hình thức tổ chức sát hợp quyền lợi thiết thực của dân chúng để phát triển ảnh hưởng của Đảng và của mặt trận.

 

4. Huấn luyện

 

1. Không có chương trình huấn luyện hợp trình độ đồng chí và hợp từng giới.

 

2. Thiếu huấn luyện viên chuyên trách.

 

3. Huấn luyện không thực tế, thiếu kinh nghiệm công tác.

 

4. Huấn luyện xong không bố trí công tác đúng nǎng lực của đồng chí và theo dõi dìu dắt để đào tạo nên cán bộ.

 

5. Thiếu những buổi nói chuyện có tính cách huấn luyện cho đồng chí.

 

6. Sách nghiên cứu không hợp lý với trình độ phần đông đồng chí.

 

5. Tranh đấu

 

1. Không lãnh đạo được kịp thời dân chúng để xảy những cuộc tranh đấu tự phát.

 

2. Đôi nơi theo đuôi quần chúng công nhân, nông dân trong những cuộc tranh đấu với tư sản địa chủ phú nông.

 

3. Không chinh phục được quần chúng nhất là nông dân, công giáo để xảy ở đôi nơi những cuộc tranh đấu có tính cách chống Chính phủ

 

6. Củ soát

 

Cấp trên ít củ soát cấp dưới, cho nên cấp dưới không thêm được sáng kiến và sức thúc giục tiến hành công tác. Cấp trên hoá thành cấp chỉ huy bàn giấy không sát thực tế và bởi vậy sự lãnh đạo thiếu sự đúng đắn chắc chắn. Sự trao đổi kinh nghiệm giữa các cấp bộ, các địa phương cũng vì vậy mà rất kém cỏi.

 

7. Lối làm việc và thuật lãnh đạo

 

1. Không khoa học: thiếu óc tổ chức ngǎn nắp, không có chương trình kế hoạch từng thời hạn.

 

2. Không đúng nguyên tắc tập đoàn chỉ huy, cá nhân phụ trách cho nên có những hành động tự ý và thói bao biện công tác của một số đồng chí chỉ huy.

 

3. Thiếu nhãn quan rộng rãi, bị những công việc nhỏ lặt vặt lút đầu không thấy cục diện chung sinh ra bệnh "cận thị chính trị" ham lợi nhỏ bỏ lợi lớn, sợ hại nhỏ trước mắt mà không nghĩ hại lớn về sau.

 

4. Còn lu thu như trong thời kỳ bí mật.

 

5. Thiếu tinh thần tự chỉ trích ngay thẳng.

 

6. Có nơi quá "hình thức chủ nghĩa" làm cho họ không nghĩ đến kết quả thực tế.

 

7. Ép xác đồng chí và quần chúng hy sinh quá độ làm cho đồng chí và quần chúng mệt nhọc thể chất và tinh thần.

 

8. Không biết nhắm sâu chính trong công tác từng giai đoạn.

 

9. Chưa biết dùng người và nắm chặt cán bộ, chưa biết phân phối công việc hợp lý cho đồng chí làm và dùng người hẹp hòi.

 

10. Không biết đoàn kết nội bộ tạo tình thân ái trong đồng chí, đôi nơi còn không khí ngờ vực nhau.

 

8. Hành chính

 

1. Các cơ quan hành chính nhất là từ phủ huyện trở xuống phần đông chưa thành thực làm việc, còn nhiều luộm thuộm.

 

2. Không sát, không thân cận với dân chúng nên ít được thiện cảm.

 

3. Ít nghe lời phê bình chỉ trích của dân chúng.

 

4. Ít chú ý đến đời sống của nhân dân nhất là binh sĩ, công chức, công nhân.

 

5. Ít khai đại hội với các giới để lấy nguyện vọng, ý kiến.

 

6. Cấp trên và cấp dưới nhiều khi không thống nhất ý chí và hành động.

 

Cấp trên có khi giải quyết vấn đề quan hệ đến cấp dưới mà không hỏi ý kiến trước. Cấp trên lại ít khi củ soát cấp dưới để sinh nhiều tệ hoại lạm quyền.

 

7. Uỷ ban hành chính có nơi không sát với Việt Minh, một số đồng chí hành chính nhiều khi bỏ ý kiến của đoàn thể lấy ý kiến riêng của mình. Trái lại có nơi các uỷ ban hành chính công khai chịu sự lãnh đạo của Việt Minh liên lạc vụng về khiến cho những người bất mãn vin lấy cớ đó mà chưởi chính quyền.

 

V- Thái độ và chủ trương của Đảng

 

1. Đối với Pháp

 

Mặc dầu Chính phủ Pháp do bị lãnh tụ Đảng Cộng hoà bình dân cầm đầu, chính quyền ở Pháp vẫn là chính quyền của ba Đảng Cộng hoà bình dân (Biđôn, Đờgôn), Cộng sản (Tôrê, Guyđơbô...) và Xã hội (Mutê, Goanh). Đảng Cộng hoà bình dân đại biểu quyền lợi tư sản Pháp, một mặt muốn đình chiến với ta để cứu vãn quyền lợi của chúng ở Đông Dương, nhưng một mặt bị bọn tư bản tài chánh, bọn phản động Pháp xui giục lấn ta về quân sự để chiếm thêm quyền lợi. Bởi vậy có thể họ kéo dài cuộc đàm phán chính thức ở Pháp, dung túng bọn tay sai của phản động Pháp? Đácgiǎngliơ, Lơcơléc (D'Agenlieu, Leclerc) xâm đoạt thêm lĩnh thổ của ta trước khi đi đến những thoả thuận mới. Kết quả cuộc đàm phán Việt - Pháp nhiều hay ít và sau này được đảm bảo hay không còn tuỳ sức tranh đấu của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, và sức tranh đấu của nhân dân Pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Pháp là Đảng có thế lực mạnh nhất hiện nay trong quần chúng lao động Pháp. Bởi vậy hai Đảng Cộng sản Đông Dương và Pháp phải mật thiết liên lạc với nhau đặng dẫn đạo hai dân tộc Việt - Pháp đoàn kết chặt chẽ chống bọn phản động Pháp.

 

Đối với Pháp kiều ở Đông Dương nhất là đối với quân đội Pháp chúng ta phải biết phân biệt bọn phản động (quan cai trị cũ, võ quan cao cấp, tư bản ngân hàng) với những phần tử dân chủ tiến bộ (phần nhiều trong lớp binh sĩ hạ cấp, tiểu chủ tiểu thương, giáo sư, v.v.).

 

Phải gia khẩn tuyên truyền kín đáo trong hàng ngũ người Pháp ở Đông Dương phải hết sức tránh những sự xung đột đổ máu vô ích, phá tan những sự chia rẽ hai dân tộc Việt - Pháp do bọn khiêu khích, tay sai của phản động Pháp hay phản động Tàu, hay do một số người Việt Nam còn nặng óc "bài Pháp" xui nên.

 

Đồng thời phải luôn luôn chuẩn bị đề phòng Pháp đánh úp, dùng ...1) tiêu huỷ lực lượng của ta, ...2) Đảng Cộng hoà bình dân cầm đầu Chính phủ Pháp.

 

2. Đối với Tàu

 

Đối với bọn phản động Tàu luôn luôn giúp đỡ bọn tay sai Việt Nam quấy rối chính quyền ta, chúng ta phải khôn khéo đối phó thế nào cho khỏi hại đến ngoại giao của Chính phủ ta với Chính phủ Tàu, dùng mọi cách mua chuộc chúng và tước vây cánh của chúng ở Việt Nam. Đối với Hoa kiều, nhất là trong đám thanh niên, chúng ta phải bí mật giúp họ lập ra những cơ quan dân chủ để chống lại ảnh hưởng của bọn Lam Y tay sai của bọn Tàu phản động. Đồng thời tổ chức những đoàn.... công khai về vǎn hóa thể dục để ảnh hưởng đến phần tử tiến bộ trong họ ...1) các hợp tác xã của ta phải có thái độ đúng đắn nhân nhượng với Hoa thương một phần nào để điều hoà quyền lợi. Phải chú ý trong đám Hoa kiều ở ta có một số làm mật thám khiêu khích cho Pháp, và liên lạc với tụi Việt gian thân Pháp, thân Tàu.

 

3. Đối với các tầng lớp nhân dân

 

Các cuộc cách mạng dân tộc giải phóng Đông Dương chưa hoàn thành nhiệm vụ của Đảng ta trong giai đoạn này vẫn là hoàn toàn giải phóng cho Tổ quốc, thống nhất dân tộc hoàn thành và củng cố chế độ cộng hoà dân chủ. (Chỉ thị Hoà để tiến của Thường vụ Trung ương 9-3-46).

 

Xét thái độ của các từng lớp nhân dân, chúng ta thấy mặc dầu đến nay chính quyền vẫn do Đảng ta lãnh đạo, Mặt trận dân tộc thống nhất vẫn chưa thực hiện được hoàn toàn, chưa thu hút được một cách chặt chẽ các từng lớp tư sản, địa chủ, trí thức, tiểu tư sản thành thị, Công giáo và quốc dân thiểu số.

 

Bởi vậy hội nghị toàn kỳ quyết định:

 

1. Cǎn cứ vào những điều đã vạch trong mục "tự chỉ trích" tất cả các cấp bộ Đảng, các đồng chí phải kịp sửa chữa những sai lầm của mình đối với các từng lớp nói trên, thực hành cho được chính sách "đoàn kết của Đảng". Phải thực hiện cho được Chỉ thị của Hồ Chủ tịch "Làm cho người xa ta đến gần ta, người sợ với ta hoá thân ta".

 

2. Xứ uỷ phải có những tiểu ban vận động chuyên trách các giới, giúp đỡ sáng kiến cho cuộc vận động toàn kỳ (thanh niên, phụ nữ, công nhân, vǎn hoá, quốc dân thiểu số, v.v.).

 

4. Đối với các hội Đảng

 

1. Đối với Hội quốc dân liên hiệp: Đảng ta phải hết sức giúp đỡ cho nó thành lập, thu hút cho được những phần tử có uy tín trong dân chúng, trong tầng lớp của họ, hiện nay còn đứng ngoài Mặt trận Việt Minh. Song Đảng ta phải hết sức vận động nó một cách khéo léo, đi theo đúng chính sách và chủ trương của Chính phủ do Hồ Chủ tịch lãnh đạo (sẽ có chỉ thị riêng).

 

2. Đối với Dân chủ đảng: Đảng ta phải tiếp tục giúp đỡ họ phát triển để thu hút những phần tử trí thức, tư sản, tiểu tư sản tiến bộ.

 

3. Đối với Quốc dân đảng ở Trung Kỳ: trừ một số rất ít tay sai của bọn phản động Tàu... Quốc dân đảng ở Trung Kỳ phần nhiều là những người bất mãn với Việt Minh và các cơ quan hành chánh, thái độ cô độc không mềm dẻo đúng đắn của một số đồng chí ta. Đối với những phần tử như vậy, chúng ta phải gần gũi, thuyết phục họ xa rời bọn lãnh tụ thối nát, phải thi hành một chính sách khoan hồng, tha thứ tội lỗi cũ miễn không phải là tội lỗi quá nặng để cảm hoá họ. (Đề nghị với Chính phủ tha những người không nguy hiểm cho cuộc trị an). Những nơi nào, các bộ phận Quốc dân đảng muốn ra công ...1), thì cứ để cho họ ra, không nên ngǎn cản. Và chỉ nên dùng chính trị tranh đấu chính trị đối phó; đề nghị với họ một chương trình hành động tối thiểu, theo chính sách và chủ trương của Chính phủ, họ làm đúng với ký kết, tức là chủ trương của Đảng ta thắng lợi, họ bội ước tức là họ tự thú sự giả dối trước quốc dân. Nhớ rằng mỗi khi Đảng ta ký kết gì với Đảng phái nào hành động chung, thì chính các đồng chí ta phải trung thành với những điều đã ký kết và đồng thời phải giữ quyền phê bình họ một cách thân mật và thẳng thắn.

 

5. Vấn đề các Uỷ ban hành chánh

 

1. Theo đúng chính sách của Đảng các Uỷ ban hành chánh hết thảy các cấp phải:

 

a) Phản chiếu chính quyền toàn dân (chứ không phải chính quyền công, nông như đối nội đã làm gồm hầu hết những chính trị phạm cộng sản).

 

b) Giữ vững đường lối chính trị của Chính phủ Hồ Chí Minh do Đảng ta lãnh đạo.

 

Bởi vậy, phải mời vào các Uỷ ban hành chánh từ kỳ đến xã, những vị có uy tín của các từng lớp; đại biểu thực sự của các giai cấp, tôn giáo trong địa phương. Đảng ta chỉ nên đưa vào các uỷ ban một số đồng chí hay cảm tình mật thiết với Đảng, không rõ mặt càng hay, miễn sao ảnh hưởng các uỷ viên, đi đúng chính sách của Chính phủ. Nhớ rằng Đảng ta lãnh đạo các Uỷ ban hành chánh bằng đề nghị, thuyết phục chứ không phải bằng mệnh lệnh, chỉ thị.

 

Chú ý: ở những nơi trực tiếp chiến tranh, thì sự lựa chọn người vào hành chánh phải thận trọng, đừng để bọn đầu hàng dễ bị mua chuộc chui vào. Nơi nào các Uỷ ban hành chánh đã lập rồi, mà xét không được tín nhiệm của toàn dân hay đồng chí Việt Minh chiếm phần đông, thì tìm cách sửa chữa ngay rút bớt đồng chí, đưa thêm người đảng phái khác hay không đảng phái vào, theo những điều kiện đã nói trên.

 

2. Đảng đoàn hay Việt Minh đoàn trong các Uỷ ban hành chánh kỳ, tỉnh phải đề nghị đặt ngay các ban thanh tra đi củ soát ráo riết các cấp dưới, nhất là các xã, sửa chữa sai lầm địa phương, trừng trị những phần tử lạm dụng phá hoại chính sách và uy tín của Chính phủ và Việt Minh, các nhân viên thanh tra phải công minh nhận xét nhưng phải biết giữ uy tín của Chính phủ và tôn trọng lòng hy sinh của đồng bào cũng như thành tích rực rỡ của chính quyền nhân dân bấy lâu, không được mạt sát một cách vô chính trị để cho bọn tay sai của địch lợi dụng mà chia rẽ nhân tâm.

 

Vậy muốn cho ban thanh tra ấy làm việc đúng đắn, các cấp bộ đảng và Việt Minh phải thành thực giúp đỡ ý kiến và kiểm tra nó trong hành động và lời nói. Các đồng chí trong ban thanh tra đi đến đâu phải trực tiếp với cấp bộ đảng và Việt Minh địa phương để tránh những nhận xét sai lầm. Nếu xảy xung đột ý kiến, thì lập tức báo cáo lên cấp trên giải quyết, không được chỉ trích nhau lung tung gây hoang mang trong quần chúng.

 

3. Những nơi nào bị địch chiếm đóng (như Phan Thiết, Phan Rang, Khánh Hoà, Plâyku, Kontum, Raxax Lâm Viên, Đắc Lắc) không có điều kiện lập được U.B.H.C. công khai thì lập hành chính bí mật, cho người ra công khai trực tiếp với địch. Người đó phải phục tùng mệnh lệnh của U.B.H.C. bí mật mà xử sự với địch. Đối với những người chức nghiệp do địch chỉ định hay đang làm việc với địch, thì trừ những phần tử cố tình bán nước hại dân, chúng ta không nên khủng bố họ phải tìm cách liên lạc thuyết phục họ làm tay trong cho ta hay chạy về với dân tộc.

 

6. Vấn đề các ngành chuyên môn

 

Đảng ta phải vận động tổ chức đồng chí trong các ngành chuyên môn, ít nhất cũng các ngành trọng yếu để giữ vững chính quyền. Đặc biệt chú ý các ngành dưới đây:

 

1. Công an.

 

a) Đảng phải nắm những vai trò rường cột.

 

b) Thực hành khẩu hiệu mỗi đảng viên là một tình báo viên.

 

c) Chọn một số đồng chí cứu quốc đứng đắn trong các ngành chuyên môn, trại lính, trường học, nhà máy làm tình báo viên bí mật.

 

d) Tẩy trừ những phần tử khả nghi nguy hiểm trong bộ máy công an. Coi chừng thủ đoạn của bọn phản động Pháp dùng tiền tài, sắc đẹp mua chuộc công an.

 

2. Tư pháp. Thế lực của Đảng ta rất kém trong ngành Tư pháp. Phải tìm cách sửa chữa ngay.

 

a) Liên lạc thuyết phục những người tiến bộ làm cho họ có cảm tình với Việt Minh hay với Đảng.

 

b) Phái một số đảng viên hay đồng chí cứu quốc đủ điều kiện vào tư pháp.

 

c) Các lao tù hiện nay chưa có tính cách cảm hoá người bị tội. Phải phái đồng chí có tư cách vào đó làm chính trị viên hay giám đốc, gia khẩn sinh hoạt chính trị, mở lớp dạy nghề, giao công tác vǎn hoá cho hạng trí thức, v.v..

 

3. Giáo dục.

 

a) Các cấp bộ đảng và Việt Minh phải hết sức giúp đỡ cho các giáo sư dân chủ tiến bộ, thuyết phục họ về chủ nghĩa c.s. nhất là đối với các giáo viên tiểu học thì lại càng phải liên lạc mật thiết.

 

b) Hết sức giúp đỡ bình dân học vụ phát triển liên lạc thuyết phục giáo viên rất có thể trở nên những cán bộ tốt cho Đảng và Việt Minh. Chú ý đến đời sống hằng ngày của các giáo viên đừng để dân chúng khinh miệt hờ hững với họ.

 

7. Quân sự

 

1. Xứ uỷ phải cử một Quân uỷ để phát triển đảng và thống nhất quyền lãnh đạo của Đảng trong bộ đội ở Trung Kỳ.

 

2. Nhiệm vụ của Quân uỷ xứ, cách hoạt động của Đảng trong bộ đội, sự quan hệ của Đảng bộ trong quân đội với Đảng bộ địa phương sẽ quy định trong một chỉ thị riêng.

 

8. Đảng

 

1. Kết nạp đảng viên mới.

 

Đảng phải chú ý đến những phần tử hǎng hái hoạt động trong hết thảy các đoàn thể cứu quốc quân đội, các cấp hành chính, các ngành chuyên môn, các hội quần chúng, giác ngộ chủ nghĩa cho họ và kết nạp họ vào Đảng. Không nên quá cố chấp cá tính của họ. Miễn họ không làm gì có hại cho thanh danh của Đảng là được. Đối với các phần tử trí thức tư sản thì không nên quá khe khắt, khi đã kết họ vào Đảng thì phải có cán bộ đủ nǎng lực dìu dắt, sửa chữa họ dần dần.

 

2. Khôi phục đảng tịch cho đảng viên cũ.

 

Đối với những đảng viên cũ phạm kỷ luật đảng hoặc từ lâu tự ý xa Đảng hoặc chịu không nổi sự tra tấn của quân thù, thì xét họ chịu hoạt động, nên kết nạp vào Đảng lại, trừ những kẻ đã hành động phản quốc làm tay sai cho quân thù. Đối với các đồng chí cũ ấy; không nên nhắc đi nhắc lại những tội lỗi cũ làm cho họ khổ tâm, mất nhuệ khí phải tỏ thái độ khoan hồng của Đảng.

 

3. Chấn chỉnh các cấp bộ đảng.

 

Xứ uỷ phải giúp các tỉnh uỷ chấn chỉnh lại cho đủ nǎng lực chỉ đạo phong trào, nhất là phải bổ sung thêm cán bộ trí thức. Phải gạt ra ngoài Đảng những phần tử thối nát, lười biếng, vô chính phủ, bè phái một cách bất trị. Phải nâng đỡ các đảng viên có tài nǎng mới ở cấp dưới lên.

 

4. Các cấp bộ, chi bộ đảng phải có sinh hoạt đều đặn, tránh nạn bao biện và cá nhân tự động.

 

9. Việt Minh

 

1. Chỉnh đốn Việt Minh các cấp bộ.

 

Xứ uỷ phải cử một số đồng chí ra chấn chỉnh Việt Minh, từ xứ đến tỉnh. Phải chọn trước một số đồng chí đủ nǎng lực chỉ huy các giới cứu quốc, Dân chủ đảng, để lập lại cấp bộ Việt Minh, không nên ghép người cho có vị không đủ nǎng lực lãnh đạo phong trào làm mất uy tín của mặt trận. Xét cấp bộ Việt Minh nào không đủ nǎng lực, mất tín nhiệm của dân chúng thì giải tán tức khắc, chọn người lập lại.

 

2. Chỉnh đốn các đoàn thể cứu quốc.

 

a) Những người không đủ điều kiện hoạt động trong các đoàn thể cứu quốc, nên đưa họ vào những hội quần chúng biến tướng (hợp tác xã, công hội, v.v.).

 

b) Cải tổ các cấp chỉ đạo cho đủ nǎng lực, đưa những tài nǎng mới ở các cấp dưới lên (chú ý các đoàn viên hội viên có học thức bị bỏ quên hay đang phụ trách những công việc không thích hợp khả nǎng của họ).

 

c) Chú ý tuỳ theo hoàn cảnh từng địa phương sáng kiến về hình thức tổ chức về kinh tế vǎn hoá, xã hội, để gây sự sống tập đoàn cho quần chúng không tổ chức.

 

d) Phải gây sinh hoạt đều đặn trong tổ chức, đủ sáng kiến những công việc lợi ích cho đồng chí và quần chúng.

 

đ) Trừng trị những phần tử lợi dụng danh nghĩa các đoàn thể cứu quốc và Việt Minh hành động phi pháp làm hại uy tín của mặt trận.

 

10. Tuyên truyền

 

1. Xứ uỷ và các tỉnh uỷ phải tổ chức ban tuyên truyền cho đủ nǎng lực.

 

2. Chiếu theo những điều đã vạch (tự chỉ trích) và tuyên truyền mà sửa chữa những sai lầm.

 

3. Chấn chỉnh tạp chí ánh sáng của Đảng bộ Trung Kỳ và các cơ quan của mặt trận (Quyết thắng, Dân mới).

 

11. Đào tạo cán bộ

 

1. Xứ uỷ, cǎn cứ theo bản chương trình huấn luyện tổ chức ban huấn luyện mở lớp đào tạo cán bộ trí thức: phụ nữ, công nhân, v.v..

 

2. Các tỉnh uỷ mở lớp huấn luyện ngắn kỳ cho các đồng chí chi bộ hiểu chính sách, chủ trương của Đảng và những công tác thiết thực hiện tại.

 

12. Củ soát

 

Xứ uỷ và các cấp bộ đảng phải có người luôn luôn đi củ soát các cấp dưới, chuyên tra sự thực hành các nghị quyết, chỉ thị và báo cáo lên cấp trên những kinh nghiệm mới, đề nghị mới của địa phương.

 

*

* *

 

Các đồng chí các cấp bộ!

 

Dân tộc ta đang trải qua một giai đoạn chiến đấu cực kỳ khó khǎn và phiền phức. Chính sách của Đảng rất mềm dẻo dưới sự chỉ đạo sáng suốt của Hồ Chủ tịch, cần hết thảy các đồng chí chúng ta hiểu thấu rõ ràng và quyết tâm thực hành cho đúng. Trong một nǎm qua, các đồng chí chúng ta đã hy sinh tận tụy cho dân tộc và sự nghiệp của Đảng. Nhưng chúng ta cũng đã phạm rất nhiều sai lầm, làm cho Đảng một phần vì bệnh tả khuynh chưa làm tròn trách nhiệm lãnh đạo giai cấp và dân tộc để chống ngoại xâm, nội phản và kiến thiết nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Cần hết thảy các cấp bộ, các đồng chí chúng ta mở ngay một cuộc tự chỉ trích hết sức khách quan đúng đắn, kịp tẩy sạch những xu hướng cô độc tai hại đặng củng cố vị trí và thực hiện một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi.

 

Cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc còn dài. Bởi vậy các đồng chí chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa, phải cương quyết bài trừ xu hướng hữu khuynh thoái hư trước gian nan, nguy hiểm hay làm cho Đảng kém kỷ luật vì sự kết nạp đồng chí một cách hỗn tạp, và làm cho chính quyền nhân dân thiếu điều kiện đứng vững vì sự gia nhập của những phần tử hoạt đầu, trục lợi.

 

Tiến lên, các đồng chí nhìn thẳng tới tương lai vinh quang của dân tộc tiến lên.

 

Ban thường vụ xứ uỷ

 

Lưu tại Kho Lưu trữ

Trung ương Đảng.

 

 

 

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng

(ĐCSVN) - Ngày 10/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định số 190-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phong phú, sinh động gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024, 2025.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website